Luận án Hát xoan Phú Thọ trong bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ

LUẬN VÀ ĐỐI TưỢNG NGHIÊN CỨU.10

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.10

1.1.1. Những nghiên cứu về di sản hóa và tính chính trị của di sản.10

1.1.2. Những nghiên cứu về Hát Xoan và di sản hóa Hát Xoan.17

1.2. Khái quát chung về Hát Xoan.21

1.2.1. Hát Xoan: những vấn đề về thể loại và nguồn gốc.21

1.2.2. Tổ chức, lệ tục Hát Xoan.29

1.2.3. Diễn xướng Hát Xoan.34

1.3. Cơ sở lý luận .38

1.3.1. Các khái niệm công cụ dùng trong luận án .38

1.3.2. Nghiên cứu Hát Xoan trong bối cảnh di sản hóa.42

Tiểu kết Chương 1.47

Chương 2: BỐI CẢNH DI SẢN HÓA Ở VIỆT NAM VÀ QUÁ TRÌNH

GHI DANH DI SẢN HÁT XOAN PHÚ THỌ.48

2.1. Bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam.48

2.1.1. Bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa.48

2.1.2. Bối cảnh văn hóa, chính trị và những tác động đến thực hành

Hát Xoan .58

2.2. Quá trình ghi danh di sản Hát Xoan.64

2.2.1. Quá trình lựa chọn Hát Xoan.64

2.2.2. Quá trình xây dựng hồ sơ di sản Hát Xoan .69

2.3. Di sản hóa Hát Xoan trong quá trình ghi danh di sản .76

2.3.1. Lập hồ sơ di sản và quá trình mở rộng quyền sở hữu.76

2.3.2. Chọn lọc các yếu tố để có một hồ sơ di sản "có tính truyền

thống và có tính xác thực" .78

Tiểu kết Chương 2.80Chương 3: DIỆN MẠO HÁT XOAN PHÚ THỌ SAU GHI DANH DI SẢN.81

3.1. Hoạt động kiểm kê, sưu tầm, sáng tác, ký âm bài bản Xoan.81

3.1.1. Hoạt động kiểm kê tư liệu Hát Xoan.82

3.1.2. Hoạt động sưu tầm và ký âm Xoan .84

3.1.3. Đặt lời mới và sáng tác dựa trên ngữ liệu Xoan cổ .89

3.2. Hoạt động trình diễn và truyền dạy Hát Xoan hậu ghi danh di sản.90

3.2.1. Những không gian Xoan sau ghi danh .91

3.2.2. Thực hành và truyền dạy Hát Xoan sau ghi danh tại các làng

Xoan cổ .94

3.2.3. Thực hành và truyền dạy Hát Xoan tại các CLB Hát Xoan và

dân ca Phú Thọ .100

3.2.4. Thực hành và truyền dạy Hát Xoan tại công sở, trường học.106

3.2.5. Thực hành và trình diễn Hát Xoan trong quảng bá du lịch và

văn hóa.119

Tiểu kết chương 3.122

Chương 4: DI SẢN HÓA HÁT XOAN: NHỮNG VẤN ĐỀ BÀN LUẬN.123

4.1. Hát Xoan và nguy cơ nhất thể hóa bài bản Xoan, xu hướng bảo tồn

bảo tàng hóa và vai trò, nhu cầu của cộng đồng chủ .123

4.2. Hát Xoan: củng cố ý thức bảo vệ di sản hay một hình thức phổ

quát hóa di sản.135

4.3. Giữ gìn, bảo vệ Hát Xoan và đời sống riêng của di sản.138

4.4. Di sản Hát Xoan và sự định giá di sản .141

4.5. Di sản hóa Hát Xoan và các hình thức khác nhau của di sản.144

Tiểu kết Chương 4.147

KẾT LUẬN .148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

 

