Thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HOÀ BÌNH 3

1.1 Đặc điểm hoạt động và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình 3

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3

1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 6

1.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 8

1.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán 9

1.1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH 12

2.1. Khái quát thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình 12

2.2.1 Tổ chức phân tích 12

2.2.2 Phương pháp phân tích 12

2.2.3 Nội dung phân tích 12

2.2 Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình 13

2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính 13

2.2.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 18

2.2.3.Phân tích kết báo cáo quả kinh doanh 24

2.2.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh 26

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN 28

3.1. Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình 28

3.1.1.Về tổ chức phân tích. 28

3.1.2.Về nội dung phân tích 29

3.1.3.Về phương pháp phân tích 32

3.2. Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình 33

3.2.1 Hoàn thiện phương pháp phân tích 33

3.2.2. Hoàn thiện nội dung phân tích 38

3.2.3 Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích 39

3.2.4. Hoàn thiện tổ chức phân tích báo cáo tài chính 52

3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tại Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình 55

3.3.1.Về phía Nhà nước 55

3.3.2.Về phía Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình 57

KẾT LUẬN 59

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 3662 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
); Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân 0,0459 0,0120 0,0339 Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân 0.041 0,0112 0,0298 Bảng 2.8. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời năm 2008 Qua bảng phân tích trên ta thấy tất cả các hệ số sinh lời trong năm 2008 đều giảm mạnh so với năm 2007 cụ thể, trong năm 2007, 1 đồng doanh thu thuần chỉ tạo ra 0.0595 đồng lợi nhuận sau thuế, nhưng cuối năm 2008, hệ số này đã giảm xuống và đạt 0,0182 đồng lợi nhuận sau thuế trong 1 đồng doanh thu. Tương tự, năm 2007, chỉ tiêu ROA bằng 0,0459 tức là 1 đồng tài sản tạo ra 0,0459 đồng lợi nhuận sau thuế, thì trong năm 2008 lại giảm còn 0,012.đồng. Và 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,041 đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2008 cũng giảm so với năm 2007 . Khi tất cả các hệ số sinh lời đều giảm là một dấu hiệu đáng lo ngại đối với hoạt động của công ty. Ngoài ra, với đặc điểm là Công ty cổ phần, Công ty còn tiến hành phân tích chỉ tiêu “Lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu thường (Earnings per common share – EPS)”.Tại Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình số lượng cổ phiếu phát hành không thay đổi, không có cổ phiếu ưu đãi nên chỉ tiêu “Lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu thường” được tính theo công thức (2.1) sau: Lợi nhuận cho mỗi cố phiếu thường (EPS) = Lợi nhuận sau thuế Số cổ phiếu phát hành EPS = 11.962.184.257 = 848 đồng 14.112.319 Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu bằng 848.đồng, nghĩa là, trong năm 2008, mỗi cổ phiếu thường của Công ty tạo ra được một mức lợi nhuận là 848 đồng. Đây là mức lợi nhuận tương đối cao. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Thực hiện so với kế hoạch Kế hoạch Thực hiện Sô tiền % Doanh thu Đồng 800.000.000.000 675.576.330.573 -142.423.669.427 82,20 Lợi nhuận Đồng 54.000.000.000 51.194.396.552 - 2.805.603.448 94,80 Bảng 2.7. