Khóa luận Đặc điểm Thạch học - vật lý, các mô hình Vật Lý đánh giá độ rỗng, độ nứt nẻ, độ rỗng khối của đá móng chứa dầu bồn trũng Cửu Long

MỤC LỤC

Lời mở đầu trang 3

CHƯƠNG 1:

ĐẶC ĐIỂM TỔNG QUÁT CỦA BỒN TRŨNG CỬU LONG

Lịch sử nghiên cứu 5

I/ Đặc điểm địa lý tự nhiên. 8

II/ Đặc điểm địa tầng. 9

III/ Đặc điểm kiến tạo. 13

CHƯƠNG 2:

ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC VẬT LÝ ĐÁ MÓNG BỂ CỬU LONG 18

I/ Thành phần và sự phân bố của đá móng. 19

II/ Đặc điểm thạch học – khoáng vật đá móng Cửu Long. 20

III/ Nguồn gốc phát triển và điều kiện thành tạo. 26

CHƯƠNG 3:

CÁC MÔ HÌNH VẬT LÝ ĐÁNH GIÁ ĐỘ RỖNG 28

NỨT NẺ VÀ ĐỘ RỖNG KHỐI CỦA ĐÁ CHỨA MÓNG

A/ Đặc tính không gian lỗ rỗng 29

I/ Nguyên nhân tạo độ rỗng trong đá móng.

II/ Đặc tính thấm chứa của đá móng phong hoá nứt nẻ.

