Luận văn Hoạch định chiến lược xuất khẩu tại công ty tnhh thủy sản Phương Đông

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU . 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ. 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2

1.2.1 Mục tiêu chung. 2

1.2.2 Mục tiêu cụthể. 2

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 2

1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu. 2

1.3.2 Giới hạn vềkhông gian . 2

1.3.3 Giới hạn vềthời gian. 2

1.3.4 Đối tượng nghiên cứu. 2

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

. 3

2.1 Phương pháp luận . 3

2.1.1 Một sốkhái niệm. 3

2.1.1.1 Chiến lược kinh doanh. 3

2.1.1.2 Quản trịchiến lược . 3

2.1.1.3 Vai trò của quản trịchiến lược . 3

2.1.2 Qui trình xây dựng và lựa chọn chiến lược. 4

2.1.2.1 Các giai đoạn của quản trịchiến lược . 4

2.1.2.2 Mô hình quản trịchiến lược . 5

2.1.2.3 Nghiên cứu môi trường đểxác định các cơhội và đe dọa chủyếu

. 6

2.1.2.3.1 Môi trường vĩmô của doanh nghiệp. 6

2.1.2.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tốbên ngoài (EFE). 6

2.1.2.3.3 Môi trường vi mô của doanh nghiệp. 7

2.1.2.3.4 Ma trận hình ảnh cạnh tranh . 8

2.1.2.4 Phân tích nội bộ đểnhận diện những điểm mạnh, điểm yếu. 9

2.1.2.4.1 Môi trường nội bộcủa doanh nghiệp . 9

2.1.2.4.2 Ma trận đánh giá các yếu tốnội bộIFE . 10

2.1.2.5 Xác định xứmệnh và mục tiêu cho công ty . 11

2.1.2.6 Xây dựng và lựa chọn các chiến lược đểthực hiện. 11

2.1.2.6.1 Xây dựng chiến lược – Công cụma trận SWOT . 11

2.2 Phương pháp nghiên cứu . 13

2.2.1 Phương pháp thu thập sốliệu . 13

2.2.3 Phương pháp phân tích sốliệu . 13

CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG

. 15

3.1GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG . 15

3.1.1. Lịch sửhình thành và phát triển. 15

3.1.2. Cơcấu tổchức. 15

3.1.3. Chức năng nhiệm vụcác phòng ban . 15

3.1.4. Tình hình nhân sự. 17

3.2. KẾT QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THỦY

SẢN PHƯƠNG ĐÔNG TỪ2007 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU 2010 . 17

