Luận văn Quy hoạch phân bổ sử dụng đất xã Phú Thị, Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2003 - 2010

Trong những năm tới, cùng với xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế, việc phát triển các hoạt động thuộc lĩnh vực công nghiệp là một việc hết sức quan trọng và cần thiết của địa phương nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Dự kiến trong những năm tới xã sẽ tiếp tục thu hút sự đầu tư của cac công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước, thuê đất trên địa bàn của xã góp phần nâng cao thu nhập của người dân, giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động trên địa bàn của xã.

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4243 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy hoạch phân bổ sử dụng đất xã Phú Thị, Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2003 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy qua đê sông Đuống với chiều dài khoảng 1,5 Km, vừa là tuyến đê ngăn lũ, vừa là hệ thông giao thông của quốc gia vừa là hệ thống giao thông chính của xã. Hiện trạng, nền đường đã được nâng cấp cải tạo, độ rộng tuy chưa đảm bảo với tuyến quốc lộ nhưng đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân trong vùng, trong xã. - Giao thông nông thôn: Nhìn chung các tuyến giao thông từ các khu dân cư ra đường quốc lộ 181 và đường 179 đều đảm bảo độ rộng và nền đường. Giao thông trong các khu dân cư đều được bê tông hoá đủ độ rộng với tổng chiều dài 13 km chiếm tỷ lệ 100 %. - Giao thông nội đồng: Nhìn chung giao thông nội đồng của xã tương đối hoàn chỉnh về tuyến, hướng nhưng độ rộng và bề mặt chưa đảm bảo cho vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp cũng như đi lại của nông dân ra khu vực sản xuất. Trong tương lai cần được nâng cấp và mở rộng thêm các tuyến giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại cho nhân dân. Hệ thống giao thông trong xã đã đáp ứng tương đối tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trong xã, bên cạnh đó nó còn đáp ứng một cách có hiệu quả việc lưu thông trao đổi hàng hoá giữa nội thành và nông thôn, đáp ứng được nhu cầu giao lưu buôn bán của nhân dân trong vùng. Tuy nhiên trong những năm gần đây do việc vận chuyển đi lại nhiều của các phương tiện có trọng tải lớn lên một số đoạn đường đang bị xuống cấp cần được tu sửa và mở rộng trong những năm tới để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu ngày một tăng của nền kinh tế. Thuỷ lợi Nước tưới tiêu của xã chủ yếu lấy từ trạm bơm Trân Tảo bằng tuyến mương chính chạy theo hương Đông - Bắc và lấy từ trạm bơm Dốc Lời đảm bảo chủ động tưới tiêu cho 100% diện tích trong đồng. Tuy nhiên diện tích ngoài bãi việc chủ động tưới tiêu còn hạn chế. Các tuyến mương chính đã được bê tông hoá còn lại là mương đất đã xuống cấp, chưa phát huy được hiệu quả trong việc chủ động nước tưới Nhìn chung chất lượng các công trình thuỷ lợi của xã tương đối hoàn chỉnh song trạm bơm đã được xây dựng từ nhiều năm, hệ thống mương tưới, mương tiêu phần lớn là mương đất lên việc lạo vét luôn được tiến hành thường xuyên. Do vậy việc phát huy hiệu quả trong việc tưới và tiêu nước còn gặp không ít khó khăn, trong tương lai cần được nâng cấp cải tạo, mở rộng, bê tông hoá các tuyến mương còn lại nhất là khu vực ngoài bãi cần phải nạo vét làm mới hệ thống thuỷ lợi. Công trình về điện và nước sạch - Xã có hai trạm biến thế và 12 km đường dây điện đảm bảo 100% hộ gia đình có điện dùng. Tuy nhiên, hệ thống dây dẫn ở một số thôn do thời gian sử dụng tương đối lâu nên đang xuống cấp, mặt khác nhu cầu dùng điện của người dân ngày một tăng, vì vậy trong tương lai cần phải thay mới đường dây, xây mới các trạm biến thế, đảm bảo an toàn và cung cấp đầy đủ điện cho nhân dân sinh hoạt và sản xuất… - Về nước sạch, hầu hết các