Tiểu luận Dạy tiết luyện tập phát huy tính tích cực với mọi đối tượng học sinh – môn toán 8

MỤC LỤC:

Trang

A/ MỞ ĐẦU 1

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1

III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

B/ NỘI DUNG 3

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

II. CƠ SỞ THỰC TIỂN 4

III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ 4

1/ Vấn đề đặt ra 4

2/ Khảo sát thực tế 5

3/ Giải pháp chứng minh 7

4/ Thực hành 1 tiết dạy minh hoạ 9

5/ Kết quả khảo sát 18

6/ Kết quả chất lượng bộ môn 18

C/ KẾT LUẬN 19

Tài liệu tham khảo 20

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4274 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Dạy tiết luyện tập phát huy tính tích cực với mọi đối tượng học sinh – môn toán 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y học: Các biện pháp đòi hỏi phải có kĩ thuật, kinh nghiệm được dùng hỗ trợ cho việc thực hiện phương pháp dạy học có hiệu quả. Do đặc điểm bộ môn toán nên người giáo viên phải đặc biệt chú ý sử dụng các thủ thuật dạy học một cách hợp lý nhằm giúp cho tiết dạy đạt hiệu quả, nhất là các tiết luyện tập . Vậy môn toán có những đặc điểm nào? 2/ Đặc điểm của môn toán: Theo Ăng-ghen “Đối tượng của toán học thuần tuý là những hình dạng và những quan hệ số lượng của thế giới khách quan” (Trích theo Hoàng Chúng, 1978, tr.20), tức là đặc điểm trước nhất của toán học là tính trừu tượng cao và tính thực tiễn phổ dụng. Tính trừu tượng không phải chỉ có trong toán học mà là đặc điểm của mọi khoa học. Nhưng trong toán học, cái trừu tượng được tách ra khỏi mọi chất liệu của đối tượng, chỉ giữ lại những quan hệ số lượng dưới dạng cấu trúc mà thôi. Như vậy, toán học có tính chất trừu tượng cao độ. Sự trừu tượng hoá trong toán học diễn ra trên các bình diện khác nhau, tuy nhiên tính trừu tượng cao độ chỉ che lấp chứ không làm mất đi tính thực tiễn của toán học. Toán học có nguồn gốc thực tiễn. Số học ra đời trước hết do nhu cầu đếm. Hình học phát sinh do sự cần thiết phải đo ruộng đất bên bờ sông Nin (Ai Cập) sau những trận lụt hằng năm…. Do đó toán học còn có tính phổ dụng, có thể áp dụng vào các môn học khác. Thứ hai, cần phải nhấn mạnh tính logic và tính thực nghiệm của toán học. Khi xây dựng toán học, người ta dùng suy diễn logic, cụ thể là phương pháp tiên đề – xuất phất từ các khái niệm nguyên thuỷ và các tiên đề rồi dùng các quy tắc logic để định nghĩa các khái niệm khác và chứng minh các mệnh đề khác. Nhưng do đặc điểm lứa tuổi và yêu cầu của cấp học, bậc học, nên một số khái niệm được trình bày trong sách giáo khoa không phải là nguyên thuỷ, và thừa nhận (không chứng minh) một số mệnh đề không phải tiên đề hoặc chấp nhận một số chứng minh chưa thật chặt chẽ: Định lý Ta lét (Thuận, đảo), … Vì vậy khi giảng dạy, người dạy phải nắm vững các đặc điểm trên của toán học và phải đảm bảo sự thống nhất giữa suy đoán và suy diễn – là một đặc điểm tư duy của toán học – nhất là khi dạy tiết luyện