Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty Da Giầy Hà Nội trước xu thế hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế

Công ty Da giầy Hà Nội với các sản phẩm chủ yếu bao gồm các loại giầy vải, giầy da, các sản phẩm da và keo công nghiệp, cùng một số các phụ phẩm khác Trong các sản phẩm trên, loại sản phẩm chính và mang tính mũi nhọn, chuyên ngành của Công tychủ yếu là các loại sản phẩm giầy vải,các loại giầy da. Sản phẩm xuất khẩu thuộc chủng loại trên chủ yếu là giầy vải. Vì lí do trên, khi đề cập đến chất lượng sản phẩm ở Công ty thường người ta chỉ đề cập đến chất lượng ở các sản phẩm giầy vải và giầy da.

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty Da Giầy Hà Nội trước xu thế hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quốc tế và khu vực đang là một xu hướng chính và chủ đạo trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, liên doanh, liên kết. Hội nhập và hợp tác đã và đang xâm nhập vào tất cả các ngàng nghề, các lĩnh vực khác nhau của sản xuất kinh doanh tạo nên một diện mạo và một không khí mới trong nền kinh tế quốc dân. Trước hết phải nói rằng xu hướng hội nhập và hợp tác là một xu hướng tất yếu của thời đại và nó là một sản phẩm của sự chuyên môn hoá đã đạt tới một trình độ đỉnh cao. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kỹ thuật, các phương tiện giao thông cũng như liên lạc điện tử viễn thông đã thu hẹp dần khoản cách địa lý giữa các quố gia, các khu vực và các nền kinh tế trên thế giới. Thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu đời, nay phát triển tới một trình độ mới, thúc đẩy sản xuất và các mối quan hệ, giao lưu giữa các quốc gia. Quá trình chuyên môn hoá sản xuất do đó đã không còn bó hẹp trong một phạm vi địa lý mà được mở rộng ra khắp thế giới. Đây chính là những điều kiện tiền đề đóng vai trò quyết định tới sự hình thànhvà phát triển của xu hướng hội nhập và hợp tác phát triển kinh tế quốc tế nói riêng và toàn cầu hoá nói chung. 2. ảnh hưởng của hội nhập và hợp tác. 2.1 Những ảnh hưởng chung đối với nền kinh tế quốc dân. Hội nhập và hợp tác đã và đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên khắp thế giới và đang làm thay đổi thế giới theo một xu hướng nhất định. Có thể nói, sự thay đổi ấy chính là sự phát triển về kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng của GDP cũng như thu nhập đầu người ở mức cao. Các khối thị trường trong khu vực và trên toàn thế giới đang được hình thành và sẽ còn đạt tới một sự thống nhất cao về các nguyên tắc của thị trường. Điển hình cho việc hình thành các khối thị trường chung này là khối thị trường chung Bắc Mỹ (NAFTA), tổ chức thương mại thế giới (WTO), khu vực mậu dịch tự do Đông Nam á… Việt Nam là một nước nằm trong khối ASEAN và sẽ trở thành thành viên của khối AFTA vào năm 2003. Do vậy, xu hướng hội nhập mở cửa, hợp tác kinh tế cũng đang là một xu hướng chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Điều này cũng được thể hiện trong các chính sách về kinh tế, chính sách đầu tư nước ngoài và các chính sách về hợp tác kinh tế khác. Các hiệp định về kinh tế và thương mại song phương hoặc đa phương đã được ký kết và chính thức có hiệu lực, chẳng hạn như hiệp định thương mại Việt-Mỹ, các hiệp ước về khu vực mậu dịch tự do Đông Nam á mà chúng ta chính thức là thành viên và trong tương lai, Việt Nam sẽ gia nhập WTO. Như vậy, hội nhập và hợp tác đã có một ảnh hưởng to lớn tới toàn bộ nền kinh tế nước ta, nó đã làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế và tạo ra cho nước ta những cơ hội mới của sự phát triển nhưng cũng không ít những thách thức và khó khăn cần giải quyết. 