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2008 Qua bảng 2.7 các nhà phân tích đã lập bảng so sánh các tài liệu kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên kết quả này là do quyền sử dụng đất của dự án toà nhà Hoà Bình Tower tại lô C17-1-1 được trình bày theo giá gốc mà chưa được dự phòng do giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc khoảng 20,33 tỷ đồng VNĐ. Theo đó giá trị Hàng tồn kho hàng hoá bất động sản, phản ánh trên bảng cân đối kế toán hợp nhất ngày 31/12/2008 và lợi nhuận trước thuế thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cho năm 2008 tăng lên khoảng 20,33 tỷ. CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN 3.1. Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình 3.1.1.Về tổ chức phân tích. Hiện nay, tại Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình công tác phân tích báo cáo tài chính đã được triển khai ở một số chỉ tiêu cơ bản nên chưa thấy được tầm quan trọng của việc phân tích. Điều này thể hiện rõ qua các bước của quá trình phân tích tại Công ty đang thực hiện như sau: Về công tác chuẩn bị phân tích: Người phân tích cần lập kế hoạch phân tích tức là xác định trước nội dung, phạm vi, thời gian và cách thức phân tích. Tại Công ty, công tác lập kế hoạch trong khâu chuẩn bị gần như là không có, nếu có thì cũng rất đơn giản, chủ yếu trên cơ sở các năm trước thì năm này tiếp tục thực hiện. Thời gian phân tích được tiến hành sau khi lập báo cáo tài chính. Nội dung phân tích chủ yếu là tính toán các chỉ tiêu được quy định trên thuyết minh báo cáo tài chính trên thuyết minh báo cáo tài chính phải trình bày các chỉ tiêu đánh giá về: Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn; Khả năng thanh toán; Tỷ suất lợi nhuận. Bây giờ dù đã có những sửa đổi và có những thông tin này không cần phải trình bày trên báo cáo tài chính nữa nhưng Công ty vẫn tiến hành phân tích và đưa các thông tin này vào báo cáo thường niên. Ngoài ra, Công ty còn tiến hành phân tích các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu để phục vụ cho yêu cầu hoạt động trên thị trường chứng khoán. Bước tiến hành phân tích: Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch, thực chất đây là sự kết hợp hài hòa giữa con người, phương pháp phân tích, tài liệu sử dụng để đạt được các thông tin theo mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, do công tác phân tích, bước lập kế hoạch cũng chưa được chú trọng, nên ở bước tiến hành, tại công ty chỉ đơn giản người phân tích là một kế toán viên kiêm nhiệm, căn cứ vào các số liệu trên báo cáo tài chính để tính toán ra các chỉ tiêu cần thiết và căn cứ vào kết quả tính toán đưa ra những nhận xét cơ bản. Bước viết báo cáo tài chính: Đây là giai đoạn sau cùng của việc phân tích. Báo cáo phân tích là bảng tổng hợp những đánh giá cơ bản cùng những tài liệu chọn lọc để minh họa cho những kết luận rút ra từ quá trình phân tích, đồng thời thông qua báo cáo phải nêu rõ thực trạng hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp khả thi về những vấn đề phân tích. Nhưng tại công ty, công tác phân tích mới chỉ dừng lại ở việc tính toán các chỉ tiêu cơ bản chứ chưa có cái nhìn sâu sắc về thực trạng tài chính. Do đó hiệu quả cung cấp thông tin là không cao. Và các thông tin này chủ yếu sử dụng cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc để đánh giá và tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm. Như vậy, từ những nhận xét trên có thể thấy rằng công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty mặc dù đã được tiến hành nhưng chưa được quan tâm đúng mức, vẫn chưa có bộ phận chuyên thực hiện việc phân tích báo cáo tài chính riêng mà hiện nay chỉ tập trung hết vào một người, đó là nhân viên làm công tác kế toán Do đó, hiệu quả của việc phân tích là chưa cao, chưa phát huy hết sự hữu ích của công cụ phân tích báo cáo tài chính trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà quản trị trong Công ty. 3.1.2.Về nội dung phân tích Hiện nay, nội dung phân tích báo cáo tài chính của công ty bao gồm nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn; nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán, nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. Chỉ tiêu này đã được tính dưới góc độ tổng các khoản phải thu, tổng các khoản phải trả cũng như đối với từng khoản phải thu, phải trả. Việc lập bảng phân tích 2.3 và 2.4 tạo điều kiện cho người sử dụng dễ dàng nắm được thông tin về công nợ của Công ty. Công ty lập kế hoạch hàng năm đối với chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận nên khi tiến hành phân tích, Công ty không chỉ so sánh với kết quả thực hiện năm trước mà còn so sánh với kế hoạch đề ra. Nhờ đó, đã giúp công ty nhìn nhận cụ thể hơn về kết quả hoạt động của mình. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức nên công tác phân tích báo cáo tài chính nói chung và nội dung phân tích báo cáo tài chính nói riêng tại công ty vẫn còn nhiều hạn chế. Vì chỉ mới dừng lại ở việc phân tích nhóm các chỉ tiêu như trên đã được trình bày nên nội dung phân tích còn quá đơn giản, chưa đầy đủ, chưa toàn diện, chưa làm toát lên được toàn cảnh bức tranh tài chính của Công ty. Có thể xem xét cụ thể vấn đề này dưới các khía cạnh sau: Quá trình phân tích mới chỉ dừng lại ở việc so sánh đơn giản giữa kết quả cuối năm và đầu năm, trên cơ sở đó đưa ra các nhận xét về xu hướng biến động của chỉ tiêu. Tuy nhiên, việc đưa ra nhận xét sự thay đổi của các chỉ tiêu trên cơ sở hai số liệu đầu năm và cuối năm mới chỉ phản ánh được biểu hiện bên ngoài của sự biến động, chưa đánh giá được nguyên nhân cốt lõi của vấn đề. Những nhận xét này chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn.Về lâu dài, để có những nhận định vững vàng hơn về sự thay đổi này cần so sánh với ít nhất là ba dãy số liệu của chuỗi thời gian ít nhất là ba năm. Các chỉ tiêu phân tích mới dừng lại ở việc tính toán những con số mà không đưa ra nguyên nhân tạo ra con số đó vì vậy họ mới chỉ đưa ra những nhận định, đánh giá chung chung mà chưa lý giải nguyên nhân cũng như các giải pháp có tính khả thi để khắc phục, do đó không thể cung cấp những thông tin có chất lượng phục vụ cho nhà quản trị điều hành hoạt động của Công ty. Nguồn số liệu dùng để phân tích còn rất hạn chế, vì vậy, thiếu thông tin sử dụng trong việc phân tích.Hiện nay, việc phân tích báo cáo tài chính của Công ty chủ yếu chỉ dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Thuyết minh báo cáo tài chính. Hơn nữa, các số liệu cung cấp thường nặng về tính thống kê, tổng hợp mà chưa nêu được rõ ràng ý nghĩa cũng như bản chất của các thông tin tài chính. Số lượng các chỉ tiêu phân tích chưa được sử dụng một cách khoa học, còn thiếu nhiều, số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ hầu như không được sử dụng trong quá trình phân tích. Tên gọi của các chỉ tiêu chưa phù hợp , ví như nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. Mà hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh dù có quan hệ mật thiết với nhau nhưng lại là hai phạm trù khác nhau. Những tồn tại từ công tác tổ chức, phương pháp đến nội dung phân tích như đã trình bày trên đây là do nguyên nhân Ban giám đốc Công ty có quan tâm đến công tác phân tích báo cáo tài chính nhưng chưa thật sự đầy đủ nên chưa thấy hết vai trò cũng như chưa thể tận dụng hết những ý nghĩa rất thiết thực của việc phân tích báo cáo tài chính đối với công tác quản lý doanh nghiệp. Vì lẽ đó mà việc thực hiện công tác phân tích báo cáo tài chính vẫn mang tính hình thức, trong công tác quản lý của mình, Ban giám đốc công ty mới chỉ coi phân tích báo cáo tài chính là hoạt động phụ trợ, chỉ là một thao tác nhỏ của người quản lý trong quá trình thực hiện công tác quản trị doanh nghiệp chứ chưa đặt ra yêu cầu cụ thể cho phòng Tài chính – Kế toán về kế hoạch sắp xếp, tổ chức công tác này. Công ty đang thiếu một quy trình phân tích báo cáo tài chính rõ ràng, rành mạch. Xuất phát từ việc đánh giá chưa đúng tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài chính, do