Luận văn Trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất

MỤC LỤC

Trang

Phần mở đầu

Chương 1: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGÂN

HÀNG VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RRTD

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG . 1

1.1.1 Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh NH. 1

1.1.2 Quản trị rủi ro . 1

1.1.3 Các loại rủi ro chủ yếu . 2

1.1.4 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh NH . 3

1.2 RỦI RO TÍN DỤNG . 4

1.2.1 Khái niệm . 4

1.2.2 Đánh giá rủi ro tín dụng và chất lượng tíndụng . 4

1.2.3 Biện pháp xử lý khi có RRTD: nhiều biện pháp, trong đó có

sử dụng dự phòng RRTD . . 7

1.3 QUI ĐỊNH VỀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG . 8

1.3.1 Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể . 8

1.3.2 Dự phòng chung . 10

1.3.3 Sử dụng dự phòng . 11

1.3.4 Hạch toán , báo cáo . 12

1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG . 13

1.4.1 Tác động của Luật Ngân hàng Nhà nước . 13

1.4.2 Tác động của Luật các tổ chức tíndụng . 13

1.4.3 Yếu tố chủ quan : để xử lý nợ tồn đọng . 13

1.4.4 Yếu tố khách quan: xu hướng hộinhập và thông lệ quốc tế . 14

1.5 KINH NGHIỆM TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RRTD TẠI

MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM . 14

1.5.1 Kinh nghiệm các nước . . 14

1.5.2 Bài học cho các Ngân hàng TM ViệtNam . 16

Kết luận . 17

Chương 2: THỰC TRẠNG TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ

RRTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐỆ NHẤT

2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐỆ NHẤT . . 18

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ KINH DOANH TẠI

NGÂN HÀNG TMCP ĐỆ NHẤT . 18

2.2.1 Qui mô hoạt động . 18

2.2.2 Kết quả hoạt động tín dụng . 19

2.2.2.1 Dư nợ phân theo thànhphần kinh tế . 19

2.2.2.2 Dư nợ phân theo cơ cấu nợ . 24

2.2.3 Kết quả kinh doanh . 26

2.3 THỰC TRẠNG TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN

DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐỆ NHẤT . 29

2.3.1. Mức độ rủi rotín dụng tại Ngân hàng Đệ Nhất . 29

2.3.2. Công tác trích lập và sử dụng dự phòng RRTD . 32

2.3.2.1 Trích lập . 32

2.3.2.2 Sử dụng .36

2.3.3 So sánh mức độRRTD và sử dụng dự phòng RRTD của Ngân

hàng Đệ Nhất với hệ thống NHTM TPHCM . . 41

2.4. TÁC ĐỘNG CỦA TRÍCH LẬP RRTD ĐẾN HIỆU QUẢ KINH

DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐỆ NHẤT . 44

2.4.1 Tác động đến cơ cấu nợ , phân loại nợ . 44

2.4.2 Tác động đến chi phí . 46

2.4.3 Tác động đến lợinhuận trướcthuế .47

2.4.4 Tác động đến giá trị cổ phiếu . .48

2.4.5 So sánh mức độ ảnh hưởng củaQĐ493 tại Ngân hàng Đệ

Nhất với hệ thống Ngân hàng TMCP. 49

2.5. NHỮNG THÀNH CÔNG (ĐẠT ĐƯỢC) VÀ HẠN CHẾ . 49

2.5.1 Thành công .49

2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân . 51

Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC TRÍCH LẬP VÀ

SỬ DỤNG DỰ PHÒNG RRTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐỆ

NHẤT ĐẾN NĂM 2010.

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU VỀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RRTD ĐẾN NĂM 2010. 54

3.1.1 Cơ hội và thách thức của quátrình hội nhập đối với các Ngân hàng TM ViệtNam . 54

3.1.2 Kiểm soát các rủi ro cho vay tại Ngân hàng Đệ Nhất trong quá trình hội nhập kinh tế . 56

3.1.3 Quan điểm và mục tiêu trích lập dự phòng RRTD tại Ngân hàng Đệ Nhất đếnnăm 2010 . 58

3.2 GIẢI PHÁP SỬ DỤNG DỰ PHÒNG PHÙ HỢP THÔNG LỆ QUỐC TẾ . 62

3.3 CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TÁC ĐỘNG CỦA QĐ493 ĐẾN HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐỆ NHẤT TỪ NAY ĐẾN 2010 . 64

