Giáo án Tuần 30 Khối 4

KHOA HỌC

 NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT

(Mức độ tích hợp: Bộ phận, liên hệ)

I. MỤC TIÊU:

 - Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau đồng thời ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HĐ1(5'): Bài cũ: Thực vật có nhu cầu về chất khoáng như thế nào? Lấy ví dụ.

HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài

HĐ3(15'): Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quanh hợp và hô hấp:

 a) Mục tiêu: HS kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật. Phân biệt được quang hợp và hô hấp.

 b) Cách tiến hành:

 

doc23 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 30 Khối 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ,ĐÃ ĐỌC. (Phương thức tích hợp: Khai thác trực tiếp nội dung bài) I. MỤC TIÊU: - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện(đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ, các câu chuyện về du lịch - thám hiểm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC VÀ CHỦ YẾU: HĐ1(5'): Bài cũ: - Yêu cầu kể lại nội dung câu chuyện tiết trước và trả lời câu hỏi SGK - GV nhận xét đánh giá. HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ3(10'): HDHS kể chuyện: -Học sinh đọc đề bài, giáo viên ghi đề bài lên bảng gạch dưới các từ ngữ quan trọng - Hai học sinh đọc nối tiếp gợi ý 1, 2, 3, 4 cả lớp theo dõi SGK. - Giáo viên gợi ý hướng dẫn cho học sinh. - Học sinh giới thiệu câu chuyện mình kể. - Giáo viên treo bảng phụ ghi vắn vắn tắt dàn ý kể chuyện. - Một học sinh đọc nội dung bảng phụ. HĐ4(20'): Học sinh thực hành kể chuyện: - Học sinh kể chuyện theo nhóm. - Học sinh kể từng đoạn câu chuyện trước lớp. - Học sinh thi kể cả câu chuyện và thảo luận về nội dung ý nghĩa. - Học sinh chất vấn lẫn nhau. + Trong câu chuyện này bạn thích nhất nhân vật nào và vì sao? - Bình chọn bạn kể chuyện hay và hiểu nội dung câu chuyện nhất. - Trong các truyện mà HS kể GV tổ chức cho HS lồng ghép hỏi các câu hỏi về vấn đề bảo vệ môi trường. HĐ5(3'): Củng cố - dặn dò: Học sinh nhắc lại nội dung ý nghĩa câu chuyện. - Dặn học sinh về nhà kể cho người thân nghe. Nhận xét tiết học. KHOA HỌC NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT (Mức độ tích hợp: Bộ phận, liên hệ) I. MỤC TIÊU: - Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển có nhu cầu về chất khoáng khác nhau. - Trình bày nhu cầu về các chất khoáng của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV:Tranh ảnh, cây thật, bao bì quảng cáo cho cánh loại phân bón III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HĐ1(5'): Bài cũ: Thực vật có nhu cầu về nước như thế nào? Lấy ví dụ? HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ3(15'): Tìm hiểu vai trò của các chất khoáng đối với đời sống thực vật a) Mục tiêu: HS kể ra vai trò của các chất khoáng đối với đời sống thực vật b) Cách tiến hành: -YC học sinh quan sát hình các cây cà chua trang 118 SGK và thảo luận các câu hỏi: + Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì ? Kết quả ra sao + Trong các cây cà chua : a, b, c, d cây nào phát triển tốt nhất? Hãy giải thích tại sao? điều đó giúp em rút ra kết luận gì? + Cây cà chua nào phát triển kém nhất, tới mức không ra hoa kết quả được ?Tại sao? điều đó giúp em rút ra kết luận gì ? - Làm việc theo nhóm. - Đại diện các nhóm trả lời . - HS nhóm khác và GV nhận xét, kết luận như SGK trang 195 HĐ4(15'): Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật: a) Mục tiêu: Nêu một số ví dụ về các loại câykhác nhau hoặc cùng một loài cây trong từng thời điểm phát triển khác nhau thì cần nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau. b) Cách tiến hành : - Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh theo mẫu trong SGVtrang196 - Học sinh làm việc cá nhân vào phiếu - Học sinh trả lời theo nội dung trong phiếu - Giáo viên nhận xét, bổ sung rút ra kết luận như SGV trang197 HĐ5(3'): Củng cố - Dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài. Y/c HS vận dụng hiểu biết đã học về chăm sóc cây trồng của gia đình. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Thứ 4 ngày 4 tháng 4 năm 2018 TOÁN ỨNG DỤNG TỈ LỆ BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ1(5'): Bài cũ: Yêu cầu học sinh nhắc lại tỉ lệ bản đồ cho em biết gì? HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ3(12'): Tìm hiểu ví dụ: a)Bài toán 1: HS quan sát hình SGK - Giáo viên gợi ý:+ Độ dài thu nhỏ trên bản đồ (đoạn A, B) dài mấy cm ?(2 cm) + Bản đồ trường mầm non được vẽ theo tỷ lệ nào?(1:300). +1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu?(300cm) +2cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu?(2x300) - HS nêu miệng GV ghi bài giải lên bảng. b) Bài toán 2. Hướng dẫn tương tự bài toán 1 HĐ4(18'): Thực hành: a) Bài 1: Luyện k/n tìm độ dài thật khi biết độ dài thu nhỏ và tỉ lệ. - HS đọc yêu cầu bài 1. - HS làm bài cá nhân, HS nêu kết quả HS và GV nhận xét. b) Bài 2: Luyện k/n giải toán có liên quan đến tỉ lệ bản đồ - Học sinh đọc YC - Học sinh thảo luận theo nhóm đôi tìm cách giải -1HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở bài tập. - Đổi vở, chữa bài - GV nhận xét kết quả chung. HĐ5(3'): Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. - Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. TẬP ĐỌC DÒNG SÔNG MẶC ÁO I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm. - Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc được đoạn thơ khoảng 8 dòng). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC VÀ CHỦ YẾU: HĐ1(5'): Bài cũ: - Yêu cầu đọc bài : “Hơn 1000 ngày vòng quanh trái đất” và trả lời câu hỏi SGK. GV nhận xét đánh giá. HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài GV giới thiệu bằng lời kết hợp cho HS quan sát tranh SGK. HĐ3(10'): Luyện đọc: + GV HD đọc: Toàn bài đọc với giọng vui, dịu dàng và dí dỏm thể hiện niềm vui. + Đọc đoạn : ( HS : đọc nối tiếp 2 đoạn theo 2- 3 luợt ) - Hết lượt 1: GV hướng dẫn đọc các tiếng khó đọc và học sinh phát âm sai - Hết lượt 2: HD HS đọc ngắt nghỉ hơi tự nhiên giữa các dòng thơ: Khuya rồi, sông mặc áo đen Nép trong rừng bưởi/ lặng yên đôi bờ ... Sáng ra / thơm đén ngẩn ngơ Dòng sông đã mặc bao giờ / áo hoa Ngước lên / đã bỗng gặp la đà Ngàn hoa bưởi đã nở nhoà áo ai ... // và hiểu các từ điệu, hây hây, dáng.(GV giải nghĩa các này). 1 HS đọc chú giải + Đọc theo cặp : HS đọc theo cặp, HS nhận xét; giáo viên nhận xét. + Đọc toàn bài : 2 HS: đọc toàn bài; + GV đọc mẫu toàn bài . HĐ4(12'):Tìm hiểu bài: - Học sinh đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi 1 trong SGK : +Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu? + Màu sắc của dòng sông thay dổi ntn trong 1 ngày? - Học sinh trả lời - giáo viên nhận xét. - Các câu hỏi khác trong SGK hướng dẫn tương tự. - HD học sinh rút ra nội dung chính của bài. +Học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Qua bài thơ này tác giả muốn nói lên điều gì? + Đại diện các nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét bổ sung, giáo viên chốt lại ( Như phần mục tiêu.) HĐ5(8'):Hướng dẫn hs đọc diễn cảm - Gọi học sinh đọc nối tiếp các khổ thơ. - Giáo viên treo bảng phụ và HD học sinh luyện đọc bài thơ. - Giáo viên hoặc học sinh giỏi đọc mẫu. - Học sinh luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.