B/ Các mô hình vật lý đánh giá độ rỗng nứt nẻ 38

và độ rỗng khối của đá chứa móng

C/ Các mô hình điện trở suất của đá nứt nẻ. 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2293 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đặc điểm Thạch học - vật lý, các mô hình Vật Lý đánh giá độ rỗng, độ nứt nẻ, độ rỗng khối của đá móng chứa dầu bồn trũng Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tồn tại các đứt gãy có độ kéo dài nhỏ hơn ( có thể chỉ tồn tại trong trầm tích có tuổi Kainozoi ). Kết quả xây dựng các bản đồ cấu tạo bồn trũng cho thấy bình đồ cấu trúc Kainozoi bị phức tạp hóa bởi ba hệ thống đứt gãy chính: Đông Bắc – Tây Nam, Đông Tây, Tây Bắc – Đông Nam. CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC – VẬT LÝ ĐÁ MÓNG BỂ CỬU LONG I/ THÀNH PHẦN, SỰ PHÂN BỐ CỦA ĐÁ MÓNG: Theo kết quả nghiên cứu đá móng bồn trũng Cửu Long, chúng bao gồm Granitoid chiếm phần lớn Granodiorit, Quartzit Monzodiorit, Diorit, Quarzt Diorit Granit, Quarzit monzonit, Monzonit Bazan, Andezit các đai mạch Diaba và các đá biến chất chúng phân bố ở các nơi khác nhau ở trong bồn trũng. Đá móng ở bể Cửu Long được thành tạo bởi nhiều pha khác nhau, có tuổi khác nhau nên thành phần cũng khác nhau.Trải qua quá trình hoạt động kíên tạo rất phức tạp, đá bị chia cắt thành rất nhiều các khối khác nhau với các đứt gãy kiến tạo có phương chủ yếu phát triển theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, một ít theo hướng Đông - Tây và các hướng phụ khác với quy mô và cường độ khác nhau. Chính quá trình này tạo nên các đá biến chất nhiệt động mà đá ban đầu là Granitoid. Đá nứt nẻ biến đổi mạnh là do hoạt động kiến tạo các khoáng vật thuỷ nhiệt tự sinh như Zeolit và Canxit lấp đầy các lỗ rỗng và khe nứt ( Nguyễn Xuân Vinh ,1999). Đá phong hoá xuất hiện khi khối móng nhô lên mặt đất và chịu tác động của nước bề mặt.Sau một thời gian dài đá móng mài mòn và biến đổi một cách mạnh mẽ do các hoạt động vật lý, hoá học, và có thể có cả sinh học. Cụ thể các khoáng vật không bền vững như Fenspat, các khoáng vật màu ( Biotit, Hoclen…), Zeolit là những khoáng vật dễ bị biến đổi ở các đới nứt nẻ trong móng Bạch Hổ, chúng bị hoà tan từng phần hay hoàn toàn hoặc bị thay thế sét Clorit, kaolinit.Trong các đá bị biến đổi mạnh, các khoáng vật bị hoà tan tạo ra các hang hốc hoặc làm mở rộng các khe nứt có sẵn ở gần mặt nước thì các khoáng vật sét lấp đầy như Clorit và Kaolinit chúng có mặt hầu hết ở phần trên của móng. Chúng bao phủ các tinh thể Fenspat và các khoáng vật khác hoặc lấp đầy các nứt nẻ. Khoáng vật Manhetit thứ sinh sản phẩm của quá trình Oxi hoá cũng xuất hiện ở một số mẫu dưới dạng lấp đầy các nứt nẻ.Các khoáng vật không bền bị dung dịch thuỷ nhiệt hoà tan, các khoáng vật có xu hướng tích tụ thành những khoáng vật thứ sinh, nó có thể thay thế bởi những khoáng vật chính( TRỊNH XUÂN CƯỜNG, tạp chí Dầu khí số 5 – 2002 ) phổ biến là Zeolit (Laumonit, Ankacime, Mordenite), canxit quartzit, Kaolinit, Clorit, anbit và epidot, pyrit. Các khoáng vật Sunfua kim loại kẽm đồng, bạc cũng xuất hiện phân tán trong các nứt nẻ và lỗ rỗng. II/ ĐĂC ĐIỂM THẠCH HỌC – KHOÁNG VẬT ĐÁ MÓNG CỬU LONG: ª Khái quát về các đặc diểm thạch học đá móng: Kết