3.4 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG

DỰ PHÒNG . 65

3.4.1 Đề xuất thay đổi một số điểm của QĐ493 . 65

3.4.1.1 Thời điểm trích lập dự phòng rủiro . 65

3.4.1.2 Phân loại nợ và hạch toán nợ theo tiêu chuẩn quốc tế . 65

3.4.1.3 Phân loại nhóm nợ . 66

3.4.1.4 Áp dụng đồng thời 2 phương pháp phân loại nợ . 67

3.4.1.5 Thay đổi công thức tính chi phí trích lập .67

3.4.2 Nhóm giải pháp đối với chính phủ . 67

3.4.3 Nhóm giải pháp đối với ngân hàng nhà nước . 68

3.4.4 Nhóm giải pháp đối với ngân hàng Đệ Nhất . 69

3.4.4.1 Thành lập bộ phận quản trị rủi ro . 69

3.4.4.2 Nhanh chóng thựchiện bảo hiểm rủi ro tín dụng . 70

3.4.4.3 Thành lập công tyquản lý nợ và khai thác tài sản . 71

3.4.4.4 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp

hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và thông lệ quốc tế . 71

3.4.4.5 Ban hành sổ tay tín dụng . 72

3.4.4.6 Tích cực áp dụng các khuyến nghị của Uỷ ban Basel . 72

3.4.4.7 Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng nội bộ . 72

3.4.4.8 Xây dựng chươngtrình quản lý . 73

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

pdf84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6938 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủ quan, để xem xét mức độ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đệ Nhất, 38 chúng ta không nên nhìn riêng khía cạnh tài sản đảm bảo mà cần so sánh thêm các chỉ tiêu đánh giá khác với các Ngân hàng TMCP tiêu biểu và hệ thống các NHTM theo loại hình sở hữu để có cái nhìn tổng quát hơn qua số liệu sau: Bảng 2.7: Tình hình hoạt động của các TCTD VN và Ngân hàng Đệ Nhất Đơn vị tính : tỷ đồng Chỉ tiêu NHTMCP Đệ Nhất NH TMCP Á Châu NH TMCP Đông Á NHTMNN * NHTMCP * NHNNg và LD * Năm 2004 2005 2004 2005 2004 2005 2004 30/9/05 2004 30/9/05 2004 30/9/05 Vốn điều lệ 98 98 481 948 300 500 20.438 21.833 6.054 8.160 8.271 8.478 Tổng tài sản có 521 599 15.419 24.272 6.444 8.515 556.478 586.948 101.472 135.247 79.379 95.433 Vốn huy động,vay 405 507 13.040 19.984 4.679 6.513 425.816 497.707 86.502 115.078 64.155 77.727 Tổng dư nợ 431 481 6.698 9.381 4.562 5.960 364.137 404.852 56.113 74.061 44.155 55.698 LN trước thuế 0 20 282 391 140 100 3.111 6.727 1.267 1.589 843 1.066 Cổ tức % 0 0 36,7 28 19,4 20 Nguồn: Báo cáo tài chính của NH Đệ Nhất, ACB(www.acb.com.vn), Đông Á (www.eab.com.vn); * Theo tạp chí ngân hàng, số 05 – 03/2006 Bảng số liệu cho thấy là tổng dư nợ, tổng tài sản, vốn huy động, lợi nhuận của NHĐN so với các Ngân hàng Á Châu và Đông Á vẫn còn thấp. Nếu so sánh các chỉ tiêu với mức trung bình của từng hệ thống Ngân hàng thì qui mô kinh doanh của Ngân hàng Đệ Nhất khá nhỏ. Trong điều kiện cho vay thận trọng hiện nay, dư nợ tăng chậm, các ngân hàng TMCP chuộng huy động vốn để bán buôn vốn cho các Ngân hàng khác, cho vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư vào các loại giấy tờ có giá… Đầu tư vào các loại giấy tờ có giá xét trên góc độ quản trị tài sản NỢ, đó là khi cần NHTM đem giao dịch trên thị trường mở NHNN để đáp ứng thanh khoản, cải thiện tình trạng vốn khả dụng của mình. Nếu xem xét các danh mục đầu tư trong tài sản CÓ thì số liệu năm 2004 – 2005 cho thấy thực trạng các NHTM giảm tỷ trọng dư nợ cho vay và tăng tỷ trọng đầu tư vào các kênh khác. 39 Ngân hàng TMCP Á Châu, trong tổng tài sản Có năm 2005 là 24.272 tỷ đồng, thì dư nợ cho vay là 9.381 tỷ đồng chiếm 38,6%; tỷ lệ này của năm 2004 là 43,4%. Đối với Ngân hàng TMCP Đông Á, trong tổng tài sản Có năm 2005 là 8.515 tỷ đồng, thì dư nợ cho vay là 5.960 tỷ đồng chiếm 69,9%; tỷ lệ này của năm 2004 là 70,8%. Còn Ngân hàng TMCP Đệ Nhất lại có tổng dư nợ chiếm đến hơn 80% giá trị tổng tài sản năm 2005 và năm 2004 là 82,7%; bình quân dư nợ/tổng tài sản của toàn khối ngân hàng TMCP, TMNN, NHNNg-LD là khoảng 50% - 70% tổng tài sản. Tỷ trọng dư nợ cao cho thấy NHĐN tiềm ẩn nhiều rủi ro, khi hoạt động này gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến tổng tài sản. Về lợi nhuận, NHĐN cũng đạt khá thấp so với các Ngân hàng khác, điển hình như Ngân hàng Á Châu là đơn vị có có bước nhảy vọt về lợi nhuận. Trong lợi nhuận, tỷ trọng thu lãi vay của NH Á Châu chiếm 87,9% trong năm 2005 còn NHĐN là 93%. Trong xu hướng hội nhập, chiến lược kinh doanh của các Ngân hàng TMCP chuyển hướng từ thu về tín dụng sang dịch vụ ngân hàng. Thực trạng kinh doanh của Ngân hàng Đệ Nhất chưa thay đổi kịp cũng hàm chứa một mức độ rủi ro so với các Ngân hàng khác. Do phải khắc phục lỗ, 2 năm vừa qua Ngân hàng Đệ Nhất chưa chia cổ tức, trong khi các ngân hàng khác có cổ tức trên 15% lợi nhuận, làm nản lòng nhà đầu tư góp vốn. Trong khi các Ngân hàng TMCP và hệ thống Ngân hàng TM đang chạy đua tăng vốn điều lệ thì Ngân hàng Đệ Nhất qua 2 năm vốn vẫn không tăng, mạng lưới kinh doanh vẫn chỉ tập trung tại TP.HCM, vốn cho vay chủ yếu là vốn huy động và đi vay, như vậy một khi nguồn vốn bị thiếu hụt thì khả năng xảy ra rủi ro cho hoạt động tín dụng là khá cao. Số liệu phân tích cho thấy mức độ và hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng Đệ Nhất hàm chứa rủi ro khá lớn. Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng, Ban lãnh đạo cũng rất quan tâm đến công tác trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. 40 2.3.2 CÔNG TÁC TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG: 2.3.2.1 Trích lập dự phòng : Nợ xấu và xử lý nợ xấu là một vấn đề rất khó khăn đối với các NHTM nói chung và Ngân hàng Đệ Nhất nói riêng. Nếu không có giải pháp triệt để và hữu hiệu để giải quyết nợ xấu tại các ngân hàng thì rất khó có thể xây dựng một hệ thống ngân hàng mạnh và hiện đại trong xu hướng hội nhập kinh tế. Nhằm đẩy nhanh công tác xử lý nợ, hạn chế quy trách nhiệm quá lớn đối người xét duyệt cho vay, ngoài các biện pháp truyền thống như: thu nợ trực tiếp, bán tài sản, … thì biện pháp trích lập dự phòng rủi ro tín dụng rất được ngân hàng coi trọng. Việc trích lập này được hạch toán vào chi phiù kinh doanh như sau: Nợ tài khoản 882201.00.X: chi phí dự phòng cụ thể nợ phải thu, khó đòi Có tài khoản 2191XX: dự phòng cụ thể nợ cần chú ý, nghi ngờ, mất vốn Bảng 2.8: Chi phí trích lập dự phòng NHĐN giai đoạn 1997-2006 Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 30/9/06 Tổng chi phí 23.733 19.495 21.562 13.193 12.319 21.584 28.919 44.156 43.518 36.862 Trong đó: -Lương NV 1.459 1.677 1.770 1.472 1.708 2.249 2.758 3.505 4.826 2.839 - Trả lãi TG 20.585 16.207 17.588 9.661 8.236 9.821 14.349 21.267 