2.2. ảnh hưởng của hội nhập và hợp tác tới công ty Da giầy Hà Nội. Cũng như các doanh nghiệp công nghiệp khác của Việt Nam, Công ty Da giầy Hà Nội đang phải chịu những ảnh hưởng lớn do xu hướng hội nhập và hợp tác mang lại. Các ảnh hưởng này diễn ra theo nhiều xu hướng khác nhau. Xu hướng hội nhập và hợp tác làm thay đổi về thị trường tiêu thụ của Công ty và đây là sự ảnh hưởng lớn nhất. Ngoài ra, quá trình hội nhập cũng làm phát sinh thêm nhiều đối thủ cạnh tranh mới. Để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh do xu hướng hội nhập và hợp tác, Công ty Da giầy Hà Nội đã phải thực hiện nhiều sự thay đổi trong các chính sách sản xuất kinh doanh cuả mình. Đó là việc điều chỉnh lại các chiến lược về sản phẩm, về tiêu thụ và các chiến lược khác. Ngoài ra, dưới sức ép của cạnh tranh về chất lượng, công ty đã buộc phải liên tục cải tiến và đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại hoá để phù hợp với các đòi hỏi của thị trường. Như vậy, hội nhập và hợp tác đã có những ảnh hưởng và những tác động to lớn đến toàn bộ nền kinh tế và do đó nó cũng có nhứng ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty Da giầy Hà Nội. Các ảnh hưởng này tác động đến hầu hết các hoạt động trong Công ty, từ hoạt động tài chính, hoạt động mua bán đến các hoạt động xuất nhập khẩu… Những ảnh hưởng này đã và đang buộc Công ty phải có những thay đổi ở hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được sự thích ứng tốt đối với nó, tạo ra các ưu thế và cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh. 3. Những cơ hội và thách thức đối với Công ty Da giầy Hà Nội trước xu thế hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế. Hội nhập và hợp tác phát triển kinh tế quốc tế luôn luôn đặt ra những đòi hỏi lớn đối với không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà còn đối với cả nền kinh tế quốc dân. Việc đáp ứng các đòi hỏi này sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều những cơ hội mới của sự phát triển cũng như luôn tạo ra những khó khăn thách thức, đòi hỏi phải giải quyết tốt và vượt qua những khó khăn này nếu muốn đi tiếp trên con đường đã chọn. 3.1. Cơ hội. Đó chính là các cơ hội về vốn, đầu tư, các cơ hội về thị trường, về công nghệ và tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài thông qua việc cung cấp những thông tin phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường … Xu hướng phát triển của phong trào hội nhập và hợp tác quốc tế là đạt tới sự thống nhất cao về thị trường trên cơ sở sự chuyên môn hoá quốc tế ở trình độ cao. Việc hình thành một thị trường thống nhất bao gồm cả thị trường sản phẩm, thị trường về vốn, thị trường về công nghệ, thị trường tài chính và các thị trường khác phục vụ cho sản xuất kinh doanh, sẽ mở ra cho các doanh nghiệp các cơ hội mới về thị trường sảm phẩm, sự cạnh tranh về tài chính, về vốn và công nghệ. Đây là các yếu tố tiền đề và làm cơ sở cho một sự phát triển mới. Nắm bắt và triệt để tận dụng các cơ hội do hội nhập và hợp tác mang lại là một yêu cầu bức xúc hiện nay đối với doanh nghiệp. Việc áp dụng thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật trên thế giới sẽ cho ra đời một sản phẩm và có thể đây là sản phẩm trực tiếp đe doạ sự hưng vong của doanh nghiệp thông qua cạnh tranh và hội nhập, hợp tác. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam có trình độ công nghệ khá lạc hậu, chất lượng và giá thành sản phẩm còn chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Đây chính là các thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường tham gia hội nhập và hợp tác. 3.2. Thách thức. Các thách thức ở đây chủ yếu và trước hết là ở trình độ công nghệ sản xuất. Như đã biết, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang sử dụng những loại công nghệ đã lạc hậu so với khu vực và thế giới, do đó, chất lượng sản phẩm sản xuất ra không cao, các chi phí vận chuyển và vận hành lớn làm cho giá thành sản phẩm cao, không cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Ngoài các thách thức về công nghệ như trên, trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, cung cách quản lý và lao động sản xuất còn chưa hợp lý, mang nặng cung cách làm ăn của cơ chế quan liêu bao cấp. Có thể nói, cách tư duy kinh tế bao cấp chính là một trở ngại lớn nhất trên con đường hội nhập và phát triển. Chương II thực trạng chất lượng sản phẩm ở công ty Da giầy Hà Nội. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Da giầy Hà nội. 1. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty Da giầy Hà Nội, tiền thân là Công ty Thuộc da Đông Dương được thành lập từ năm 1912 do một nhà tư sản Pháp bỏ vốn đầu tư, xây dựng. Hiện nay, công ty là một doanh nghiệp Nhà nước và là thành viên của Tổng Công ty Da giầy Việt Nam. Công ty có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ theo luật định như một tổ chức kinh tế, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty hoạt động theo cơ chế tự hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi và có lãi. Trụ sở chính của Công ty Da giầy Hà Nội đặt tại đường Nguyễn Tam Trinh, phường Mai Động, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Đây là địa điểm giao dịch và cũng là cơ sở sản xuất chính của Công ty hiện nay. Công ty Da Giầy Hà Nội có một quá trình phát triển lâu dài và trải qua nhiều giai đoạn từ năm 1912, năm thành lập, cho đến nay. Quá trình đó có thể được phân ra làm các giai đoạn sau: Giai đoạn từ năm 1912-1958: Đây là giai đoạn mà Công ty Thuộc da Đông Dương hoạt động dưới cơ chế quản lý tư bản chủ nghĩa. Mục tiêu hoạt động chủ yếu của Công ty trong giai đoạn này là lợi nhuận và sản xuất phục vụ các nhu cầu của quân đội viễn trinh Pháp trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương. Các loại máy móc, thiết bị sản xuất được đưa từ Pháp sang, quá trình sản xuất sử dụng lao động thủ công là chủ yếu, quy mô sản xuất nhỏ. Sản lượng của Công ty trong giai đoạn này còn thấp và đạt mức khoảng từ 200.000 đến 300.000 Bia da mềm( Bia là đơn vị đo diện tích của da, 1 bia = 30*30cm) và khoảng từ 10 đến 15 tấn da cứng/năm. Đến năm 1954, sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc thì Công ty thuộc da Đông Dương bị đóng cửa để giải quyết các vấn đề về kinh tế cấp bách và chuyển nhượng lại cho phía Việt Nam. Năm 1958, Công ty chính thức chuyển sang hình thức Công ty hợp doanh và gọi