quả phân tích thạch học, thạch địa hoá, tuổi đồng vị phóng xạ và sự liên hệ đối sánh các đá móng được nghiên cứu ở lục địa đã xác nhận rằng các đá móng ở đây được cấu tạo bởi các phức hệ Hòn Khoai có tuổi Triat muộn ; Định Quán có tuổi Jura muộn và Cà Ná có tuổi Kreta muộn. Ngoài ra không loại trừ khả năng tồn tại của các phức hệ Hải Vân (tuổi Triat muộn – bậc Nori ), Đèo Cả (tuổi Kreta ), (Võ Năng Lạc, Mai Thanh Tân, Đặng Văn Bát, Phạm Huy Long – Hội Nghị Khoa Học Ngành Dầu Khí 20 năm xây dựng và tương lai phát triển - Hà Nội 1997) Phức hệ Hòn Khoai được phân bổ phía Bắc mỏ Bạch Hổ. Các đá của phức hệ này bao gồm 2 pha xâm nhập chính : Pha 1 gồm Granodiorit biotit sáng màu hạt nhỏ, trung, kiến trúc hạt nửa tự hình, cấu tạo khối. Thành phần khoáng vật bao gồm plagioclas (30- 45%), Fenspat kali ( 25 – 28%), Thạch anh ( 20-28%), Biotit (4-10%). Các khoáng vật phụ hay gặp là Apatit, quặng, đôi khi có Octhit và Sphen. Pha 2 có thành phần là Granit biotit sáng màu hạt nhỏ – trung; kiến trúc hạt nửa tự hình, cấu tạo khối. Thành phần khoáng vật bao gồm plagioclas (30-40%), Fenspat (27-33%), Thạch anh (28-34%), Biotit (3-7%). Các khoáng vật phụ hay gặp là Apatit, Manhetit,đôi khi có Sphen. Tuổi xâm nhập của phức hệ được giả định là sát trước Triat muộn dựa trên kết quả phân tích tuổi tuyệt đối của 2 mẫu cho giá trị 207 và 245 triệu năm,khá phù hợp với thành tạo xâm nhập cùng đặc điểm phát triển ở khu vực Hòn Khoai có giá trị tuổi tuyệt đối là 208 triệu năm. Phức hệ Định Quán phân bố khá rộng rãi ở khu vực trung tâm của mỏ Bạch Hổ và có khả năng phân bố ở địa hình nâng cao nhất thuộc gờ nâng Trung tâm của bồn trũng Cửu Long.Quá trình thành tạo các đá được chia thành 3 pha xâm nhập: *Xâm nhập đầu với thành phần thạch học bao gồm diorit thạch anh, diorit thạch anh-biotit-hocblen và diorit horblen – biotit. Các đá có màu từ xám sáng đến xám tối, đôi khi phớt xanh, hạt trung đến nhỏ – trung. Kiến trúc hạt nửa tự hình, cấu tạo khối. Thành phần khoáng vật bao gồm :plagioclas (60-70%), fenspat kali ( 0- 0,5%), biotit (5-15%), horblen (0-18%). Các khoáng vật phụ hay gặp có Apatit, Sphen và Quặng, đôi khi có Zircon. *Pha 2 là pha xâm nhập chính, chiếm hầu hết khối lượng của phức hệ với thành phần thạch học chủ yếu là: Granodiorit biotit, Granodiorit-biotit-hocblen, Granodiorit-biotit-hocblen-pyroxen. Các đá có màu xám sáng, xám trắng lốm đốm.Kiến trúc hạt nửa tự hình, cấu tạo khối. Thành phần khoáng vật bao gồm :Plagioclas (40 – 55%), fenspat kali (15-25%), thạch anh (15-25%), biotit (2-10%),horblen (0-20%),pyroxen (0-5%). Các khoáng vật phụ hay gặp là Apatit, Sphen, Zircon, Quặng (manhetit). *Pha 3 phân bố rất hạn chế với thành phần thạch học là plagiogranit biotit. Tuổi xâm nhập của phức hệ được xếp vào Jura muộn trên cơ sở phân tích tuổi tuyệt đối của 2 mẫu có giá trị là 134 và 149 triệu năm, khá phù hợp với các thành tạo xâm nhập cùng đặc điểm phát triển đới Đà Lạt cho các giá trị tuyệt đối là 140 và 153 triệu năm. Phức hệ Ankroet, thành phần thạch học các đá của pha xâm nhập gồm có Granit sáng màu, granit 2 mica và granit biotit. Các đá đều có màu xám sáng, xám trắng,phớt hồng, hạt trung hay nhỏ – trung không đều. Kiến trúc hạt nửa tự