31.190 24.689 - Chi nộp thuế TNDN - - - - - - - - 4.527 - - Chi dự phòng RRTD - - - - - 6.809 8.680 14.196 1.518 119 Nguồn: Báo cáo thường niên NH Đệ Nhất đã được kiểm toán. Bảng số liệu trên cho thấy các năm 1997-2002 kết quả kinh doanh không có lãi nên việc trích lập dự phòng không thực hiện được. Năm 2002 nhờ các biện pháp tăng vốn điều lệ, nâng cao quản lý, thay đổi chính sách tín dụng, tăng cường đẩy mạnh cho vay để tăng thu, bù đắp chi. Căn cứ vào QĐ488, năm 2002 Ngân hàng đã tiến hành trích lập số tiền 6.809 triệu đồng, chiếm 28% tổng chi phí, năm 2003 – 2004 trích lập thêm số tiền 8.680 triệu đồng và 14.196 triệu đồng. Sang năm 2005, theo quyết định 493, ngân hàng chi dự phòng 1.518 triệu 41 đồng, 9 tháng năm 2006 là 119 triệu đồng. Tổng số tiền đã trích lập qua các năm là 31.322 triệu đồng. Căn cứ trích lập: Ngân hàng thành lập Hội đồng quản lý tài sản có gồm các thành viên: Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng Phòng Thẩm định và đầu tư, Trưởng Phòng kiếm soát nội bộ theo quyết định số 076/QĐTGĐ. Qui trình thực hiện: Hội đồng này sẽ xem xét danh sách nợ tồn đọng do các Chi nhánh/Phòng giao dịch trình lên hàng quý kèm hồ sơ chứng minh KH mất khả năng trả nợ, chết hoặc phá sản… trên cơ sở đó Hội đồng ra quyết định trích lập theo qui định. Qúa trình trích lập được chia thành 2 giai đoạn: * Giai đoạn 2002 – 2004: áp dụng theo QĐ488, chi tiết như sau: Bảng 2.9: Tình hình trích lập dự phòng NHĐN giai đoạn 2002-2004 Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Nhóm 1 Tỷ lệ trích 0% Nhóm 2 Tỷ lệ trích 20% Nhóm 3 Tỷ lệ trích 50% Nhóm 4 Tỷ lệ trích 100% Cộng Số dư nợ đầu kỳ 90.166 359 0 39.776 129.942 Số dự phòng phải trích 0 79,8 0 39.776 39.847,8 Năm 2002 Số dự phòng đã trích 0 0 0 6.809 6.809 Số dư nợ đầu kỳ 201.805 0 79 26.670 228.554 Số dự phòng phải trích 0 0 38,5 26.670 26.708,5 Năm 2003 Số dự phòng đã trích 0 0 0 8.680 8.680 Số dư nợ đầu kỳ 287.209 0 0 15.850 303.059 Số dự phòng phải trích 0 0 0 15.850 15.850 Số dự phòng đã trích 0 0 0 14.196 14.196 Năm 2004 Số dư nợ cuối kỳ 430.698 0 710 1.002 430.698 Nguồn: biểu báo cáo 1A QĐ488, trích lập dự phòng hàng năm NHĐN - Phòng kế toán lập . * Lưu ý: số đầu năm tức là số của cuối năm trước chuyển sang. Việc trích lập từ năm 2002 là chậm so với tình hình nợ quá hạn tăng cao, chỉ riêng năm 2002 nợ đầu kỳ nhóm 4 là 39.776 triệu đồng nhưng mức trích lập 42 dự phòng chỉ đạt 6.809 triệu đồng khoảng 18% nhu cầu, năm 2003 nợ tồn đọng là 26.749 triệu đồng, trích lập đạt 8.680 triệu đồng khoảng 32,4% nhu cầu, năm 2004 nợ là 15.850 triệu đồng trích lập 14.196 triệu đồng đạt gần 90%. Ta thấy số tiền phải trích lập dự phòng hàng năm luôn cao hơn số thực tế đã trích, Ngân hàng ưu tiên trích lập trước cho nhóm nợ có tỷ lệ rủi ro cao nhất vì không thể trích lập đủ số tiền vào chi phí cùng một lúc có thể gây lỗ. Qua 3 năm, tổng số tiền đã trích lập dự phòng là 29.685 triệu đồng, so với tổng số tiền cần phải trích lập là 82.405 triệu đồng, chỉ đáp ứng 36% nhu cầu là một con số khá thấp. Tuy nhiên, dù trích lập dự phòng còn thấp nhưng nợ tồn đọng phản ánh ở bảng trên cũng có xu hướng giảm qua các năm, tức đã có một số biện pháp thu nợ khác được ngân hàng áp dụng song song . * Giai đoạn 2005 – 30/06/2006: áp dụng theo QĐ493, chi tiết như sau: Bảng 2.10: Tình hình trích lập dự phòng NHĐN giai đoạn 2005-2006 Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Nhóm 1 Tỷ lệ trích 0% Nhóm 2 Tỷ lệ trích 5% Nhóm 3 Tỷ lệ trích 20% Nhóm 4 Tỷ lệ trích 50% Nhóm 5 Tỷ lệ trích 100% Cộng Năm Dư nợ đầu kỳ 430.698 0 0 710 1.002 432.410 2005 Số dự phòng phải trích theo QĐ488 0 0 0 355 1.002 1.357 Dư nợ cuối kỳ 463.298 11.650 2.845 2.520 792 481.105 Số dự phòng phải trích theo QĐ493 0 217 75 70 154 516 Số dự phòng đã trích (A) 0 217 75 70 1.156 (1.002+154) 1.518 Năm Dư nợ đến 30/09/06 469.240 33.238 6.690 1.502 400 511.070 2006 Số dự phòng phải trích 0 271 175 85 104 635 Số dự phòng trích trong kỳ (B) 0 54 100 15 (50) 119 Số dự phòng tồn cuối kỳ (A + B) 0 271 175 85 104 635 Nguồn: biểu báo cáo 1A QĐ493, trích lập dự phòng hàng năm NHĐN - Phòng kế toán lập . 43 * Lưu ý: Năm 2005 áp dụng QĐ488, với khoản nợ tồn đọng 1.002 triệu đồng nhóm 4 và 710 triệu đồng nhóm 3 tại thời điểm 01/01/2005 thì Ngân hàng đã trích lập đủ vào ngày 15/03/2005 số tiền 1.357 triệu đồng. Ngày 30/03/2005, Ngân hàng đã sử dụng dự phòng để xử lý món nợ 1.002 triệu đồng thuộc nhóm 4. Như vậy số tiền dự phòng còn dư là 355 triệu đồng. Sau khi áp dụng QĐ493, các nhóm nợ trong tổng dư nợ có nhiều thay đổi, phương pháp trích lập được áp dụng theo cách tính định lượng là công thức R = max {0, ( A-C)} x r ( xin xem lại phần 1.3.1 ) với tỷ lệ trích lập cho 5 nhóm nợ. Đến cuối năm thì số tiền trích lập được tính toán lại với tổng số tiền đã trích là 516 triệu đồng + số tiền trích lập trước đó đã xử lý trong Quý 1/2005 là 1.002 triệu đồng thì tổng số tiền đã trích lập năm 2005 là 1.518 triệu đồng. Số tồn đầu kỳ của năm 2006 là 516 triệu đồng. Trong năm 2006, Ngân hàng tiếp tục thực hiện công tác trích lập số tiền phải là 635 triệu đồng. Trong kỳ Ngân hàng chỉ phải hạch toán đưa vào chi phí kinh doanh số tiền 119 triệu đồng + số tồn đầu kỳ 516 triệu đồng = số trích trong kỳ 635 triệu đồng bằng đúng số phải trích. Vấn đề đáng lưu ý là trong năm 2005 và 9 tháng năm 2006, nợ quá hạn tăng cao đột ngột đã làm Ban lãnh đạo quan tâm hơn đến công tác trích lập, đánh giá đúng mức độ suy giảm của từng khoản nợ, phân loại đúng nhóm nợ, đảm bảo trích đúng và đủ đến thời điểm phát sinh. Sau từng quý nếu khoản trích lập dự phòng quý trước còn thiếu sẽ được trích bổ sung trong quý này. Do vậy số tiền trích lập hàng quý đều thực hiện đủ =100% số phải trích trong kỳ. Theo qui định tại QĐ493, ngoài khoản dự phòng cụ thể thì ngân hàng còn phải trích lập khoản dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 qui định tại điều 6 hoặc 7 của QĐ493 trong thời hạn 5 năm kể từ ngày quyết định này có hiệu lực. Tuy nhiên, ở năm đầu tiên áp dụng QĐ493, Ngân hàng chưa triển khai thực hiện việc trích lập dự phòng chung theo 44 qui định. Nếu lấy dư nợ cuối năm từ nhóm 1 – 4 của năm 2005 là 480.313 triệu đồng, thì số tiền dự phòng chung Ngân hàng phải thực hiện hạch toán và đưa vào chi phí kinh doanh là 3.602 triệu đồng, còn 9 tháng/2006 với dư nợ 510.670 triệu đồng thì dự phòng chung phải trích là 3.827 triệu đồng. Theo dự tính khoản tiền này sẽ được Ngân hàng trích lập trong 3 năm tài chính 2007-2009, được phân bổ cho từng năm tùy vào điều kiện thu nhập của năm đó, kế hoạch phân bổ này đã được thông qua Đại hội cổ đông năm 2006 và được chuẩn y. Do đó khoản dự phòng chung sẽ được trích lập đủ theo qui định trong thời hạn 5 năm như QĐ493 đã đề ra. 2.3.2.2 Sử dụng dự phòng: Với tổng số tiền đã trích lập từ năm 2002 – 2005 và 9 tháng năm 2006 là 31.349 triệu đồng. Với quyết tâm xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và nợ khó đòi, Ban lãnh đạo ngân hàng đã đề xuất sử dụng toàn bộ khoản trích lập trong năm tài chính đó để xử lý các món nợ tồn đọng trong năm đó, trường hợp nợ tồn đọng > dự phòng sử dụng thì các khoản nợ chưa được xử lý sẽ chuyển sang năm tài chính kế tiếp. Qua 4 năm thực hiện, tổng số nợ tồn đọng cơ bản đã xử lý hết , đó là một thành công ngoài dự kiến. Nó tiếp tục khẳng định biện pháp trích lập và sử dụng dự phòng là giải pháp tích cực và có hiệu quả nhanh nhất so với các biện pháp được áp dụng cùng thời kỳ để xử lý nợ. Để có cơ sở áp dụng chính sách sử dụng dự phòng để xử lý RRTD, ngày 20/10/2002 Chủ tịch Hội đồng quản trị đã ban hành quyết định số 082/QĐHĐQT V/v thành lập hội đồng xử lý RRTD với 6 thành viên gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng Phòng Thẩm định và Đầu tư, Trưởng phòng Kiểm soát nội bộ và 1 Giám đốc hoặc Trưởng Phòng giao dịch đại diện cho các đơn vị thành viên . Hội đồng lập ra để xem xét các hồ sơ nợ tồn đọng và nợ trả góp khó đòi về: tình trạng pháp lý, chết – mất tích hay phá sản, khả năng trả nợ, thời gian 45 quá hạn nợ, tiến trình xử lý nợ đến đâu… Cơ sở để xem xét là danh sách KH do các Chi nhánh/Phòng giao dịch lập và hướng đề xuất xử lý của đơn vị. Qui trình thực hiện: Hội đồng tổ chức cuộc họp, từng thành viên trong Hội đồng có ý kiến đóng góp, nhận xét tình trạng món nợ, đề xuất biện pháp xử lý. Nếu 1 món nợ không thể xử lý bằng các biện pháp thu nợ trực tiếp khác và có trên 50% thành viên Hội đồng thống nhất xử lý bằng cách sử dụng dự phòng RRTD, thì mới dùng số tiền đã trích lập dự phòng để xử lý món nợ đó và ngược lại. Sau khi xử lý, Hội đồng lập danh sách các KH đã được xử lý, nợ đã xóa đồng thời lập biên bản có đủ chữ ký đồng ý của các thành viên. Khi có danh sách KH đã được xử lý, Ngân hàng hạch toán xoá nợ trên nội bảng bằng bút toán: - Tại Chi nhánh/Phòng giao dịch: + Nợ tài khoản: 519200.00.0 tài khoản trung gian thanh toán của Hội sở. + Có : tài khoản nợ của từng KH ( số tiền nợ gốc ) - Tại Hội sở + Có : TK 519200.00.X ( với X là ký hiệu đơn vị Chi nhánh hoặc Phòng giao dịch) – tổng số tiền đã xử lý của từng đơn vị trong kỳ. + Nợ: Tài khoản 219100.00.0 Dự phòng phải thu khó đòi Sau khi hạch toán xoá nợ trên nội bảng, các chi nhánh và phòng giao dịch hạch toán các khoản nợ đã xử lý vào tài khoản nợ tổn thất chờ xử lý trên ngoại bảng vào tài khoản 971000.00.X. Nợ tổn thất trên ngoại bảng được theo dõi liên tục trong 5 năm kể từ ngày chuyển sang, sau 5 năm nếu khoản nợ trên vẫn không thu được thì Ngân hàng lập Hội đồng xử lý xuất toán xóa các khoản nợ đó trên ngoại bảng. Đến đây, coi như món nợ đó ngân hàng không còn phải lưu tâm nữa và quá trình xử lý nợ bằng biện pháp sử dụng dự phòng kết thúc . Trường hợp khoản nợ đã hạch toán trên ngoại bảng, mà trong kỳ thu được nợ thì đơn