tập. Nhằm mang lại kết quả cao nhất mà tiết dạy cần đạt. 3/ Vai trò, vị trí và ý nghĩa của môn toán: Môn toán có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của giáo dục phổ thông – phát triển nhân cách, phát triển năng lực trí tuệ, rèn luyện những đức tính, phẩm chất của người lao động (Tính cẩn thận, chính xác, tính kỷ luật, phê phán, và óc thẩm mỹ,..). Môn toán cung cấp vốn văn hoá toán học phổ thông một cách có hệ thống và tương đối hoàn chỉnh. Ngoài ra, môn toán còn là công cụ giúp cho việc dạy và học các môn học khác. Do đó người dạy cần phải đảm bảo cung cấp cho học sinh đầy đủ các kiến thức cơ bản, trọng tâm của chương trình, phải giúp học sinh thấy được vai trò, vị trí và ý nghĩa quan trọng của môn toán trong cuộc sống cũng như đối với những môn học khác. Vì vậy, khi dạy tiết luyện tập giáo viên cần xây dựng bài học một cách hệ thống, khoa học đảm bảo cung cấp đầy đủ cho học sinh các kỷ năng cơ bản mà mục tiêu đặt ra; cũng như phải củng cố khắc sâu cho học sinh những kiến thức trọng tâm đã học. Đây là một việc không dễ dàng thực hiện được do trình độ, tâm lý của từng học sinh trong một lớp không giống nhau. II. CƠ SỞ THỰC TIỂN: 1. Thực tiễn vấn đề: Ngay từ tiểu học, học sinh đã quen và biết đến tiết luyện tập. Nhưng do nhận thức chưa đúng về vai trò của tiết luyện tập – tiết luyện tập chỉ đơn thuần là tiết giải bài tập – do đó thái độ học tập của các em chưa tích cực, dẫn đến tình trạng các em ngán học các tiết toán, nhất là các tiết luyện tập; bởi “Không khí của lớp trong các tiết luyện tập rất trầm lắng, các em chủ yếu theo dõi thầy (cô) giải bài, các bạn khá giỏi làm rồi chép vào tập”, hay “ Bài tập thầy (cô) cho quá dễ, nhìn vào là biết kết quả”.. . Trong phân phối chương trình toán học THCS các khối lớp hiện nay, số lượng tiết luyện tập được tăng đáng kể, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục đặt ra “Tăng thực hành, giảm lý thuyết”. Tuy số lượng tiết luyện tập được tăng đáng kể, vai trò của tiết luyện tập được nâng cao, nhưng việc dạy tiết luyện tập nhằm đạt hiệu quả cao nhất – phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mọi đối tương học sinh – là điều không dễ dàng. 2. Sự cần thiết của vấn đề: Chúng ta đều thấy: Kích thích sự hứng thú để học sinh yêu thích học tập bộ môn là một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc dạy học, là mục tiêu mà bất kỳ người thầy người cô nào cũng mong muốn đạt tới. Trình độ nhận thức của các em học sinh trong một lớp học thực tế không bằng nhau. Có những em học rất tốt, rất khá, giỏi môn toán, tiếp thu nhanh những gì giáo viên cung cấp. Bên cạnh đó, cũng có những em tiếp thu rất chậm. Cho nên khi dạy tiết luyện tập, người thầy phải tìm cách lôi cuốn tất cả các em, làm cho các em thấy được cái hay, sự cần thiết và những lợi ích của môn toán trong cuộc sống cũng như đối với các môn học khác khi đề ra hệ thống bài tập hợp lý. III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ: 1. Vấn đề đặt ra: - Dạy tiết luyện tập như thế nào để phát huy tính tích cực với mọi đối tượng học sinh? - Nếu một tiết luyện tập không phát huy tính tích cực của học sinh sẽ dẫn tới kết quả như thế nào? - Những phương pháp nào cần sử dụng để dạy tiết luyện tập? - Khi dạy tiết luyện tập cần lưu ý những gì? - Học sinh cần làm gì để tiết luyện tập đạt được hiệu quả cao nhất? 2. Khảo sát thực tế: a/ Thực tế giảng dạy của giáo viên: Trong nhiều năm qua, khi dạy tiết luyện tập tôi vẫn luôn chú ý xây dựng thành một tiết học sinh động, tạo được hứng thú cho học sinh. Và khi tiến hành thực hiện đề tài này tôi đã trao đổi với thầy cô, đồng nghiệp trong tổ về sự lợi ích của việc dạy tiết luyện tập nhằm phát huy tính tích cực của mọi đối tượng học sinh. Qua trao đội nhận thấy rằng giáo viên có chú ý thực hiện, nhưng không thường xuyên, chỉ thực hiện khi gặp tiết có số lượng bài tập ít, hoặc khi có thao giảng, dự giờ. Một số giáo viên thì có thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao. Tôi tiến hành hợp tác dự giờ với đồng nghiệp trong tổ khối 6 (2 tiết), khối 7 (2 tiết), khối 9 (2 tiết) nhận thấy việc dạy tiết luyện tập đạt được những yêu cầu đặt ra (Không gây nhàm chán, không nặng nề, mọi học sinh đều cảm thấy thích thú học tập,…) không phải dễ dàng vì: Trình độ nhận thức của học sinh trong một lớp không bằng nhau. Giáo viên chưa có sự đầu tư cho tiết dạy. Tài liệu tham khảo phục vụ cho tiết dạy còn hạn chế. Hệ thống bài tập đưa ra chưa phù hợp với trình độ của học sinh (Quá cao hoặc quá thấp). Sự chuẩn bị của học sinh chưa tốt. b/ Khảo sát học sinh: - Qua quan sát trong những tiết được dự giờ, tôi nhận thấy sự tập trung, tinh thần học tập của học sinh ở các khối lớp như sau: + Lớp 7a5 (Khá - giỏi): Không khí lớp trầm lắng, học sinh có tiếp thu bài nhưng không hứng thú với tiết học.(Chúng tôi đã dự giờ tiết 10 – Luyện tập (Tỉ lệ thức) : Ở từng bài tập giáo viên chưa chốt lại phương pháp chung, cũng như lưu ý cho học sinh những sai sót cần tránh, điều đó cho thấy sự đầu tư cho tiết dạy của giáo viên chưa cao. Hệ thống bài tập đưa ra quá rập khuôn sách giáo khoa, giáo viên chưa khéo léo lồng ghép một số bài tập trắc nghiệm vào nhằm giảm bớt áp lực cho học sinh, …) + Lớp 7a6(Trung bình – yếu): Học sinh tiếp thu tốt, không khí lớp sinh động hơn. Các bài tập được giáo viên xây dựng theo các dạng bài cơ bản, sau mỗi dạng bài có chốt lại phương pháp, có lưu ý những sai sót cho học sinh. Tuy nhiên, giáo viên chưa xây dựng được các thuật toán cho các dạng bài cơ bản,… + Lớp 9a1,2: Giáo viên chuẩn bị tốt cho tiết dạy từ kiến thức đến các phương tiện hổ trợ. Do đó, học sinh học rất nhẹ nhàng. Yêu cầu của giáo viên đưa ra phù hợp với học sinh. - Thực tế giảng dạy của bản thân tôi tại lớp 8a1 (Trung bình – khá – giỏi); 8a2, 8a3 (yếu - Trung bình) + Lớp 8a1: Dạy bài “Luyện tập – tiết 8” (Đại số). Ở phần kiểm tra bài cũ, tôi yêu cầu học sinh: Hãy chọn một trong số các tấm giấy có ghi một vế của 7 hằng đẳng thức đáng nhớ để ghép