hình, đôi chỗ có kiến trúc vi khảm hay vi pecmatit, cấu tạo khối. Hàm lượng của các khoáng vật : Oligiocla 25- 35%, fenspat kali (microlin )25-35%, thạch anh 28-40%, biotit 2-10% , muscovic 0-4%.Các khoáng vật phụ gồm có Apatit, orthit, zircon, granat, quặng. Tuổi của các phức hệ được giả định là Kreta muộn dựa trên cơ sở phân tích tuổi tuyệt đối của 3 mẫu có giá trị 93, 108, 108 triệu năm. Như vậy các đá móng của trũng Cửu Long gồm các phức hệ magma có tuổi khác nhau. Các phức hệ có tuổi trẻ hơn xuyên cắt các phức hệ đã được hình thành từ trước : phức hệ Định Quán xuyên cắt phức hệ Hòn Khoai , phức hệ Cà Ná lại xuyên cắt phức hệ Hòn Khoai và ĐỊnh Quán. Phức hệ Đèo Cả lại xuyên cắt các phức hệ trên. Sự xuyên cắt phức tạp đó đã tạo nên ranh giới biến đổi xung quanh đới tiếp xúc giữa các thể magma xâm nhập. Đó cũng là những đới tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ dầu khí. Đới tiếp xúc giữa các thể magma xâm nhập là những phá huỷ nội ngoại tiếp xúc. ª Phân loại các đá móng: A/NHÓM MAGMA: 1_Đá magma xâm nhập: Nhóm Granitoid: Gồm các đá magma ( 68-73% SiO2). Nhóm này thành phần axit bao gồm các đá Granit, Granodiorit, chúng được xếp vào các phức hệ Định Quán và Ankroet có tuổi từ Triat muộn đến Kreta muộn. + Granit : Phân bố ở trung tâm và một phần phía Bắc mỏ Bạch Hổ và cũng gặp ở mỏ Rồng, mỏ Ruby và ở Rạng Đông. Thành phần khoáng vật bao gồm: Thạch anh thay đổi từ 20- 35%, Fenspat K từ 20-40%. Các khoáng vật màu chủ yếu là Biotit, muscovic thay đổi từ 2-15%. Các khoáng vật phụ thường gặp là Apatit, Zircon, rutin,….. Nhóm đá này bị biến đổi bởi quá trình phong hoá tạo ra một số khoáng vật như Kaolinit, ilnit…. Đồng thời cũng biến đổi do quá trình thuỷ nhiệt tạo ra một số khoáng vật mới như Zeolit và canxit… Đặc biệt Granit ở đây đều gặp các đai mạch Bazan hay Andezit xuỵên cắt đôi khi là lớp phủ trên bề mặt, có tuổi trẻ( Oligoxen- Mioxen hạ ) Kết quả nghiên cứu ở nhiều giếng khoan cho thấy độ rỗng vi khe nứt trong đá biến đổi từ 0,1 – 7% trung bình biến đổi từ 2-3%. Tuy nhiên, độ rỗng chung của đá tuỳ thuộc vào mức độ đứt gãy của khu vực mạnh yếu khác nhau. +Quarz- monzonit và monzonit: Nhóm này cũng xuất hiện ở các mỏ Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông…Thành phần của đá bao gồm Plagioclas từ 30-40%, Fenspat K từ 25-30%, thạch anh từ 2-5%, biotit 5-8% đôi khi gặp Horblen. Nhóm đá này cũng như nhóm Granit bị ảnh hưởng của phong hoá và biến đổi tạo thành các khoáng vật thứ sinh và củng bị nứt nẻ và xuyên cắt bởi các đá Bazan, Andezit. +Granodiorit : Ở bể Cửu Long đá Granodiorit được phát hiện ở 11 giếng khoan phân bố ở vòm Nam và ở một vài giếng khoan ở trung tâm mỏ Bạch Hổ, Rồng…..Các đá này có thành phần thạch học chủ yếu là Plagioclas 40-60%, Fenspat K 13-28%, thạch anh 18-24%. Các khoáng vật màu chủ yếu là biotit 4-10%, Horblen 0-15%, còn gặp các khoáng vật phụ như Granat, sphen, apatit, zircon, rutin và tourmalin. Ở đây do hoạt động phong hoá nhiệt dịch đã tạo ra một số khoáng vật thứ sinh như Kaolinit, ilnit.,chúng là sản phẩm biến đổi trong quá trình phong hoá của các đá Orthocla, Plagioclas. Đồng thời cũng có mặt của Clorit do sự biến đổi từ các khoáng vật màu như biotit, horblen…. Cũng