Luận văn Báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu B12

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu

Chương I. Lý luận chung về báo cáo tài chính và phân tích

tình hình tài chính doanh nghiệp

I. Tổng quan về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 3

1. Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tình hình

tài chính doanh nghiệp 3

2.Trình tự và phương pháp phân tích tình hình

tài chính doanh nghiệp 7

II. Báo cáo kế toán tài chính tài liệu chủ yếu sử dụng trong

phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 10

1.Khái niệm và vai trò của báo cáo kế toán tài chính 10

2.Yêu cầu, trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính 11

3.Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính 13

a.Bảng cân đối kế toán 13

b.Báo cáo kết quả kinh doanh 17

c.Báo cáo lưa chuyển tiền tệ 22

d. Thuyết minh báo cáo tài chính 25

III.Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 26

1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 26

2.Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động

sản xuất kinh doanh 28

a.Phân tích tình hình vốn lưa động thường xuyên 28

b.Phân tích nhu cầu vốn lưa động thường xuyên 30

 

3.Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản

mục trong bảng cân đối kế toán 30

4.Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 32

5.Phân tích hiệu quả kinh doanh 34

Chương II.Thực trạng phân tích tình hình tài chính

tại công ty xăng dầu B12 37

I.Khái quát chung về công ty Xăng dầu B12 37

1.Quá trình hình thành công tyXăng dầu B12 37

2.Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất và quản lý sản xuất

kinh doanh của công ty 38

2.1Chức năng nhiệm vụ công ty Xăng dầu B12 38

2.2 Mạng lưới kinh doanh và tổ chức bộ máy 40

2.3 Cơ cấu bộ máy quản lý 42

2.4 Tình hình lao động, hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm 43

2.5 Mô hình tổ chức công tác kế toán của phòng kế toán công ty.44

2.6 Sơ lược hệ thống kế toán công ty 46

II.Thực trạng báo cáo tài chính và việc phân tích

tình hình tài chính của công ty 48

1.Tình hình thực tế về báo cáo tài chính, phân tích tình hình

tài chính của công ty Xăng dầu B12 48

2.Phân tích tình hình tài chính của công ty xăng dầu B12

thông qua các báo cáo tài chính 50

a. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 50

b.Phân tích khả năng thanh toán 52

c. Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho quá trình

sản xuất kinh doanh 55

 

d. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động

các khoản mục trong bảng cân đối kế toán 58

- Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 58

- Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn 60

e.Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty 63

2.6 Phân tích hiệu quả kinh doanh 68

III.Một số nhận xét về báo cáo tài chính,tình hình tài chính

tại công ty Xăng dầu B12 76

Chương III. Những giải pháp hoàn thiện báo cáo tài chính

và phân tích tình hình tài chính tại công ty 80

I.Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 80

1.Những thuận lợi và khó khăn của công ty 80

2.Những định hướng của công ty Xăng dầu B12 80

II.Các giải pháp hoàn thiện báo cáo tài chính nâng cao

tình hình tài chính của công ty Xăng dầu B12 83

1.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 83

a.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 84

b.Nâng cao hiệu quả sử dụng vố lưu động 85

2.Nâng cao khả năng thanh toán 87

3.Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 90

4.Tăng cường tài trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh 94

5.Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính 96

a.Hoàn thiện công tác kế toán, thông tin chính xác kịp thời 96

b.Hoàn thiện nội dung và quá trình phân tích 98

III.Một số kiến nghị khác 99

Kết luận 103

 