là nhà máy Da Thuỵ Khuê. Đây là hình thức mà Chính phủ cùng với khoảng 80 nhà tư sản Việt Nam mua lại nhà máy từ tay nhà tư sản Pháp. Quy mô nhà máy được mở rộng, sản lượng tăng khoảng 20 đến 30% so với trước. Giai đoạn 1958- 1970: Đây là thời kỳ công ty đang hoạt động dưới hình thức hợp doanh. Tức là cả Nhà nước và tư nhân đều bỏ vốn đầu tư và quản lý sản xuất kinh doanh. Đầu năm 1960, Công ty được sự giúp đỡ của Tiệp Khắc trong việc đào tạo cán bộ công nhân viên và trang bị thêm máy móc thiết bị, nhờ đó công ty tiếp tục phát triển và làm chủ hoàn toàn thị trường da thuộc miền Bắc. Thời kỳ 1958-1970, cũng là thời kỳ cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chống lại sự leo thang phá hoại của không quân Mỹ. Cơ chế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời kỳ này là cơ chế bao cấp, quan liêu. Các sản phẩm của công ty làm ra chủ yếu để bán cho Chính phủ và Chính phủ sẽ phân phối lại cho các đơn vị. Giá cả do Nhà nước quy định, tiền lương của cán bộ công nhân viên được trả theo ngạch bậc thống nhất trong cả nước. Kèm theo đó là chế độ tem phiếu, định lượng tiêu chuẩn của cán bộ công nhân viên. Sản lượng sản xuất trong giai đoạn này tăng so với giai đoạn trước từ 2-3 lần. Giai đoạn 1970-1986: Sau năm 1970 Công ty chuyển hẳn sang thành xí nghiệp quốc doanh TW 100% vốn Nhà nước và từ đó hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước. Tên chính thức của Công ty lúc này là nhà máy Da Thuỵ khuê. Tên này được sử dụng trong các giao dịch cho đến 1990. Trong giai đoạn này, nhà máy Da Thuỵ Khê( Tức Công ty Da giầy Hà Nội hiện nay) vẫn hoạt động theo cơ chế bao cấp, sức sản xuất đã phát triển nhanh đặc biệt sau ngày giải phóng 30/4/1975. Lúc đó sản lượng thuộc da đã đạt: Da mềm: Trên 1000.000 bia. Da cứng:Trên 100 tấn. Keo công nghiệp: 50-70 tấn. Ngoài ra các sản phẩm chế tạo từ da cũng rất phong phú như dây curoa, bóng đá, boa súng, găng tay… số lượng công nhân viên kỳ này đã tăng trên 500 người. Sau những năm 1980, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, sản xuất buộc phải điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường có sự cạnh tranh cao. Các sản phẩm làm ra phải tự tiêu thụ, tự hạch toán trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được. Do vậy, sản lượng tiêu thụ bị giảm sút, có những năm, sản lượng da mềm chỉ còn từ 200 đến 300 ngàn bia, da cứng 20 đến 30 tấn, tức là bằng thời kỳ mới thành lập năm 1912. Bảng 1 : Sản lượng của Công ty qua các thời kỳ Chỉ tiêu Đơn vị 1912-1954 1958-1970 1975 1986 Da cứng Tấn 15 45 100 30 Da mềm 1000 bia 300 900 1000 300 Nguồn: Phòng kinh doanh. Năm 1990, do yêu cầu thay đổi, nhà máy Da Thuỵ Khuê được đổi tên thành Công ty Da giầy Hà Nội và tên này được sử dụng cho đến ngày nay. Thời kỳ 1990 đến nay: Từ năm 1990 đến năm 1998, Công ty vẫn thực hiện sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuộc da. Tuy nhiên, do nhiều lý do, cả khách quan và chủ quan dẫn đến việc sản xuất kinh doanh bị thua lỗ và khó có chiều hướng phát triển nên lãnh đạo Công ty đã quyết định chuyển sang sản xuất mới là đầu tư vào ngành giầy vải và giầy da. Cùng với chủ trương chuyển hướng sản xuất, tháng 7/1999, theo quy hoạch mới, Tổng công ty Da giầy Việt Nam đã có quyết định chuyển toàn bộ dây chuyền thuộc da vào nhà máy Da Vinh-Nghệ An. Tháng 8/1999, Công ty đã tận dụng dây chuyền sản xuất giầy Mỹ. Đến nay, dây chuyền này được củng cố và đi vào sản xuất. Bảng 2: Sản lượng sản xuất từ năm 1998-2001. Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001 Da cứng Tấn 4,97 3 0 0 Da mềm 1000 bia 183 151 0 0 Keo Công nghiệp Tấn 2,452 3 0 0 Giầy vải 1000 đôi 11,25 400 785 876 Giầy da 1000 đôi 0 5 130 300 Lao động Người 580 700 1.000 1.125 Nguồn : Phòng kinh doanh Cùng với sự thay đổi chung, từ năm 1990, Bộ công nghiệp và thành phố cho phép Công ty Da giầy Hà Nội chuyển từ 151 Thuỵ khuê về số 409 đường Ngyễn Tam Trinh, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để thực hiện các nhiệm vụ đề ra. Khu đất 151 Thuỵ Khuê đã được đưa vào để góp vốn liên doanh (có diện tích 20.3000 m2). Tháng 12/1998, liên doanh tại Thuỵ Khuê chính thức được thành lập và có tên là Việt Hà-Tungsin. Đây là một liên doanh giữa 3 đơn vị: Công ty Da giầy Hà Nội, Công ty may Việt Tiến và Công ty Tungsin-Hồng Kông, nhằm xây dựng khu nhà ở cao cấp để cho thuê, bán và khu văn phòng, giải trí… Bước vào đầu năm 2000, trước những thách thức, của cơ chế thị trường, Công ty đã quyết tâm xây dựng và áp dụng thành công mô hình quảm lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002 và bước đầu dã thu được một số kết quả. Doanh thu tăng liên tục qua các năm, nhờ đó đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá và các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác. Bảng 3 : Nhiệm vụ kinh doanh năm 2001 Đơn vị tính: 1000 đồng Stt Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện % 1 Tiêu thụ nội địa 1.500.000 1.504.000 100,3 2 Kinh doanh tổng hợp 22.500.000 27.887.000 12,6 Tính đến cuối năm 2001 và những tháng đầu năm 2002, thị trường thế giới có nhiều biến động phức tạp nhất là từ sau thảm hoạ 11/9 đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, do thị trường nước ngoài của Công ty chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu thị trường của Công ty. Vì vậy, việc tiêu thụ sản phẩm ở những thị trường này cũng bị ảnh hưởng bởi các sự kiện kinh tế, chính trị trên thế giới. Măc dù vậy, do tính chất của sản phẩm và tính chất của các loại thị trường tiêu thụ mà những ảnh hưởng này tác động lên công ty với một mức độ nhất định. Bảng 4: Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty 6 tháng cuối năm 2001. Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện(Th) 6 th 2000 Kế hoạch (KH)2001 Thực hiện 6th 2001 Tỷ lệ TH/KH 6th 2001 Tỷ lệ TH 6 th thth—th 2001 6th2000 Giá trịTSL Triệu đồng 10.743 20.000 11.774 59% 109,5% Doanh thu Triệu đồng 15.777 29.000 29.335 101% 185,9% Sản phẩm: - Giầy vải -Giầy da 1000 đôi 1000 đôi 428,822 85,627 1000 150 500,322 160,133 50% 107% 117% 188% Kim ngạch XNK 1000 USD 563,084 1.500 822,279 54,8% 146% Nộp nsách Triêu đồng 780 1000 500 50% 64% Nguồn : Phòng kinh doanh. Như vậy, mặc dù có nhiều biến động trên thị trường thế giới, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn liên tục tăng so với năm 2000. Điều này được biểu hiện rõ rệt ở một số chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh 6 tháng cuối năm 2001 so với 6 tháng cuối năm 2000. Liên tục các chỉ tiêu như giá trị tổng sản lượng tăng 9,5%, doanh thu tăng 85,9%, số lượng các loại sản phẩm (giầy vải, giầy da), kim ngạch XNK… đều có sự tăng trưởng. Đây là một dấu hiệu đáng mừng phản ảnh xu hướng phát triển của công ty. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này ở hai tháng đầu năm 2002, do một số ảnh hưởng đã bị chững lại. Bảng 5: Tình hình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh 2 tháng đầu năm 2002 Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2 th-2001 Kế hoạch 2002 Thực hiện 2th-2002 Tỷ lệ TH/KH 2th 2002 (%) Tỷ lệ (%) thực hiện 2th 2002 2th 2001 Giá trị TSL Triệu đồng 5.395 24.000 3.700 15,4 68,5 Doanh thu Triệu đồng 11.010 55.000 8.685 15,8 78,8 Sản phẩm -Giầy vải -Giầy da 1000 đôi 203 45 600 300 98,5 47,1 16,4 15,7 48,5 104,6 Kim ngạch XNK 1000 USD 464,904 1.650 482.802 29.2 103.8 Nộp nsách Triệu đồng 0 1300 220 16,9 Nguồn : Phòng kinh doanh. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Da giầy Hà Nội. Theo điều lệ của Công ty,Công ty Da giầy Hà Nội có các chức năng, nhiệm vụ chính như sau: + Sản xuất các loại da và thiết bị ngành da phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Công ty sản xuất hai loại da chính là: -Da cứng: Dùng để chế biến thành công cụ và thiết bị ngành da phục vụ chủ yếu cho công nghiệp. -Da mềm: Dùng để sản xuất các loại quân trang, quân dụng, các oại hàng hoá tiêu dùng phục vụ cho đời sống nhân dân. + Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, các loại hoá chất thuộc ngành da. + Sản xuất da công gnhiệp. + Sản xuất giầy vải chủ yếu cho mục đích xuất khẩu. Trong thời gian qua, Công ty đã nỗ lực, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trường. Mặc dù vậy, do liên tục phải gánh chịu những tác động bất lợi từ môi trường bên ngoài, Công ty cũng chưa hoàn toàn thích nghi được với môi trường sản xuất kinh doanh thay đổi liên tục, nên hiệu quả kinh tế của công ty còn thấp, lợi nhuận chưa cao, thậm chí có những lúc còn phải chịu thua lỗ. Trong thời gian tới, do thị trường thế giới dần đi vào ổn định, tạo cho công ty nhiều cơ hội phát triển mới và cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi Công ty phải vượt qua. Do vậy, Công ty cần phải xác định cho mình một hướng đi đúng đắn, một chương trình hành động cụ thể để kịp thời tận dụng cơ hội, hạn chế những rủi ro do đưa Công ty dần đi vào quỹ đạo của sự phát triển ổn định, đảm bảo thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình. Các yếu tố kinh tế- kỹ thuật có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm ở Công ty Da giầy Hà Nội. 1. Các yếu tố nguyên vật liệu, công nghệ và sản phẩm. Do cơ sở vật chất, thiết bị máy móc của Công ty Da giầy Hà Nội được trạng bị bằng các loại nguồn vốn vay của Nhà nước nên các loại máy móc, thiết bị sản xuất của công ty khá hiện đại, đồng bộ. Do vậy, dễ dàng tạo nên một chất lượng ổn định cho các sản phẩm. Tuy vậy, về chất lượng sản phẩm cũng còn chịu một số những ảnh hưởng và những tác động khác. Các ảnh hưởng này có thể nằm trong các yếu tố chứa đựng trong sản phẩm nhưng cũng có thể là do các yếu tố ngoại lại khác gây nên. + Yếu tố nguyên vật liệu. Nguồn nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là da sống như: da trâu, da bò, da lợn… Các loại da này được thu mua từ các cơ sở giết, mổ quốc doanh và tư nhân. Cũng có thể mua da muối, đã qua sơ chế từ các nơi xa vận chuyển tới hoặc da tươi ở các tỉnh gần như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Nam Định… Do tính chất tươi sống của nguyên vật liệu, nên việc thu