như phức hệ đá Granit trong phức hệ đá Granodiorit và Quart monzodiorit hay diorit, quartz diorit thường gặp các đai mạch andezit, bazan xuyên cắt lấp đầy khe nứt- đứt gãy hoặc thuộc các pha muộn thành tạo trong quá trình xảy ra các đứt gãy kiến tạo. +Quartz monzodiorit : Chúng phân bố ở mỏ Rồng, Bạch Hổ, thành phần khoáng vật chúng bao gồm Plagioclas 45-75%, thông thường 55-70%, Fenspat K 10-28%, thạch anh 10-17%, các khoáng vật màu bao gồm biotit 5-8%, horblen 0-18%. Hàm lượng sét tương đối lớn. +Diorit: Phát hiện nhiều ở trung tâm và vòm Bắc của mỏ Bạch Hổ. Chúng cũng gặp nhiều ỏ mỏ Rồng. Thành phần khoáng vật của chúng bao gồm Plagioclas 62-81%. Lượng Fenspat 2-7%, thạch anh 7-15% và khoáng vật màu gồm biotit 3-15%, hocblen 3-10%. 2_ Các magma phun trào: Chúng thường gặp các loại đá như là bazan, andezit và daxit các đai mạch Diaba. Trong các giếng khoan thăm dò thì chúng xuyên sâu từ vài trăm đến hơn 1000 mét vào trong đá móng Granotoid có tuổi từ Triat muộn đến Kreta. Ngoài ra cũng gặp chúng phủ trực tiếp lên đá móng ( khu vực lô 16-1 khoan BH- 406, BH-3….) tại khu vực cấu tạo Bạch Hổ và Rồng đá MMPT gặp nhiều là Diaba và ít hơn nữa là bazan trong khi đó khu vực 15-1 và 15-2 thì gặp andezit và daxit. Phần lớn các loại đá thường nằm ở dạng đai mạch xuyên cắt hoặc lấp đầy các khe nứt hoặc ở những đới móng bị phá huỷ mạnh. Chiều dày từ vài mét tới vài chục mét do chúng hình thành liên quan tới những đới móng bị phong hoá và nứt nẻ mạnh, sâu ( cấu tạo Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông…) Các khoáng vật tìm thấy là Plagioclas, Pyroxen, olivin hoặc hiếm hơn là Octhoclase. B/ NHÓM ĐÁ BIẾN CHẤT: Do quá trình biến chất nhiệt động dưới tác dụng của động lực (chuyển động phá huỷ kiến tạo, đứt gãy và nhiệt độ tăng cao do quá trình nén ép và Gradien địa nhiệt ) làm biến đổi thành phần và cấu trúc của đá Granitoid. Các đá phân bố ở mỏ Ruby, Emrald….vv, và một số ở mỏ Rồng ,Bạch Hổ. Hầu hết các đá biến chất đều có nguồn gốc ban đầu là Granit, Granodiorit, trải qua quá trình biến đổi nhiệt động, các đá bị thay đổi cả về thành phần lẫn cấu trúc của đá gốc tạo ra một số loại đá như đá phiến mica thạch anh, fenspat, gơnai mica thạch anh,…vv. Hầu hết các đá này đều có dạng phân phiến rất mạnh, hạt mịn, biotit, muscovic là các vảy kéo dài, số lượng khá lớn trong đá thường sắp xếp song song hoặc uốn lượn theo các khoáng vật khác. Nói chung là các đá magma hay magma bị biến chất đều trải qua quá trình phong hoá và biến đổi với mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ phá huỷ kiến tạo, thành phần của đá cũng như chế độ thuỷ nhiệt động Gradien địa nhiệt và các yếu tố khác mà tạo nên những tổ hợp khoáng vật thứ sinh khác nhau ở từng loại đá, ảnh hưởng đến khả năng chứa dầu khí cũng như quá trình khai thác. III/ NGUỒN GỐC PHÁT TRIỂN VÀ ĐIỀU KIỆN THÀNH TẠO: Móng đá Kainozoi bồn trũng Cửu Long phát sinh và phát triển trên móng núi lửa – Pluton tuổi mezozoi muộn thuộc rìa lục địa tích cực.Trong Paleozoi và Mezozoi sớm, thềm lục địa Việt Nam trong đó có bồn trũng Cửu Long, là phần rìa phía Đông Nam của địa khối Indosini. Đây là kiểu rìa lục địa tích cực, phát triển núi lửa – pluton. Vào Mezozoi, do hoạt