Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu tại Công ty xăng dầu Quân đội

Hiện tại kho bảo quản xăng dầu của Công ty chưa đủ, sức chứa kho hạn chế gây bất lợi cho Công ty khi nhập khẩu được giá rẻ nhưng không dự trữ được. Đồng thời điểm gửi hang bị phân tán, tăng chi phí do chuyển tải vì vậy Công ty phải chú trọng đầu tư xây dựng kho mới có trữ lượng lớn, tăng trữ lượng kho và quy hoạch kho về một điểm để thuận tiện cho việc nhập khẩu. Mặt khác hệ thống kho đầu nguồn sẽ đem lại khả năng dự trữ xăng dầu thông dụng cả thường xuyên lẫn sẵn sàng chiến đấu vừa đáp ứng yêu cầu dự trữ của Bộ Quốc phòng, giảm hao hụt tiết kiệm ngân sách. Đồng thời Công ty phải nâng cấp kho đạt công nghệ quản lý, cấp phát tiên tiến đảm bảo nguồn dự trữ để đối phó khi giá cả xăng dầu biến động gây bất lợi cho quá trình nhập khẩu.

- Do các nước có tiêu chuẩn xăng dầu khác nhau phù hợp với máy móc trang trang thiết bị của từng nước nên khi nhập khẩu từ nước ngoài Công ty cần phải kiểm tra rất chặt chẽ chất lượng xăng dầu nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam. Vì thế Công ty phải có phòng hoá nghiệm riêng để kiểm tra hàng tránh trường hợp tiêu thụ và phân phối xăng không đúng chất lượng gây thiệt hại cho khách hàng ảnh hưởng tới uy tín của Công ty.

 

doc81 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu tại Công ty xăng dầu Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHC và một số đơn vị đã tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần ổn định giá cả xăng dầu, đưa đến tiết kiệm cho Quân đội một lượng ngân sách đáng kể. Hiện nay công ty xăng dầu Quân đội đang tích cực mở rộng đại lý bán lẻ xăng dầu đưa hàng hoá tới tận tay người tiêu dùng với doanh số hàng năm đạt hàng chục tỷ đồng. + Sản xuất bồn bể chứa nhiên liệu, van bơm, các trang thiết bị chuyên ngành xăng dầu và lắp đặt xe xi téc chở xăng dầu. Đây là mặt hàng truyền thống Công ty cung cấp hầu hết các nhu cầu cho toàn ngành xăng dầu Quân đội. 2.1.1.3 Tình hình tài chính của Công ty Công ty xăng dầu Quân đội là một doanh nghiệp vừa thực hiện nhiệm vụ đảm bảo xăng dầu cho Tổng cục Hậu cần, cung ứng xăng dầu cho các đơn vị thành phần kinh tế, vừa thực hiện chức năng năng xăng dầu thương mại, vừa tiến hành hoạt động sản xuất, xây lắp nhưng trong đó chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của công ty. Bảng 2.1: Bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn (Đơn vị tính: đồng) TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tài sản A TSLĐ 575.512.403.393 1.601.495.076.125 1.491.215.444.801 I Vốn bằng tiền 73.271.807.171 442.415.610.052 351.019.883.203 II Các khoản phải thu 375.780.928.473 753.702.315.800 738.142.906.992 III Hàng tồn kho 105.488.961.719 370.191.148.145 380.965.471.982 IV Vốn lưu động khác 20.970.706.030 35.186.002.128 21.087.182.624 B TSCĐ 52.889.770.906 47.361.426.701 50.326.728.029 Tổng cộng tài sản 628.402.174.299 1.648.856.502.826 1.541.542.172.830 Nguồn vốn A Nợ phải trả 580.266.683.483 1.583.179.036.553 2.096.609.514.577 I Nợ ngắn hạn 568.266.683.483 2.084.109.514.577 1.567.179.036.553 II Nợ dài hạn 12.000.000.000 16. 