hộ gia đình trong xã đều có giếng khoan, số hộ dùng nước sạch hợp vệ sinh môi trường đạt 98%. Vấn đề xử lý rác thải, chất thải được nhân dân trong xã rất quan tâm và trong mỗi thôn đều đã có các vệ sinh viên đi thu gom rác thải thường xuyên, theo định kỳ. Công tác tổng vệ sinh môi trường được nhân dân trong xã thường xuyên thực hiện, đây là một việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Điều này góp phần tích cực trong việc gìn giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường, từng bước xây dựng một môi trường trong sạch, một nền sản xuất bền vững. 1.3. Đánh giá chung Qua kết quả điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phú thị cho thấy những thuận lợi và khó khắn sau: 1.3.1. Thuận lợi. Xã có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Xã nằm gần trung tâm huyện với hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại và luân chuyển hàng hoá vào Thủ đô nên thị trường rất rộng lớn. Trên địa bàn xã có các khu công nghiệp của huyện, các công ty liên doanh, công ty tư nhân, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của xã, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đồng thời, với tiềm năng đất đai sẵn có, hệ thống giao thông thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh, cùng với sự áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp sẽ là những tiền đề quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong xã đi lên theo hướng sản xuất hàng hoá. Quy mô xã không lớn, khoảng cách từ các điểm dân cư đến đồng ruộng không xa, thuận lợi cho sản xuất và quản lý. 1.3.2. Khó khăn + Xã có điểm xuất phát về kinh tế thấp GDP/đầu người chưa đạt 200 USD, nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất không nhiều, khả năng huy động vốn trong nhân dân bị hạn chế + Là xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nhưng bình quân đất nông nghiệp/đấu người thấp. Lao động chưa có việc làm tương đối nhiều đang là thử thách đối với Đảng bộ xã Phú Thị. Chương 2: Tình hình quản lý và sủ dụng đất đai 2.1.Tình hình quản lý đất đai 2.1.1. Địa giới hành chính Thực hiện chỉ thị 364 - HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng( nay là Chính Phủ ). Ban Tổ Chức chính quyền thành phố chỉ đạo các ban ngành thuộc huyện, như phòng tổ chức chính quyền huyện, bộ phận quản lý đất đai cùng xã Phú Thị và các xã lân cận tiến hành hội nghị hiệp thương về ranh giới và đã cùng nhau xác định ranh giới ngoài thực địa và tren bản đồ, do vậy về ranh giới hành chính của xã là ổn định được xác định bằng các mốc giới địa hành chính theo quy định của Tổng Cục Địa Chính. Các cột mốc được chôn tại các vị trí rõ ràng, thuận lợi và dễ bảo quản. 2.1.2.tình hình khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chínhvà đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất Thực hiện chỉ thị 299 TTg của thủ tướng chính phủ, công tác đo đạc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ địa chính của xã đã được tiến hành từ nhiều năm trước đây. Phú Thị cũng đã tiến hành lập hồ sơ địa chính mới trên mẫu hồ sơ địa chính do Tổng Cục Địa Chính ban hành theo quyết định số 499/QĐ-ĐC ngày 27/07/1995. Cho đến nay, 100% các hộ gia đình, cá nhân trong xã đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Bên cạnh đó xã cũng đang tiến hành làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và vườn liền kề. 2.1.3.Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại. Được sự quản lý chặt chẽ của UBND huyện, được sự quan tâm của phòng địa chính huyện cùng với sự cố gắng lớn của Đảng uỷ, UBND xã cho nên hầu hết các tranh chấp, khiếu nạivề đất đai giữa các chủ sủ dụng đất đều được giải quyết. Các vụ lấn chiếm đất công của các chủ dụng đất cũng đã từng bước được giải quyết.Trong năm 2002 có 12 vụ tranh chấp, lấn chiếm đất đai và đã được giải quyết hợp tình hợp lý. 2.1.4. Tình hình điều tra quy hoạch đất đai Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt, cho nên việc thống kê đất đai ngày càng được thư hiện chặt chẽ hơn. UBND xã Phú Thị đã đề bạt với phòng địa chính huyện Gia Lâm, trình Sở địa chính Nhà Đất thành phố Hà Nội phương án quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 1995 - 2015. Sau đó thực hiện Nghị Định 64/CP ngày 27/03/1993 của Chính Phủ về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp. Để thi hành Quyết định số 1615/QĐ-UB ngày 12/06/1995 và chỉ thị số 48/ct-ub thành phố Hà Nội theo hướng dẫn trực tiếp của sở Địa Chính và Kiến trúc sư trưởng thành phố, phòng Địa chính Nhà đất huyện, UBND xã Phú Thị đã tiến hành điều tra, khảo sát…để xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất của xã giai đoạn 1999-2020. 2.2. Hiện trạng sử dụng đất Theo số liệu thống kê năm 2002 của xã cho thấy: - Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là: 470,27 ha trong đó: - Đất nông nghiệp là 329,75 ha chiếm 70,12% - Đất chuyên dùng là 84,57 ha chiếm 17,98% - Đất ở nông thôn là 40, 14chiếm 8,54% - Đất chưa sử dụng là 15,81 chiếm 3,36% Hiện trạng sử dụng đất năm 2002 của xã được thể hiện qua bảng 6 Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất năm 2002 của xã Phú Thị LoạI đất Diện tích ( ha) Tỷ lệ ( % ) I/ Tổng diện tích tự nhiên II/ Đất nông nghiệp 1/ Đất trồng cây hàng năm - Đất 3 vụ - Đất 2 vụ - Đất chuyên mạ - Đất chuyên màu 2/ Đất vườn tạp 3/ Đất trồng cây lâu năm 4/ Đất mặt nước NTTS III/ Đất chuyên dùng 1/ Đất xây dựng 2/ Đất giao thông 3/ Đất thuỷ lợi 4/ Đất DTLSVH 5/ Đất an ninh quốc phòng 6/ Đất làm NVL xây dựng 7/ Đất nghĩa địa 8/ Đất chuyên dùng khác IV/ Đất ở V/ Đất chưa sử dụng - Đất bằng chưa sủ dụng - Đất có mặt nước chưa sử dụng 470,27 329,75 306,46 10,05 180,36 5,04 111,01 4,53 6,42 12,34 84,57 27,95 20,53 18,795 1,39 8,52 2,02 5,14 0,025 40,14 15,81 11,81 4,00 100 70,12 65,17 2,14 38,35 1,07 23,61 0,96 1,37 2,62 17,98 5,94 4,37 3,99 0,30 1,81 0,43 1,09 0,05 8,54 3,36 2,51 0,85 Qua bảng 6 có thể nhận thấy rằng diện tích đất nông nghiệp của xã là 329,75 ha chiếm 70,12 % tổng diện tích tự nhiên của xã, diện tích đất chuyên dùng của xã là 84,57 ha chiếm 17,78 % tổng diện tích tự nhiên của xã, diện tích đất ở nông thôn của xã là 40,14 ha chiếm 8,54 % tổng diện tích tự nhiên của xã, diện tích đất hưa sử dụng của xã là 15,81 ha chiếm 3,36 % tổng diện tích tự nhiên của xã. Như vậy diện tích đất chưa sử dụng của xã Phú Thị còn tương đối nhiều, do đó trong phương án quy hoạch cần chuyển những diện tích này vào các mục đích sử dụng, nhằm tận dụng một cách triệt để nguồn tài nguyên này. 2.3. Biến động trong quá trình sử dụng đất đai năm 2002 so với năm 1990 và năm 1995 Kết quả so sánh đất đai được thể hiện trong bảng 7 Bảng 7: So sánh diện tích các loại đất năm 2002 với năm 1995,1990 Loại đất Diện tích năm 2002 So với năm 1990 So với năm 1995 Diện tích năm 1990 Tăng (+) giảm (-) Diện tích năm 1995 Tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên I. Đất nônh nhiệp 1. Đất trồng cây hàng năm - Đất ruộng lúa, lúa màu - Đất trồng cây hàng năm Đất vườn tạp Đất trồng cây lâu năm 4. Đất mặt nước NTTS II.Đất chuyên dùng 1. Đất xây dựng 2. Đất giao thông 3. Đất thuỷ lợi 4. Đất di tích LSVH 5. Đất ANQP 6. Đất làm NVL xây dựng 7. Đất nghĩa trang nghĩa địa 8. Đất chuyên dùng khác III. Đất ở nông thôn IV. Đất chưa sử dụng 1.