động hút chìm từ phía Đông Nam, bồn trũng Cửu Long nói riêng và thềm lục địa Việt Nam nói chung trải qua chế độ hoạt hoá magma kiến tạo mang đặc trưng của rìa lục địa tích cực. Nhờ đó đã tạo nên đới núi lửa – pluton kéo dài theo phương Đông Bắc – Tây Nam. Kèm theo đó là hoạt động kiến tạo phá huỷ mạnh mẽ, tạo nên những đới phá huỷ kiến tạo có phương đi cùng với phương của đới núi lửa – Pluton. Kết thúc giai đoạn tạo móng trước Kainozoi là sự nâng lên và tạo núi mạnh mẽ vào Kreta muộn với di chỉ của thành hệ molas màu đỏ của hệ tầng Dakrium, phun trào axit hệ tầng Đơn Dương và xâm nhập thuộc phức hệ Ankroet. Vào Paleogen sớm, quá trình san bằng xảy ra mạnh mẽ, thành tạo bề mặt san bằng rộng lớn – bề mặt san bằng Đông Dương.Vào cuối Eoxen, đầu Oligoxen , phần vỏ lục địa Nam Việt Nam bị thoái hoá mạnh do tách giãn và sụt lún theo phương Đông Bắc – Tây Nam một góc 40 – 500 để tạo nên các rift sơ khai Oligoxen và tạo nên vỏ đại dương của biển Đông.Trong đó phần lục địa hiện nay được nâng lên mạnh mẽ và là nguồn cung cấp vật liệu cơ bản cho bồn trũng Cửu Long.Vào Mioxen quá trình tách giãn xảy ra mạnh mẽ dẫn đến việc mở rộng bồn trũng, vào Plitoxen, do ảnh hưởng tách giãn theo phương Đông – Tây, các khối nân, sụt bị dịch chuyển ngang – phải theo các đứt gãy vĩ tuyến và á vĩ tuyến. Như vậy dưới ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo, móng của bồn trũng Cửu Long bị dập vỡ thành các hệ thống đứt gãy. Ở đây ghi nhận 2 hệ thống chính: Hệ thống Đông Bắc – Tây Nam được hình thành từ sớm và hệ thống á vĩ tuyến, á kinh tuyến được hình thành chủ yếu trong Plitoxen – Đệ tứ. CHƯƠNG III : CÁC MÔ HÌNH VẬT LÝ ĐÁNH GIÁ ĐỘ RỖNG NỨT NẺ VÀ ĐỘ RỖNG KHỐI CỦA ĐÁ CHỨA MÓNG. A/ĐẶC TÍNH KHÔNG GIAN LỖ RỖNG: I /NGUYÊN NHÂN TAO ĐỘ RỖNG TRONG ĐÁ MÓNG: Đá móng của thềm lục địa việt nam bị nứt nẻ và biến đổi bởi ảnh hưởng của các quá trình co giãn nhiệt của khối magma, quá trình kiến tạo, quá trình biến đổi chất nhiệt dịch, quá trình phong hóa. 1)     Sự co giãn nhiệt của khối magma: tạo ra các khe nứt nguyên sinh do ảnh hưởng của sức căng phát sinh khi magma chuyển động và sự co rút khi magma nguội đặc. Bản thân các đường nứt nguyên sinh tạo độ rỗng không đáng kể (0,01%) và được coi là đá không chứa, tuy nhiên chúng có thể góp phần trong tiền đề tạo điều kiện dễ dàng cho các quá trình tiếp theo như các quá trình thủy nhiệt, các quá trình phong hoá và hoạt động kiến tạo làm mở rộng thêm các khe nứt. 2)     Hoạt động kiến tạo: đối với các lỗ rỗng khe nứt,đặc biệt là các khe nứt dài và rộng thì các nguyên nhân đầu tiên là do kết quả của các quá trình hoạt động kiến tạo làm cho đá bị nứt vỡ. Các khe nứt được hình thành do sự đập vỡ trực tiếp ở các bề mặt phá hủy của các đứt gãy kiến tạo. Hoạt động kiến tạo xảy ra vào thời jura_creta và kết thúc vào mioxen giữa mà thời kỳ mạnh nhất là creta và sau đó là oligoxen. Cùng với các quá trình thành tạo rift, các đứt gãy và các đới nứt nẻ trong đá móng cũng được thành tạo, độ nứt nẻ có thể xảy ra ở đới giãn nở do kết quả của sự giảm nhanh áp lực dọc theo các đứt gãy trong quá trình chấn động. 3)     Quá trình phong hóa: dưới tác động lý hóa học trong hàng triệu năm đã tạo thành một lớp vỏ phong hóa trên