000.000.000 12.500.000.000 B Vốn CSH 48.135.490.816 65.677.466.273 - 555.067.341.747 I Nguồn vốn quỹ 45.641.264.338 56.143.409.803 - 561.925.494.952 II Nguồn kinh phí 2.494.226.478 9.534.056.470 6.858.153.205 Tổng cộng nguồn vốn 628.402.174.299 1.648.856.502.826 1.541.542.172.830 Nguồn: Công ty XDQD Thông qua bảng này ta thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty là rất lớn nhưng nguồn vốn chủ sở hữu năm 2006 đạt giá trị - 555.067.341.747 nghìn đồng, do trong năm giá dầu thế giới tăng vọt, giá bán trên thị trưòng trong nước không bù đắp được chi phí nên Công ty không có lợi nhuận và bị lỗ. Nguồn vốn kinh doanh của công ty được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: - Nguồn CSH bao gồm vốn lưu động do Bộ Quốc Phòng, Bộ Tài Chính cấp và vốn lưu động được bổ sung từ thu nhập chưa phân phối. - Nguồn vốn đi vay ngắn hạn ngân hàng. - Nguồn vốn liên doanh liên kết. - Nguồn khác là nguồn đi chiếm dụng gồm các khoản phải trả từ người bán, phải trả nội bộ, phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp. Tuy nhiên do đặc điểm kinh doanh của Công ty là nguồn hàng xăng dầu đa số phải nhập khẩu từ nước ngoài về nên lượng vốn lưu động cần cho từng lần nhập là rất lớn, chính vì điều này mà nguồn vốn vay của Công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao. Việc sử dụng vốn lưu động, nhìn từ góc độ tài chính Công ty vẫn còn thiếu độc lập về mặt tài chính, hầu hết vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được đảm bảo bằng nguồn vốn ngắn hạn. Công ty cần tạo cho mình một nguồn vốn có tính chất ổn định hơn nữa để chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. 2.1.1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty Bộ máy quản lý của Công ty xăng dầu Quân đội được tổ chức theo chế độ một thủ trưởng, người đứng đầu Công ty là Giám đốc, giúp việc tham mưu cho Giám đốc là Phó giám đốc kinh doanh, Phó giám đốc kỹ thuật và Phó giám đốc chính trị. Tiếp đến là các bộ phận phòng ban chức năng: phòng kế hoạch tổng hợp, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng kế toán tài chính, phòng kỹ thuật, phòng chính trị, phòng hành chính quản trị. Các xí nghiệp thành viên: xí nghiệp 65.1, xí nghiệp 65.2, xí nghiệp 65.3 Hiện tại quân số Công ty xăng dầu Quân đội có 589 người. Trong đó: sỹ quan: 16 người; quân nhân chuyên nghiệp: 176 người; công nhân quốc phòng: 102 người; lao động hợp đồng: 259 người Bộ máy quản lý cơ quan công ty: Gồm 44 người. Ban giám đốc gồm bốn người có nhiệm vụ ban hành các quyết định và điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh và sản xuất của Công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ Quốc Phòng về mọi hoạt động của Công ty. Trực tiếp phụ trách việc kinh doanh, tổ chức cán bộ, quyết định phân phối thu nhập, mức đầu tư, quy mô đầu tư, đó là: Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh ở Công ty xăng dầu Quân đội P.hành chính quản trị Phòng chính trị P.tài chính kế toán Phòng kỹ thuật P.kinh doanh XNK P.kế hoạch tổng hợp GIÁM ĐỐC P.giám đốc chính trị P.giám đốc kinh doanh P. giám đốc kỹ thuật Xí nghiệp cơ khí 6.51 Các chi nhánh Xí nghiệp 6.53 Xí nghiệp XD công trình 6.52 Các trạm xăng dầu, các cửa hàng hhhhanghàng Nguồn: Tác giả tự tổng hợp (tham khảo phòng hành chính tổng hợp) 2.1.2 Quy định của Công ty về nhập khẩu xăng dầu 2.1.2.1 Lựa chọn nhà cung cấp a. Chào hàng cạnh tranh Đối với mặt hàng dầu, Công ty đã lựa chọn phương thức chào hàng cạnh tranh, cụ thể như sau: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu gửi thư mời thầu cho các đối tác khác nhau. Trong thư mời thầu quy định rõ số lượng, chất lượng, thời gian dỡ hàng, phương thức thanh toán, thời