docx104 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu B12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân viên. Như vậy mảng nội dung phân tích khái quát hoạt động tài chính doanh nghiệp (phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn; phân tích tình hình đảm bảo cho vốn hoạt động sản xuất kinh doanh ... ) đều bị bỏ ngỏ. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán lãi vay chưa được tính toán phân tích một cách cụ thể. Mặc dù, công ty hoạt động chủ yếu bằng vốn đi vay và chiếm dụng vốn. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng VLĐ, sử dụng TSCĐ đến mức nào cũng chưa được quan tâm . Tuy nhiên, dựa trên một số mục trong thuyết minh báo cáo tài chính công ty cũng đã lập các báo cáo chi tiết theo mẫu biểu của bộ tài chính và như vậy đã góp phần cung cấp thêm được nhiều thông tin cho việc phân tích tài chính. ·Về phương pháp phân tích : Phương pháp chủ yếu được công ty sử dụng trong phân tích tài chính là phương pháp tỷ lệ. Ngoài ra, công ty cũng đã kết hợp với việc so sánh các tỷ lệ tài chính qua một vài năm (thường là hai năm ). Tóm lại, để công tácphân tích tài chính thực sự phát huy vai trò trong quản trị tài chính doanh nghiệp trước mắt công ty cần phải đổi mới nhận thức, tư duy về phân tích tài chính . 2. Phân tích tình hình tài chính của công ty Xăng dầu B-12 thông qua các báo cáo tài chính . Công việc này cung cấp cho chúng ta những thông tin tài chính trong kỳ là khả quan hay không khả quan . a.Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn . Nội dung phân tích này cho chúng ta biết trong một kỳ kinh doanh nguồn vốn tăng (giảm )bao nhiêu ? Tình hình sử dụng vốn như thế nào ? những chỉ tiêu nào là chủ yếu ảnh hưởng tới sự tăng (giảm )nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty ? Từ đó, có các giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Để tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty trước hết ta lập phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. (Trang bên ) +Từ bảng phân tích có thể đánh giá khái quát như sau: *Năm 2000 nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty tăng 268,57 tỷ đồng. Công ty chủ yếu tìm nguồn vốn từ tăng nguồn vốn nợ phải trả nội bộ chiếm 87,37%.Trích khấu hao TSCĐ hữu hình 8,01 tỷ đồng (2,98%), tăng chiếm dụng nhà cung cấp 2,24 tỷ đồng chiếm 0,83%, lợi thế thương mại của công ty nâng cao tạo giá trị 2,47 tỷđồng (0,91%), chiếm dụng khác của công ty là 3,12 tỷđồng đạt 1,16%, từ quỹ đầu tư phát triển 3,29 tỷ đạt 1,22%, quỹ khen thưởng phúc lợi 1,1%(2,98 tỷ ) và từ vốn đầu tư XDCB 0,15% (0,41 tỷ ). Ngoài ra, công ty còn huy động từ quỹ dự phòng tài chính 8,73 tỷ (3,3%) thuế và các khoản khác nộp chiếm 0,83%. -Với tổng số vốn là 268,57 tỷ đồng này công ty đã dùng phần lớn vào việc cung cấp tín dụng cho khách hàng là 219,51 tỷ đồng chiếm 81,73%, giảm nguồn vốn kinh doanh 9,61 tỷ chiếm 3,99%, giảm khoản phải trả công nhân viên 10,26 tỷ đồng (3,82%). Ngoài ra, công ty còn sử dụng vốn đầu tư TSCĐ 2,86 tỷ đồng chiếm 1,06%, tăng lượng vốn bằng tiền 3,67tỷ đồng tương đương 1,37%, dự trữ hàng hoá tồn kho là 1,19 tỷ (0,44%) và TSLĐ khác chiếm 0,16% (0,44 tỷ ). Như vậy, tổng số vốn huy động đã được sử dụng chủ yếu vào việc cung cấp tín dụng cho khách hàng đây cũng là (chủ yếu là các đơn vị tuyến sau trực thuộc tổng công ty ) đây cũng là nhiệm vụ của công ty phải chịu sự chỉ đạo của Tổng công ty nó thể hiện được hiệu quả kinh doanh của công ty. * Năm 2001, nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 298,09 tỷ đồng . - Nguồn vốn tăng huy động chủ yếu từ việc giảm cung cấp tín dụng cho khách hàng 216,68 tỷ đồng chiếm 72,68%, giảm việc dự