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

TNHH THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG . 23

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THỦY

SẢN PHƯƠNG ĐÔNG . 23

4.1.1 Phân tích tình hình xuất khẩu theo sản lượng và kim ngạch . 23

4.1.2 Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơcấu mặt hàng. 23

4.1.3 Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơcấu thịtrường . 29

4.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA CÔNG TY TNHH THỦY

SẢN PHƯƠNG ĐÔNG . 37

4.2.1 Quản trị. 37

4.2.1.1 Hoạch định. 37

4.2.1.2 Tổchức . 37

4.2.1.3 Lãnh đạo . 38

4.2.1.4 Kiểm soát . 39

4.2.2 Hoạt động Marketing . 40

4.2.2.1 Sản phẩm . 40

4.2.2.2 Giá cả. 41

4.2.2.3 Phân phối . 41

4.2.2.4 Chiêu thị. 42

4.2.3 Hoạt động nhân sự. 42

4.2.4 Hoạt động tài chính kếtoán . 44

4.2.4.1 Phân tích khảnăng thanh toán . 44

4.2.4.2 Phân tích tình hình hoạt động . 45

4.2.4.3 Phân tích hiệu quảsinh lời của hoạt động kinh doanh . 47

4.2.5 Hoạt động nghiên cứu và phát triển . 49

4.2.6 Hoạt động sản xuất tác nghiệp . 50

4.2.6.1 Cung ứng nguyên liệu. 50

4.2.6.2 Bốtrí xây dựng nhà máy . 50

4.2.6.3 Năng lực sản xuất . 50

4.2.6.4 Quản lý chất lượng . 51

4.2.7 Hoạt động hệthống thông tin. 51

4.2.8 Ma trận đánh giá các yếu tốnội bộ(IFE) . 52

4.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐÊN CÔNG TY

TNHH THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG. 52

4.3.1 Môi trường vĩmô . 52

4.3.1.1 Yếu tốkinh tế. 52

4.3.1.2 Yếu tốchính phủvà luật pháp . 55

4.3.1.3 Yếu tốxã hội. 55

4.3.1.4 Yếu tốtựnhiên . 56

4.3.1.5 Bối cảnh quốc tế. 57

4.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tốbên ngoài (EFE). 57

4.3.3 Môi trường vi mô . 58

4.3.3.1 Đối thủcạnh tranh . 58

4.3.3.2 Những khách hàng . 59

4.3.3.3 Những nhà cung cấp . 59

4.3.3.4 Đối thủtìm ẩn mới. 60

4.3.3.5 Sản phẩm thay thế. 60

4.3.3.6 Ma trận hình ảnh cạnh tranh . 61

CHƯƠNG V: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

TNHH THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG. 63

5.1 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THỦY

SẢN PHƯƠNG ĐÔNG . 63

5.1.1 Tầm nhìn và sứmệnh . 63

5.1.1.1 Tầm nhìn . 63

5.1.1.2 Sứmệnh . 63

5.1.2 Căn cứxây dựng mục tiêu. 63

5.1.3 Mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh công ty TNHH thủy sản Phương

Đông . 63

5.1.3.1 Mục tiêu dài hạn . 63

5.1.3.2 Mục tiêu cụthể. 64

5.2 XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC . 64

5.2.1 Phân tích ma trận SWOT để đềxuất chiến lược . 64

5.2.2 Phân tích các chiến lược đềxuất . 67

5.2.2.1 Nhóm chiến lược S – O . 67

5.2.2.2 Nhóm chiến lược S – T . 67

5.2.2.3 Nhóm chiến lược W – O . 68

5.2.2.4 Nhóm chiến lược W – T . 69

5.2.3 Lựa chọn chiến lược Ma trận QSPM . 69

5.3 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC . 74

5.3.1 Giải pháp vềnhân sự. 74

5.3.2 Giải pháp vềtổchức. 74

5.3.3 Giải pháp vềhệthống thông tin . 74

5.3.4 Giải pháp nghiên cứu phát triển . 75

5.3.5 Giải pháp vềcung ứng nguyên liệu. 75

5.3.6 Giải pháp vềmarketing . 76

5.3.6.1 Giải pháp vềsản phẩm. 76

5.3.6.2 Giải pháp vềgiá . 77

5.3.6.3 Giải pháp vềphân phối . 78

5.3.6.4 Giải pháp vềchiêu thị. 78

CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 79

6.1 Kết luận. 79

6.2 Kiến nghị. 80

6.2.1. Đối với Doanh nghiệp . 80

6.2.2. Đối với Nhà nước . 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 82