gian chào thầu và hiệu lực của thư chào thầu. Các đối tác nhận được thư mời thầu và gửi thư chào thầu cho Công ty vào ngày giờ quy định. Căn cứ vào các thư chào thầu này, phòng nhập khẩu làm báo cáo lựa chọn ra một nhà cung cấp có giá bán thấp nhất để trình Giám đốc duyệt, sau đó gửi thư chấp nhận cho bên bán đó và thương thảo các điều khoản cụ thể của hợp đồng rồi đi đến ký kết hợp đồng nhập khẩu. Việc đàm phán giá và điều kiện hợp đồng được gửi qua fax, những thoả thuận qua điện thoại sau đó phải có xác nhận bằng văn bản/fax. Ưu điểm của phương pháp này: Công ty căn cứ vào kết quả chào hàng của các đối tác nước ngoài, tìm ra đối tác có giá cạnh tranh nhất, đồng thời tham khảo giá các đối tác khác đăng ký ở cùng thời điểm và chủ động thương thảo thời gian giao hàng, phương thức thanh toán b. Đàm phán và ký kết hợp đồng dài hạn Việc đàm phán giá cả và đàm phán hợp đồng do Giám đốc chủ trì, với sự tham gia của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Phương thức này là trực tiếp đàm phán, Công ty có thể cử đoàn đi đàm phán tại nước ngoài hoặc mời đối tác sang đàm phán. Năm 2005 và 2006, đối với mặt hàng xăng A90 và A92 về Tp.Hồ Chí Minh, Công ty ký hợp đồng xăng dài hạn 6 tháng/lần với công ty PTT Thái Lan, công ty Daewoo Hàn Quốc, công ty Success Singapore. Đối với mặt hàng xăng về cảng Đà Nẵng và Hải Phòng, công ty ký hợp đồng dài hạn trong cả năm với Công ty Hồng Kông. Ưu điểm của phương pháp này: - Trước hết, xét về mặt địa lý Thái Lan là một nước gần với Tp.Hồ Chí Minh nhất, sau đó là Singapore. Trung Quốc là một nước gần Hải Phòng và Đà Nẵng. Việc lựa chọn bạn hàng ở vị trí gần với các kho cảng của Công ty tại 3 khu vực hết sức thuận lợi cho cước phí vận tải. Vì vậy, Công ty luôn ký được hợp đồng xăng về 3 cảng với giá rẻ hơn so với đa số các đầu mối nhập khẩu xăng trong cả nước. - Thứ hai, công ty Sinopec Hồng Kông và công ty PTT Thái Lan là hai bạn hàng truyền thống của Công ty. Họ là những công ty xăng dầu lớn trong khu vực, có nhà máy lọc dầu, đảm bảo nguồn hàng ổn định cho Công ty trong hai năm qua. Với phương pháp ký hợp đồng dài hạn, Công ty tránh được các rủi ro về biến động giá cả trong những thời điểm giá quốc tế biến động, đảm bảo nguồn hàng ổn định có xuất xứ rõ ràng và chất lượng tốt. 2.1.2.2 Thực hiện hợp đồng nhập khẩu a. Mở thư tín dụng L/C L/C được mở nhằm đáp ứng yêu cầu tiến độ giao hàng đă quy định trong hợp đồng. Phòng kế toán chủ trì với sự phối hợp của phòng nhập khẩu yêu cầu đơn vị, đại lý đặt hàng chuyển đủ tiền để đảm bảo khả năng thanh toán, nếu Công ty chưa huy động đủ tiền để thanh toán khối lượng hàng nhập thì tiến hành vay ngân hàng. Phòng kế toán có nhiệm vụ làm đơn xin mở L/C chuyển phòng kế hoạch tổng hợp để cân đối phù hợp kế hoạch hàng và trình Giám đốc và Kế toán trưởng duyệt để L/C được mở theo đúng kế hoạch. Nội dung xin mở phải theo đúng nội dung các điều khoản trong hợp đồng. b. Thanh toán tiền hàng Cũng như các đầu mối nhập khẩu xăng dầu khác, Công ty áp dụng phương thức giá cả: giá MOPS (hay còn gọi là giá Platt Singapore) + premium (cước phí vận tải) xxx USD/thùng. Phương thức thanh toán trong các hợp đồng nhập khẩu của Công ty là thanh toán bằng thư tín dụng không huỷ ngang 30 ngày kể từ ngày nhận được vận đơn. Nếu chứng từ giao hàng không phù hợp với quy định của L/C mà ngân hàng yêu cầu xác nhận thanh toán, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu báo cáo Giám đốc xin chấp nhận hoặc từ chối thanh toán, việc thanh toán sẽ được phòng kinh doanh xuất nhập khẩu báo cáo tiếp xin Giám đốc duyệt khi có biên bản giám định cuối cùng của cơ quan giám định. Đối với phương thức thanh toán bằng TTR việc thanh toán tiền hàng chỉ được thực hiện khi hàng đã được cơ quan giám định chất lượng, xuất xứ, bảo hiểm giám định trên cơ sở kết quả giám định hoặc đơn vị đặt hàng đã xác nhận đủ và đúng hàng hoá theo chứng từ đơn hàng (B/L, Invoice, Packing list) c. Khiếu nại đòi bồi thường Việc khiếu nại đòi bồi thường tổn thất thuộc trách nhiệm phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu phát hiện thấy hàng bị tổn thất, thiếu hụt, mất mát, Phòng có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc cung cấp đầy đủ, đúng và kịp thời hồ sơ chứng từ liên quan đến vụ khiếu nại. - Nếu hàng có chất lượng hoặc số lượng không phù hợp với hợp đồng, thời hạn giao hàng bị vi phạm, thanh toán nhầm lẫnphòng kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ lập hồ sơ khiếu nại bên bán. - Nếu hàng bị tổn thất trong quá trình chuyên chở hoặc sự tổn thất đó do lỗi của người vận tải gây nên thì Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ lập đơn khiếu nại hãng tàu vận tải. Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về tổn thất (như biên bản giám định, COR hay CSC), hoá đơn, vận đơn đường biển Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thoả đáng thì Công ty sẽ khiếu nại lên Trung tâm trọng tài Quốc tế tại Singapore (khi có thoả thuận trọng tài). d. Giao nhận hàng Để đảm bảo phối hợp giữa các phòng của Công ty và bên đối tác dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ban Giám đốc Công ty trong việc giao nhận hàng, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu phải tuân theo những quy định sau: Chậm nhất 5 ngày trước khi tàu đến cảng, phòng nhập khẩu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ chứng từ giao nhận hàng cho bên đối tác để làm thủ tục nhận hàng. Khi nhận được chứng từ giao hàng, phòng KDXNK phải kiểm tra lại ngay để phát hiện những thiếu sót cần phải sửa đổi, bổ sung để kịp thời hoàn tất. Phòng KDXNK có nhiệm vụ thông báo cho hệ thống đại lý và Chi nhánh ngày chính thức giao hàng. Chậm nhất 3 ngày Chi nhánh phải gửi về Công ty biên bản, hồ sơ giao nhận hàng để các phòng của Công ty thực hiện các khâu tiếp theo. Các phòng của Công ty phải kết hợp chặt chẽ với Chi nhánh, đại lý để thực hiện tốt việc giao nhận hàng. 2.2 Cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường xăng dầu khi gia nhập WTO và quy định của Nhà nước về công tác nhập khẩu xăng dầu 2.2.1 Cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường xăng dầu khi gia nhập WTO Theo cam kết, khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam chưa mở cửa thị trường xăng dầu ngay mà thực hiện theo từng giai đoạn, đến năm 2009 sẽ mở cửa hoàn toàn. Trong quá trình đàm phán với các đối tác, Việt Nam đã phải chấp nhận nhượng bộ không ít để giữ được ngành hàng quan trọng này. Mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 14 triệu tấn xăng dầu, sản lượng này được chia đều cho 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối. Và mỗi doanh nghiệp đầu mối đều xây dựng hệ thống phân phối, kinh doanh thứ cấp riêng. Tuy nhiên chính sách trợ cấp bù giá xăng dầu của Việt Nam là một gánh nặng lớn cho Ngân sách nhà nước. Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Tá cho biết, từ nay đến cuối năm Việt Nam phải bù lỗ xăng dầu 8.000 – 9.000 tỷ. Tại một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia hay Philippineses, dù đã là thành viên của WTO, nhưng những nước này vẫn trợ giá cho ngành xăng dầu nội địa. Việt Nam vẫn duy trì ở mức độ cần thiết, nhưng theo cam kết trong WTO phải xoá bỏ hoàn toàn năm 2009. Điều này đặt ra không ít thách thức cho các công ty xăng dầu trong nước. Đa số các doanh nghiệp xăng dầu Việt Nam hiện nay thiếu tích luỹ tài chính cần thiết và phản ứng yếu ớt, thiếu linh hoạt trước mỗi đợt biến động của giá dầu thế giới. Nếu bỏ hỗ trợ hoàn toàn sẽ khiến nhiều doanh nghiệp hụt hẫng, khó trụ vững trước các doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải thực hiện được điều cốt lõi, đó là tự tích luỹ tài chính và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, tiết giảm tối đa chi phí để tăng sức cạnh tranh. 2.2.2 Quy định của Nhà nước về công tác nhập khẩu xăng dầu Theo Nghị định 55/2007/NĐ-CP ban hành ngày 06/04/2007 thay thế Quyết định 187/2003/QĐ-TTg quy định: Điều 5: Điều kiện kinh doanh nhập khẩu xăng dầu 1. Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu phải bảo đảm các điều kiện sau đây: a) Có cầu cảng chuyên dùng để có thể tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu thuộc sở hữu của doanh nghiệp. b) Có kho tiếp nhận xăng, dầu nhập khẩu để có thể tiếp nhận trực tiếp xăng, dầu từ tầu vào kho, bảo đảm các quy định phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh môi trường thuộc sở hữu của doanh nghiệp. c) Có vốn thuộc sở hữu doanh nghiệp (không bao gồm giá trị tài sản) bảo đảm hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu dự trữ lưu thông. 2. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu phải tuân thủ các quy định sau đây: a) Phải thiết lập hệ thống phân phối, bao gồm kho, trạm, cửa hàng bán lẻ hoặc đại lý bán lẻ và phải đăng ký hệ thống phân phối này với Bộ Thương mại. Cửa hàng bán lẻ và đại lý bán lẻ phải có biển hiệu của doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu. b) Phải quy định đúng giá, chất lượng xăng, dầu bán ra; chấp hành các quy định về bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng xăng, dầu và yêu cầu các cơ sở phân phối, các cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp mình thực hiện; quy định chế độ kiểm tra chất lượng, kiểm định các dụng cụ đo lường; kiểm tra và liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quy định về giá và chất lượng xăng, dầu bán ra của các cơ sở phân phối, các cửa hàng bán lẻ, các đại lý bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp mình. c) Doanh nghiệp nhập khẩu xăng, dầu phải bảo đảm cung ứng đầy đủ xăng, dầu cho thị trường nội địa theo đúng tiến độ và cơ cấu theo hạn mức nhập khẩu tối thiểu được giao. d) Doanh nghiệp nhập khẩu xăng, dầu phải thường xuyên bảo đảm lượng xăng, dầu dự trữ lưu thông bằng 15 ngày cung ứng tính theo hạn mức nhập khẩu tối thiểu được giao (cả về số lượng và cơ cấu). đ) Không được chuyển tải, sang mạn xăng, dầu trên biển; trừ trường hợp cung ứng cho tầu biển và chuyển tải từ các tầu lớn mà các cảng Việt Nam không có khả năng tiếp nhận do Cơ quan Cảng vụ quyết định. e) Thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm an toàn môi trường biển. 3. Bộ Thương mại là cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu cho các doanh nghiệp hội đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; kiểm tra việc tuân thủ các quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu gồm có: a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu. b) Bản kê cơ sở vật chất kinh doanh xăng, dầu. c) Quyết định công bố cảng của Bộ Giao thông vận tải đối với cầu cảng chuyên dùng của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận xăng, dầu nằm trong hệ thống cảng Quốc tế có thể tiếp nhận tầu xăng, dầu từ nước ngoài. d) Xác nhận của Sở tài chính - Vật giá về vốn và tình hình tài chính của doanh nghiệp. 5. Chỉ những doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu mới được nhập khẩu nguyên liệu (dầu thô, condensate, xăng có các chỉ số octan cao và các chế phẩm pha xăng) cho các đơn vị được phép sản xuất, pha chế xăng, dầu. Điều 6: Kinh doanh xăng, dầu nội địa. 1. Thương nhân là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đáp ứng các quy định tại Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, được kinh doanh xăng, dầu trên thị trường nội địa và chỉ được kinh doanh dưới hình thức đại lý. 2. Quy chế đại lý kinh doanh xăng, dầu do Bộ Thương mại ban hành và kiểm soát việc thực hiện Quy chế này. 3. Cửa hàng bán lẻ xăng, dầu, đại lý bán lẻ xăng, dầu phải niêm yết giá bán các loại xăng, dầu theo đúng hợp đồng đại lý và bán đúng giá niêm yết. Doanh nghiệp nhập khẩu xăng, dầu có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quy định nêu trên và các cam kết được thoả thuận trong hợp đồng đại lý với các đại lý của mình. 4. Doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu, kể các cửa hàng đại lý bán lẻ phải thực hiện chế độ ghi chép sổ sách chứng từ trong tất cả các khâu của quá trình lưu thông xăng, dầu theo Quy định của Bộ Tài chính. 2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu của Công ty xăng dầu Quân đội trong thời gian qua. Trong các năm gần đây, đặc biệt từ năm 1996 đến nay, Công ty là một trong các đầu mối được Chính phủ giao nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh xăng dầu, Công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao: đảm bảo đúng, đủ số lượng, chủng loại và chất lượng xăng dầu cho nhiệm vụ Quân sự phục vụ toàn quân trong mọi tình huống theo nhiệm vụ Bộ Quốc phòng giao, đồng thời tham gia cung ứng xăng dầu cho thị trường phục vụ dân sinh, góp phần quan trọng bình ổn giá cả thị trường theo quy định của Chính phủ với khối lượng trung bình hàng năm từ 500.000 – 600.000 m3 theo nhiệm vụ Quốc phòng và chỉ tiêu Bộ Thương mại giao. Hai năm trở lại đây, do giá xăng dầu thế giới biến động phức tạp, nhập khẩu xăng dầu gặp nhiều khó khăn, kho đầu nguồn Công ty vẫn phải đi thuê song lãnh đạo chỉ huy Công ty quyết tâm cao, chỉ đạo cơ quan thường xuyên nắm bắt, phân tích thông tin về giá cả xăng dầu Thế giới và khu vực để ra quyết định nhập khẩu vào thời điểm có hiệu quả nhất. 2.3.1 Kim ngạch nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu của Công ty qua các năm 2004, 2005, 2006 được thể hiện qua bảng 2.2 như sau: Bảng 2.2: KIM NGẠCH NHẬP KHẨU Năm 2004 2005 2006 Số lượng (m3) Giá trị (tỷ đồng) Số lượng (m3) Giá trị (tỷ đồng) Số lượng (m3) Giá trị (tỷ đồng) Số lượng xăng NK 100.000 426 180.000 1.140 176.955 1.672 Số lượng dầu NK 170.000 714 308.000 2.189,6 437.000 3.149,7 Tổng 270.000 1.140 488.000 3.329,6 613.955 4.821,7 Nguồn: Công ty XDQĐ * Trong năm 