trữ hàng tồn kho 26,53 tỷ đạt 8,9%. Trích khấu hao TSCĐ được 15,31 tỷ đồng chiếm 5,13%, giảm TSLĐ khác 0,23 tỷ (0,28%), tiết kiệm chi phí XDCB 5,26 tỷ (1,76%), tăng chênh lệch đánh giá lại tài sản 13,89 tỷ đạt 4,65%. Ngoài ra lợi nhuận chưa phân phối đạt 1,74 tỷ (1,704%), giảm vốn đầu tư XDCB 0,8 tỷ đồng (0,27%) ,giảm khoản thuế và các khoản phải nộp 0,05 tỷ (0,016%) . -Tổng nguồn vốn 298,09 tỷ đồng công ty đã sử dụng phần lớn vào việc trả nợ với Tổng công ty 256,39 tỷ đồng chiếm 86,01 % tăng cường đầu tư vào TSCĐ 16,64 tỷ đồng (5,58%), tăng vốn bằng tiền 21,03 tỷ (7,05%). Ngoài ra, công ty còn trả nợ các nguồn khác 3,44 tỷ (1,15%) nợ dài hạn 0,09 tỷ (0,03%). *Năm 2002, nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 299,16 tỷ đồng. Nguồn vốn tăng cũng do tăng các khoản phải trả nội bộ chiếm 45,11% (134,98 tỷ đồng ), trích khấu hao 13,97 % (41,82 tỷ ), rút vốn bằng tiền 9,74% chiếm 29,15 tỷ, người mua trả tiền trước 22,84 tỷ (7,63%), tăng nguồn vốn kinh doanh 15,36 tỷ (5,13%). Ngoài ra, công ty còn huy động từ việc chenh lệch đánh giá lại tài sản 10,47 tỷ đồng (3,5 %), từ các qũy dự phòng 3,07 tỷ chiếm 13,05 %, từ quỹ khen thưởng phúc lợi 0,57 tỷ đồng (0,19 %), giảm TSLĐ khác 0,23 tỷ (0,07%). - Với tổng số vốn 299,16 tỷ đồng công ty đã sử dụng phần lớn vào việc cung cấp tín dụng cho khách hàng, mặc dù tỷ trọng này có giảm so với năm 2000 đạt 144,36 tỷ đồng chiếm 48,25% và dự trữ hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao 82,43 tỷ đồng đạt 27,55% ,tăng cường vào việc đầu tư vào TSCĐ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 55,17 tỷ đồng (18,44%). Ngoài ra, còn trả nợ dài hạn 0,36 tỷ đồng (0,12%) và phải trả các khoản khác 0,4 tỷ đồng (0,13%). Sở dĩ, trong các năm 2000, 2001, 2002 có sự thay đổi về các khoản phải thu phải trả, hàng tồn kho là vì trong các năm này công ty đang kinh doanh trong tình trạng bất thường do giá cả thế giới có sự biến động mạnh, mặt khác theo sự chỉ đạo của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam về việc đạt giá trần cho xăng dầu để ổn định giá cả.Tuy nhiên, qua 3 năm ta thấy công ty đã cố gắng nỗ lực thực hiện quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nguồn vốn tăng lên đáng kể cơ sở vật chất kỹ thuật được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi giúp công ty đứng vững nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh. b.Phân tích khả năng thanh toán Bên cạnh việc sử dụng và huy động vốn khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính, khả năng thanh toán cũng cho thấy một cách khái quát về tình hình tài chính công ty Xăng dầu B-12 . Bảng số 5 Bảng phân tích khả năng thanh toán đơn vị:tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Chênh lệch 2001/2000 2002/2001 Lượng % Lượng % Nguồn vốn chủ sở hữu 127,14 156,42 216,92 29,28 123,02 60,5 138,67 2.Tổng số nguồn vốn(TS) 665,68 438,12 653,83 -227,56 65,81 215,71 149,23 3.Tổng số TSLĐ 562,24 339,83 537,24 -222,41 60,44 197,41 158 4.Tổng số nợ ngắn hạn 535,99 279,24 434,81 -256,75 52 155,57 155,7 5.Tổng số nợ dài hạn 2,55 2,46 2,1 - 0,09 96,47 - 0,36 85,36% 6.Tổng số vốn bằng tiền 21,2 42,23 13,08 21,03 199,1 -29,15 30,9 7.Tỷ suất tài trợ (1/2) 0,19 0,357 0,331 0,167 -0,026 8.Tỷ suất thanh toán nợ hiện hành(3/4) 1,048 1,216 1,235 0,168 0,019 9.Tỷ suất vốn bằng tiền trong TSLĐ (5/3) 0,037 0,124 0,024 0,087 -0,1 10.Tỷ suất thanh toán tức thời 0,0395 0,151 0,030 0,0095 -0,121 11.Hệ só thanh toán tổng quát(2/(4+5). 