(Cá nhân, nhóm đôi) - Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp - Bình chọn học sinh đọc hay nhất HĐ6(3'): Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn học sinh học thuộc lòng bài thơ. ĐỊA LÍ THÀNH PHỐ HUẾ I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế: + Thành phố từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn. + Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch. - Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ (lược đồ). - Tự hào về thành phố Huế. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HĐ1(5'): Bài cũ: Người dân đồng bằng duyên hải MT có những hoạt động sản xuất gì? hãy kể tên các hoạt động sản xuất đó. HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. 2.Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ HĐ3(15'): ( Làm việc cả lớp) - Yêu cầu HS quan sát hình bản đồ và tìm vị trí của thành phố Huế và tìm vị trí của tỉnh Thanh Hoá trên bản đồ . + Con sông nào chảy qua thành phố Huế? + Ở Huế có những công trình kiến trúc nào? - Học sinh nêu ý kiến của mình, giáo viên chốt lại: - Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ ,tranh ảnh để biết các công trình kiến trúc ở Huế 3. Huế thành phố du lịch HĐ4(15'): ( Làm việc theo nhóm nhỏ) - Học sinh thảo luận theo nhóm các câu hỏi của mục 2 SGK - Các nhóm thảo luẩntong thời gian15 phút . - Các nhóm trình bày kết quả làm việc. - Học sinh khác nhận xét, giáo viên bổ sung như SGV trang1 HĐ5(3'): Củng cố dặn dò: - Dặn HS chuẩn bị bài sau. KĨ THUẬT LẮP XE NÔI( TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: - HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi. - Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được. - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV và HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, GV: Mẫu xe nôi đã lắp sẵn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1(5'): Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của h/s HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ3(20'): HS thực hành lắp xe nôi a) Chọn chi tiết - HS chọn đúng đủ các chi tiết theo sgk và để riêng từng loại vào nắp hộp - GV kiểm tra và giúp đỡ hs chọn đúng các đủ các chi tiết để lắp xe nôi. b) Lắp từng bộ phận - 1 HS đọc phần ghi nhớ. HS khác góp ý bổ sung - HS thực hành lắp. Trong quá trình lắp các em lưu ý một số điểm sau: + Vị trí trong ngoài của các thanh. + Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn. + Vị trí tấm nhỏ với tấm chữ U khi lắp thành xe và mui xe. * Lắp ráp xe nôi - YC HS lắp theo qui trình trong sgk, chú ý vặn chắc các mối ghép để xe không bị xộc xệch. - Khi lắp xong phải kiểm tra lại sự chuyển động của xe, trong khi thực hành GV giúp đỡ HS còn lúng túng. HĐ4(5'): Đánh giá kết quả học tập của HS - HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu tiêu chuẩn đánh giá - HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn - GV nhận xét, đánh giá kq học tập của hs - HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. HĐ5(3'): Củng cố - dặn dò: Nhận xét chung tiết học - Dặn học sinh về nhà đọc trước bài mới chuẩn bị học bài lắp xe đẩy hàng Thứ năm ngày 5 tháng 4 năm 2018 TOÁN ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ ( TIẾP ) I. MỤC TIÊU: - Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài . HĐ2(15'): Tìm hiểu ví dụ: a) Bài toán : Một học sinh đọc bài toán trong SGK - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu: +Độ dài thật trên sân trường là bao nhiêu m?(20m) + Tỷ lệ trên bản đồ là bao nhiêu ?