2004, nhập khẩu được 17 chuyến tàu xăng dầu các loại, số lượng 270.000 m3, giá trị 1.140 tỷ đồng. Bảo đảm Quốc phòng là 192 tỷ đồng, kinh tế là 948 tỷ. - Mặt hàng xăng: 100.000 m3 (vượt 40% so với Quota Bộ Thương mại giao: 60.000 m3) trên tổng số 3 hợp đồng nhập khẩu - Mặt hàng dầu: 170.000 m3 (vượt 70% so với Quota Bộ Thương mại giao: 120.000 m3) trên tổng số 12 hợp đồng nhập khẩu. * Năm 2005, Công ty đã thực hiện nhập khẩu được 53 chuyến tàu xăng dầu các loại, số lượng 488.000 m3, giá trị 3.329,6 tỷ đồng. - Mặt hàng xăng: 180.000 m3 (vượt 50% so với Quota Bộ Thương mại giao: 120.000 m3) trên tổng số 04 hợp đồng nhập khẩu. - Mặt hàng dầu: 308.000 m3 (vượt chỉ tiêu so với Quota Bộ Thương mại giao: 170.000 m3) trên tổng số 20 hợp đồng nhập khẩu. Giá trị doanh thu thương mại: 2.529,67 tỷ đồng đạt 220% kế hoạch (KH) Trong đó: Phục vụ quốc phòng (QP) : 357,1 tỷ đồng đạt 199,4% KH Phục vụ kinh tế (KT): 2.172,57 tỷ đồng đạt 223,8% KH * Năm 2006 thực hiện nhập khẩu được 57 chuyến tàu xăng dầu các loại, số lượng 613.995 m3 tấn với giá trị 4.821,7 tỷ đồng = 122,4 % kế hoạch của Bộ Thương mại giao. - Mặt hàng xăng: 176.955 m3 (đạt 98% chỉ tiêu so với Quota Bộ Thương mại giao: 180.000 m3) trên tổng số 08 hợp đồng nhập khẩu. - Mặt hàng dầu: 437.000 m3 (vượt 32% so với Quota Bộ Thương mại giao: 330.000 m3) trên tổng số 10 hợp đồng nhập khẩu. Giá trị doanh thu thương mại: 5.750 tỷ đồng Trong đó: Phục vụ QP: 334,3 tỷ đồng đạt 78% KH Phục vụ KT: 4.477.368 tỷ đồng đạt 133,3 % KH * Năm 2007 đã được Bộ Thương mại giao chỉ tiêu nhập khẩu tối thiểu cho Công ty là 585.000 m3 Cụ thể: Công ty đã ký hợp đồng nhập khẩu xăng dầu năm 2007 với các đối tác nước ngoài đủ cung ứng cho sản lượng nhập khẩu hàng tháng: - Tại cảng Hải Phòng - Tại cảng Đà Nẵng + DO: 25.000 m3 + DO: 10.000 m3 + Xăng: 8.000 m3 + Xăng: 3.000 m3 - Tại cảng Nha Trang - Tại cảng TP Hồ Chí Minh + DO: 10.000 m3 + DO: 15.000 m3 + Xăng: 6.000 m3 + Xăng: 6.000 m3 Tổng sản lượng hàng nhập tương đương: 80.000 m3/tháng Qua số liệu trên cho thấy, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của Công ty liên tục tăng qua các năm và luôn vượt chỉ tiêu của Bộ Thương mại cấp. Mặc dù từ đầu năm 2004 đến nay giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng cao gây áp lực lớn đối với việc kinh doanh xăng dầu của các đầu mối nhập khẩu của Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng, Công ty vẫn tiếp tục chủ động tìm kiếm các đối tác phân phối để lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, phân tích các thông tin về giá cả xăng dầu Thế giới và khu vực để ra quyết định nhập khẩu vào thời điểm hiệu quả nhất. Mặt khác nhu cầu xăng dầu trong nước của Việt Nam ngày càng tăng cùng với quá trình phát triển kinh tế. Trong giai đoạn 2002 – 2006, nhu cầu xăng trong nước tăng bình quân khoảng 6,4%/ năm, hơn nữa năng lực chế biến các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam chỉ xấp xỉ 2% tổng nhu cầu trong nước, chính điều này đã tạo động lực cho Công ty không ngừng nâng cao cơ sở vật chất và khả năng tài chính, mở rộng thị phần trên thị trường, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh nhập khẩu xăng dầu. Công ty tăng cường xây lắp các công trình kho, bể chứa cố định để đảm bảo khả năng dự trữ và tích luỹ xăng dầu, tiết kiệm chi phí thuê kho và giảm tỷ lệ hao hụt trong chuyển tải và giao nhận hàng. Hàng tháng dự trữ xăng dầu của Công ty