pdf293 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hát xoan Phú Thọ trong bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đoạn 2013-2020); kế hoạch 2836/KH-UBND về xây dựng Hồ sơ báo cáo quốc gia Hát Xoan Phú Thọ thoát khỏi DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp; kế hoạch số 5478/KH-UBND của UBND tỉnh về triển khai các nhiệm vụ trọng tâm về bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp năm 2015; kế hoạch số 162/KH-UBND năm 2016 đã giúp Xoan “khuếch tán” trong toàn tỉnh chứ không chỉ được thực hành và bảo tồn tại các làng Xoan cổ. Xoan được trình diễn, truyền dạy và thực hành tại các không gian công sở, trường học; tại các CLB Hát Xoan trên toàn tỉnh; tại các sân khấu lớn nhỏ trong các sinh hoạt văn hóa văn nghệ hoặc các cuộc thi phong trào trong và ngoài tỉnh. Thêm vào đó, Xoan (đã được tư liệu hóa đầy đủ trong băng đĩa CD, DVD) cũng hiện diện dày hơn trong những ngôi nhà, không gian công cộng; và dày đặc trên các chương trình ti vi của tỉnh Phú Thọ. Theo Báo cáo Đánh giá kết quả sau 4 năm bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại “Hát Xoan Phú Thọ” của UBND tỉnh, Sở VHTT&DL tỉnh Phú Thọ (tháng 12 năm 2015), từ năm 2013-2015, tỉnh đã tổ chức nhiều lớp truyền dạy cho cán bộ văn hóa, viên chức, người dân, nghệ nhân kế cận, giáo viên, học sinh sinh viên Những thông tin trong báo cáo cho thấy Hát Xoan đã được thực hành, trình diễn và truyền dạy tại rất nhiều các không gian khác nhau, bên ngoài những không gian truyền thống. Thống kê cho thấy, có trên 30 buổi biểu diễn giới thiệu, quảng bá về Hát Xoan trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và trung ương đã được tổ chức. Hàng tháng Đài phát thanh Truyền hình tỉnh tổ chức phát các chương trình 94 biểu diễn của các phương Xoan, các CLB Hát Xoan của tỉnh các cuộc biểu diễn ghi âm ghi hình đã góp phần quan trọng tuyên truyền giới thiệu Hát Xoan tới công chúng đất tổ, ngoài ra còn có sự tham gia tuyên truyền của mạng xã hội Đã đăng nhiều bài trên báo Phú Thọ về “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan”; báo Văn hóa, báo Bảo vệ pháp luật; cổng giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọ; Đài Truyền hình Việt Nam; Kênh truyền hình – Thông tấn xã Việt Nam; Truyền hình Quốc hội; Đài tiếng nói Việt Nam; Đài Phát thanh – truyền hình Phú Thọ, các Website (Trích, Báo cáo đánh giá kết quả sau 4 năm bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại Hát Xoan Phú Thọ, 12/2015, Sở VHTTDL tỉnh Phú Thọ). Không chỉ gia tăng vị thế cho cộng đồng chủ tại 4 phường Xoan cổ, Hát Xoan còn giúp mở đường cho sự lớn mạnh của những CLB, đơn vị văn nghệ của tỉnh. Mô hình CLB phủ sóng rộng khắp tỉnh, được sử dụng với tên gọi “CLB Hát Xoan và dân ca Phú Thọ”, riêng CLB tại Việt Trì được UBND thành phố hỗ trợ mỗi năm 30 triệu đồng. Quyền lợi từ Xoan cũng giúp sinh hoạt của các CLB khởi sắc hơn, những chương trình nghệ thuật có Xoan được đầu tư và chú ý hơn. 3.2.2. Thực hành và truyền dạy Hát Xoan sau ghi danh tại các làng Xoan cổ Khác với trước đây khi Hát Xoan chỉ trình diễn trong dịp đầu xuân, hiện tại, Hát Xoan hậu ghi danh được thực hành và truyền dạy trong nhiều bối cảnh và không gian khác nhau. Có thể chia thực hành Hát Xoan làm các nhóm mục đích: 1) Phục vụ cho sinh hoạt tín ngưỡng, giải trí tại cộng đồng, đặc biệt vào dịp đầu năm và trong lễ hội đền Hùng; 2) Biểu diễn, tiếp đón các nhà nghiên cứu, nhà báo tới tìm hiểu về Hát Xoan, thường là thực hành tại đình, miếu nơi phường Xoan hoạt động; 3) Phục vụ khách du lịch (Việt Nam hoặc nước ngoài), thường là kết hợp cùng các