pdf96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4270 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược xuất khẩu tại công ty tnhh thủy sản Phương Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒ SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG CỦA PHƯƠNG ĐÔNG Bảng 4.5: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY QUA CÁC THỊ TRƯỜNG Đơn vị tính: 1000USD Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T2009 6T2010 Châu Á 5.096 8.007 3.280 1.594 3.183 Châu Âu 3.485 7.168 6.531 3.433 2.046 Thị trường khác 2.135 5.547 2.049 1.043 1.651 Tổng 10.830 20.720 11.860 6.070 6.880 (Nguồn: Bảng kim ngạch xuất khẩu của công ty) Kim nghạch xuất khẩu theo thị trường của Phương Đông 0 2000 4000 6000 8000 10000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T 2009 6T 2010 Năm K im n gạ ch (1 00 0 U SD ) Châu Á Châu Âu Thị trường khác Hình 4.5 : BIỂU ĐỒ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÁC THỊ TRƯỜNG CHÍNH CỦA CÔNG TY Nhìn chung sản phẩm của công ty đều có mặt hầu hết ở các thị trường lớn và quan trọng trên thế giới như Nhật Bản, Anh, Mỹ, Canada, Tây Ban Nha…. Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình xuất khẩu của công ty qua các thị trường có nhiều biến đổi, cụ thể là: Thị trường châu Á: Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới và cũng là thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,... là những thị trường nhập khẩu nhiều thủy sản của Việt Nam. Năm 2007, doanh thu của thị trường châu Á chiếm 59,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty với 3.290 tấn sản phẩm đa kim ngạch 5.096 nghìn USD. Năm 2008 sức tiêu thụ của thị trường đã giảm còn 39,4% tương ứng với 3.192 tấn, thu về 8.007 ngàn USD giảm 98 tấn (-3%) nhưng kim ngạch tăng đến 2.911 ngàn USD (+57,1%). Nguyên nhân chính làm cho sản lượng tại thị trường châu Á giảm là do 3 nước nhập khẩu chính tại châu Á là Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc đều giảm sản lượng nhập khẩu thủy sản của Phương Đông. Mặc dù trong năm này tổng sản lượng bán ra tăng mạnh nhưng thị trường châu Á lại giảm. Mặt hàng giảm nhiều nhất là mặt hàng chả cá. Các nước nhập khẩu mạnh tại thị trường này đều chuyển sang sử dụng nhiều hơn sản phẩm từ cá tra, cá basa. Tuy nhiên, xét về mặt kim ngạch thì thị trường châu Á lại tăng trưởng dương, lí do của việc gia tăng này là kim ngạch từ các thị trường như Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Jordan đều tăng rất mạnh, dù mức sản lượng có giảm, giá trị các lô hàng vào các thị trường này lại gia tăng rất nhiều do giá trị các lô hàng cá tra và cá basa cao hơn rất nhiều so với mặt hàng chả cá, mức tăng của giá cao hơn nhiều so với mức giảm của sản lượng tại thì trường châu Á. Vì vậy trong tương lai, công ty sẽ gia tăng các mặt hàng làm từ cá tra, cá basa để đưa vào thị trường này tiêu thụ. Năm 2009 tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và Phương Đông nói riêng rất u ám, thị trường châu Á chỉ chiếm 30,0% các thị trường, bán được 1.700 tấn sản phẩm với kim ngạch 3.280 nghìn USD giảm 1.492 tấn (-18,4%) và 4.727 USD (-22,8%) so với năm 2008 Nguyên nhân chính làm cho hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường châu Á giảm trong năm 2009 là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lan sang các nước trong khu vực. Các nền kinh tế mạnh trong khu vực bắt đầu hứng chịu nhiều khó khăn hơn, nền kinh tế có dấu hiệu xấu đi, người dân các tại các quốc gia này bắt đầu thắt chặt hơn trong chi tiêu nói chung cũng như trong việc chi tiêu cho tiêu dùng thực phẩm giá trị cao. Ngoài ra công ty gặp phải đối thủ cạnh tranh gay gắt từ Ấn Độ, Trung Quốc, … . Các đối thủ này có trình độ khoa học cao hơn Việt Nam rất nhiều, từ công nghệ đánh bắt đến công nghệ chế biến, vì vậy mà sản lượng tiêu thụ của Phương Đông đã giảm sút đáng kể. Sáu tháng đầu năm 2010 lượng xuất sang thị trường này đạt 1.782 tấn với kim ngạch đạt 3.183 USD tăng 678 tấn (+61,4%), 1.589 ngàn USD (+99,7%) so với mức 1.104 tấn và 1.594 ngàn USD của nửa đầu năm 2009. Nguyên nhân chính là tình hình kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi dần, đặc biệt là các quốc gia châu Á đã tăng trưởng dương trở lại, các nước tăng nhập khẩu mạnh trở lại là Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản. Chính sự năng động tại các nước này đã làm cho tình hình chung trở nên tốt hơn, tăng trưởng dương cả về sản lượng lẫn kim ngạch. Châu Á là thị trường đầy tiềm năng, nếu so với thị trường châu Âu thì thì thị trường châu Á dễ hoạt động hơn vì có vị trí địa lí gần nhau, nền văn hóa gần giống nhau và không bị nhiều rào cản kĩ thuật nhiều như châu Âu. Do đó chi phí sản xuất và bán sản phẩm trên thị trường này sẽ không cao như ở thị trường châu Âu. Sản phẩm của công ty đã đạt chứng nhận HALAL và các chứng nhận về công nghệ và chất lượng của châu Âu nên việc tham gia vào thị trường này là không quá khó khăn. Công ty nên tận dụng những lợi thế trên để có thể xâm nhập đưa sản phẩm vào các quốc gia còn lại ở châu Á nhằm tăng doanh thu. Thị trường Châu Âu: là thị trường rộng lớn gồm 48 quốc gia với trên 700 triệu dân, mỗi quốc gia có đặc điểm tiêu dùng riêng. Do đó ta thấy rằng đây là thị trường có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa. Người châu Âu có thu nhập và mức sống rất cao do đó đối với họ thì chất lượng và đảm bảo về an toàn thực phẩm là tiêu chuẩn hàng đầu, giá cả là không quá quan trọng. Châu Âu được xem là thị trường hấp dẫn đối với hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam. Năm 2007 doanh thu xuất khẩu của công ty sang thị trường này chiếm 32,2% tổng doanh thu xuất khẩu của công ty tướng ứng đạt 1.395 tấn sản phẩm với kim ngạch đạt 3.485 nghìn USD. Năm 2008 là 34,6% đạt sản lượng 2.774 tấn giá trị là 7.168 nghìn USD, tăng 1.379 tấn ( +98,9%) và tăng 3.683 nghìn USD (+105,7%). Trong năm 2008, thị trường châu Âu chiếm thị phần cao hơn so với năm 2007, sở dĩ có điều này ko phải hoàn toàn do sức mua của thị trường châu Á chững lại mà là do mức tăng nhanh tại thì trường châu Âu, làm cho sức mua của thị trường này tăng từ 32,2% lên 34,6%. Tuy tỉ trọng trong toàn bộ các thị trường gia tăng không đáng kể chỉ đạt 2,4% tuy nhiên xét về mặt giá trị và sản lượng thì thị trường này đã gia tăng rất nhiều. Sở dĩ năm 2008 thị trường châu Âu có được sự gia tăng này là do sức bật chung của thị trường toàn cầu đặc biệt là những tháng đầu năm 2008. Có thể nói thị trường châu Âu tăng mạnh về sản lượng và giá trị là do những hợp đồng kí kết của công ty trong năm 2007 đến hạn giao hàng, điều này là nguyên nhân chính giúp thị trường châu Âu cất cánh trong năm 2008. Ngoài ra, có được kết quả như trên còn có công rất lớn của các nhân viên kinh doanh đã nỗ lực không ngừng tìm kiếm khách hàng mới với nhiều đơn hàng cho công ty. Bước sang năm 2009 đầy sóng gió, sản lượng và kim ngạch có tăng giảm hơn năm 2008 tuy nhiên xét về thị phần thì thị trường châu Âu lại tăng lên khá mạnh chiếm 55,1% tương đương 2.969 tấn tăng 195 tấn(+7,0%) với giá trị đạt 6.531 ngàn USD giảm 637 nghìn USD (-8,9%). Lí do chính của việc gia tăng thị phần của thị trường châu Âu là do sản lượng bán vào thị trường này đã gia tăng hơn trong năm 2009 và các thị trường khác thì sản lượng bán ra lại giảm sút hoặc tăng rất ít. Năm 2009 Phương Đông lại nhận nhiều đơn hàng về chả cá từ thị trường châu Âu giá trị thấp hơn nhiều so với mặt hàng cá tra truyền thống, điều này lí giải tại sao trong năm 2009 sản lượng và châu Âu tăng mà giá trị vào thị trường này lại giảm. Nửa đầu năm 2010 thị trường châu Âu chiếm 29,7% trong tổng số các thị trường xuất khẩu thủy sản của Phương Đông với 1.163 tấn được bán ra mang về kim ngạch 2.046 nghìn USD, giảm 349 tấn về lượng (-23,1%) và giảm 1.387 nghìn USD về giá trị (-40,4%) so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân của sự sụt giảm trong 2010 là các nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kiinh tế toàn cầu và một số nước đưa ra những thông tin sai lệch về sản phẩm của Việt Nam nhằm bảo hộ hàng hóa trong nước nên giá trị xuất khẩu từ thị trường này giảm. Sau sự kiện bán phá giá ở thị trường Mỹ, công ty rút ra một bài học lớn là không tập trung quá nhiều vào một thị trường nữa và phân tán vào tất cả thị trường. Thị trường Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu, là khách hàng lớn nhất của công ty không chỉ ở châu Âu mà cả trên toàn thế giới. Trong những năm tới, Đức vẫn là một thì trường đẩy triển vọng và có thể phát triển mạnh hơn nửa. Bên cạnh đó Tây Ban