với sức chứa bình quân đạt trên 140.000 m3/tháng. - Kho cảng đầu nguồn: với tổng sức chứa đạt: 80.000 m3/tháng + Khu vự TP Hải Phòng: 04 vị trí với sức chứa trên 25.000 m3/tháng + Khu vực TP Đà Nẵng: 03 vị trí với sức chứa trên 17.000 m3/tháng + Khu vực TP Nha Trang: 01 vị trí với sức chứa trên 2.300 m3/tháng + Khu vực TP Vũng Tàu: 01 vị trí thuê dài hạn, sức chứa 10.000 m3/tháng + Khu vực TP Hồ Chí Minh: 04 vị trí với sức chứa trên 26.000 m3/tháng - Hệ thống kho thuộc sở hữu các Tổng đại lý xăng dầu đã ký hợp đồng với Công ty, trong đó tổng số 30 Tổng đại lý có 07 Tổng đại lý ký hợp đồng gửi hàng, với trữ lượng gần 31.000 m3/tháng, trong đó kho đầu nguồn là 17.000 m3 - Hệ thống kho chứa tại các trạm của Công ty và các đại lý của các Tổng đại lý, các đai lý đã ký hợp đồng với Công ty trong nhiều năm qua trên 58 tỉnh, thành phố. Với sức chứa gần 42.000 m3/tháng Theo ước tính: + DO: Hao hụt thực tế: 343 m3/ĐM 643 m3, tiết kiệm: 300 m3 + Xăng: Hao hụt thực tế: 55 m3/ĐM 118 m3, tiết kiệm: 63m3 + FO: Hao hụt thực tế: 18 tấn/ĐM 143 tấn, tiết kiệm: 125 tấn Tổng giá trị tiết kiệm so với hạn mức ước tính là: 1.827.500.000 đồng Và tiết kiệm cước chuyển tải là: 289.648.000 đồng Như vậy bằng việc tự xây lắp các kho bể chứa xăng dầu nên Công ty tự quản lý các khâu trong nhập khẩu, đã tiết kiệm và trực tiếp giảm thành ước tính là: 2,117 tỷ đồng. 2.3.2 Mặt hàng nhập khẩu Mặt hàng nhập khẩu của Công ty là : Xăng A90, A92, dầu diesel (DO). Công ty nhập khẩu xăng dầu chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nền kinh tế, còn phục vụ cho nhu cầu Quốc phòng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trung bình khoảng 15 – 20 % tổng kim ngạch nhập khẩu. Dầu nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với xăng do nhu cầu tiêu thụ nội địa về mặt hàng dầu lớn. Mặt khác đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, dầu vẫn được nhà nước thực hiện cơ chế bù giá, do vậy trong cơ cấu nhập khẩu của Công ty dầu chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Cơ cấu nhập khẩu và tỷ trọng nhập khẩu của Công ty qua các năm 2004, 2005, 2006 như bảng 2.3; 2.4 dưới đây: Bảng 2.3: CƠ CẤU NHẬP KHẨU Hàng hóa ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Phục vụ QP Phục vụ KT Phục vụ QP Phục vụ KT Phục vụ QP Phục vụ KT Nhiên liệu tỷ đồng 192 945 357,1 2.935,5 344,3 4.477,368 Xăng 90 tỷ đồng 0 165 0 0 0 0 Xăng 92 tỷ đồng 64 150 85 467,5 52 1.400 Dầu DO tỷ đồng 128 630 272,1 2.468 215 3.595,482 Khí tài xăng dầu tỷ đồng 0 3 0 0 0 0 Tổng cộng tỷ đồng 1.140 3.292,6 4.821,668 Nguồn: Công ty XDQĐ Bảng 2.4: TỶ TRỌNG NHẬP KHẨU CỦA XĂNG, DẦU Hàng hoá ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Xăng 90 % 14,5 0 0 Xăng 92 % 18,8 16,7 27,6 Dầu % 66,7 83,3 72,4 Tổng % 100 100 100 Nguồn: Công ty XDQĐ Qua bảng số liệu trên cho thấy, dầu chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với xăng. Do xăng là nhiên liệu phải qua chế biến nên có chi phí cao hơn rất nhiều so với dầu vì thế các nhà máy sản xuất, nhà máy công nghiệp và nhà máy điện của Việt Nam cũng như các phương tiện vận tải lớn như tàu biển, ô tô có trọng tải lớn thì dùng dầu làm nhiên liệu, còn xăng thì chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân sử dụng các phương tiện giao thông như

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa_luan_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_n.doc
Tài liệu liên quan