Đất bằng chưa sử dụng 2.Sông suối 470,27 329,75 306,46 190,40 116,06 4,53 6,42 12,34 84,57 27,95 20,53 18,75 1,39 8,52 2,02 5,14 0,025 40,14 15,81 11,81 4,00 470,27 352,66 323,02 203,49 119,53 16,96 4,16 8,52 64,00 13,44 18,31 14,97 1,39 8,51 2,02 5,14 0,22 30,68 22,93 15,12 7,81 0 -22,91 -16,56 -13,09 -3,47 -12,43 +2,26 +3,82 +20,57 +14,51 +2,22 +3,825 0 +0,01 0 0 +0,005 +9,46 -7,12 -3,31 -3,81 470,27 345,31 322,02 205,49 116,53 4,53 6,52 12,34 70,00 15,07 19,53 18,12 1,39 8,51 0,22 5,14 0,22 39,15 15,81 11,81 4,00 0 -15,56 -15,56 -15,09 -0,47 0 0 0 +14,57 +12,88 +1,00 +0,675 0 +0,01 0 0 +0,005 +0,99 0 0 0 Qua số liệu của bảng 7 chúng ta có thể nhận thấy xu hướng biến động đất đai của xã Phú Thị trong những năm qua như sau: - Về đất nông nghiệp diện tích ngày một bị thu hẹp, chủ yếu do các nguyên nhân chính đó là chuyên sang sử dụng vào mục đích chuyên dùng, chuyển sang sử dụng vào mục đích đất ở nông thôn…Diện tích đất nông nghiệp của năm 2002 giảm 22,91 ha so với năm 1990 và giảm 15,56 ha so với năm 1995. - Do xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất chuyên dùng ngày một tăng lên do nhu cầu ngày càng tăng của việc đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, các công ty, doanh nghiệp về thuê đất trên địa bàn xã ngày một nhiều, diện tích đất chuyên dùng năm 1990 của xã chỉ có 64,00 ha nhưng đến năm 1995 đã tăng lên 70,00 ha, đến năm 2002 con số diện tích đất chuyên dùng đã là 84,57 ha tăng 20,57 ha so với năm 1990. - Do nhu cầu ngày một tăng của nhân dân về nhà ở nên trong những năm qua đất ở của xã cũng ngày một tăng lên cụ thể năm 1990 diện tích đất ở của xã chỉ có 30,68 ha nhưng đến năm 2002 diện tích đất ở đã là 40,14 ha tăng 9,46 ha. - Bên cạnh đó chúng ta còn có thể nhận thấy trong những năm qua xã Phú thị cũng đã có rất nhiều cố gắng trong việc từng bước cải tạo, đầu tư đưa dần diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích khác như: nông nghiệp, chuyên dùng… Qua đây chúng ta có thể nhận thấy được xu thế biến động đất đai của xã phú Thị đó là diện tích đất chưa sử dụng ngày một giảm đi thể hiện được việc sử dụng đất của xã ngày càng hiệu quả, tiết kiệm. Diện tích đất chuyên dùng ngày một tăng lên phản ánh được xu thế chuyển đổi đúng đắn của xã về cơ cấu các ngành trong sự phát triển chung của nền kinh tế, từng bước chuyển dịch nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông thôn, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ trong nền kih tế. 2.4. Nhận xét chung về tình hình quản lý và sử dụng đất Qua việc rà soát tình hình quản lý và sử dụng đất của xã từ năm 1990 đến nay cho thấy. Tình hình quản lý Từ 1993 trở về trước Việc thống kê đất đai của các năm trước chưa thực hiện đúng theo quy định thống kê, kiểm kê nên dẫn đến các loại đất thống kê còn thiếu, tình hình quản lý còn thể hiện nhiều thiếu sót, công tác giải quyết tranh chấp khiếu lại còn chưa nghiêm minh, việc làm thủ tục chuyển đổi chuyển nhượng còn hạn chế Số liệu thống kê đất đai từ các năm trước được sử dụng từ số liệu giao khoán và các tổ chức tự kê khai. Sau khi đo đạc bản đồ địa chính mới có số liệu chính xác. - Công tác bảo quản hồ sơ chưa tốt, khó sử dụng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý đất đaỉ xã cũng như việc xử lý các vi phạm đất đai và các tranh chấp đất đai Từ năm 1993 đến nay - Việc quản lý đất đai đã dần đi vào nền nếp, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình cá nhân được đẩy mạnh. Công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ đã có nhiều cố gắng, việc xử lý việc vi phạm đất đai đã được giải quyết công bằng đem lại lòng tin, bình đẳng cho nhân dân trong xã. - Tuy nhiên việc chấp hành luật đất đai năm 1988, 1993 và luật sửa đổi bổ sung luật đất đai năm 2001 chưa nghiêm, vẫn còn xảy ra các hiện tượng các hộ tự làm nhà trên đất vườn và tự ý chuyển đất nông nghiệp sang các loại đất khác, hiện tượng lấn chiếm đất công vẫn còn xảy ra nhưng rất hiếm 2.4.2. Tình hình sử dụng Tình hình sử dụng đất của xã trong những năm qua cho thấy: mục đích sử dụng của các loại đất trong xã đã được thực hiện rất nghiêm chỉnh, diện tích các loại đất được sử dụng một cách triệt để đảm bảo hiệu qủa, hợp lý, tiết kiệm. Chương 3: Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và định hướng sử dụng đất 3.