công ty du lịch, và phần diễn xướng Xoan nằm trong tour du lịch về nguồn, thăm đền Hùng, trình diễn trong không gian di sản (đình, miếu); 4) Phục vụ các hoạt động văn hóa nghệ thuật diễn ra trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là tham gia các hội diễn văn nghệ cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia. Tuy nhiên, với tư 95 cách là chủ nhân của một di sản văn hóa nhân loại, các nghệ nhân Hát Xoan còn tham gia nhiều các hoạt động khác, chẳng hạn việc trình diễn để ghi âm ghi hình, làm phóng sự về Xoan; được mời truyền dạy cho cán bộ, giáo viên trong tỉnh, cho các CLB; làm cố vấn, giám khảo trong các chương trình nghệ thuật của các trường, các phường/ huyện Ngoài ra, còn có một số cá nhân, biết Xoan, yêu Xoan, muốn học Xoan, cũng tìm đến các phường Xoan này, ăn ở tại nhà các trùm phường, sinh hoạt cùng phường Xoan để xin được học về Xoan, để được truyền dạy và thực hành tại chính không gian Xoan gốc. Theo bà A., trùm một phường Xoan cổ, việc tập luyện Hát Xoan bây giờ “diễn ra quanh năm”, cứ thứ 7 là tập, thậm chí nếu có bài nào chưa ưng, chưa nhuyễn thì còn tăng buổi tập lên. Những đợt có hội diễn hoặc chương trình nào đó do tỉnh đặt hàng, phường Xoan lại tập hát hàng đêm. Ban ngày đi làm, chiều hoặc tối tập hát, cứ thế, các lớp nghệ nhân truyền dạy cho nhau hết bài bản này đến bài bản khác. Khi thì tập tại đình, lúc tập tại nhà trùm phường, nhiều buổi tập thu hút bà con chòm xóm đến xem, đặc biệt là các em nhỏ, “cứ nghe xem mãi rồi ngấm, thế là các cháu nó thích nó thuộc lúc nào cũng không biết” (Tư liệu phỏng vấn 10/2018). Tại các phường Xoan, hình ảnh các em nhỏ 5, 6 tuổi lẩm nhẩm hát theo các nghệ nhân, múa theo bà theo mẹ là không hề hiếm. Tại các phường Xoan gốc, từ năm 2011 đến năm 2016, Sở VHTT&DL Phú Thọ đã mở 5 lớp truyền dạy Hát Xoan cho các lớp nghệ nhân kế cận, trực tiếp do các nghệ nhân cao tuổi, có kinh nghiệm lâu năm trong việc thực hành và truyền dạy Hát Xoan đứng lớp đào tạo. Lớp nghệ nhân kế cận này phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn: là thành viên của các phường Xoan trong nhiều năm; có khả năng thực hành Xoan; phải ổn định, gắn bó với phường Xoan lâu dài. Những nghệ nhân kế cận được đào tạo nhằm mục đích thay thế các nghệ nhân cao tuổi khi họ không còn khả năng thực hành và truyền dạy. Tính đến năm 2016, đã đào tạo được 122 nghệ nhân kế cận, nâng cao cả về số lượng lẫn trình độ, kĩ năng trình diễn cho các nghệ nhân ở lớp kế cận (bao gồm những nghệ nhân trung tuổi và các em thiếu niên, nhi đồng tại các làng Xoan cổ). Trong những năm vừa qua, 96 lớp nghệ nhân kế cận này đã dần khẳng định được vai trò, năng lực trong việc duy trì thực hành và tiếp tục truyền dạy Xoan trong và ngoài cộng đồng. Theo Báo cáo Cập nhật kết quả kiểm kê Hát Xoan Phú Thọ (từ tháng 2/2016 đến tháng 11/2017), tính đến năm 2017, số thành viên tham gia chính thức tại 4 phường Xoan cổ là 330 người. Con số này là rất lớn, nếu so với số lượng nghệ nhân thực hành Xoan từ trước khi Xoan được ghi danh (năm 1998, có 46 người, năm 2009 có 121 người). Có thể hình dung về không khí thực hành và truyền dạy này tại một số phường Xoan. Như phường Xoan An Thái hiện có 105 thành viên qua 5 thế hệ, thành viên lớn tuổi nhất là 94 tuổi và nhỏ tuổi nhất là 6 tuổi. Số nghệ nhân hiện có 12 người, trong đó có 5 nghệ nhân ưu tú, 7 nghệ nhân cấp tỉnh. Phường Xoan đã xây dựng quy chế làm việc của phường, sinh hoạt, ôn luyện và truyền dạy vào các tối thứ 7, Chủ nhật hàng tuần. Để nhớ bài bản của Hát Xoan, phường còn mở 3 lớp học Hát Xoan trong dịp hè vừa qua, mỗi lớp có 32 thành