cùng của đá móng nằm kề lớp trầm tích. Sự phong hóa mạnh vào cuối Mezozoi- đầu Neogen khi đá móng của vùng nghiên cứu lộ ra trên bề mặt và bị tác động của các yếu tố khí hậu, hóa học, cơ học...tạo ra lớp phong hóa có bề dày khác nhau tùy thuộc vào địa hình cổ của mặt móng, trong đó các quá trình rữa lũa hòa tan trước hết là các khoáng vật ít bền vững nhất của các nhóm fenspat, mica kết quả dẫn đến sự phá hủy đá gốc, mở rộng thêm các khe nứt và hình thành không gian trống của các hang hốc làm tăng độ rỗng thấm. 4)     Các hoạt động nhiệt dịch: thực tế khai thác dầu khí trong đá móng cho thấy kết quả: nơi các đới phá hủy của đa ùgranitoit bị biến đổi đã phát hiện được các dòng dầu công nghiệp có giếng khoan dầu được khai thác trong phần móng rất sâu, điều này nói lên độ rỗng thấm tồn tại trong phần móng không những chỉ ở đới phong hóa mà còn tồn tại trong phần móng nằm bên dưới phần phong hóa, được xem là đá tươi nhưng cũng là nơi diễn ra các hoạt động nhiệt dịch mạnh me,õ một mặt làm tăng thêm độ rỗng, mặt khác thành tạo phổ biến tổ hợp các khoáng vật thứ sinh lấp một phần hoặc hoàn toàn các khe nứt làm giảm đi độ rỗng thấm. + KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN MỘT SỐ MẪU LÕI KHOAN CỦA ĐÁ MÓNG: Tính chất của độ rỗng và sự liên quan đến độ thấm ïđược xem xét, phân tích qua một số mẫu thu thập, đồng thời tham khảo so sánh các tài liệu của các nhà nghiên cứu trước đây. 1/ Quan sát mẫu lõi bằng mắt thường : Qua việc quan sát bằng mắt thường trên 10 lõi khoan ở các vị trí và độ sâu khác nhau của mỏ Bạch Hổ cho thấy: các lỗ rỗng, khe nứt hiện diện ở hầu hết các mẫu. Chiều rộng khe nứt dao động từ 0,1 – 0,2mm đến 2 – 5mm với các kiểu như sau : _ Khe nứt hở: chiều rộng 1-2mm: gặp ở khối nứt nẻ mạnh, thường liên thông với các hang hốc. _ Khe nứt với mạch Canxit: rộng từ 2 – 5mm, bị lấp đầy hoàn toàn, hoặc chỉ lấp một phần tạo khe hở nhỏ, dễ vỡ dọc theo khe nứt. _ Khe nứt kín: rộng từ 0,1 – 0,2mm, dễ vỡ dọc theo khe nứt nơi các đường nứt giao nhau thường tạo các lỗ rỗng hang hốc. Ngoài ra còn quan sát được các dạng hang hốc đường kính trung bình khoảng 5mm, thường hiện diện ở các khe nứt lớn hoặc nơi có nhiều hệ thống đường nứt cắt nhau. Theo tài liệu báo cáo của Viện Dầu Khí, 1997: độ nứt nẻ tăng dần lên ở đới vỡ vụn cà nát, gắn liền với các đứt gãy. Chiều rộng khe nứt có thể đạt tới 2 – 3m, trong đó các mảnh vụn sắc cạnh có kích thước 3 -8cm. Độ dầy của các đới này theo mẫu lõi là 2- 3m. 2/ Quan sát lát mỏng được bơm nhựa màu dưới kính hiển vi phân cực Trong nghiên cứu lát mỏng có thể quan sát các vi khe nứt, các lỗ rỗng trong hạt và giữa hạt, các lỗ rổng hang hốc. a/Dạng lỗ rỗng trong hạt và giữa các hạt: kích thước thay đổi tuỳ theo độ biến đổi các thành phần không vững bền của đá, xảy ra mạnh hay yếu. Đa số có đường kính trung bình từ 0,05 – 0,1mm, đôi khi > 0,1mm, trung bình chiếm 1,5% diện tích mẫu. Đa số lỗ rỗng có hình dạng rất phức tạp: đẳng thước, kéo dài, méo mó. Các lỗ rỗng này được sinh ra sau quá trình biến đổi, phong hoá, hoà tan các khoáng vật không bền vững như Fenspat, Biotit, Horblen. Đầu tiên các quá trình này xảy ra dọc theo cát khai hoặc ngoài rìa khoáng vật, sau đó sự hoà tan xảy ra càng