Nha, Thụy Điển, Bỉ, ... là những nhà nhập khẩu lớn nhưng không đều đặn do đó công ty cần phải tốn nhiều thời gian để đầu tư mở rộng và giữ vững những thị trường này. Thị trường châu Âu là thị trường đầy tiềm năng với doanh thu xuất khẩu luôn đạt mức cao. Tuy nhiên, đây cũng là nhà nhập khẩu với những tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm rất khắt khe. Do đó công ty nếu muốn tiếp tục tăng doanh thu vào thị trường châu Âu thì phải cải tiến chất lượng sản phẩm và tìm hiểu kĩ hơn về tập quán ăn uống của người dân châu Âu. Ngoài ra, xu hướng tiêu dùng thực phẩm ngày nay là thủy sản bởi vì các mặt hàng thịt bị nhiễm bệnh như bệnh bò điên, cúm gia cầm, ... nên dự đoán trong tương lai nhu cầu đối với hàng thủy sản là rất lớn. Do không phụ thuộc nhiều vào giá sản phẩm nên đây là thị trường mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của nước ta luôn muốn hướng tới. Do đó, sẽ càng có nhiều doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường này và sự cạnh tranh sẽ càng gay gắt hơn. Vì vậy để nắm bắt được xu hướng đó đòi hỏi công ty phải có những hướng đi mới, những chiến lược mới để đứng vững và phát triển trên thị trường này. Sản phẩm của công ty chưa có thương hiệu mạnh nên khi nhập vào thị trường khó tính này sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng từ những doanh nghiệp khác. Các nhà nhập khẩu của EU là những nhà thương mại, họ nhập những sản phẩm của công ty rồi bán lại cho các nhà hàng và các siêu thị nên rất khó cho công ty xây dựng thương hiệu riêng. Vì thế mà công ty cần phải tăng cường quảng bá về thương hiệu chứ không chỉ một đến hai lần tham gia hội chợ ở châu Âu như hiện nay. Thị trường khác: bao gồm một số quốc gia ở châu Mỹ và một số quốc gia ở châu Phi. Cụ thể, trong năm 2007 thì thị trường này chiếm 19,7% tỉ trọng xuất khẩu của công ty với 817 tấn sản phẩm thu về kim ngạch trị giá 2.135 nghìn USD. Sang năm 2008 tăng lên 26,8% với mức sản lượng 2.144 tấn, tăng 1.327 tấn (+162,4%), đạt kim ngạch 5.547 nghìn USD, tăng 3.412 nghìn USD (+159,8%) so với năm 2007. Có thể nói đây là thị trường gia tăng toàn diện nhất của Phương Đông cả về thị phần, sản lượng và kim ngạch. Nguyên nhân của sự gia tăng của thị trường này trong năm 2008 là do đây là thị trường mới được công ty tập trung đầu tư khai thác, các nhân viên bán hàng tích cực tìm kiếm khách hàng tại thị trường này, trách sự tập trung và phụ thuộc vào hai thị trường chính Á, Âu điều này rất nguy hiểm khi hai thị trường này có nhiều biến động. Đây là thị trường rộng lớn, gồm nhiều quốc gia với các nền kinh tế mạnh yếu khác nhau, vì vậy các nhân viên bán hàng của công ty cũng dễ dàng tìm kiếm các đơn hàng hơn từ các quốc gia này. Năm 2009, tỉ trọng thị phần thị trường này chỉ chiếm 17,3% với 999 tấn sản phẩm được tiêu thụ, giảm 1.145 tấn (-53,4%) với giá trị là 2.049 nghìn USD, giảm đến 3.498 nghìn USD (-63,1%) so với năm trước. Có sự sụt giảm nghiêm trọng tại thị trường ngoài Á Âu là do hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 để lại. Đa phần các quốc gia trong nhóm thị thị trường này đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, họ gần như không tăng trưởng, ì ạch cả nền kinh tế. Điều này khiến các công ty nhập khẩu thủy sản của Phương Đông hoặc hủy hoặc tạm thời không thực hiện hợp đồng khiến sản lượng giảm nghiêm trọng và thị phần của thị trường này cũng giảm theo. Mặt khác do lo ngại về khả năng tài chính của các công ty tại các quốc gia ảnh hưởng nặng sau khủng hoảng nên các nhân viên bán hàng của công ty đã chủ động không tiếp tục đẩy mạnh chào hàng vào các quốc gia này, khiến các đơn hàng ít dần dẫn đến giảm sản lượng và kim ngạch so với năm 2008 rất nhiều. Trong nửa đầu năm 2010 thị phần tại các quốc gia này đã tăng trở lại chiếm 24,0% toàn thị phần công ty, sản lượng đạt 507 tấn, tăng 114 tấn (+29,0%), với kim ngạch 1.651 nghìn USD, tăng 608 nghìn USD (+58,3%) so với mức 393 tấn và 1.043 ngàn USD của nửa đầu năm 2009. Có được sự phục hồi trong những tháng đầu năm 2010 là do các quốc gia đang phát triển trong nhóm thị trường này phục hồi kinh tế nhanh hơn các quốc gia phát triển, các công ty nhập khẩu thủy sản tại đây bắt đầu hoạt động mạnh trở lại, lượng hàng Phương Đông bán vào đây cũng gia tăng nhanh cả