viên, mỗi học viên khi đi học phường đã trích tiền hỗ trợ là 20.000 đ/ ngày (Báo cáo của trùm phường Xoan An Thái về việc truyền dạy, 2016). Việc truyền dạy hiện kết hợp cả kiểu truyền thống, tức là học truyền khẩu, học lời hát trước rồi động tác múa sau, với việc sử dụng “giáo án, ghi chép”. Các nghệ nhân tập luyện thường xuyên (tại nhà trùm phường hoặc tại đình), truyền dạy trực tiếp cho các lớp kế cận. Về bài bản Xoan, các phường đã xây dựng giáo án truyền dạy theo từng lứa tuổi nhằm phù hợp cho các học viên cũng như cộng đồng khi tham gia học Hát Xoan, có vậy các học viên sẽ dễ hiểu, dễ tiếp thu và học thuộc Xoan một cách nhanh nhất () Cách truyền dạy của nghệ nhân phải truyền dạy chi tiết đến từng câu, từ, cách mở giọng lấy hơi, lời bài hát hòa vào nhịp trống phách phải ăn ý, khi dạy múa cần uốn tay từng ngón cho thật dẻo (Báo cáo của trùm phường Xoan An Thái về việc truyền dạy, 2016). Việc truyền dạy này được xác định là cần thời gian lâu dài, “không ngày một ngày hai được”, “Say Xoan lắm ấy, cứ rảnh ra là hát là tập. Nhiều điệu nên phải làm lâu thì mới nhớ mới có vốn được () không học cẩn thận là chưa phải 97 người nắm kiến thức nhiều, chàng màng (Tư liệu phỏng vấn, 4/2019). Như tại phường Xoan Kim Đức, cách thức truyền dạy cụ thể như sau: “Việc truyền dạy do các nghệ nhân trong phường đảm nhận. Hướng dẫn, dạy đánh trống và hát, mỗi làn điệu sử dụng các loại trống khác nhau, đánh trống theo nhịp các bài hát, múa (hát thờ, hát cách, hát hội). Khi dạy hát và múa, người học cần chép bài, hướng dẫn cho các thành viên hiểu ý nghĩa của từng bài, học thuộc lời, giai điệu của các bài Hát Xoan, sau đó dạy động tác múa, đi lại nhịp nhàng phù hợp, tay chân uốn nắn làm sao cho ăn nhịp với trống phách. Từng nhịp điệu trong lời hát phải thể hiện tình cảm trên nét mặt theo lời, điệu hát. Ngoài ra, tổ chức hát truyền khẩu cho những người không biết chữ () trong truyền dạy cần phải tạo sự đam mê, yêu thích của người học biểu hiện trong từng điệu bộ, lời ca tiếng hát” (Báo cáo tham luận hội thảo Hát Xoan, Bùi Thị Kiều Nga, trưởng phường Xoan Kim Đức, 2016). Kể từ khi Hát Xoan được ghi danh di sản, nhiều đơn vị vào cuộc để tham gia bảo vệ và phát huy Xoan, nhiều hoạt động liên quan đến Xoan được tổ chức dẫn đến nhiều vấn đề về cách thức hoạt động và kinh phí mà các trùm phường phải giải quyết. Trước đây, Hát Xoan được trình diễn vào dịp lễ hội đầu xuân, việc tập luyện không diễn ra thường xuyên. Nay, Xoan được trình diễn gần như quanh năm, ngoài thời điểm hát đầu xuân còn trong các không gian và các sinh hoạt văn hóa khác trong và ngoài tỉnh dẫn đến phường Xoan phải có những kế hoạch thực hành cho phù hợp. Lo toan làm sao để phường Xoan có thể đảm nhận các công việc mà Sở văn hóa yêu cầu, điều phối người tham gia các hoạt động trong khi nghệ nhân vẫn phải đi làm kiếm tiền là vấn đề đau đầu với các trùm phường. Rồi vấn đề về kinh phí để duy trì được các hoạt động trong năm. Hiện tại, mỗi phường Xoan gốc được tỉnh hỗ trợ 55 triệu đồng/1 năm. Số tiền này được trùm phường quản lý, nhưng con số này là quá eo hẹp cho một phường với số lượng mấy chục con người để chi dùng trong một năm. Chưa kể kinh phí đi lại biểu diễn chia theo đầu người cũng là quá ít ỏi. Người nghệ nhân không sống 98 được bằng Xoan mà vẫn phải lo cơm áo gạo tiền, chính vì thế, việc huy động mọi người tham gia tập luyện và trình diễn gần như phụ thuộc vào tinh thần tự nguyện, “vì say mà làm”; “vì của ông cha mà giữ gìn”. Nhưng những hoạt động liên quan đến Hát Xoan là rất nhiều, cũng lấy nhiều thời gian công sức của nghệ nhân trong khi kinh