(1:500) + Phải tính độ dài nào ? (độ dài thu nhỏ ) + Tính theo đơn vị nào ? (cm) - HS nêu bài giải GV ghi bảng, chốt cách giải. b) Bài toán 2: Tiến hành như bài1 HĐ3(20'): Thực hành: a) Bài tập 1: Luyện k/n tìm độ dài thật khi biết độ dài thu nhỏ và tỉ lệ. - GV gắn bảng phụ kẻ các cột như bài tập 1 trong SGK - HS đọc yêu cầu bài 1 - HS làm bài cá nhân.Lưu ý học sinh đổi ra cùng đơn vị đo để tính, 3 HS lên bảng nối tiếp làm bài tập. - Học sinh nhận xét và nêu kết quả bài làm. - HS và GV nhận xét. b) Bài 2: Luyện k/n giải toán có liên quan đến tỉ lệ bản đồ - HS đọc yêu cầu bài 2. - HS làm bài cá nhân, 1 HS nêu cách tính. - Học sinh lên bảng trình bày kết quả bài làm -Học sinh đổi vở kiểm tra kết quả. - HS và GV nhận xét. HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò: - GV cho học sinh nhắc lại cách tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của hai số đó. LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÂU CẢM I. MỤC TIÊU: - HS nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND ghi nhớ). - Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm (BT1, mục III), bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước(BT2), nêu được cảm xúc được bộc lộ qua câu cảm(BT3). - HS khá, giỏi đặt được câu cảm theo yêu cầu của BT3 với các dạng khác nhau. II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC: - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1(5'): Bài cũ: Học sinh nêu kết quả BT 3. Giáo viên nhận xét, đánh giá. HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. HĐ3(12'): Phần nhận xét: a) Bài tập 1, 2, 3 SGK Tìm hiểu về cấu tạo và tác dụng của câu cảm. - Gọi HS đọc yêu cầu của BT1, 2, 3. - Học sinh đọc thầm, suy nghĩ làm bài và nêu kết quả. - Giáo viên nhận xét bổ sung rút ra câu trả lời đúng. HĐ4(5'): Phần ghi nhớ: HD học sinh rút ra ghi nhớ: - 2 HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK. HĐ5(13'): Phần luyện tập: a) Bài tập 1: Luyện k/n chuyển câu kể đã cho thành câu cảm. - HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm việc cá nhân, trả lời miệng trước lớp. - GV và HS nhận xét chốt lời giải đúng. b) Bài tập 2: Luyện k/n đặt câu cảm theo tình huống cho trước. - HS đọc yêu cầu của bài tập. 2 HS đọc tiếp nối các tình huống a, b. - HS làm việc cá nhân vào vở, sau đó gọi HS nêu kết quả của mình. - HS cả lớp nghe và nhận xét. GV chốt kết quả đúng: + Tình huống a: Trời cậu giỏi quá! Bạn thật là tuyệt! + Tình huống b: Ôi cậu củng nhớ ngày sinh nhật của mình à, thật tuyệt! Trời ơi lâu lắm rồi mới gặp cậu! Trời bạn làm mình cảm động quá! c) Bài 3: Nêu cảm xúc được bộc lộ qua câu cảm. - HS đọc yêu cầu bài 3 - HS làm việc độc lập và HS lên bảng làm BT. - Cả lớp và GV nhận xét. HĐ6(3'): Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài - Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau. TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT I. MỤC TIÊU: - Biết nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở(BT1,BT2); bước đầu biết quan sát con vật để chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó(BT3, BT4). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK, bảng phụ, ảnh một số con vật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. HĐ1(5'): Bài cũ: Nêu cấu tạo bài văn miêu tả con vật HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ3(30'): HD học sinh làm bài tập: a) Bài tập 1: Đọc bài Đàn ngan mới nở. - Học sinh đọc yêu cầu của BT1 - Học sinh đọc nội dung bài: “Đàn ngan mới nở” - Học sinh xác định những câu miêu tả đàn ngan và đọc cả lớp nghe và nhặn xét. b) Bài tập 2: Luyện k/n nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài Đàn ngan mới nở. - Giáo viên treo ảnh con chó, mèo - Yêu cầu học sinh quan sát và lưu ý học sinh thực hiện trình tự bài tập. + Quan