với các tấm trên bảng tạo thành một hằng đẳng thức đúng, sau đó gọi tên hằng đẳng thức đó và áp dụng vào làm bài tập. Học sinh đã thực hiện được yêu cầu này. Khi đến phần luyện tập, tôi đã lựa chọn, xây dựng các bài tập trong sách giáo khoa lại theo từng dạng cơ bản, ở mỗi dạng tôi cố gằng đưa ra phương pháp giải chung hay thuật toán để giải dạng toán đó, cũng như khéo léo lồng ghép một số dạng bài toán trắc nghiệm vào (đúng sai, điền khuyết,…). Ở cuối bài tôi đưa ra bài học kinh nghiệm cho dạng toán tính giá trị biểu thức cho học sinh nắm vững hơn (Các dạng còn lại các tiết luyện tập trước đã được cung cấp). Tôi nhận thấy học sinh đều thấy thoải mái, thích thú với tiết học, tiếp thu bài rất tốt. + Lớp 8a2, 8a3: Dạy bài “ Luyện tập – tiết 17” (Hình học). Ở phần kiểm tra bài cũ, tôi đưa ra yêu cầu gồm ba phần: 1/ Phát biểu định nghĩa, tính chất hình chữ nhật? ( 2 điểm) 2/ Một bài tập trắc nghiệm xác định tính đúng sai? (3 điểm) 3/ Một bài toán chứng minh (Hoàn thành bài chứng minh bằng cách điền khuyết). (5 điểm). Học sinh trả lời tương đối đúng (Học sinh trung bình), và hoàn chỉnh (Học sinh khá – giỏi). Sau đó tôi chốt lại một số điểm cần chú ý qua phần kiểm tra bài cũ trên. Trong phần luyện tập, tôi cũng đã lựa chọn xây dựng một hệ thống bài tập đa dạng, và có một số bài tập được đưa từ ngoài vào. Mỗi dạng bài tôi đều cố gắng hướng dẫn học sinh phân tích bài toán theo hướng đi lên, sau đó chốt lại phương pháp. Đến phần củng cố, thay vì đưa ra các câu hỏi để củng cố lại các kiến thức đã học cho học sinh, tôi đã xây dựng thành một trò chơi nhỏ “Giải đáp ô chữ” thật sự tạo được thích thú cho các em, làm cho không khí lớp sôi nổi hẳn lên. + Ở một số tiết luyện tập, tôi còn phân việc cho các em chuẩn bị, rồi tự trình bày trước toàn thể lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên: Tiết 14 – luyện tập _ đại số 8: Tổ 1: Soạn các bài tập phân tích thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung. Tổ 2: Soạn các bài tập phân tích thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử. Tổ 3: Soạn các bài tập phân tích thành nhân tử bằng phương pháp sử dụng hằng đẳng thức đáng nhớ. Tổ 4: Soạn các bài tập phân tích thành nhân tử bằng phương pháp tách hạng tử. Tôi nhận thấy các em tuy có nhiều bỡ ngỡ, trình bày chưa tốt lắm nhưng tất cả đều thấy thích thú vì mình được góp phần vào xây dựng tiết học. - Khi tiến hành nghiên cứu vấn đề này, song song với việc trao đổi với đồng nghiệp, thực hành bằng tiết dạy, tôi còn tiến hành đàm thoại cùng học sinh: + Đình Long (8a1): “Em thật sự rất thích học toán vì toán có nhiều ứng dụng vào các môn học khác”. + Hưng (8a2): “Em thấy học thật vui và hấp dẫn, không khí lúc nào cũng sôi nổi, qua tiết học nay em mới biết thêm một di tích lịch sử của nước ta”. + Tây (8a3): “Em học toán tệ lắm, nên trước đây tới giờ toán em rất sợ, còn bây giờ thì thấy thích học toán hơn, lâu lắm rồi em mới làm được bài như thế này”. + Vy (7a5): “Em thích học toán từ nhỏ nhưng lại rất ghét học các tiết luyện tập vì tới các luyện tập thì em rất sợ vì nó khô khan, nặng nề quá” Trong thời gian hạn hẹp, chúng tôi không thể đưa ra hết các ví dụ. Nhưng qua thực tế giảng dạy, chúng ta có thể thấy được phần nào sự cần thiết của vấn đề. Thế nhưng thực tiển lại cho thấy việc dạy tiết luyện tập để phát huy tính tích cực của mọi đối tượng học sinh luôn gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp, kinh nghiệm được rút ra trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu. 3. Giải pháp chứng minh: - Giáo viên phải xem xét, nghiên cứu thật kỹ tiết dạy, phải có sự đầu tư chuẩn bị cho tiết dạy tốt. Bởi vì, dạy một tiết học bình thường đạt hiệu quả đã là khó, dạy tiết luyện tập lại càng khó hơn nhất là với một lớp mà trình độ của học sinh không bằng nhau. - Để dạy một tiết luyện tập đạt hiệu quả, ta có thể thực hiện như sau: 1/ Ổn định: Giáo viên có thể kiểm diện, sau đó cho lớp hát một bài. 2/ Kiểm tra bài cũ: Giáo viên đặt câu hỏi có nội dung và biểu điểm rõ ràng (Nên chuẩn bị ở bảng phụ), giáo viên phải nhận xét tính đúng sai trong câu trả lời của học sinh. Ở những lớp yếu, với cùng một nội dung kiểm tra, giáo viên nên phân ra thành nhiều câu nhỏ dễ hiểu để học sinh trả lời. Ví dụ: + Với nội dung kiểm tra các hằng đẳng thức đáng nhớ: Ở lớp 8a1 (Khá – giỏi), giáo viên có thể yêu cầu học sinh phát biểu 4 hằng đẳng thức đáng nhớ bất kỳ trong 7 hằng đẳng thức đã học; Còn ở lớp 8a2, 8a3(Trung bình – yếu), giáo viên có thể cho học sinh hoàn thành dưới dạng toán trắc nghiệm điền khuyết, hay hoàn thành bằng cách ghép giấy như đã trình bày ở trên. + Khi dạy bài “Luyện tập – tiết 10” _Đại số 7: Với yêu cầu “ Nếu a.d = c.b thì ta có các tỉ lệ thức nào?”, giáo viên có thể đưa ra yêu cầu như sau: “Nếu a.d = c.b thì ta có các tỉ lệ thức: Hãy hoàn thành bài tập trên bằng cách điền vào chổ (….) để tạo thành các tỉ lệ thức đúng.” 3/ Luyện tập: Giáo viên nên phân loại bài tập thành từng dạng bài cơ bản từ đơn giản đến nâng cao phù hợp với từng đối tượng học sinh. Sau mỗi dạng bài nên chốt lại phương pháp giải để đưa ra bài học kinh nghiệm, nên tăng lượng bài tập trắc nghiệm giúp học sinh tích cực xây dựng bài, nhận biết những sai lầm của mình, và tiết kiệm thời gian cho giáo viên. Ví dụ: + Lớp 6: Bài “Luyện tệp – tiết 6”, giúp học sinh khắc sâu khái niệm tia, tia đối nhau, giáo viên có thể đưa bài tập – kết hợp với việc sử dụng phương tiện trực quan minh hoạ như sau: “Các câu sau đúng hay sai: a) 3 tia. b) 4 tia. c) 1 tia.” + Lớp 8: Khi dạy bài “Luyện tập – tiết 12”, khi đưa vào bài tập “Tính giá trị của biểu thức” ở các lớp yếu có thể chia thành các yêu cầu nhỏ: Phân tích các đa thức thành nhân tử. Tính giá trị của đa thức đã phân tích. Hoặc thay vì yêu cầu học sinh: Hãy chứng minh: giáo viên có thể yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập sau: Để chứng minh một bạn học sinh đã làm như sau: Hãy quan sát bài làm của bạn và cho biết: Bạn hoàn thành bài toán