1,236 1,555 1,496 0,319 - 0,059 Nguồn :²Bảng cân đối kế toán công ty qua các năm 2000,2001,2002² Qua bảng tính trên ta thấy khái quát tình hình tài chính của công ty như sau: - Về tỷ suất thanh toán tổng quát: Qua ba năm tỷ suất thanh toán tổng quát của công ty là khá tốt phản ánh khả năng đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn một cách chắc chắn cụ thể năm 2000 là 1,236; năm 2001 là 1,555; năm 2002 là 1,496. -Về tỷ suất tài trợ: so với năm 2000 tỷ suất tài trợ năm 2001 đã tốt hơn tăng lên 0,167, năm 2002 lại giảm xuống 0,026. Nguyên nhân là do tốc độ tăng nguồn vốn chủ sở hữu năm 2002 so với năm 2001 là 138,86% tưong ứng với tốc độ tăng công nợ phải trả 155,09%. Điều này cũng xuất phát từ việc công ty đã huy động vốn một cách phù hợp giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. Như vậy, mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty là tương đối tốt nên ít bị chịu ảnh hưởng của các khoản nợ vay. +Tỷ suất tài trợ của công ty không cao đồng nghĩa với hệ số nợ cao. Đây cũng là điểm lợi đối với công ty vì được sử dụng một lượng lớn tài sản mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ . -Về tỷ suất thanh toán nợ hiện hành: của công ty có xu hướng tăng lên từ 1,048 năm 2000 tăng lên 1,235 năm 2002. Đây là một dấu hiệu rất tốt vì trong khi chỉ cần giải phóng một lượng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận tài sản thành tiền .Năm 2000 từ việc phải chuyển đổi 104,89% TSLĐ đến năm 2001 lại giảm xuống 121,44% và đến năm 2002 là 123,55%. Điều này cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh . -Về tỷ suất vốn bằng tiền của vốn lưu động: Nếu như năm 2001 tỷ suất thanh toán vốn lưu động bằng 0,124 >0,1 là tốt thì trong hai năm 2000 và 2002 cho thấy công ty không đủ tiền để thanh toán, tuy nhiên việc kinh doanh trong các năm gần đây là khó dự đoán vì trong điều kiện bất thường do đó dự trữ một lượng vốn bằng tiền nhiều cũng không tốt mà phải tăng cường cho hàng tồn kho tránh biến động giá. -Về tỷ suất thanh toán tức thời : Có thể nói các tỷ suất thanh toán tức thời của công ty là rất thấp do lượng tiền qua các năm có rất ít so với tổng số nợ ngắn hạn. Trong ba năm tỷ suất thanh toán tức thời lần lượt là:0,0395;0,151 ;0,03, trong đó lượng tiền năm 2001 có tăng đồng thời nợ ngắn hạn giảm nhưng xét về quy mô thì lượng tiền nợ qua ba năm là rất cao .Vì vậy, có thể nói với khả năng thanh toán tức thời như hiện nay công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn và thiếu tính chủ động về mặt tài chính, tuy nhiên như trên đã nói các doanh nghiệp không muốn dự trữ quá nhiều tiền vì nó không sinh lời hoặc sinh lời rất thấp và có khả năng bị giảm giá trị khi có lạm phát, nhưng việc duy trì một lượng tiền hợp lý vừa giúp công ty đảm bảo khả năng thanh toán vừa có thể chớp cơ hội khi điều kiện kinh doanh thuận lợi. Nhìn chung, công ty luôn huy động từ nhều nguồn phong phú, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, theo sự chỉ đạo của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, căn cứ vào số vốn hiện có công ty được quyền chủ động vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh từ các nguồn khác nhau. Hai hình thức mà công ty áp dụng đó là : - Chậm thanh toán tiền hàng và trả lãi với Tổng công ty -Trực tiếp vay ngân hàng trên cơ sở phương án được Tổng công ty chấp nhận bằng văn bản . Như vậy, có thể nói công ty có thể huy động vốn được nhanh hơn do đặc điểm riêng của ngành Xăng dầu. c.Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh +Phân tích tình hình vốn lưu động thường xuyên Đối với một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, việc đánh giá tình hình đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh có ý nghĩa thực sự to lớn. Nó giúp doanh nghiệp xem xét rủi ro tài chính hiện tại và xu hướng biến động trong tương lai. Công ty Xăng dầu tuy có sự bảo trợ vốn của nhà nước ban đầu, trên cơ sở đó phải bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao, làm ăn sao có hiệu quả. Vì vậy, với số vốn được giao, công ty không ngừng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đầu tư đem lại lợi nhuận tối đa. Do đó, để đạt được hiệu quả cao hơn nữa công ty cần phải chú trọng việc phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn sao cho có cái nhìn toàn diện hơn. Khi tiến hành sản xuất kinh doanh công ty Xăng dầu -B12 có TSCĐ và TSLĐ. Để hình thành hai loại tài sản này có nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn . Chênh lệch giữa nguồn vốn ngắn hạn với TSCĐ và giữa nguồn vốn ngắn hạn với TSLĐ được gọi là vốn lưu động thường xuyên . +VLĐ thường xuyên =Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ hoặc = Nguồn vốn ngắn hạn - TSLĐ Ta xem xét chỉ tiêu qua bảng : Bảng số 6 Bảng phân tích tình hình VLĐ thường xuyên đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2001/2000 2002/2001 Lượng % Lượng % 1.Nguồn vốn chủ sở hữu 127,14 156,42 216,92 29,28 123,02 60,50 138,67 2.Nợ dài hạn 2,55 2,46 2,1 - 0,09 96,47 -0,36 85,36 3. TSCĐ 94,97 95,08 111,45 0,11 100,10 16,37 117,21 4.VLĐ thường xuyên 34,72 63,8 107,57 29,08 183,75 43,77 168,60 +Năm 2000 nguồn vốn dài hạn = 129,69 tỷ đồng > TSCĐ (94,97) nên VLĐ(34,72) > 0 chứng tỏ nguồn vốn dài hạn hoàn toàn đủ đầu tư cho TSCĐ và còn thừa để đầu tư cho TSLĐ để thanh toán nợ ngắn hạn. Năm 2001, 2002 VLĐ thường xuyên lần lượt là 63,8 ;107,57 >0 đồng thời TSLĐ cũng > nguồn vốn ngắn hạn chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty là rất khả quan. -Thông qua việc phân tích VLĐ thường xuyên ta thấy rằng công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và TSCĐ được tài trợ một cách chắc chắn bằng nguồn vốn dài hạn. + Phân tích nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn công ty cần để tài trợ cho một phần TSLĐ. Đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Nhu cầu VLĐ Tồn kho và thường xuyên = các khoản phải thu - Nợ ngắn hạn Bảng số 7 Bảng phân tích nhu cầu VLĐ thường xuyên đơn vị:tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2001/2000 2002/2001 Lượng % Lượng % 1.Hàng tồn kho 185,51 258,98 241,41 - 26,53 85,69 82,43 151,84 2. Các khoản phải thu 352,54 135,86 280,22 - 216,68 38,53 144,36 206,25 3.Nợ ngắn hạn 535,99 279,24 434,81 -256,75 52,69 155,57 155,70 4. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên 2,06 15,60 86,82 13,54 757,28 71,22 556,53 + Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của ba năm đều > 0 nghĩa là nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài không đủ tài trợ các sử dụng ngắn hạn mà cần phải bổ xung. Cụ thể năm 2002 VLĐ cần 86,82 tỷ, điều đó cho thấy công ty cần khai thác thêm vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh. Mặt khác, công ty cần nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho và có kế hoạch thu của người mua sao cho có hiệu quả tránh dây dưa kéo dài. - Với chỉ tiêu VLĐ > 0 và nhu cầu VLĐ >0 qua bảng ta thấy vốn bằng tiền qua ba năm đều đạt mức dương. Bảng vốn bằng tiền Đơn vị:Tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1.Vốn lưu động thường xuyên 34,72 63,80 107,57 2. Nhu cầu VLĐ thường xuyên 2,06 15,60 86,82 Vốn bằng tiền 32,66 48,20 20,75 d. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. +Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. -Với bảng cân đối kế toán của công ty Xăng dầu B-12 ta thấy mối quan hệ giưa tài sản và nguồn vốn được thể hiện qua cân đối giữa nguồn vốn chủ sở hữa vốn vay với tài sản hiện có tức là: B. Nguồn vốn +A. Nguồn vốn [I(1) + II ] =A.Tài sản [I +III + IV(2) +V] +B.Tài sản [I+II] Bảng số 8 Bảng phân tích cân đối (a) Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2002 Tổng nguồn vốn (A) 129,69 158,88 219,02 1.Nguồn vốn CSH 127,14 156,42 216,92 2.Nguồn vốn vay 2,46 2,10 a-Vay dài hạn 2,55 b- Vay ngắn hạn Tổng tài sản (B) 312,70 301,96 373,18 1.Tiền 21,20 42,23 13,08 2.Hàng tồn kho 185,51 158,98 241,41 3.TSCĐ 94,97 95,08 111,45 4. Chi phí XDCB 8,47 3,21 5,14 5.Chi phí trả trước 2,55 2,46 2,10 Chênh lệch (A-B) -183,01 -143,08 -154,16 - Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay huy động không đủ trang trải các loại tài sản cho hoạt động cơ bản .Đây cũng là số vốn mà công ty đi chiếm dụng . + Xét cân đối : [A.II,IV(1)] Tài sản - [A.I(2,3,...6,III].Nguồn vốn (b) Bảng số 9 Bảng phân tích cân đối (b) đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Đơn vị 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2002 Tổng số phải thu (I) Tỷ đồng 352,98 136,16 280,65 1.Các khoản phải thu - 352,54 135,86 280,22 2.Tạm ứng - 0,44 0,30 0,43 Tổng số phải trả (II) - 535,99 279,24 434,81 1.Phải trả người bán - 3,90 3,81 3,28 2.Người mua trả tiền trước - 0,56 0,63 23,47 3.Phải trả công nhân viên - 2,06 5,11 5,84 4.Thuế - 6,09 6,14 4,09 5.Phải trả nội bộ - 518,31 261,92 396,90 6.Phải trả phải nộp khác - 5,07 1,63 1,23 Chênh lệch (I -II) - -183,01 -143,08 -154,16 - Chênh lệch giữa tài sản phải thu và công nợ phải trả đúng bằng số vốn mà công ty đi chiếm dụng. ¨Năm 2000 do thiếu vốn để trang trải nên công ty đã chiếm dụng vốn 13,01 tỷ đồng. Đến năm 2001 nguồn vốn đi chiếm dụng giảm xuống 143,08 tỷ đồng, nhưng đến năm 2002 vốn chiếm dụng lại tăng lên bởi khoản phải thu tăng lên (từ 136,16 tỷ đồng lên 280,65 tỷ đồng ) trong khi đó công nợ phải thu cũng tăng lên tương ứng (hay tăng 51,84%) đặc biệt là khoản phải trả nội bộ (từ 261,92 lên đến 396,9 tỷ đồng ) và các khoản người mua trả tiền trước từ 0,36 lên đến 23,47 tỷ đồng. - Để có thể rõ thêm về thực trạng tài chính của công ty ta cần phải phân tích cơ cấu tài sản, nguồn hình thành tài sản. Từ đó, xem xét biến động cụ thể của tài nguồn vốn trong BCĐKT. +Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty. Phân tích cơ cấu tài sản +Từ bảng cân đối ta có thể lập bảng phân tích cơ cấu tài sản như sau: Như trên đã phân tích tài sản của công ty bao gồm hai bộ phận TSLĐ và TSCĐ. Do điều kiện trong những năm gần đây kinh doanh trong sự bất thường của giá cả Xăng dầu thế giới, dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty để bình ổn giá cả nên đã áp đặt giá trần theo quy định của nhà nước do vậy mà lượng TSLĐ tăng giảm không ổn định rõ rệt nhất. Tuy nhiên, để có cái nhìn sâu sắc hơn ta cũng cần xem xét đến TSCĐ. + Về tài sản lưu động: Hằng năm, TSLĐ của doanh nghiệp luôn đạt ở mức cao bởi khác với các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất tỷ trọng của TSLĐ chiếm cao đạt 84,46 % năm 2000,77,57% năm 2001 và 82,17% năm 2002 . Như vậy, so với năm 2000 tài sản lưu động năm 2000 giảm 9,55% (tươngđương 222,41 tỷ đồng ) chủ yếu là do các khoản phải thu giảm 61,14% (216,68 tỷ đồng ), tài sản lưu động giảm 0,23 tỷ đồng (7,6%), chi phí XDCB dở dang giảm 5,26 tỷ đồng (62,1 %), hàng tồn kho giảm 14,3% (26,53 tỷ ). Bên cạnh đó, các khoản vốn bằng tiền lại tăng lên 21,03 tỷ đồng (99,19%), TSCĐ và đầu tư dài hạn giảm 4,97%(5,15tỷ đồng ). - Năm 2002 so với năm 2001 TSLĐ tăng lên đáng kể 197,41 tỷ đồng (hay tăng 58% ) chủ yếu do các khoản phải thu tăng lên 144,36 tỷ (hay tăng 106,25% ). Ngoài các khoản phải thu tăng lên thì nguyên nhân chủ yếu khiến TSLĐ năm 2002 tăng lên do hàng tồn kho tăng 82,43 tỷ đồng (hay 51,84%). Ngoài ra, TSCĐ và đầu tư dài hạn cũng tăng lên 18,3 tỷ đồng (18,61 %), bên cạnh đó chi phí đầu tư XDCB cũng tăng 5,26 tỷ (hay tăng (163,86%). Tuy nhiên, năm 2002 so với năm 2001 thì lượng vốn bằng tiền đã giảm 29,15 tỷ đồng (hay giảm 30,97 %) đồng thời TSLĐ khác cũng giảm 0,23 tỷ đồng (giảm 8,33% ). Nhìn vào cơ cấu TSLĐ ta thấy tỷ trọng các khoản phải thu và hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn, tỷ trọng của các bộ phận này so với tổng số tài sản tương ứng trong ba năm là: - Đối với khoản phải thu năm 2000 là 352,54 tỷ đồng (chiếm 52,96%) năm 2001 là 135,86tỷ (chiếm 31%) ,năm 2002 là 241,41tỷ (36,9%). Nguyên nhân là vì tình hình Xăng dầu có sự biến động mạnh (sự kiện ngày 11/9 nên Tổng công ty cho tăng dự trữ hàng tồn kho tránh sự biến động giá, đồng thời là đơn vị tiếp nhận và cung cấp xăng dầu cho các công ty tuyến sau thuộc Tổng công ty nên khoản phải thu tăng lên cũng là hợp lý (chủ yếu là khoản phải thu nội bộ ).Tuy nhiên, công ty cũng cần có biện pháp tích cực hơn nữa trong công tác thu hồi nợ đọng. * Về TSCĐ, hằng năm công ty đều chú trọng vào đầu tư TSCĐ và mở rộng việc đầu tư XDCB phục vụ cho việc kinh doanh. Cụ thể năm 2001 TSCĐ tăng 0,11% so với năm 2000 (tương ứng 0,11tỷ đồng ) đến năm 2002 tăng 17,2% (tương ứng 16,37 tỷ đồng ) mà cụ thể năm 2002 công ty đã tiến hành việc xây dựng Cảng cứng, mở rộng thêm 53.000m3 bể chứa tại cảng dầu B-12, cải tạo mở rộng kho Cẩm Đông và đầu tư hoàn thiện các dự án khác để đưa vào khai thác phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Với đặc điểm là công ty kinh doanh thương mại nên TSCĐ của công ty chiếm tỷ trọng không cao là hợp lý. TSCĐ của công ty chủ yếu là TSCĐ hữu hình đó là các cảng biển các tuyến đường ống xăng dầu qua các Tỉnh, các bể chứa và các cửa hàng kinh doanh Xăng dầu trải rộng trên toàn miền Bắc. Tuy nhiên, tỷ trọng TSCĐ luôn có xu hướng gia tăng hợp lý so với tổng tài sản của công ty qua các năm 2000 là: 14,2%, năm 2001 là 21,7%, năm 2002 là 17% đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi. Thông qua việc phân tích cơ cấu tài sản của công ty ta biết được tỷ suất đầu tư là hợp lý: năm 2000 là 15,53% đến năm 2001 là 22,43%, năm 2002 là 17,83%, dự kiến trong năm 2003 tỷ suất đầu tư sẽ tăng lên cao hơn vì có nhiều công trình sẽ được quyết toán .Điều đó cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty luôn được mở rộng không ngừng tạo đà cho bước phát triển lâu dài của doanh nghiệp trong các năm tới. + Phân tích cơ cấu nguồn vốn Xem xét qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn, ta thấy tổng nguồn vốn mà công ty sử dụng và quản lý trong ba năm qua tăng giảm bất thường. Năm 2001 so với năm 2000 giảm 34,18% nhưng đến năm 2002 tổng nguồn vốn lại tăng 49,23%, việc tăng giảm bất thường này cũng bởi do sự biến động của giá Xăng dầu trên thế giới dẫn đến hàng hoá tồn kho nhiều, các khoản nợ phải thu tăng làm ứ đọng vốn dẫn đến việc huy động vốn gặp khó khăn hơn. Nguồn vốn của công ty bao gồm: nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu - Đối với vốn chủ sở hữu xét về số tuyệt đối, tương đối năm 2001 tăng 29,28 tỷ đồng hay tăng 23,02% so với năm 2001. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn mỗi năm lại có sự thay đổi đặc biệt năm 2001 nguồn vốn chủ sở hữu đạt 35,7% so với năm 2000(19,09%) nhưng đến năm 2002 lại chỉ đạt 33,17%. Sở dĩ, việc tăng giảm thất thường là do tốc độ tăng các khoản nợ phải trả của công ty là không ổn định và luôn chiếm tỷ trọng cao. Trong nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn vẫn là nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2000 đạt 17,72%( 117,97tỷ đồng ), năm 2001 đạt 27,83% (121,95 tỷ đồng ) đến năm 2002 giảm còn 21%.Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì việc tăng lên của hai năm 2001 và 2002 đã đem lại cho công ty được hiệu quả khá khả quan đó là từ việc năm 2000 lơi nhuận trong tình trạng lỗ (- 0,21 tỷ đồng ) nhưng đến năm 2001 và 2002 không những bù được lỗ mà còn tăng thêm được 4,53 và 6,65 tỷ đồng điều đó cho thấy việc kinh doanh của công ty trong hai năm gần đây có dấu hiệu tốt, đời sống của công nhân từng bước nâng cao. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn là nợ phải trả. Năm 2000 nợ phải trả là 538,54 tỷ đồng (80,9%)đến năm 2001 là 281,7% (tương đương 64,3%) đến năm 2002 khoản nợ phải trả là 436,91 tỷ đồng (66,82%). Sở dĩ, nợ phải trả của công ty là cao do đặc điểm của công ty là đơn vị trực thuộc Tổng công ty, tất cả hàng hoá nhập vào là do vốn của Tổng công ty khi nhập công ty ghi tăng hàng tồn kho và ghi có cho Tổng công ty (TK 336) thông qua thanh toán nội bộ. Khi xuất hàng về công ty tuyến sau thuộc Tổng công ty, công ty hạch toán doanh thu ghi nợ (TK 336) cho các công ty. Định kỳ theo quý báo cáo được thanh toán bù trừ với Tổng công ty. Do vậy khoản phải trả luôn cao . Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của công ty là hợp lý. Nguồn vốn chủ sở hữu tuy thấp hơn công nợ phải trả nhưng với đặc điểm là công ty kinh doanh nên việc chiếm dụng được vốn để kinh doanh là rất tốt thể hiện sự năng động sáng tạo của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty, và tình hình qua các năm cho thấy công ty ngày càng tự chủ hơn về mặt tài chính và làm ăn có hiệu quả cao. e. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty. Trước hết, để đánh giá tình hình tài chính của công ty ta lập bảng phân tích tinh hình thanh toán của công ty. Bảng số 12 Bảng phân tích tình hình thanh Đơn vị :tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2001/2000 2002/2001 Lượng % Lượng % Các khoản phải thu (I) 352,54 135,86 280,22 -216,68 38,53 144,36 206,25 Phải thu khách hàng 48,27 36,41 66,03 -11,86 75,42 29,62 181,35 Trả trước cho người bán 6,55 22,17 20,28 15,62 338,47 -1,89 91,47 Thuế GTGT được khấu trừ 0,63 0,94 0,26 0,31 149,2 -0,68 27,66 Phải thu nội bộ 291,66 72,17 193,65 -219,49 24,74 121,48 268,32 Các khoản phải thu khác 5,43 4,17 -1,26 76,8 - 4,17 Tạm ứng 0,44 0,300 0,43 -0,14 68,18 0,13 143,3 Các khoản phải trả (II) 538,54 281,7 436,91 -256,84 52,3 155,21 155,09 Vay ngắn hạn - - - - - - - Phải trả người bán 3,9 3,81 3,28 -0,09 97,7 0,01 100,26 Người mua trả tiền trước 0,56 0,63 23,47 0,07 112,5 22,84 3725,4 Thuế và các khoản phải nộp 6,09 6,14 4,09 -0,05 100,82 -2,05 66,60 Phải trả CNV 2,06 5,11 5,84 3,05 248,05 0,73 114,28 Phải trả nội bộ 518,31 261,92 396,9 -256,39 50,53 134,98 151,5 Phải trả ,phải nộp khác 5,07 1,63 1,23 -3,44 32,14 -0,4 75,46 Nợ dài hạn 2,55 2,46 2,10 -0,45 96,47 -0,36 85,36 Bảng phân tích trên cho thấy các khoản phải thu năm 2001 so với năm 2000 giảm 216,68 tỷ đồng là do công ty đã giải quyết tốt công tác thanh toán với khách hàng và mở rộng mạng lưới bán buôn bán lẻ trực tiếp cho khách hàng, làm cho kỳ thu tiền được rút ngắn tránh tình trạng bị người mua chiếm dụng vốn. Cụ thể, có thể thấy trong năm 2001 do các đơn vị tuyến sau kinh doanh có hiệu quả nên việc thanh toán nội bộ được nhanh chóng từ 291,66 tỷ đồng xuống 72,17 tỷ, một phần là do công ty đã công ty thực hiện việc kinh doanh theo cơ chế mới từ quý II/2001 thực hiện kinh doanh theo cơ chế giá khoán làm cho hiệu quả kinh doanh tăng lên rõ rệt. Các khoản phải thu khách hàng cũng được giảm xuống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBáo cáo tài chính với việc phântích tình hình tài chính tại công ty Xăng Dầu B12.docx
Tài liệu liên quan