sát ngoại hình: đầu, bộ lông, 2 tai + Ghi vắn tắt vào vở VD: Các bộ phận Từ ngữ miêu tả Bộ lông Cái đầu Hai tai Vàng ươm To, tròn tròn Cụp xuống như che cả đôi mắt - Học sinh làm bài và nêu kết quả. - Cả lớp và giáo viên nhận xét. c) Bài 3: Luyện k/n quan sát và miêu tả đặc điểm ngoại hình con mèo(con chó). - HS nêu yêu cầu bài, làm bài cá nhân, GV quan tâm, giúp đỡ HS chưa hoàn thành làm bài. Một số em trình bày bài trước lớp. T/c nhận xét. d) Bài 4: Luyện k/n quan sát và miêu tả các hoạt động thường xuyên của con mèo(con chó). - học sinh đọc yêu cầu, giáo viên nhắc lại. - Học sinh ghi lại những hoạt động của con vật. - Một vài học sinh trình bày trước lớp. - Học sinh, giáo viên nhận xét, bổ sung. HĐ4(3'): Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau: Quan sát kỹ một số con vật mà em thích. KHOA HỌC NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT (Mức độ tích hợp: Bộ phận, liên hệ) I. MỤC TIÊU: - Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau đồng thời ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HĐ1(5'): Bài cũ: Thực vật có nhu cầu về chất khoáng như thế nào? Lấy ví dụ. HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ3(15'): Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quanh hợp và hô hấp: a) Mục tiêu: HS kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật. Phân biệt được quang hợp và hô hấp. b) Cách tiến hành: - Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi. + Yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2 trang 120, 121 SGK và thảo luận các câu hỏi. ? Trong quang hợp thực vật hút khí gì và thải ra khí gì? ? Trong hô hấp thực vật hút khí gì và thải ra khí gì? ? Quá trình quang hợp xảy ra khi nào? ? Quá trình hô hấp xảy ra khi nào? ? Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong 2 quá trình trên ngừng hoạt động? + Đại diện các nhóm trình bày từng câu của nhóm mình + Nhóm khác nhận xét, giáo viên chốt lại ( như SGV trang 199 ). HĐ4(15'): Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật. a) Mục tiêu: HS nêu được một vài ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật. b) Cách tiến hành: Giáo viên nêu vấn đề: Theo em thực vật ăn gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó?. - Yêu cầu học sinh đọc phần kênh chữ trong SGK để trả lời - Giáo viên nhận xét bổ sung ( Như SGV trang 199 ) HĐ5(3'): Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài. Y/c HS vận dụng hiểu biết đã học về chăm sóc cây trồng của gia đình. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2018 TOÁN THỰC HÀNH I. MỤC TIÊU: Giúp HS : - Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC: Thước dây, cọc tiêu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài, HĐ2(15'): Hướng dẫn học sinh thực hành tại lớp: - HD học sinh cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định 3 điểm thẳng hàng ( Như SGK ) HĐ3(20'): Thực hành ngoài lớp a) Bài 1: Thực hành đo độ dài thực tế (HS có thể đo độ dài doạn thẳng bằng thước dây, bước chân) - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. + Nhóm 1: Đo chiều rộng lớp học. + Nhóm 2: Đo chiều dài lớp học. + Nhóm 1: Đo khoảng cách giữa hai cây trên sân trường. - HS thực hành đo và ghi kết quả vào vở. - HS báo cáo kết quả đo, học sinh nhóm khác kiểm tra lại b) Bài 2: Tập ước lượng và kiểm tra kết quả ước lượng. - Tập ước lượng độ dài. - Học sinh thực hành đi 10 bước và ước lượng độ dài đó. - Giáo viên kiểm tra việc ước lượng và đo kết quả của học sinh . HĐ4(3'): Củng cố dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau. CHÍNH TẢ TUẦN 30 I. MỤC TIÊU: - Nhớ - viết đúng bài chính tả và trình bày đúng đoạn văn trích: Đường đi Sa Pa - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn: d/gi. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ2(25'): HD học sinh nhớ - viết: - Giáo viên đọc đoạn cần viết chính tả trong bài: Đường đi Sa Pa . - Học sinh tìm những từ dễ viết sai chính tả - Học sinh luyện viết những từ khó vào vở nháp - 2 học sinh lên bảng viết từ khó. - 2 HS đọc thuộc lòng đoạn viết - Học sinh viết bài. - Học sinh soát bài theo mẫu của giáo viên trong bảng phụ - Học sinh nhìn sách soát bài . - Thu, chấm bài, nhận xét đánh giá. HĐ3(10'): HD học sinh làm bài tập: a) Bài tập 2a: Luyện k/n phân biệt r/d/gi - Một học sinh đọc yêu cầu BT 1. GV treo bảng phụ - Học sinh làm bài tập cá nhân. - Học sinh chữa bài tập, giáo viên nhận xét bổ sung. b) Bài tập 3a: Luyện k/n phân biệt r/d/gi để điền đúng. - Một học sinh đọc yêu cầu BT. - Học sinh bài tập làm vào vở bài tập. - Học sinh lên bảng làm bài tập. - Học sinh chữa bài tập trên bảng- Giáo viên nhận xét bổ sung, HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau. TẬP LÀM VĂN ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I. MỤC TIÊU: - Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (BT1). - Hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng(BT2). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Bảng phụ, mẫu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. HĐ1(5'): Bài cũ: Nhắc lại dàn ý của một bài tập làm văn miêu tả con vật HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ3(30'): HD học sinh làm bài: a) Bài tập 1: Điền nội dung vào phiếu khai báo tạm trú tạm vắng. - Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn yêu cầu bài tập - Học sinh đọc đề bài trong bảng phụ. Giáo viên giải thích một số từ viết tắt trong đề bài CMND (chứng minh nhân dân). - HDHS viết từng mục . - Học sinh làm vào vở bài tập . - Một số học sinh nối tiếp nhau đọc tờ khai. - Giáo viên nhận xét, bổ sung. b) Bài tập 2: Tìm hiểu về tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng. - Học sinh đọc YC của bài tập . - Học sinh thảo luận nhóm đôi TLCH. - Học sinh phát biểu ý kiến . - Giáo viên bổ sung : Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lý được người đang có mặt hoặc vắng mặt tại địa phương. HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. GIÁO DỤC TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU: - HS được đánh giá nhận xét hoạt động của tuần 30. - Nghe GV phổ biến kế hoạch tuần 31 và biện pháp thực hiện - HS biết sưu tầm tranh ảnh về ATGT - Tham gia VS MT và phòng chống dịch mùa hè. II. NỘI DUNG SINH HOẠT : HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần 30:12’ - Tổ trưởng các tổ báo cáo hoạt động của tổ mình, của từng cá nhân trong tổ. - Tổ khác nhận xét, bổ sung. + Nề nếp xếp hàng + Nề nếp thể dục giữa giờ + Vệ sinh chuyên và vệ sinh lớp học + Thân thiện với môi trường + Nói lời hay, làm việc tốt + Mặc đồng phục - GV đánh giá, nhận xét, xếp loại. - Lồng ghép cho HS sinh hoạt Đội, nhận xét nền nếp của chi đội. HĐ2: Phổ biến kế hoạch tuần 31; 15’ - GV phổ biến kế hoạch tuần 31: Tiếp tục thực hiện các nề nếp + Nề nếp xếp hàng + Nề nếp học bài và làm bài của HS + Vệ sinh chuyên và vệ sinh lớp học vào tiết cuối thứ sáu hàng tuần. + Thân thiện với môi trường + Nói lời hay, làm việc tốt + mặc đồng phục các ngày 2, 4, 6 + Chuẩn bị ôn tập cho thi cuối năm học. - GV nêu các biện pháp thực hiện. Thường xuyên kiểm tra và tự quản tốt theo tổ, nhóm học tập, giúp đỡ nhau cùng học tập tiến bộ. - HS đóng góp ý kiến. GV kết luận chung. - Duy trì và thực hiện tốt vệ sinh trường - Thực hiện và tham gia chống dịch trong gia đình và nhà trường. HĐ3: (3’)Củng cố - dặn dò: GV nhận xét chung. . Chiều Thứ 3 ngày 3 tháng 4 năm 2018 TOÁN TH: TỈ LỆ BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh bước đầu nhận biết ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì ? II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam, VBTT4. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1(5'): Bài cũ: HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. HĐ4(30): Thực hành: a) Bài 1: Luyện k/n xác định tỉ lệ bản đồ và độ dài thật khi biết tỉ lệ - HS đọc yêu cầu bài 1. - HS làm việc cá nhân, gọi HS nêu kết quả. - HS đổi vở cho nhau để kiểm tra - GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng. b) Bài 2: Luyện k/n xác định độ dài thật khi biết độ dài thu nhỏ và tỉ lệ. - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và nêu cách làm bài 2. - 1 HS lên bảng làm. - HS và GV nhận xét, thống nhất kết quả. HĐ5(3'): Củng cố dặn dò: GV hệ thống kiến thức toàn bài. THỰC HÀNH LUYỆN TỪ VÀ CÂU MRVT: DU LỊCH - THÁM HIỂM I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố - Một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểmbước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm . II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ CHỦ YẾU: HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ2(31'): HD làm bài tập: a) Bài tập 1: Luyện k/n tìm các từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch. Học sinh đọc nội dung yêu cầu của bài tập 1. - Giáo viên HD trình tự làm: - Học sinh làm bài vào vở bài tập. +Học sinh suy nghĩ thảo luận và phát biểu ý kiến +Học sinh - Giáo viên nhận xét , bổ sung ( a: đồ cần dùng cho chuyến du lịnh là: Va li, lều trại, mũ nón, quần áo : phương tiện giao thông: Tàu thuỷ, tàu hoả , ô tô con; c: tổ chức nhân viên phục vụ du lịnh: khách sạn, nhà nghỉ , hướng dẫn viên ; d: địa điểm thăm quan, du lịnh bãi biển, phố cổ, chùa, đền). b) Bài tập 2: Luyện k/n tìm các từ ngữ liên quan đến hoạt động thám hiểm. Tương tự như bài tập 1 c) Bài tập 3: Học sinh đọc nội dung yêu cầu của bài tập - Học sinh viết một đoạn văn về chủ đề du lịch - thám hiểm vào vở bài tập - Học sinh trình bày bài viết của mình. - Học sinh nhận xét - Giáo viên bổ sung đánh giá. HĐ4(2'): Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau. THỂ DỤC MÔN TỰ CHỌN TRÒ CHƠI “ KIỆU NGƯỜI” I. MỤC TIÊU: - Ôn một số nội dung môn tự chọn . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. - Y/c HS biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi, nhưng bảo đảm an toàn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chuẩn bị : kẻ sân để tổ chức trò chơi và dụng cụ để tập môn tự chọn - Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ1(8'): Phần mở đầu: 1. Nhận lớp:-Tập hợp lớp, kiểm tra sĩ số HS - Lớp tập trung 4 hàng dọc phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Phổ biến bài mới: Phổ biến nội dung: - Môn tự chọn- Trò chơi: “ Kiệu người” 4. Khởi động: HĐ2(20'): Phần cơ bản: 1. Nội dung:* Môn tự chọn - Đá cầu +Tập tâng cầu bằng đùi + Thi tâng cầu bằng đùi + Ôn chuyền cầu theo nhóm hai người.- Ném bóng + Ôn một số động tác bổ trợ + Ôn cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị- ngắm đích - ném -Tập theo đội hình 2-4 hàng ngang hoặc vòng tròn, em nọ cách em kia tổi thiểu 1,5 m ( đứng đối diện nhau từng đôi một). Tâïp hợp đồng loạt theo 2-4 hàng ngang. GV nêu tên động tác, làm mẫu, cho HS tập, đi kiêûm tra, uốn nắn động tác sai - GV nêu tên động tác, làm mẫu kết hợp giải thích. Cho HS tập mô phỏng kỹ thuật động tác nhưng chưa ném bóng đi, sau đó ném bóng vào đích. Gv vừa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 30.doc
Tài liệu liên quan