vị hạch toán giảm trên ngoại bảng, đồng thời hạch toán khoản thu vào thu nhập bất thường của ngân hàng, theo bút toán: 46 + Hạch toán xuất ngoại bảng: Có TK 917000 nợ tổn thất chờ xử lý + Nợ tài khoản: 101100.00.0 tiền mặt tại đơn vị + Có tài khoản: 790000.00.0 thu nhập bất thường Quá trình xử lý nợ tồn đọng bằng sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng được chia làm 2 giai đoạn: * Giai đoạn 2002 – 2004: áp dụng theo QĐ488, chi tiết như sau: Bảng 2.11: Tình hình sử dụng dự phòng NHĐN giai đoạn 2002-2004 Đơn vị tính : triệu đồng 2002 2003 2004 Chỉ tiêu Số tiền Số KH Số tiền Số KH Số tiền Số KH 1. Số tiền dự phòng trước khi xử lý rủi ro 6.809 3.596 KH nợ góp và 67 hồ sơ vay KD 8.680 2.880 KH nợ góp và 40 hồ sơ vay KD 14.196 1.694 KH nợ góp và 33 hồ sơ vay KD 2. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong kỳ 6.809 626 KH nợ góp và 25 hồ sơ vay KD 8.680 1.123 KH nợ góp và 6 hồ sơ vay KD 14.196 1.617 KH nợ góp và 27 hồ sơ vay KD 2.1 KH vay vốn, người bảo lãnh là các tổ chức bị phá sản, giải thể 1.507 1 hồ sơ bảo lãnh giải thể 429 3 công ty bị phá sản, 3 HS phá sản 0 2.2 Những khoản cho vay có tài sản đã qua hạn trên 721 ngày 2.608 24 hồ sơ vay kinh doanh 0 4.189 27 KH nợ quá hạn trên 5 năm, chết, mất tích 2.3 Những khoản cho vay không có tài sản đảm bảo quá hạn trên 361 ngày 2.694 419 KKĐM 207 X 8.251 657 KKĐM 466 X 10.007 753 KKĐM 864 X 3. Số tiền dự phòng còn lại sau khi xử lý rủi ro 0 0 0 4. Số tiền thu hồi được đã hoàn nhập vào doanh thu trong kỳ 499 2 HS vay KD 51 KKĐM 39 X 109 1 HS vay KD 28 KKĐM 35 X 237 1 HS vay KD 35 KKĐM 42 X Nguồn: biểu báo cáo 2A QĐ488, sử dụng dự phòng hàng năm NHĐN - Phòng kế toán lập . 47 Năm 2002, nợ tồn đọng đầu kỳ là 39.776 triệu đồng với 3.596 KH nợ vay trả góp gồm kim khí điện máy (KKĐM) và xe góp (X) + 67 hồ sơ vay kinh doanh. Đã sử dụng dự phòng RRTD tiến hành xử lý hết 6.809 triệu đồng nợ tồn đọng. Về nợ kinh doanh, số lượng 25 hồ sơ, trong đó gồm 1 hồ sơ bảo lãnh cho Cty Thiên Kiều nhập xe máy phải thanh toán bắt buộc cho phía nước ngoài, 24 hồ sơ có sồ tiền vay từ 100 – 300 triệu đồng mất khả năng trả nợ, đặc biệt có 1 hồ sơ do KH lừa đảo bằng cách làm giả giấy tờ nhà thế chấp cho Ngân hàng. Về nợ góp, xử lý được 626 KH gồm 419 hồsơ KKĐM và 207 hồ sơ xe trả góp. Các KH trả góp đa số đều thuộc dạng mất tích, bỏ trốn khỏi địa phương, không có khả năng trả nợ, bị bắt hoặc đang ở tù … danh sách KH dạng này được lập từ chi nhánh /Phòng giao dịch có hồ sơ xác nhận của chính quyền địa phương. Trong năm nợ tồn đọng có giảm thêm 6.218 triệu đồng là do Ngân hàng tích cực dùng biện pháp thu nợ trực tiếp và/hoặc bán tài sản đảm bảo, số lượng gồm 90 hồ sơ nợ góp và 1 hồ sơ vay kinh doanh. Năm 2003, nợ tồn đọng đầu kỳ là 26.749 triệu đồng với 2.880 KH nợ vay trả góp; 40 hồ sơ vay kinh doanh. Bằng sử dụng dự phòng số tiền 8.680 triệu đồng, ngân hàng tiến hành xử lý hết 8.680 triệu đồng nợ tồn đọng. Về nợ kinh doanh với 6 hồ sơ vay có số tiền nhỏ từ 50 -150 triệu đồng. Về nợ góp xử lý hết 1.123 KH với 657 KH nợ KKĐM và 466 KH mua xe trả góp. Năm 2003, ngân hàng xử lý nợ tồn đọng kinh doanh ít hơn năm 2002 vì đa số các khoản nợ còn lại đều có tài sản đảm bảo và được đánh giá có khả năng thu được bằng cách bán tài sản đảm bảo, nên Ngân hàng ưu tiên dùng hết số tiền dự phòng tập trung xử lý cho nợ góp, số KH nợ góp xử lý tăng từ 626 KH năm 2002 lên 1.123 KH năm 2003. Bên cạnh đó, trong năm, ngân hàng cũng thu được nợ tồn đọng bằng biện pháp thu nợ trực tiếp và bán tài sản đảm bảo được 2.219 triệu đồng (gồm 63 KH nợ góp và 1 hồ sơ vay kinh doanh ). 