như thế nào? Bằng cách làm tương tự: Hãy chứng minh: 4/ Củng cố: Đây là bước khá quan trọng nhằm giúp học sinh củng cố khắc sâu các kiến thức của bài. Giáo viên có thể củng cố từng phần hoặc củng cố cho toàn bài. Dạng bài tập sử dụng cho phần này có thể là trắc nghiệm đúng sai, trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm ghép câu, hay một trò chơi nhỏ (Giải ô chữ, …), đồng thời ở phần này giáo viên cũng có thể nhắc lại các bài học kinh nghiệm đã đúc kết được trong bài học. 5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Giáo viên nên đưa ra yêu cầu cụ thể, rõ ràng học sinh phải làm những gì? Chuẩn bị những gì? Cho tiết học sau. Nếu có bài tập khó, thì nên hướng dẫn để học sinh có thể hoàn thành. * Một số lưu ý khi dạy tiết luyện tập: - Yêu cầu đưa ra cho học sinh không quá cao, quá thấp so với trình độ của học sinh. - Không giải quá nhiều bài tập trong một tiết day. - Xây dựng bài học từ dễ đến khó. - Lựa chọn bài tập phù hợp với nội dung bài. - Không nên lạm dụng các bài tập trắc nghiệm, cũng như các phương tiện hổ trợ cho tiết dạy. 4. Thực hành bằng tiết dạy minh hoạ: * Đại số: LUYỆN TẬP TUẦN: 02 Tiết: 03 Ngày dạy: 1/- MỤC TIÊU: a/ Kiến thức: Củng cố kiến thức về các quy tắc nhân đơn thức với đa thức,nhân đa thức với đa thức. b/ Kỹ năng: Học sinh thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức, đa thức. c/ Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận và chính xác trong tính toán. 2/- CHUẨN BỊ: 1/- Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập và bài học kinh nghiệm, phiếu học tập, Bài tập dạng phối hợp phép toán nhân đơn thức, đa thức với đa thức. 2/- Học sinh: Bảng nhóm, dụng cụ học tập, hoàn thành các bài tập theo yêu cầu của giáo viên ở tiết 02, ôn lại quy tắc nhân đơn thức, đa thức với đa thức. 3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vấn đáp, đàm thoại, chia nhóm nhỏ, thực hành. 4/- TIẾN TRÌNH: 4.1/- Ổn định tổ chức: Kiểm diện. 4.2/- KTBC: (2 học sinh) Học sinh 1: Bài 1) Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức, viết công thức tổng quát? 4 đ Bài 2) Thực hiện phép tính, sau đó tính giá trị của biểu thức đã thu gọn: với x = -5 6 đ Đáp án: Bài 1) Quy tắc nhân đơn thức với đa thức: Sgk – tr.4 2 đ Tổng quát: A.(B + C) = A.B + A.C 2 đ Bài 2) Ta có: = = 4 đ Thay x = -5 vào -15x, ta có: -15.(-5) = 75 2 đ Học sinh 2: Bài 1) Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức, viết công thức tổng quát bằng cách điền vào chổ (….) trong đẳng sau: 4 đ (A + B).(D + C) = A.D + ….. + …... + B.C Bài 2) Thực hiện phép tính: . 4 đ Từ đó suy ra kết quả phép nhân:. 2 đ Đáp án: Bài 1) Quy tắc nhân đa thức với đa thức: Sgk – 4 2 đ Tổng quát: (A + B).(D + C) = A.D + A.C + B.D + B.C 2 đ Bài 2) Ta có: . = = 4 đ Vậy .