phí cho cả đoàn không đáng là bao nên nảy sinh tâm lý tiêu cực: Dạy đến giờ này đã có chế độ lương đâu, từ tháng 7 đến giờ () Hiện tại đi trình diễn cho khách du lịch, mình làm nhiệt tình như thế, người ta thích như thế, được có 1 triệu/ 1 ngày làm. Đội có bao nhiêu người thì mặc xác anh. Đối với khách Việt Nam, trước kia thì còn được 700 ngàn, bây giờ chỉ còn 500 với 600 ngàn thôi Đưa qua bên du lịch, không đưa thẳng tay cho mình. Nên là vuốt xuôi xuống (động tác đặt tay lên ngực rồi vuốt xuống), bảo thế này: trước đây ông cha mình chả có gì vẫn giữ được di sản cho đến bây giờ, mình mà nói người ta lại bảo là vì đồng tiền hay thế nọ thế kia, thôi tốt nhất là im cho nó xong (Phỏng vấn nghệ nhân, 11/2018). Việc thực hành và truyền dạy bài bản trong thực tế còn bị chi phối bởi những tác động từ cơ quan quản lý. Trước đây, trùm phường là người quyết định lề lối bài bản của phường mình, nay, tính tự quyết này chịu ảnh hưởng từ quan điểm của các cấp lãnh đạo về việc bảo tồn di sản: “Bà trùm phường Xoan tận tình truyền dạy tất cả các thế hệ học sinh ở các đơn vị nhưng lại e ngại khi nhắc về lề lối cổ của Xoan và rất nguyên tắc khô cứng khi thực hành, tuân thủ theo đường lối của cấp trên. Vì vậy, ngay trong chính phường Xoan cũng bị thay đổi khá nhiều”1. Sự thay đổi này phần lớn là uốn nắn các thực hành tại phường theo một số quy chuẩn về Xoan đã được thống nhất là Xoan cổ, theo “các bài Hát Xoan được ghi chép cẩn thận từng câu từ và không được sai sót” (Báo cáo của trùm phường Xoan An Thái về việc truyền dạy, 2016), và hạn chế tối đa sự sáng tạo theo kiểu đặt lời mới cho Xoan hay thực hành, truyền dạy những bài bản mới này. 1 Tư liệu phỏng vấn, 11/2018 99 Ngoài ra, việc truyền dạy này cũng khác biệt với thực hành Hát Xoan diễn ra đa dạng tại các làng Xoan cổ hàng năm. Theo lệ tục, hàng năm, làng An Thái hát và sáng sớm mồng một ở miếu Cấm, tối hát ở đình cả, mồng hai ở đình Kim Đái, mồng ba ở miếu Lãi Lèn, mồng bốn ở miếu Thét, rồi sang hát cửa đình các nơi. Xoan Kim Đái không chính thức giữ cửa đình nào mà chỉ theo các họ bạn và thường chỉ hát trong phạm vi huyện Phù Ninh, ít khi ra ngoài huyện (Dẫn theo Nguyễn Anh Tuấn, 2016). Trong trình diễn, ở phường Phù Đức hát Mời vua rồi sau đó mới đến các bài hát theo giọng lề lối, các quả cách và cuối cùng là hát hội, còn Xoan ở Thét và An Thái thì trình diễn các giọng lề lối Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhanh, Đóng đám sau đó đến phần quả cách và quả cách Kiều Dương (được coi là bài hát mời vua), cuối cùng là hát các bài hát hội giao lưu với các trai làng sở tại (Dẫn theo Nguyễn Anh Tuấn, 2016). Và chính sách đầu tư cho các lớp đào tạo nghệ nhân kế cận trên diện rộng, học tập trung theo lịch quy định của Sở VHTTDL cũng đã nảy sinh vấn đề trong việc lựa chọn người truyền dạy cho nghệ nhân của cả 4 phường, vấn đề về việc lựa chọn bài bản của phường nào để truyền dạy trong các lớp học. Trên thực tế, đã phổ biến một tâm lý rằng, hễ bài bản hay nghệ nhân phường nào được chọn truyền dạy thì phường đó nổi, có Xoan cổ hơn, gốc hơn các phường khác, và nghệ nhân ngầm có sự so sánh cạnh tranh giữa các phường “sau khi thu âm, nghe lại thì thấy long lanh lắm, đấy là chưa chỉnh sửa gì. Các phường khác thì không ganh tị được, vì múa của phường mình nó lề lối, múa của người ta mình không dám chê nhưng họ (phường Xoan khác) họ làm thế, chán quá, giải thích mãi cho tỉnh mà họ không nghe” (phỏng vấn nghệ nhân, 11/2018). Tâm lý muốn phát triển Xoan của phường mình thể hiện rất rõ, đến mức cán bộ đi ký âm cũng phải kêu than “phong cách của các phường khác nhau () các cụ cứ thế, phường nào cũng muốn làm (ký âm bài bản Xoan) của phường mình” (Tư liệu phỏng vấn 11/2018). 