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã Phú Thị đến năm 2010 Căn cứ vào điều kiện thực tế của xã về các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội. Trên cơ sở phân tích tiềm năng của địa phương, căn cứ vào phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố và huyện Gia Lâm, đồng thời dựa trên kinh nghiệm của các xã tiên tiến, điển hình, chúng tôi đưa ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2003 - 2010 của xã Phú Thị như sau: 3.1.1.Về kinh tế Trong những năm tới cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế cả nước, cả thành phố, huyện kinh tế của xã Phú Thị sẽ phấn đấu giữ vững mức tăng trưởng ỏ 6 – 8 %, và tỷ trọng của các ngành dự kiến sẽ là công nghiệp 50 %, nông nghiệp 30 %, dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp sẽ là 20 %. GDP dự tính sẽ là 28076 triệu đồng trong đó thu nhập từ ngành công nghiệp sẽ là 14038 triệu đồng, ngành nông nghiệp là 8422,8 triệu, ngành nghề phụ, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ sẽ là 5615,2 triệu đồng. Phương hướng phát triển cụ thể của từng lĩnh vực như sau: 3.1.1.1. Về công nghiệp: Trong những năm tới, cùng với xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế, việc phát triển các hoạt động thuộc lĩnh vực công nghiệp là một việc hết sức quan trọng và cần thiết của địa phương nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Dự kiến trong những năm tới xã sẽ tiếp tục thu hút sự đầu tư của cac công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước, thuê đất trên địa bàn của xã…góp phần nâng cao thu nhập của người dân, giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động trên địa bàn của xã. 3.1.1.2. Về nông nghiêp: + Trồng trọt: Đẩy mạnh các ngành sản xuất trong xã để xây dựng một nền kinh tế toàn diện coi công nghiệp là lĩnh vực sản xuất quan trọng, kết hợp hài hoà giữa kinh nghiệm truyền thống và khoa học kỹ thuật mới, tăng cường công tác khuyến nông, hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật. Đặc biệt là cơ khí hoá trong sản xuất nông nghiệp… từ đó tăng cường mức độ thâm canh, đa dạng hoá cây trồng, đa dạng hoá sản xuất, đồng thời nâng cao năng suất cây trồng chất lượng của nông sản, theo hướng sản xuất hàng hoá. Đặc biệt trong những năm tới xã cần đẩy mạnh việc chuyển đổi một số diện tích canh tác ngoài đê có hiệu quả sản xuất thấp sang trồng dâu nuôi tằm, tiếp tục phát triển diện tích cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, lạc… Mục tiêu đến năm 2010 bình quân lương thực trên đầu người đạt trên 500 kg. + Chăn nuôi: Cùng với việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp xã phải đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi, đặc biệt là việc phát triển đàn bò sữa ở các thôn Đại Bản, Trân Tảo và Hàn Lạc, phấn đấu đưa tổng đàn bò sữa đến năm 2010 lên tới 300 con. Đàn lợn tiếp tục duy trì ở số lượng 25000 - 25500 con, đàn bò thịt và bò sinh sản là 500 - 540 con, đàn gia cầm duy trì ở mức 27000 - 28000 con 3.1.1.3.Về thương mại dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp: Cùng với sự phát triển của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, trong những năm qua ngành thương mại dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp đã có những chuyển biến rõ rệt, sự tác động của kinh tế thị trường đã kích thích ngành thương mại dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh chóng, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân. Trong những năm tới xã cần đẩy mạnh hơn nữa việc kinh doanh dịch vụ thương mại trên mọi lĩnh vực sản xuất, trong các thôn, xóm, phố, chợ…Phấn đấu có từ 300 - 500 hộ kinh doanh. Đến cuối giai đoạn quy hoạch phải có sự tương đối cân bằng về tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Bước đầu tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hoá nông thôn. 3.1.2. Về xã hội Thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tuyên truyền nhân dân thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1% vào năm 2010. Đồng thời quan tâm đến đời sống văn hoá của nhân dân, tạo điều kiện tổ chức các hình thức sinh hoạt văn hoá lành mạnh. Đặc biệt trú trọng đến phát triển văn hoá, giáo dục, phấn đấu đến năm 2010 thực hiện chương trình phổ cập cấp III. Do đó trong thời gian quy hoạch phải nâng cấp, cải tạo và xây mới các trung tâm văn hoá xã, thôn, sân vận động, khu vui chơi thể thao văn hoá ở các thôn, trường học, nhà trẻ, trạm xá…Có thể thấy rằng định hướng phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở để xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất xã Phú Thị. 3.2. Định hướng sử dụng đất đai 3.2.1. Đất nông nghiệp Phú Thị là một xã nông nghiệp thu nhập của nhân dân trong xã từ sản xuất nông nghiệp tương đối lớn, vì vậy trong quá trình sử dụng đất phải hạn chế tối đa việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích khác, không ngừng cải tạo, nâng cao chất lượng đất. Cải tạo mở rộng diện tích đất nông nghiệp để bù vào diện tích đất nông nghiệp chuyển sang mục đích khác, tiến hành thâm canh tăng vụ. 3.2.2. Đất ở Dân số trong tương lai ngày một tăng lên, đó là vấn đề tất yếu. Do đó, việc mở rộng diện tích đất ở cho người dân để họ yên tâm sản xuất là việc rất cần thiết mà phương án quy hoạch cần giải quyết. Tuy nhiên, việc mở rông đất ở phải theo quy định của luật đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan sao cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Hạn chế đến mức tối đa việc chuyển đất nông nghiệp sang làm đất ở, khuyến khích các hộ tự giãn trên đất vườn, tận dụng các loai đất không cá khả năng hoặc có hạn chế về khả năng sản xuất nông nghiệp để cấp cho những hộ thực sự có nhu cầu đất ở. 3.2.3. Đất chuyên dùng Tổng diện tích đất chuyên dùng của xã năm 2002 là 80,57 ha chiếm17,98 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó bao gồm: Để sử dụng các loại đất chuyên dùng một cách có hiệu quả cần phải đầu tư cải tạo, tu bổ các công trình phúc lợi, giao thông thuỷ lợi. Tuy nhiên do nhu cầu phát triển ngày càng lớn của con người cho nên trong quy hoạch đất chuyên dùng sẽ tăng lên rất nhiều. Vì vậy, cần tính toán, cân đối đất sao cho hạn chế đến mức thấp nhất việc làm giảm diện tích đất nông nghiệp. 3.2.4. Đất chưa sử dụng Quỹ đất chưa sử dụng của xãlà 15,81 ha chiếm 3,36 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó diện tích mặt nước chưa sử dụng còn 4,00 ha, diện tích đất bằng chưa sử dụng là 11,81 ha, có thể nói rằng xã đã sử dụng đất một cách rất hiệu qủa.Trong quy hoạch cần đưa diện tích đất chưa sử dụng vào nhằm tận dụng triệt để nguồn tài nguyên quan trọng này. Chương 4: Nội dung phương án quy hoạch sử dụng đất. 4.1. Xác định và hoàn chỉnh ranh giới đất đai Việc xác định và hoạch định ranh giới đất đâi bao gồm cả ranh giới hành chính của xã và ranh giới giữa các chủ sử dụng đất trong xã có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là cơ sở pháp lý để tiến hành công tác quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã. Ranh giới đất đai ổn định, hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt trong công tác quản lý đất đai, hạn chế tới mức thập nhất các vụ tranh chấp về đất đai có thể xảy ra, góp phần vào công tác ổn định an ninh trật tự xã hội. Đồng thời nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đất đai 4.1.1. Ranh giới hành chính của xã Thực hiện chỉ thị 364/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng ( nay là Chính Phủ ) đất đai dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm và các cơ quan chuyên môn. UBND xã Phú Thị đã cùng với các xã Dặng Xá, xã Kim Sơn, xã Dương Xá, xã Phù Đổng, xã Dương Quang, xã Trâu Quỳ, xã Trung Mầu tiến hành hoạch định ranh giới hành chính. Hiện nay hồ sơ ranh giới, vị trí các điểm mốc địa giới của xã với các xã giáp ranh đã được thống nhất rõ ràng. Phương án quy hoạch đất đai xã Phú Thị sẽ được tính toán phân bổ trên quan điểm công nhận ranh giới hành chính xã đã thống nhất. 4.1.2. Ranh giới giữa các chủ sử dụng đất trong xã Ranh giới phân định giữa các chủ sử dụng đất trong xã được xác định rõ ràng qua đợt rà soát 299. Qua quá trình sử dụng đất rhực tế ở xã có nảy sinh một số hiện tượng lấn chiếm đất đai dẫn đến một số vụ tranh chấp. UBND xã cùng với các cơ quan có chức năng đã đứng ra giải quyết một cách hợp tình hợp lý đem lại sự công bằng cho người sử dụng đất. 4.2. Quy hoạch đất khu dân cư Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1992 điều 60 nêu rõ: " Mọi công dân đều có quyền có nhà ở." Điều 62 nêu: " Công dân có quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và theo pháp luật " Do vậy trong đồ án quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai sẽ đề cập trước mắt đến vấn đề dân số và nhu cầu đất ở từ nay dến năm 2010. 4.2.1. Dự báo dân số, số hộ Vấn đề dân số luôn là sự quan tâm của toàn xã hội, dân số có mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển của nền kinh tế. Đối với một nước đang còn đói nghèo, nền kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính như nước ta thì vấn đề giảm tỷ lệ tăng dân số là mục tiêu của cả nước. Vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình đã được các cấp chính quyền xã Phú Thị quan tâm từ nhiều năm nay nên người dân đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Tỷ lệ phát triển dân số của xã đã giảm đáng kể từ 1,5% năm 2001 xuống 1,30% năm 2002 và phấn đấu đến năm 2010 còn 1,00 %. Dân số hiện tại năm 2002 của xã là 6648 người, số hộ là 1709 hộ. Để tính toán dự báo dân số của xã trong những năm quy hoạch, chúng tôi sử dụng công thức sau: Nt =No.[1 + ( P + V )/100]T Đợn vị tính là người Trong đó: Nt là dân số năm quy hoạch. No là dân số năm hiện trạng. P là tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên. V là tỷ lệ tăng dân số cơ học. T là số năm trong thời kỳ quy hoạch. Dự báo số hộ trong những năm quy hoạch được tính theo công thức: Ht = (Nt/No).Ho Trong đó: Ht là số hộ năm quy hoạch. Ho là số hộ năm hiện trạng. Nt là dân số năm quy hoạch. No là dân số năm hiện trạng. Căn cứ vào số cặp kết hôn trung bình hàng năm, tỷ lệ phát triển dân số dự báo năm quy hoạch giảm dần và tiềm năng cũng như quy luật phát sinh hộ ở địa phương, tâm lý của nhân dân trong xã cho thấy số cặp kết hôn có xu hướng tách hộ ngày càng nhiều. Vì thế trong đồ án này chúng tôi dự báo số hộ theo phương pháp quy mô hộ giảm dần. Dự báo dân số, số hộ xã Phú Thị của từng thôn trong những năm quy hoạch được thể hiện qua bảng 8. Bảng 8: Dự báo dân số và số hộ của xã Phú Thị đến năm 2010 Thôn ĐVT 2002 2003 2004 2005 2010 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,30 1,26 1,22 1,18 1,00 Hàn Lạc: Số nhân khẩu Số hộ Khẩu Hộ 864 220 874 226 886 230 894 238 944 245 Phú Thị: Số nhân khẩu Số hộ Khẩu Hộ 1902 485 1926 498 1949 512 1972 530 2079 542 Tô Khê: Số nhân khẩu Số hộ Khẩu Hộ 1536 404 1556 416 1575 428 1593 440 1680 452 Trân Tảo : Số nhân khẩu Số hộ Khẩu Hộ 1109 280 1123 290 1136 299 1150 308 1213 317 Đại Bản:: Số nhân khẩu Số hộ Khẩu Hộ 1237 320 1252 325 1268 332 1283 345 1353 360 Toàn xã: Số nhân khẩu Số hộ Khẩu Hộ 6648 1709 6731 1755 6814 1801 6894 1861 7269 1916 Theo số liệu trong bảng 8 cho thấy số hộ năm 2010 của xã Phú Thị là 1916 hộ tăng 207 hộ so với năm 2002. Còn số nhân khẩu năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100671.doc
Tài liệu liên quan