= 2 đ 4.3/- Luyện tập: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV: Chuẩn bị bài ở bảng phụ. + Cho học sinh tự đọc bài. + Gọi 2 học sinh lên bảng làm cả lớp làm vào tập. + Gọi học sinh nhận xét. GV(hỏi): Nêu các bước để hoàn thành bài tập này? Gọi một học sinh lên bảng làm. GV (Chốt lại bằng cách đặt câu hỏi): Để tính giá trị của một biểu thức ta làm như thế nào? GV(Hỏi): Để tím xem x bằng bao nhiêu ta thực hiện như thế nào? Học sinh(trả lời): Ta thu gọn vế trái. GV(Hỏi): Khi nào một biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến? Học sinh (TL): Khi trong biểu thức không còn x. GV: Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện. Nhận xét bài làm của học sinh. GV(Hỏi): Để hoàn thành yêu cầu của bài toán các em làm như thế nào? Học sinh (TL): Ta biến đổi VT = VP. GV: Gọi 2 học sinh lên bảng làm. ? Muốn chứng minh một biểu thức bằng một biểu thức ta lưu ý điều gì? Học sinh(TL): Ta biến đổi vế có dạng phưc tạp về vế có dạng đơn giản hơn. GV(Hỏi): Hai số chẳn liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? ? Nếu gọi số chẳn thứ nhất là 2a, thì số chẳn thứ hai, thứ ba là gì? ? Theo đề bài ta có điều gì? ! Đây là bài toán tìm a thỏa điều kiện cho trước. Gọi một học sinh lên bảng giải. Nhận xét bài làm của học sinh. I/- Thực hiện phép tính: Bài 1) Tính: a) b) Giải: a) b) Bài 2) Tính giá trị của biểu thức: tại x = 15 Ta có: Thay x = 15 vào 9x: 9.15=135 Bài 3) Tìm x: Vậy II/- Chứng minh: Bài 1) Chứng minh biểu thức sau không phụ thuộc biến x: a) b) Giải: a) b) = 3 Bài 2)Chứng minh: a) b) giải: a) b) III/- Các dạng khác: Tìm ba số tự nhiên chẵn liên tiếp,biết tích của hai số sau lớn hơn tích của hai số đầu là 192. Giải: Gọi 3 số chẳn liên tiếp nhau: 2a, 2a+2, 2a+4. Theo đề bài ta có: Vậy 3 số cần tìm là: 46, 48, 50. 4.4/- Củng cố - luyện tập: (từng phần) Bài học kinh nghiệm: Muốn chứng minh một đẳng thức ta nên biến đổi vế có dạng phức tạp về vế dạng đơn giản hơn; Muốn chứng minh một biểu thức không phụ thuộc giá trị của biến ta biến đổi sau cho kết quả cuối cùng không còn biến đó. 4.5/- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Xem lại các bài tập đã làm. Ôn lại các quy tắc: Nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức. Bài tập về nhà: Bài 1) Thực hiện phép nhân: a) b) c) bài 2) Chứng minh rằng biểu thức n(2n – 3) – 2n(n+1) luôn chia hết cho 5 với mọi số nguyên n. Xem trước bài : Những hằng đẳng thức đáng nhớ, và cho biết: 5/- RÚT KINH NGHIỆM: * Hình học: LUYỆN TẬP TUẦN: 9 Tiết: 17 Ngày dạy: 1/- MỤC TIÊU: a/ Kiến thức: Củng cố cho học sinh định nghĩa, tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết của hình chữ nhật, tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông, dấu hiệu nhận biết một tam giác là tam giác vuông dựa vào đường trung tuyến. b/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng chứng minh: Chứng minh tứ giác là hình chữ nhật. c/ Thái độ: Rèn tư duy logic cho học sinh. 2/- CHUẨN BỊ: a/- Giáo viên: Dụng cụ vẽ hình, giấy kẻ ô vuông, bảng phụ vẽ hình minh hoạ bài 2, bài tập áp dụng. b/- Học sinh: Dụng cụ học tập; Ôn lại định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình bình hành, hình thang, hình thang cân, hình chữ nhật; Ôn lại định lý Pytago; hoàn thành các bài tập về nhà theo yêu cầu của giáo viên của tiết 16; Vở bài tập; tập ghi; …. 