mua rất khó khăn và phức tạp, cần được bảo quản và phân loại theo khối lượng của từng tấm da (các vết sẹo, lỗ thủng, vết dao khi mổ…). Trong khi thu mua, người bán hàng thường để da ướt và có khi lấm đất cát, vì vậy, tỷ lệ hao mòn rất lớn đòi hỏi việc thu mua phải theo một tiêu chuẩn về khấu hao nhất định. Sau khi thu mua cần phải đưa vào kho bảo quản, tránh tình trạng da bị ôi thiu, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Các loại hoá chất dùng cho công nghệ thuộc da cũng có rất nhiềuloại khác nhau và được phân theo từng khâu trong quá trình thuộc da. - Hoá chất ở khâu chuẩn bị thuộc da là các loại chất hoạt động bề mặt như vôi,sulfua, men tẩy lông, men làm mềm, các muối axit vô cơ và hữu cơ khác. - Hoá chất ở khâu thuộc là các muối vô cơ, phổ biến là muối chrou, các Tamin thực vật được chiết xuất từ vỏ cây và các bộ phận khác như rễ, củ, lá… - Hoá chất ở khâu hoàn thành ướt gồm: Tamin thực vật, động vật cho dầu, các loại phẩm cho việc thuộc da. - Hoá chất ở khâu hoàn thành khô là các chất tạo màng,pigmen mầu, chất độn, chất làm bóng. Ngoài ra, còn một số loại hoá chất khác. Trên đây là các loại nguyên vật liệu cho các loại sản phẩm về da. Ngoài các sản phẩm về da và giầy da trên, Công ty còn sản xuất ra các loại giầy vải phục vụ xuất khẩu, nên cũng còn dùng các loại nguyên vật liệu khác phục vụ cho sản xuất giầy vải. Các loại nguyên vật liệu cho sản phẩm giầy vải chủ yếu bao gồm các loại vải, cao su đế, chỉ may và các loại phụ phẩm khác. Để đảm bảo tốt chất lượng cho các sản phẩm giầy vải này, vấn đề thu mua và bảo quản nguyên vật liệu cũng phải được quan tâm đúng mức. Do vải và các loại chỉ khâu, cao su đều là các loại nguyên vật liệu dễ hư hỏng, ẩm mốc và đặc biệt là đẽ bắt lửa, do đó việc bảo quản cần thực hiện ở những nơi khô ráo, nhiệt độ phù hợp và xa các nơi có lửa. Công việc này đòi hỏi phải được chấp hành tuyệt đối theo quy định. + Các loại máy móc, trang thiết bị. Các loại máy móc, trang thiết bị sản xuất trong lĩnh vực da giầy do tính chất đặc thù của nó có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Tính chất đặc thù này thể hiện ở các cách bố trí trong dây chuyền sản xuất, các mô hình và các quy trình sản xuất khác nhau. Do số lượng các công đoạn sản xuất trong một quy trình sản xuất ra sản phẩm là rất lớn, do vậy, số lượng và chủng loại các loại máy móc dùng trong sản xuất cũng rất đa dạng, đòi hỏi một sự quản lý tốt và đồng bộ. Nếu không sẽ dễ gây ra các sai phạm do sự xáo trộn trong các bước của các bán thành phẩm qua các giai đoạn. +Tính đặc thù của lao động. Do tính chất của lao động trong ngành may mặc nói chung và ngành da giầy nói riêng có sự khác biệt và đặc trưng riêng so với lao động trong các ngành khác. Nên chất lượng sản phẩm trong Công ty còn chịu ảnh hưởng của tính chất đặc trưng này. Nét nổi bật trong tính chất lao động của Công ty Da giầy Hà Nội là số lượng công nhân huy động vào trong một dây chuyền sản xuất là khá đông. Điều này xuất phát từ chính những đặc điểm về công nghệ và sản phẩm của công ty. Đó là việc sử dụng công nghệ cần nhiều lao động, chuyên môn hoá cho từng vị trí, từng khâu trong dây chuyền sản xuất nên đòi hỏi phải có sự thống nhất cao về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định ở từng khâu. Điều này không phải là dễ thực hiện do trình độ tay nghề của từng công