về sản lượng và giá cả mà ở đây chủ yếu là các mặt hàng từ cá tra. Canada là thị trường lớn nhất trong các quốc gia thuộc nhóm thị trường khác. Ngoài ra thì Mexico,Venezuela, Ai Cập, Angieria cũng có doanh thu xuất khẩu khá cao nhưng không ổn định qua các năm. Trong năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, công ty không còn xuất vào các quốc gia châu Phi vì công ty chưa có nhiều kinh nghiệm xuất khẩu sang thị trường này, hơn thế nữa các quốc gia này đã tăng cường bảo hộ hàng nội địa làm cho sản phẩm của công ty khó xâm nhập vào thị trường này. Trong những năm tới, với mục tiêu đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm giảm thiểu rủi ro về thị trường khi có biến động kinh tế xảy ra. Tuy nhiên, gần đây hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã quyết định sơ bộ kết quả sơ bộ đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng cá tra nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn 1/8/2008 đến 31/7/2009. Theo đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị áp mức thuế đến 4,22 USD/kg phi lê đông lạnh, trong khi thực tế giá bán ở thị trường Mỹ thấp hơn giá chịu thuế. Trong thời gian tới, nếu DOC không thay đổi quyết định có phần vô lí của mình thì con đường để con cá tra trở lại thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Phương Đông nói riêng còn khá xa vời. Tóm lại, thị trường châu Mỹ và châu Phi có cả những nhân tố chủ quan và khách quan thuận lợi cho phát triển. Mặc dù vẫn còn những khó khăn nhất định, song khu vực năng động và đầy tiềm năng này sẽ mang lại nhiều cơ hội hợp tác cho các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong thời gian tới, công ty nên tận dụng những thuận lợi và hạn chế những khó khăn để chủ động xâm nhập và tăng doanh thu vào thị trường này. Một số nước có nền kinh tế lớn như Brazil, Argentina, ... vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường này, các nước này sẽ là mục tiêu cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam hướng tới trong những năm tới. Đối với thị trường châu Phi thì công ty vẫn chưa khai thác hết các thị trường lớn như Nam Phi, Nigieria, ... Vì vậy, công ty nên tìm hiểu những phong tục tập quán, thị hiếu tiêu dùng và các quy định của các nước nhập khẩu để có thể phát triển trên những thị trường đầy tiềm năng này. 4.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA CÔNG TY TNHH THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG 4.2.1 Quản trị 4.2.1.1 Hoạch định Ban giám đốc công ty là bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược dài hạn và ngắn hạn cho doanh nghiệp. Hiện tại các nhân viên bán hàng được đưa đi các thị trường tìm hiểu thị trường ghi nhận các thông tin về thị trường, sau đó phòng kinh doanh sẽ tổng hợp các thông tin từ các thị trường, tham mưu cho Ban giám đốc xem xét làm căn cứ hoạch định các chiến lược ứng với từng thị trường cụ thể. Cách ra quyết định chiến lược này có ưu điểm là có thể đáp ứng tốt các yêu cầu thị trường mà từng nhân viên bán hàng thông tin về công ty. Tuy nhiên do công ty chưa có bộ phận chuyên trách cho công việc nghiên cứu và phát triển thị trường nên các chiến lược của công ty chưa thật sự mang tính toàn diện và lâu dài. Sơ đồ ra quyết định chiến lược của Phương Đông 4.2.1.2 Tổ chức Tuy còn khá nhỏ bé, nhưng Phương Đông có được một cơ cấu tổ chức khá chỉnh chu và thông suốt. Từng phòng ban được bố trí riêng biệt, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hoạt động độc lập trong hệ thống tổ chức của công ty. Mỗi phòng ban thực hiện một chức năng riêng biệt theo sự phân công nhiệm vụ của ban giám đốc. Tuy các phòng ban là độc lập nhưng giữa các phòng có sự trao đổi thông tin một cách thông suốt với nhau, tất cả các phòng ban đều tổ chức hoạt động sao cho hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của phòng mình, góp phần tạo nên sự thành công cho cả công ty. Nhân viên kinh doanh thu thập thông tin các thị trường Trưởng phòng kinh doanh tổng hợp thông tin Trưởng phòng kinh doanh báo cáo Ban giám đốc Ban giám đốc họp và đưa ra các quyết định chiến lược Sơ đồ tổ chức hoạt động của Phương Đông Ban giám đốc phân chia trách nhiệm các phòng ban Các trưởng phòng, ban tiếp nhận nhiệm vụ, tổ chức liên kết thông tin, thực hiện