3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Nêu và giải quyết vấn đề, chia nhóm nhỏ, đàm thoại, trực quan, thực hành. 4/- TIẾN TRÌNH: 4.1/- Ổn định tổ chức: Kiểm diện. 4.2/- KTBC: - Học sinh: 1/- Phát biệu định nghĩa, tính chất của hình chữ nhật? (2 đ) 2/- Các câu sau đúng hay sai? Cho ví dụ minh họa các câu sai. (3 đ) a/ Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật. b/ Hình thang cân có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình chữ nhật. c/ Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật. 3/ Cho tam giác ABC có đường cao AH, Gọi I là trung điểm của AC, E là điểm đối xứng với H qua I. Tứ giác AECH là hình gì? Vì sao? ( 5 đ) Đáp án: 1/ Định nghĩa: Sgk – tr 1 đ Tính chất: Sgk – tr. 1 đ 2/ a/- Sai. Ví dụ hình thang cân 1 đ b/ Đúng. 1 đ c/ Sai. Ví dụ hình thang cân. 1 đ 3/ gt ΔABC: AH BC AI = IC, I AC E đối xứng với H qua I. AHCE là hình gì? Vì sao? kl 1 đ Chứng minh: 4 đ Xét ΔAHC, ta có: = (gt) IC = IA = (gt) Suy ra HI = AC Mà HI = IE (gt) Nên HI = IE = Hay HI = IE = IC = IA = AC Vậy AHCE là hình chữ nhật. 4.3/- Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV(Chốt lại): Một khẳng định đúng là đúng với mọi trường hợp, còn muốn nói một khẳng định vừa đúng vừa sai là sai, ta chỉ cần đưa ra một trường hợp cụ thể không đúng với kết luận. Yêu cầu học sinh đọc đề ở bảng phụ và giải thích cho khẳng định của mình. Qua câu b, ta có khẳng định sau: Nếu lầy 1 điểm C bất kỳ trên đường tròn đường kính AB (C khác A, B) thì tam giác ABC luôn vuông tại C. Từ đó ta suy ra cách dựng tam giác vuông có cạnh huyền AB cho trước bằng thước và com pa: + Dựng đoạn thẳng AB. + Dựng trung điểm O của AB. + Vẽ đường tròn tâm O, bán kính . + Lấy điểm C tùy ý trên đường tròn (Khác A, B) rối vẽ các đoạn thẳng AC, CB. Ta được tam giác ABC vuông tại C. GV đưa bài tập ở bảng phụ. x là độ dài của đoạn thẳng nào? Đoạn thẳng đó là gì của ΔABC? Theo tính chất đường trung truyến của tam giác vuông ta có điều gì? Để tính x ta phải tính độ dài đoạn thẳng nào trước? Và tính độ dài đoạn thẳng đó bằng cách nào. Gọi học sinh đứng tại chổ trình bày. Nhận xét bài làm của học sinh. Gợi ý chứng minh: EFGH là hình chữ nhật ABCD là hình bình hành. Gt Chốt lại: Để chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật ta dựa vào 4 dấu hiệu nhận biết. Tùy điều kiện bài toán mà lựa chọn 1 trong 4 dấu hiệu đó để chứng minh. 1/ Bài 62 – Sgk trang 99 a) Vẽ đường tròn đường kính AB (O là trung điểm của AB). Vì Nên Hay C thuộc đường tròn đường kính AB. b) Nếu C thuộc đường tròn đường kính AB thì: OC = OB = OA = Hay ΔCAB vuông tại C. 2/ Tìm x, biết: Do ΔABC có Theo định lý Pytago, ta có: Ta lại có: BM = MC = Suy ra: AM = = 3/ Bài 64 – sgk.100 Chứng minh: Ta

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDạy tiết luyện tập phát huy tính tích cực với mọi đối tượng học sinh – môn toán 8.doc