100 Đó là còn chưa kể thời gian học tập trung quá ngắn để người học có thể có đủ “vốn Xoan” tương đối. Các con số trong báo cáo của tỉnh đều rất tích cực, ví dụ, năm 2009 các phường Xoan cổ có 31 nghệ nhân cao tuổi (từ 80 đến 104 tuổi), trong đó chỉ vỏn vẹn 7 nghệ nhân còn có thể thực hành và truyền dạy các bài bản Xoan; sau khi công tác truyền dạy được đẩy mạnh thì đến năm 2015 đã có tới 249 nghệ nhân có thể thực hành và truyền dạy (Nguyễn Đắc Thủy, 2018). Nhưng trên thực tế, chất lượng thực hành và truyền dạy của các nghệ nhân lớp kế cận này còn là vấn đề lớn. Hiện nay, khi mở các lớp truyền dạy mới, việc tìm kiếm nghệ nhân đạt yêu cầu để đi dạy Hát Xoan cũng là cả một vấn đề với chính Sở văn hóa tỉnh. 3.2.3. Thực hành và truyền dạy Hát Xoan tại các CLB Hát Xoan và dân ca Phú Thọ Ngoài mô hình phường Xoan tại các làng Xoan cổ, Hát Xoan còn được thực hành và truyền dạy theo mô hình CLB. Mô hình CLB Hát Xoan và dân ca được tỉnh Phú Thọ khuyến khích thành lập và mở rộng nhằm đẩy mạnh công tác truyền dạy và thực hành Hát Xoan trên diện rộng. Nếu như năm 2009, cả tỉnh mới chỉ có 3 CLB tự phát (Phù Ninh, Tiên Du, Cao Mại), đến 2010 có 13 CLB (với 298 hội viên) thì tính đến tháng 10 năm 2016, trên toàn tỉnh đã có 34 CLB cấp tỉnh, với 1.413 hội viên tham gia sinh hoạt và 99 CLB từ cấp huyện, xã/phường, khu/ làng. Ngoài ra, còn có nhiều nhóm Hát Xoan tự thành lập xuất phát từ niềm yêu thích với loại hình nghệ thuật này. “Đầu tiên thì cũng không biết về Xoan nhiều đâu, nhưng được đi học, được gặp các nghệ nên giờ thì biết. Giờ chiều nào cũng hẹn nhau để ra đây tập rồi hát múa với nhau”1. Tại các CLB Hát Xoan, hàng năm, Sở VHTT&DL và thành phố Việt Trì có tổ chức các lớp truyền dạy Hát Xoan do các nghệ nhân ở phường Xoan gốc trực tiếp truyền dạy cho các thành viên chủ chốt của các CLB (sau khi học, các thành viên này lại dạy lại cho các thành viên khác trong CLB của mình). Một số 1 Tư liệu điền dã, 11/2017. 101 CLB mời nghệ nhân của các làng Xoan gốc trực tiếp về dạy cho các thành viên. Những sinh hoạt Xoan diễn ra đều đặn tại một số CLB, đặc biệt là quanh các phường Xoan cổ và trong khu vực thành phố Việt Trì. Trên thực tế, hoạt động của các CLB Hát Xoan (về sau đổi thành CLB Hát Xoan và Dân ca Phú Thọ) diễn ra đa dạng và phong phú. Việc thực hành Hát Xoan diễn ra tại một số CLB không hề đơn giản và dễ dàng. Sự khó khăn này đến từ ngay những ngày đầu tiên, khi tại một số địa phương diễn ra nỗ lực hoạt động để được công nhận là CLB cấp tỉnh. Đa số thành viên trong CLB đều là người trung niên và cao tuổi nên việc tiếp thu Xoan khá khó do sức khỏe yếu và trí nhớ không được tốt. Thời gian đầu, các thành viên còn chán nản và có lúc còn chống đối bằng các lời nói khó nghe hay những buổi trốn tập. Nhưng qua thời gian động viên, khích lệ, đến tận nhà các thành viên để tâm sự về Xoan, hỏi han về gia đình, các thành viên đã suy nghĩ rồi dần dần có ý thức đi tập đều đặn, tự bảo ban nhau tập luyện. (Tư liệu điền dã, Thanh Ba, 11/2018). Không những thế, Xoan còn bị “trốn tránh”, nhiều thành viên “nhất quyết không chịu tham gia”, có người vốn là hạt nhân trong đội Chèo còn “hát giễu Xoan” và trốn tập. Thậm chí, dù đã thuyết phục được các thành viên tham gia và trình diễn thành công, nhưng “vẫn chưa có ai hiểu và thực sự yêu Xoan”. Tại một số địa phương, việc tham gia các kì Liên hoan đã giúp “các thành viên có nhận thức tích cực hơn về Hát Xoan, một số người còn cảm thấy yêu thích”. Và không phải ở xã nào, Xoan cũng được cán bộ xã chào đón, “hát cái gì thì hát nhưng đừng có Hát Xoan Ghẹo”, “có cho tiền cũng không đi Hát Xoan”1. Thực hành Hát Xoan tại các CLB nổi bật lên vai trò của những người đứng đầu, vì đam mê mà thành lập và theo đuổi việc duy trì CLB. Có thể hình dung kĩ hơn về vai trò của các cá nhân này và tình hình hoạt động của CLB Xoan qua câu chuyện về một cá nhân rất nổi bật trong việc truyền dạy Xoan trong tỉnh. 1 Tư liệu phỏng vấn, tháng 11/ 2018. Riêng phần này, chúng tôi xin phép không đưa bất kì thông tin nào về đối tượng phát ngôn để đảm bảo quy tắc bảo mật cho đối tượng được phỏng vấn. 102 Hồi ấy, khi chị làm việc trong ngành văn hóa, chị bỏ qua luôn trưởng phòng, lên gặp phó chủ tịch huyện, bảo tôi có hai việc muốn đề nghị với anh như thế này: một là bóng chuyền, hai là Hát Xoan. Khẩn cấp đấy (khi đó là sau khi UNESCO ghi danh Hát Xoan). Trong hai việc ấy, cho tôi làm Hát Xoan để tôi mở lớp tập huấn. Chị mới dựa vào cái công văn và những hướng dẫn của tính về mở lớp, truyền dạy và khôi phục Hát Xoan để làm kế hoạch. Ông phó chủ tịch cho 6.890.000đ để mở 2 lớp, ngay lúc ấy đã có chương trình chào mừng bằng Hát Xoan hẳn hoi. Mình cùng ông trưởng phòng đánh xe con sang phường Xoan đón nghệ nhân về dạy 3 ngày, yêu cầu bà “dạy bài nào khó nhất nhưng mà phải hay nhất”. Trong 3 ngày, bà dạy cho 4 bài, học sinh mới học ngây ngô không biết cái gì bảo “thế nào học Xoan sao mà chán thế”, đến ngày thứ hai là ngấm dần ngấm dần, ngày thứ ba là ngấm hẳn, hết ngày thứ ba xin dạy thêm mà chương trình chỉ đến thế thôi. Rồi mình lại xin tiền tiếp, mở thêm hai lớp nữa, một lớp cho 8 xã, một cho 7 xã, làm rất là bài bản. Sau khi truyền dạy xong thì mình lại đề nghị huyện có một công văn gửi về xã để thành lập CLB, họ dựa trên công văn đó và bài bản mà mình truyền dạy để thành lập đồng loạt trên toàn huyện 15 CLB Hát Xoan của các xã (cấp xã). Các CLB trước khi thành lập là phải làm 2 bộ hồ sơ, một bộ gửi tỉnh và một bộ gửi huyện, nói rõ quy chế hoạt động, nguồn kinh phí, làm bài bản, có chữ kí, con dấu của ủy ban xã hẳn hoi. Trước khi thành lập, mình đi dạy lại, chau chuốt cho cái xã đấy để làm sao khi mà thành lập CLB thì nó “ngon nghẻ, không rối rắm”. Chị cũng yêu cầu CLB phải có chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, kế toán thủ quỹ. Phải có thủ quỹ vì CLB mình toàn phải đi xin, xin các nhà hảo tâm. “ông này làm doanh nghiệp, mai tôi thành lập CLB này, ông cho tôi một triệu hay bác cho tôi 50 ngàn cũng quý, hoặc không có thì ủng hộ cho tôi cái trống hoặc bộ ăm ly, thế là dân họ đồng tình, họ ủng hộ tích cực, thích lắm”. Xoan nó mới nên họ háo hức. Sau đó cứ dần dần, 103 mình âm thầm mình làm, đợt này thành lập được 5 CLB, đợt khác lại đi xuống tận xã vận động. “Nếu khó khăn không có ai dạy thì tôi trực tiếp tôi dạy, không có quần áo, tôi trực tiếp cho mượn quần áo”. Giờ nhà chị có tới 30 bộ quần áo Xoan (cười). Chỗ nào khá khá thì cho thuê, một bộ chỉ lấy 20 ngàn hoặc 15 ngàn, còn xã nào khó khăn thì cho mượn không. Tức là mình đã say rồi thì mình không tiếc gì tiền mình bỏ ra mình sắm. Cả huyện giờ có 15 xã thì có 15 CLB cấp xã, cấp tỉnh có 5 CLB. Tổng cả huyện mình có 58 CLB các cấp, hầu hết các khu đều đã có CLB rồi () Cứ nói đến Hát Xoan như ai đang xui mình bắt mình phải làm, thúc mình phải làm bằng được, không biết như thế nào lại thế. Mình chọn Hát Xoan vì mình rất thích, cái nữa là nhà nước và tỉnh người ta đang cần đang bảo vệ phẩn cấp tại sao mình không làm, cái này là Đảng và Nhà nước đang cần mà mình lại đang làm trong ngành văn hóa, mình phải có trách nhiệm () Mình cũng từng sang nhà bà A. (nghệ nhân phường Xoan cổ) học từ năm 1999, trước năm 2000! Lúc ấy Xoan chưa rầm rộ. Đi sang học vì “Ôi dồi ôi thích đấy”. Không biết như thể ai sui khiến mình lại mời được bà A. (trùm một phường Xoan cổ) kết nghĩa. CLB Hát Xoan của mình là CLB duy nhất của huyện kết nghĩa được với phường An Thái (một trong 4 phường Xoan cổ), mà kết nghĩa tại đình, cho nên có có nhiều cái hay. Khi mà đình An Thái có hội thì lại mời bên này sang, hay khi mà đình bên này có hội thì lại mời An Thái sang (Tư liệu ghi chép, phỏng vấn chị H., phụ trách các CLB Hát Xoan tại huyện T.D., 5/2019). Với nhiều người, việc có mối quan hệ/ quan hệ kết nghĩa với các phường Xoan gốc là một điều rất đặc biệt, đáng tự hào, vừa thể hiện “sự năng động” của cá nhân, vừa ngầm cho thấy sự được thừa nhận về năng lực Hát Xoan của bản thân cá nhân/ CLB đó. Và những hoạt động của CLB vì thế cũng đa dạng, phong phú hơn, được xem là gần hơn với di sản. 104 Việc thực hành và truyền dạy Hát Xoan trong các CLB Hát Xoan và dân ca Phú Thọ cũng đặt ra không ít vấn đề. Con số về 34 CLB Hát Xoan với 1.557 thành viên là rất ấn tượng, tuy nhiên trên thực tế, không phải CLB nào cũng tiến hành hoạt động Hát Xoan đều đặn theo như báo cáo. Và điều này cũng không có gì lạ, vì thực hành và truyền dạy Hát Xoan vốn không phải là nhu cầu tự thân của người dân những nơi này. Thêm vào đó, tại một số CLB dân ca khác, trong trào lưu Xoan hóa của toàn tỉnh, việc đưa Xoan vào sinh hoạt cũng gặp không ít khó khăn và mang tính phong trào. Đa số thành viên trong CLB là người trung niên và cao tuổi nên việc tiếp thu Xoan khá khó do sức khỏe yếu và trí nhớ không được tốt. Thời gian đầu các thành viên còn chán nản và có lúc như chống đối bằng các lời khó nghe hay các buổi trốn tập () do chưa có nhận thức đúng về Hát Xoan nên các thành viên không hứng thú và biểu hiện là không đi tập đều () Sau thời gian động viên khích lệ, các thành viên đã trình diễn thành công nhưng chưa có ai hiểu và yêu Xoan () (Tư liệu phỏng vấn thành viên CLB Xoan cấp tỉnh, 11/2018). Đặc biệt với những CLB xa vùng Xoan trung tâm, quá trình thành lập và hoạt động phần lớn liên quan tới niềm yêu thích/ ý chí của một cá nhân nào đó. Gặp gỡ với một số người nổi tiếng là “có công” với Xoan ở một số CLB trong tỉnh, chúng tôi nhận thấy một mẫu số chung: niềm yêu thích với Xoan, và hơn cả vậy, là một thứ tự ý thức về trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo tồn và thực hành di sản Hát Xoan. “Mình là con cháu vua Hùng cơ mà”, “mình ở đất Tổ của Xoan”, vậy nên việc yêu Xoan, thực hành Xoan và bảo vệ Xoan được nhận thức như một điều hiển nhiên. Những cá nhân này có một ảnh hưởng quan trọng, trong nhiều trường hợp, là quyết định với diện mạo của các CLB, của việc thực hành truyền dạy Xoan tại địa phương. Từ cảm nhận cá nhân, họ sẽ quyết định việc CLB của mình học trình diễn và truyền dạy theo phong cách của phường Xoan nào trong số 4 phường Xoan cổ. Từ mạng lưới quan hệ cá nhân, họ sẽ huy 105 động kinh phí để đầu tư cho CLB của mình, kết nối trong việc kết nghĩa với các phường Xoan, quyết định các thời điểm mà Xoan được trình diễn trong lễ hội. Tại một số nơi, phải đến sau khi Hát Xoan được UNESCO công nhận, thực hành Xoan mới được đưa vào trình diễn trong lễ hội ở đình làng, thông qua hoạt đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hat_xoan_phu_tho_trong_boi_canh_di_san_hoa_o_viet_na.pdf
  • jpgNhung1.jpg
  • jpgNhung2.jpg
  • pdfQD_DoThiNhung.pdf
  • pdfTrichyeu_DoThiNhung.pdf
  • pdfTT DoThiNhung.pdf
  • pdfTT Eng DoThiNhung.pdf
Tài liệu liên quan