các nhiệm vụ ban giám đốc phân công Các trưởng phòng, ban phân chỉ đạo các nhân viên thực hiện Nhân viên các phòng, ban thực hiện các nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây là một cơ cấu tổ chức dạng giản đơn. Với cơ cấu tổ chức này rất thích hợp với quy mô tương đối nhỏ như Phương Đông. Ngoài ra, đây là một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và linh hoạt vì nhà quản trị cũng chính là chủ công ty, là người trực tiếp điều hành công ty và ra toàn bộ các quyết dịnh. Cơ cấu tổ chức này giúp nhà quản trị dễ dàng trong khâu kiểm tra. Quyền ra quyết định được tập trung một cách cao độ, dễ dàng cho các quyết định quản trị. Chính sự đơn giản của cơ cấu tổ chức đã cho phép thông tin được truyền đạt một cách nhanh chóng, kịp thời và loại trừ được những rắc rối trong hợp tác giữa các bộ phận và cá nhân. 4.2.1.3 Lãnh đạo Phương Đông luôn xem trọng bộ phận lãnh đạo của công ty. Các thành viên trong Ban giám đốc là những cá nhân có đủ năng lực và trình độ lãnh đạo. Họ là những cá nhân giàu kinh nghiệm, am hiểu thị trường và quan trọng nhất là hết lòng vì sự phát triển của công ty. Các thành viên trong lãnh đạo đều đã tốt nghiệp đại học, có nhiều kinh nghiệm trong quản lí và điều hành, không những am hiểu được những nhu cầu của thị trường mà còn nắm bắt được những tâm tự và nguyện vọng của nhân viên. Vì thế trong những năm qua, ban giám đốc của công ty luôn nhận được sự ủng hộ và tín nhiệm của các thành viên góp vốn cũng như của công nhân viên trong công ty. Phương Đông có cách lãnh đạo tương đối mở, tuyệt đối không có cán bộ quản lí sử dụng quyền hạn của mình mà chèn ép nhân viên. Từng cá nhân trong Ban giám đốc đều tự phấn đấu hoàn thiện mình để nhân viên noi theo. Ban giám đốc luôn tạo điều kiện cho từng cá nhân trong công ty phát triển, phát huy được khả năng của mình góp phần đưa công ty vững mạnh hơn. Ban giám đốc luôn quan tâm đến hoạt động thu lợi nhuận cho công ty, tuy nhiên không phải đạt lợi nhuận bằng mọi cách, mà chính sách của công ty là luôn quan tâm, chăm sóc đời sống nhân viên của công ty, đời sống công nhân viên ổn định thì họ mới có thể hết mình vì công việc. 4.2.1.4 Kiểm soát Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ chăm sóc khách hàng được tốt nhất, Phương Đông có hệ thống kiểm soát khá hoàn thiện. Nhìn chung có thể chia ra làm hai hệ thống kiểm soát là kiểm soát chất lượng kĩ thuật sản phẩm và kiểm soát thông tin, dịch vụ khách hàng. Hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động với mục đích đảm bảo các sản phẩm làm ra đạt các tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng sản phẩm, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường dù là khó tính nhất. Nhờ có hệ thống kiểm soát chất lượng mà các sản phầm của Phương Đông sản xuất ra nhìn chung là đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật, sai lệch hầu như không đáng kể. Phương Đông quan niệm không chỉ bán được sản phẩm là hết trách nhiệm mà xem công việc chăm sóc khách hàng là một phần quan trọng không kém việc bán hàng. Hệ thống kiểm soát dịch vụ trước và sau bán hàng đảm bảo cho các dịch vụ chăm sóc khách hàng hoạt động tốt, không bỏ sót khách hàng, không để khách hàng đợi quá lâu mới có thông tin phản hồi. Để giữ khách hàng thì các dịch vụ sau bán hàng là một phần không thể bỏ qua của Phương Đông. Sơ đồ kiểm soát chất lượng của Phương Đông Ngư dân đánh bắt và nông dân nuôi trồng bước đầu đảm bảo chất lượng cá tươi sống trước khi bán cho Phương Đông Nhân viên tiếp nhận cá nguyên liệu vào kho, đảm quá trình tiếp nhận nhanh chóng, đưa nguyên liệu vào kho và bảo quản Quy trình sản xuất được đảm bảo đạt các tiêu chí chất lượng xuất khẩu, ứng dụng các hệ thống kiểm soát chất lượng vào quá trình sản xuất Nhân viên kinh doanh bán sản phẩm, thực hiện các nghiệp vụ chăm sóc sau bán hàng, đảm bảo khách hàng luôn hài lòng Nhân viên thu mua kiểm tra chất lượng nguyên liệu, đảm bảo đạt yêu cầu, thực hiện các nghiệp vụ bảo quản cá nguyên tươi 4.2.2 Hoạt động Marketing 4.2.2.1 Sản phẩm Phương Đông có hai dòng sản phẩm chính đó là cá tra và chả cá. Đây là hai dòng sản phẩm mà công ty đã và đang rất thành công trên thị trường. Về cá tra công ty có các mặt hàng như : fillet, cắt khúc, cắt miếng, fillet cuộn