đó việc phân tích được thực hiện một cách đơn giản thiếu đồng bộ và được kiêm nhiệm tại phòng Tài chính – Kế toán. Vì kiêm nhiệm nên công tác phân tích báo cáo tài chính được giao cho những người chưa đủ trình độ chuyên môn về phân tích lại không hề có một văn bản hay quy định của cơ quan cấp trên nào để họ thực hiện theo. Hạn chế trong phân tích báo cáo tài chính của Công ty còn do sự thiếu hoàn thiện trong các quy định của Nhà nước. Các quy định của chế độ kế toán, tài chính, thuếthường xuyên bị thay đổi, thiếu sự thống nhất qua các giai đoạn làm ảnh hưởng đến số liệu sử dụng khi phân tích, do đó làm công việc tổng hợp và lập kế hoạch tài chính gặp nhiều khó khăn.Ngoài ra, hiện nay chưa yêu cầu các doanh nghiệp phải tiến hành phân tích báo cáo tài chính. Bộ Tài chính mới chỉ quan tâm đến một số chỉ tiêu tài chính cơ bản, chủ yếu phục vụ công tác quản lý nhà nước do đó chưa bắt buộc được công ty phải thực hiện công tác phân tích báo cáo tài chính. Chỉ có doanh nghiệp nào thấy rõ tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài chính thì mới tiến hành còn một số doanh nghiệp khác chủ yếu thực hiện theo kiểu tự phát. 3.1.3.Về phương pháp phân tích Tại Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình hiện nay, việc phân tích hầu như chỉ dựa vào phương pháp so sánh. Đây là phương pháp truyền thống, rất phổ biến trong phân tích báo cáo tài chính mà hầu như doanh nghiệp nào cũng sử dụng. Phương pháp này cho phép đánh giá được những mặt cơ bản nhất của hoạt động tài chính nhưng nó chỉ thực sự phát huy được hiệu quả khi trong quá trình sử dụng, người phân tích đảm bảo được các điều kiện so sánh và gốc so sánh. Công ty sử dụng phương pháp so sánh theo 2 cách: so sánh ngang và so sánh dọc dưới dạng số tuyệt đối và số tương đối. Việc sử dụng các phương pháp phân tích trong Công ty còn đơn điệu nên khi phân tích không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Riêng bản thân phương pháp so sánh mà Công ty đang sử dụng cũng bộc lộ một số thiếu sót. Chẳng hạn về gốc so sánh: Công ty mới chỉ so sánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong năm với năm kế trước, thông qua đó đánh giá sự tăng giảm của các chỉ tiêu và đưa ra nhận xét về kết quả hoạt động của Công ty là tốt hơn hay xấu đi. Tuy nhiên, chỉ từ các so sánh giản đơn này mà đưa ra kết luận về hoạt động tài chính trong Công ty thì những nhận xét này có phần mang tính chủ quan, chưa có tính thuyết phục. Và có chăng thì nó cũng chỉ có ý nghĩa trong thời gian ngắn, người sử dụng thông tin chưa thể thấy được những xu hướng biến động về tình hình tài chính của Công ty trong dài hạn. Ngoài ra, việc so sánh với các chỉ tiêu bình quân của ngành sẽ cung cấp cho Công ty cơ sở vững chắc hơn để xác định tình hình hoạt động của bản thân công ty là tốt hay xấu. Tuy nhiên, điều này cũng đã được thực hiện tại Công ty trong những 2003 và 2004 còn những năm gần đây không triển khai tuy nhiên cũng có nguyên nhân mang tính khách quan, bởi trên thực tế hiện nay, việc tập hợp, thống kê số liệu trung bình của ngành chưa được cập nhập kịp thời , do vậy công ty chưa có đủ căn cứ để so sánh, đánh giá mức độ phù hợp của các chỉ tiêu đạt được ở chính công ty. Ngoài ra, trong Công ty chưa áp dụng phương pháp loại trừ hay phương pháp Dupont vào phân tích nên các chỉ tiêu như: Suất sinh lời của tài sản; suất sinh lời của doanh thu hay suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tính được cũng hết sức đơn giản và chưa tổng quát, chưa thấy rõ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động chung của các chỉ tiêu cần phân tích, cũng như chưa chỉ rõ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu này với nhau, do đó bức tranh tài chính của công ty mới chỉ được xem xét một phần mà chưa phân tích toàn diện, đầy đủ, hạn chế đến việc cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định tài chính kịp thời và đúng đắn. 3.2. Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình Qua nghiên cứu thực tế cho thấy công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Sự thiếu xót thể hiện ở các khâu từ tổ chức phân tích đến phương pháp và nội dung phân tích. Để việc phân tích báo cáo tài chính mang lại hiệu quả, phát huy tác dung của một công cụ quản lý trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty nên thực hiện một số giải pháp như sau: 3.2.1 Hoàn thiện phương pháp phân tích Hiện nay, hầu như Công ty mới chỉ sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích báo cáo tài chính, do đó, các con số tính toán được, đặc biệt là với các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời, chưa toát lên hết ý nghĩa của nó. Để khắc phục vấn đề này, đối với các nội dụng phân tích về hiệu quả kinh doanh, Công ty nên tiến hành nghiên cứu và áp dụng mô hình Dupont vào quá trình phân tích. 3.2.1.1 Áp dụng phương pháp Dupont trong phân tích Trong phân tích suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), phương pháp Dupont dựa vào mối quan hệ giữa suất sinh lời của vốn chủ sở hữu với suất sinh lời của doanh thu (ROS), suất sinh lời của tài sản (ROA) để thiết lập phương trình phân tích. Phương pháp này lần đầu tiên được công ty Dupont áp dụng nên được gọi là phương pháp Dupont. Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời theo phương trình Dupont như sau: ROE = Hệ số tài sản trên VCSH x Số vòng quay của tài sản x Suất sinh lời của doanh thu Qua phương trình trên, ta thấy, chỉ tiêu “Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu” chịu sự tác động bởi các yếu tố: -Số vòng quay của tài sản -Suất sinh lời của doanh thu -Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu (hay còn gọi là đòn bẩy tài chính) Cả ba nhân tố trên đều tác động đến suất sinh lời cảu vốn chủ sở hữu theo chiều tỷ lệ thuận. Nghĩa là, khi các nhan tố này tăng sẽ làm suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng và ngược lại. Do đó, để tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, có thể sử dụng các biện pháp: -Tăng doanh thu và giảm tương đối chi phí -Tăng số vòng quay tài sản -Thay đổi cơ cấu tài chính: tỷ lệ nợ vay, tỷ lệ vốn chủ sở hữu Cụ thể, tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình, khi tiến hành phân tích suất sinh,lời của vốn chủ sở hữu theo phương pháp Dupont, ta có các số liệu sau: Chỉ tiêu 2007 2008 Năm 2008 so với năm 2007 Số tuyệt đối Số tương đối 1/Hệ số TS trên VCSH (5)=(1)/(2) 1,81 1.87 0,06 103,52% 2/Số vòng quay của TS (6)=(3)/(1) 0,77 0,66 -0,11 85,43% 3/Suất sinh lời của doanh thu (ROS) 0,06 0,02 -0,04 30,28% 4/Suất sinh lời của tài sản (ROA) 0,05 0,01 -0,03 25,87% 5/Suất sinh lời của VCSH (ROE) 0,08 0,02 -0,06 26,78% Bảng 3.1: Các nhân tố tác động đến ROE của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình (Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình) Qua bảng phân tích trên ta thấy, so với năm 2007, trong năm 2008, chỉ tiêu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) giảm đột biến từ 0,08 xuống 0,02. Nghĩa là, trong năm 2008, một đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra 0,02 đồng lợi nhuận thì trong năm 2007, vốn chủ sở hữu sử dụng có hiệu quả hơn khi một đồng vốn chủ sở hữu đem về 0,08 đồng lợi nhuận. Kết quả này được tạo ra bởi sự tác động của các nhân tố như hệ số của tài sản trên vốn chủ sở hữu, số vòng quay của tài sản và suất sinh lời của doanh thu. Cụ thể như sau: -Trong năm 2008, hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu có thay đổi nhưng hầu như không đáng kể so với năm 2007 (từ 1,81 lên 1,87), do đó sự tác động của nhân tố này lên suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là đáng kể. - Số vòng quay của tài sản giảm trong năm 2008 so với vòng quay trong năm 2007, làm cho suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng lên. Điều này là do trong năm, tổng tài sản bình quân tăng lên 186%, trong