nhân và do tinh thần, thái độ lao động của mỗi người trong cả dây chuyền sẽ khác nhau. Sơ đồ 2: Mô hình hoá quy trình sản xuất giầy vải. Mũ giầy Cao su, tinh chất, phụ da Sơ luyện cán bẹ Hỗn luyện ra tấm Ra hình Bán thành phẩm cao su Nguyên liệu ; vải, keo Bôi dính vải keo Cắt các chi tiết May ráp Gò ráp Lưu hoá giầy Khí nén điện Hơi Nước Thành phần Phân loại Thu hoá KCS đóng gói Nhập kho, xuất hàng + Các yếu tố khác. Ngoài các yếu tố trên thuộc nhóm yếu tố về nguyên vật liệu, công nghệ có ảnh hưởng tới chất lượng các sản phẩm của công tuy thì còn tồn tại một số yếu tố mang tính ngẫu nhiên khác. Đó là do sự hỏng hóc và không ổn định trong hoạt động của các loại máy móc, thiết bị sản xuất như nhiệt độ không đều, trong các nối lưu hoá, áp suất không ổn định trong các máy nén khí… 2. Các yếu tố thuộc về quản lý. 2.1 Các yếu tố quản lý chung: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được quán triệt theo kiểu cơ cấu trực tuyến, chức năng. Để tránh tình trạng tập trung qúa mức, chồng chéo hoặc bỏ sót nên các chức năng quản lý được phân cấp phù hợp với các xí nghiệp thành viên. Sự phân cấp này được phân theo các hệ thống trực tuyến sau đây: + Hệ thống trực tuyến: bao gồm các quản đốc trong ban giám đốc, ban giám đốc các xí nghiệp, các quản đốc phân xưởng và các tổ trưởng… + Hệ thống chức năng: Các phòng chức năng của công ty, các phòng ban ( bộ phận ) quản lý các xí nghiệp, các phân xưởng. Việc phân cấp bộ máy quản lý theo các hệ thống trên là nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện một cách có tổ chức, có tính khoa học và đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu quả trong mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh bộ phận này bao gồm cả vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các sai sót trong quá trình làm việc, phấn đấu thực hiện và duy trì việc làm đúng ngay từ đầu theo tinh thần của ISO-9002, tránh lãng phí. Có thể nói, đối với Công ty Da giầy Hà Nội, sự ảnh hưởng của cơ chế quản lý đến chất lượng sản phẩm là rất lớn. Bởi công ty đã và đang thực hiện việc quản lý chất lượng theo ISO-9002. do vậy, giữa các phòng ban, bộ phận quản lý trong công ty có một mối liên hệ mật thiết với nhau và trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến chất lượng của các loại sản phẩm đầu ra. Sơ đồ 3 : Cơ cấu tổ chức của công ty Da giầy Hà Nội Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kinh tế Phòng kinh doanh Phòng Xuất nhập khẩu Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức Trợ lý giám đốc Phòng chất lượng Trung tâm kỹ thuật mẫu Văn phòng Phòng kế hoạch Liên doanh Việt Hà - Tungsinh Xí nghiệp Giầy vải Xí nghiệp cao su Xí nghiệp cơ điện Xí nghiệp giầy da 2.2) Yếu tố quản lý chất lượng sản phẩm. Trong các yếu tố thuộc quản lý có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty Da giầy Hà Nội thì yếu tố quản lý chất lượng có một tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất đến chất lượng các sản phẩm da giầy của công ty. Sở dĩ như vậy, là bởi vì đây là một lĩnh vực quản lý, mặc dù còn khá mới mẻ nhưng nó đã tỏ ra có vị trí quan trọng trong hệ thống toàn công ty và trong việc hình thành và quyết định chất lượng sản phẩm. Quản lý chất lượng về mặt khái niệm tức là các hoạt đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33876.doc
Tài liệu liên quan