nhẩn, fillet cuộn hoa hồng, fillet cuộn dọc, fillet xiên que, fillet xiên que ớt. Về chả cá công ty có các mặt hàng sau: ESO (100% cá mối), ITOYORI (100% cá đổng), chả cá thông thường bao gồm nhiều loại cá với các độ dai từ 100 đến up 900. Các sản phẩm làm ra đều đạt sự đồng đều tương đối, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng, và đang có được nhiều lợi thế hơn các đối thủ trên thương trường. Các sản phẩm này được Phương Đông chào bán trên tất cả các thị trường, thị trường Châu Á ưa chọn sử dụng chả cá trong khi các thị trường khác chuộng các sản phẩm cá tra hơn. Mặt hàng chả cá là một điểm mạnh cạnh tranh của công ty, các đối thủ trực tiếp của Phương Đông hiện nay hầu như đều tập trung vào mặt hàng cá tra và cá basa. Nhưng sản phẩm chả cá mới là sản phẩm có giá trị gia tăng cao đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Vì vậy trong tương lai công ty cần đưa ra nhiều biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chả cá. Hiện tại công ty không thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm mà tập trung toàn bộ vào hai mặt hàng này mà chủ yếu là chả cá, tập trung đầu tư đi sâu vào chất lượng sản phẩm. Tuy tung ra thị trường ít sản phẩm, nhưng sản phẩm đạt chất lượng cao nên khách hàng rất thích sản phẩm của Phương Đông. 4.2.2.2 Giá cả Hiện tại dù sản phẩm đều đạt chất lượng khá tốt nhưng sản phẩm của Phương Đông vẫn đang được bán ở các mức giá hợp lí, không quá cao cũng không quá thấp so với mặt bằng chung của thị trường. Tuy đã kinh doanh một khoảng thời gian tương đối trên thị trường nhưng thương hiệu Phương Đông không phải là một thương hiệu mạnh trên thị trường, vì vậy chính sách giá của Phương Đông mang tính linh hoạt khá cao. Tùy thị trường mà có chính sách giá thích hợp nhưng chủ yếu là có lời tương đối để giới thiệu và chào bán sản phẩm. Ngoài sự đặc thù của thị trường, giá cả sản phẩm của Phương Đông phụ thuộc khá nhiều vào giá nguyên liệu thị trường. Đối với sản phẩm chả cá, do đây là sản phẩm được làm từ cá biển thu mua của các ngư dân đánh bắt nên giá cả phụ thuộc nhiều vào vụ mùa và thời tiết. Khi vào mùa và khi thời tiết ổn định, ngư dân đánh bắt được nhiều thì giá cá nguyên liệu làm chả rẻ nên giá chào bán sản phẩm trên thị trường cũng thấp theo. Và ngược lại khi nguồn đánh bắt yếu, giá cá nguyên liệu tăng cao thì sản phẩm chả cá sẽ được bán với giá cao để đảm bảo lợi nhuận cho công ty. Đối với các mặt hàng của cá tra, giá cả thường biến động nhiều theo giá cá mua tại các ao nuôi. Hiện nay có rất nhiều công ty xuất khẩu mặt hàng làm từ cá tra, điều này làm cho giá cá tại các ao tăng cao. Mặt khác do ngày càng có nhiều công ty chào bán mặt hàng này nên giá mặt hàng này hiện đang ở mức thấp do các công ty cạnh tranh nhau về giá. Mặt khác căn cứ vào tình hình hiện tại, giá cá nguyên liệu sẽ tiếp tục gia tăng hơn nữa do mặt hàng tôm của Việt Nam bị nhiễm chất cấm là trifluraline rất khó để xuất khẩu, điều này khiến các công ty sẽ chuyển qua chế biến và chào bán nhiều mặt hàng từ cá hơn. 4.2.2.3 Phân phối Hệ thống phân phối có thể xem là một điểm yếu của Phương Đông ở thời điểm hiện tại. Các hoạt động phân phối gần như phải thuê ngoài, công ty không có đại diện tại các thị trường để giải quyết những trục trặc xảy ra. Phương Đông cũng không có đại lí hàng tại các thị trường, khách hàng của Phương Đông là những khách hàng độc lập, liên hệ trực tiếp mua bán với công ty. Hiện tại Phương Đông đang xúc tiến hoàn thiện hệ thống phân phối cho riêng mình, xây dựng kênh phân phối hàng hóa ở các nước, qua đó từng bước khẳng định thương hiệu Phương Đông. Qua đây cho thấy Phương Đông còn rất yếu trong khâu phân phối, từ đó dẫn đến sản lượng bán ra không được như mong đợi. Trong tương lai công ty cần khắc phục được điểm yếu này để tăng cường tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty. 4.2.2.4 Chiêu thị Hiện tại các hoạt động chiêu thị chính của Phương Đông là tham gia các hội chợ chuyên ngành thủy sản trong và ngoài nước. Tại các hội chợ Phương Đông đều mang đến gian hàng giới thiệu sản phẩm của mình để qua đó giới thiệu sản phẩm của mình với bạn bè

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHoạch định chiến lược xuất khẩu tại công ty tnhh thủy sản phương đông.pdf
Tài liệu liên quan