khi đó doanh thu trong năm tăng mạnh 236.880.893.366 đồng, tương ứng tăng 180%, do đó số vòng quay của tài sản tăng làm ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Mặc dù doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm, đạt 11,96 tỉ đồng, bằng 48% so với năm 2007. Và điều này đã làm cho suất sinh lời của doanh thu giảm đáng kể từ 0,06 xuống 0,02. Đây chính là yếu tố quan trọng, làm cho suất sinh lời của vốn chủ sở hữu trong năm giảm nhiều so với 2007 và chỉ đạt 30,28%. Ngoài ra, nhà phân tích còn có thể kết hợp phương pháp loại trừ với phương pháp Dupont trong phân tích các chỉ tiêu về suất sinh lời. Cụ thể, bằng phương pháp loại trừ, có thể thấy sự tác động của từng nhân tố đến chỉ tiêu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu như sau: ROE = Hệ số TS trên VCSH x ROA ROE (2007) = 1,18 x 0,05 =0,059 ROE (2008) = 1,87 x 0,01 = 0,019 Qua phân tích phương trình Dupont ta nhận thấy, so với năm 2007, trong năm 2008, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm đi 0,04. Nghĩa là, trong năm 2008, một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra lợi nhuận ít hơn năm 2007 là 0,04 đồng. Sự thay đổi của ROE chịu sự tác động của các nhân tố sau: - Sự gia tăng hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu: ∆ ROE = (1,87-1,81)x0,05=0,03 Sự sụt giảm của suất sinh lời tài sản (ROA) ∆ ROA = (0,01-0,05)x1,87=-0,075 Như vậy, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm đi 0,04, trong đó, nhân tố suất sinh lời của tài sản đã đóng góp đến – 0,075. Còn sự thay đổi của hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu thấp hơn, do đó, sự biến động của nó cũng tác động đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. 3.2.1.2. Nội dung phân tích xu hướng tăng trưởng. Phương pháp phân tích xu hướng bao gồm hai bước: -Thứ nhất, chọn một năm làm gốc. -Thứ hai, tính toán các khoản mục trên báo cáo tài chính của năm sau theo phần trăm của khoản mục tương ứng ở năm gốc. Việc tính toán này được thực hiện bằng cách chia khoản mục của năm sau cho khoản mục tương ứng của năm trước, sau đó nhân với 100%. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc đánh giá xu hướng của một chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán hay Báo cáo kết quả kinh doanh không mang nhiều ý nghĩa lắm. Do vậy, khi phân tích xu hướng, các nhà phân tích nên chọn một số chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau để có được một kết quả phân tích có ý nghĩa. Ví dụ như phân tích xu hướng biến động của doanh thu thuần trong mối quan hệ với xu hướng biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận... Với số liệu tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình, ta có thể tiến hành phân tích xu hướng như sau: Chỉ tiêu 2007/2006 2008/2006 Doanh thu thuần 221% 320 % Giá vốn hang bán 217% 333 % Lợi nhuận gộp 260% 219 % Chi phí bán hàng 5.527% 0 % Lợi nhuận sau thuế 274% 132 % Bảng 3.2: Phân tích xu hướng biến động của các chỉ tiêu chủ yếu trên Báo cáo kết quả kinh doanh (Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình) Qua bảng 3.2, ta thấy, các chỉ tiêu như doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, trong năm 2007 đều tăng hơn so với năm 2008. lợi nhuận gộp, chi phí bán hàng và lợi nhuận sau thuế trong năm 2007 đều giảm hơn so với năm 2008.Trong đó, tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nên làm cho lợi nhuận gộp giảm với tốc độ lớn hơn nữa. Qua năm 2006 , chỉ tiêu doanh thu thuần và giá vốn hàng bán đều giảm hơn so với năm 2007 và năm 2008. Nhưng trong năm nay, giá vốn hàng bán giảm nhiều hơn doanh thu thuần nên nhờ đó mà chỉ tiêu lợi nhuận gộp lại tăng. Các loại chi phí khác cũng tiết kiệm hơn trong năm 2007, 2008 tuy nhiên lợi nhuận sau thuế trong năm 2008 tăng so với năm 2006 nhưng lại giảm so với năm 2007. Đây chưa hẳn là một tín hiệu đáng lo trong quá trình hoạt động của Công ty vì trong báo cáo có quyền sử