48 Năm 2004, với số tiền dự phòng 14.196 triệu đồng, ngân hàng đã xử lý 14.196 triệu đồng nợ tồn đọng với 1.617 KH nợ góp và 27 hồ sơ vay KD. Trong kỳ, ngân hàng đẩy mạnh cả xử lý nợ kinh doanh và nợ góp so với năm 2003 vì các khoản nợ này đã được đánh giá không còn nhiều khả năng thu hồi. Bên cạnh đó, biện pháp thu nợ trực tiếp khác cũng được áp dụng với số tiền thu nợ là 237 triệu đồng ( gồm 77 KH nợ góp + 1 Kh vay KD ). Kết quả cuối năm 2004, số nợ tồn đọng còn lại là 1.002 triệu đồng ( gồm 5 hồ sơ vay kinh doanh – nợ vay góp đã xử lý hết ) tiếp tục được chuyển sang năm 2005 để xử lý tiếp. Năm 2005, bằng nguồn dự phòng tại thời điểm 31/03/2005 là 1.357 triệu đồng, ngân hàng đã xử lý dứt điểm nợ tồn đọng 1.002 triệu đồng còn lại. Nhưng lưu ý rằng số nợ tồn đọng này được xử lý theo QĐ488, nên kết quả xử lý khá nhanh và gọn. Tổng dư nợ thời điểm tháng 04/2005 không còn khoản nợ tồn đọng nào cả bao gồm cả nợ kinh doanh và nợ cho vay trả góp. * Giai đoạn 04/2005 – 30/09/2006: áp dụng theo QĐ493, chi tiết như sau: Đến hết 03/2005, khi các khoản nợ tồn đọng trên được xử lý dứt điểm thì theo tiêu chí phân loại nợ mới của QĐ493, các khoản nợ đã được ngân hàng đánh giá lại đã có tính suy giảm và phát sinh nợ xấu số tiền 6.157 triệu đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn ở nhóm 5 số tiền 792 triệu đồng. Số nợ nhóm 5 này ngân hàng không tiến hành xử lý bằng dự phòng nên cuối kỳ khoản dự phòng chưa sử dụng còn lại là 516 triệu đồng. 9 tháng năm 2006, nợ xấu là 8.591 triệu đồng, trong đó nợ nhóm 5 phát sinh số tiền 400 triệu đồng nhưng Ngân hàng chưa sử dụng dự phòng để xử lý. Như vậy cả 2 năm 2005 và 2006 không có món nợ nào được xử lý bằng dự phòng RRTD theo QĐ493 cả. Lý giải vấn đề tại sao không có khoản dự phòng nào được xử lý, ngân hàng cho rằng việc áp dụng xử lý nợ nhóm 5 theo trình tự qui định khó thực hiện, do vậy việc sử dụng biện pháp này không được ưa chuộng và hiệu quả mang lại 49 cũng chưa cao. Ngoài ra, thực tế dễ thấy là với số trích lập dự phòng 635 triệu đến 09/2006 thì số tiền này không đủ để xử lý một món nợ trung bình khoảng 1 tỷ đồng (chẳng hạn ), như vậy việc xử lý cũng phải nhờ vào biện pháp phát mãi tài sản. Cuối cùng thì biện pháp xử lý nợ truyền thống lại phải đem ra sử dụng nên không có món nợ nào được xử là điều dễ hiểu. Trong năm 2005 và đến 09/2006, Ngân cũng thu được 601 và 377 triệu đồng các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng còn treo trên ngoại bảng, đã hoàn nhập vào lợi nhuận bất thường số tiền trên. 2.3.3 MỨC ĐỘ RRTD VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RRTD TẠI NGÂN HÀNG ĐỆ NHẤT SO VỚI HỆ THỐNG NHTM TPHCM: Để đánh giá mức độ RRTD tại Ngân hàng Đệ Nhất, chúng ta sẽ xem xét và so sánh tỷ lệ nhóm nợ theo QĐ493 và tình hình sử dụng dự phòng của N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf45599.pdf
Tài liệu liên quan