mạnh thì độ lớn của lỗ rỗng càng tăng. Nhiều khi cả một hạt Fenspat K bị rữa lửa hoàn toàn tạo nên lỗ rỗng lớn vài mm. b/Dạng lỗ rỗng vi khe nứt: chiếm trung bình 1,2 % diện tích mẫu với kích thước 0,01 – 1mm. Các khe nứt thường có dạng cong, phân nhánh: phân nhánh không liên tục hoặc phân nhánh phức tạp. Đá có dạng vi khe nứt có tính thấm chứa tốt hơn dạng vi lỗ rỗng. c/ Dạng các lỗ rỗng và vi khe nứt thông nhau: Do sự rữa lửa hoà tan theo rìa các hạt khoáng vật hoặc theo các khe nứt nhỏ, liên thông tạo các khe nứt – hang hốc giữa các hạt và hạt trở nên tròn cạnh. Dạng này có độ thấm cao hơn 2 dạng trên. d/ Dạng hang hốc và các khe nứt thông nhau: Thường hiện diện ở đới cà nát, do sự liên kết giữa các đường nứt lớn và các hang hốc. Chúng được hình thành bởi các hạt khoáng vật bị vỡ vụn nứt nẻ, dễ bị phong hoá tạo lỗ rỗng liên thông tốt với các đường nứt. Do hạn chế về số mẫu nghiên cứu và diện tích lát mỏng, nên không quan sát toàn diện chiều dài, nhưng trung bình chiều rộng của khe nứt từ 0,5 – 3mm, chiếm khoảng 3% diện tích mẫu lát mỏng. II/ ĐẶC TÍNH THẤM CHỨA CỦA ĐÁ MÓNG PHONG HOÁ NỨT NẺ: 1 / CẤU TRÚC KHÔNG GIAN LỖ RỖNG: Hai kiểu không gian lỗ rỗng chính thường gặp trong đá móng là lỗ rỗng dạng khe nứt/ vi khe nứt và lỗ rỗng dạng hang hốc/ vi hang hốc. a/ Lỗ rỗng khối : Là các đường nứt nguyên sinh của đá do ảnh hưởng sức căng phát sinh khi magma chuyển động và sự co rút của khối magma khi nguội đặc. Đá chỉ có độ rỗng khối được xếp vào loại đá không chứa vì giá trị độ rỗng giữa các hạt thấp (0,01%) b/ Độ rỗng Khe nứt – Vi Khe Nứt: Lỗ rỗng nứt nẻ thường hiện diện ở đới cà nát do ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo. Đặc trưng là các vi nứt nẻ và các nứt nẻ lớn. Lỗ rỗng do nứt nẻ không chỉ đa dạng về hình thái, kích cỡ, sự phân bố mà cả nguồn gốc, điều kiện phát sinh và bảo tồn chúng. Độ rỗng khe nứt và vi khe nứt thay đổi trong 1 phạm vi lớn theo cả chiều sâu và rộng từng khu vực. Giá trị độ rỗng khe nứt thay đổi từ 0 - 7,3% ( bảng 1 ). Kích thước khe nứt hở quan sát được trên mẫu lõi đa phần có chiều dài 5.0 – 10.0 cm và chiều rộng từ 0.5 -1.5mm. Những vi khe nứt chỉ quan sát được dưới kính hiển vi với chiều dài 5.0 – 15.0mm và chiều rộng thuờng gặp khoảng 0.05 -1.2 mm, đôi khi có thể tồn tại những khe nứt kiến tạo với kích thước vài cm( BH-94 :4228-4230m, BH-416:3600-3610m,…). Các khe nứt đa phần có dạng cong, phân nhánh không liên tục hoặc phân nhánh rất phức tạp. Mẫu càng có mật độ khe nứt cao thì phân nhánh càng phức tạp, khi đó các khe nứt thường cắt nhau hoặc chúng được nối thông với các lỗ rỗng hang hốc/ vi hang hốc. Chính nhờ các khe nứt nối liên thông như vậy mà đã làm cho tính chất chứa và đặc biệt là tính thấm của đá móng tốt lên rất nhiều. Các lỗ rỗng khe nứt tuy chiếm số lượng thấp nhưng lại đóng vai trò quyết định đến tính thấm chứa của đá móng. Mật độ phân bố của khe nứt- vi khe nứt nhìn chung là không đồng đều. Ở những đá biến đổi yếu, mật độ khe nứt rất thấp khoảng 0.0- 2.0 khe nứt- vi khe nứt // cm2, trong khi với các đá bị phá huỷ và nứt nẻ mạnh có thể quan sát được tới 20-25 khe nứt- vi kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa luan tot nghiep.doc
  • xlsbieudo.xls