dụng đát của dự án được trình bày theo giá gốc mà chưa được dự phòng do giá trị thuần có thể thực hiện thấp hơn giá gốc 20.33 tỷ 3.2.2. Hoàn thiện nội dung phân tích Nội dung phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình chủ yếu tập trung vào phân tích các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, tình hình công nợ và một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh. Trong đó, một số chỉ tiêu đã được phân tích tương đối kỹ nhưng cũng có một số chỉ tiêu còn sơ sài. Nhằm góp phần làm cho công tác phân tích báo cáo tài chính ngày càng phục vụ tốt cho quá trình quản lý, Công ty cần phân tích thêm một số nội dung sau: Phân tích cấu trúc tài chính, phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh,phân tích hiệu quả kinh doanh, Phân tích kết quả kinh doanh 3.2.3 Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích 3.2.3.1 Bổ sung một số chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài chính Như đã trình bày ở phần thực trạng, cấu trúc tài chính của Công ty đã được phân tích tương đối rõ ràng thông qua bảng 2.1 (phân tích cơ cấu tài sản) và bảng 2.2 (phân tích cơ cấu nguồn vốn). Tuy nhiên, để phản ánh rõ hơn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, Công ty nên tính và so sánh các chỉ tiêu sau: Hệ số tự tài trợ (hay còn gọi là hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản dài hạn), Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu Công thức Đầu năm Cuối năm Chênh lệch 1/Hệ số tự tài trợ Vốn chủ sở hữu Tài sản dài hạn 1,27 1,60 0,33 2/ Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu Tài sản Vốn chủ sở hữu 1,74 0.50 -1.24 Bảng 3.3: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính năm 2008 (Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán từ các số liệu trên báo cáo tài chính năm 2008 của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình) Hệ số tự tài trợ có xu hướng tăng chứng tỏ mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản dài hạn ngày càng tăng Chỉ tiêu này lớn hơn 1, nghĩa là vốn chủ sở hữu đủ tài trợ toàn bộ tài sản dài hạn. Trong năm 2008, hệ số này tăng lên 1,60 điều này giúp cho Công ty tự đảm bảo về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh sẽ không cao do vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn, ít sử dụng vào kinh doanh quay vòng để sinh lời. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu lớn hơn 1, nghĩa là chỉ một phần tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, phần còn lại được tài trợ bởi nợ phải trả. Tuy nhiên, trị số này cao và có xu hướng tăng nên có thể nói Công ty đã tăng cường được tính tự chủ về tài chính. 3.2.3.2. Bổ sung một số chỉ tiêu phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh Về thực chất, phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của Công ty hay chính là phân tích cân bằng tài chính của Công ty. Xét dưới góc độ ổn định về nguồn tài trợ tài sản, toàn bộ nguồn vốn của Công ty được chia hành nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn tài trợ mà Công ty được sử dụng lâu dài, thường xuyên vào hoạt động kinh doanh. Nguồn tài trợ thường xuyên trong Công ty bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản vay và nợ dài hạn. Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn tài trợ mà Công ty sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian ngắn. Nguồn tài trợ tạm thời trong Công ty gồm các khoản vay, nợ ngắn hạn, các khoản chiếm dụng của các cá nhân, tổ chức khác. Dưới góc độ này, cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức (3.1) sau: Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nguồn tài trợ thường xuyên + Nguồn tài trợ tạm thời Từ số liệu trên BCTC năm 2008, có thể khái quát cân bằng tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình vào thời điểm cuối năm qua sơ đồ sau: Tổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2534.doc
Tài liệu liên quan