1.Kiến thức
Biết được:
- Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A;
- Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hoá học các nguyên tố trong cùng một nhóm A;
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các
nguyên tố khi số điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
2.Kĩ năng
- Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử, suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng.
- Dựa vào cấu hình electron, xác định nguyên tố s, p
3.Trọng tâm
Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A
- Trong một chu kì.
- Trong một nhóm A.
114 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3720 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng ôn tập đầu năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C : C : C : C : H H – C – C – C – C – H
H H H H H H H H
4.Củng cố - Dặn dò:
- Làm bài tập Sgk, Sbt. Đọc trước bài mới “Hoá trị và số oxi hoá”
5.Rút kinh nghiệm:
Tiết 26: Bài 15: HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA
I. Mục đích – yêu cầu:
1.Kiến thức
Biết được:
- Điện hoá trị, cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.
- Số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất và hợp chất. Những quy tắc xác định số oxi hoá của nguyên tố.
2.Kĩ năng
Xác định được điện hoá trị, cộng hóa trị, số oxi hoá của nguyên tố trong một số
phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.
3.Trọng tâm
- Điện hoá trị, cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.
- Số oxi hoá của nguyên tố
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Giáo án.
2.Học sinh: Ôn tập kiến thức cũ và chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình lên lớp
1.Ổn định lóp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu khái niệm tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử. Lất ví dụ.
- So sánh tính chất của tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử. Giải thích.
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bảng ghi
Hoạt động 1
GV: Hoá trị trong hợp chất ion được gọi là gì?
GV: Điện hoá trị được tính như thế nào?
Gv: Xác định điện hoá trị của các nguyên tố trong phân tử NaCl?
Hoạt động 2
GV: Hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị được gọi là gì?
GV: Cộng hoá trị được tính như thế nào?
GV: Nhắc nhở HS, cộng hóa trị được tính bằng số liên kết nên không có dấu.
GV: Xác định cộng hoá trị của các nguyên tố trong phân tử NH3 ?
Hoạt động 3
GV: Số oxi hoá của nguyên tố là gì?
Hoạt động 4
GV: Cho biết các quy tắc xác định số oxi hóa?
GV: Lấy ví dụ hai trường hợp ngoại lệ và yêu cầu HS giải thích các trường hợp đặc biệt.
Tiết 26:
Bài 15:
HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA
I.Hoá trị
1.Hoá trị trong hợp chất ion
- Hoá trị trong hợp chất ion được gọi là điện hoá trị.
- Trị số của điện hoá trị được xác định bằng điện tích của ion, bằng số e mà nguyên tử của nguyên tố đó cho hay nhận để tạo thành ion.
-Cách ghi điện hóa trị: trị số điện tích + dấu điện tích
Ví dụ: Trong phân tử NaCl
- Na có điện hoá trị là 1+
- Cl có điện hoá trị là 1-
2.Hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị
- Hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị gọi là cộng hoá trị.
- Cộng hoá trị của một nguyên tố bằng số liên kết cộng hoá trị (cặp e dùng chung) mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo thành với nguyên tử khác trong phân tử.
Ví dụ: Trong phân tử NH3
-Cộng hoá trị của N là 3
-Cộng hóa trị của H là 1.
II.Số oxi hoá
1.Khái niệm
-Số oxi hoá của nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử, nếu giả định rằng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion.
2.Các quy tắc xác định số oxi hoá
- Số oxi hoá của các đơn chất bằng không.
Ví dụ: số oxi hoá của Na, H2, Na…. bằng không.
- Trong phân tử, tổng số các số oxi hoá của các nguyên tố bằng không.
- Số oxi hoá của ion đơn nguyên tử bằng điện tích. Trong ion đa nguyên tử tổng số oxi hoá các nguyên tố bằng điện tích của ion
- Trong hợp chất, số oxi hoá của Oxi bằng -2. của H bằng +1 (trừ trường hợp các hidrua kim loại, peoxit, OF2)
Ví dụ: Tính số oxi hoá của nguyên tố oxi trong: NH3, HNO2, NO3-
Gọi x là số oxi hoá của N
+ NH3: x + 3.1 = 0 -> x = -3
+ HNO2: 1 + x + 2(-2) = 0 -> x = +3
+ NO3- : x + 3(-2) = 0 -> x = +5
*Cách ghi số oxi hoá: số oxi hóa đặt phía trên kí hiệu của nguyên tố. Ghi dấu trước số sau.
4.Củng cố - Dặn dò:
- Xác định số oxi hóa:
Của S trong H2S, SO2, S, H2SO4, Na2S.
Của N trong NH3, N2, N2O, NO, NO2, HNO2, HNO3.
- Làm bài tập Sgk, Sbt. Đọc trước bài mới “Liên kết kim loại”
5.Rút kinh nghiệm:
Tiết 27&28: Bài 16: LUYỆN TẬP CHƯƠNG III
I. Mục đích – yêu cầu:
1.Kiến thức
Củng cố kiến thức
- Bản chất của liên kết hoá học.
- Phân biệt các kiểu liên kết hoá học.
- Đặc điểm về cấu trúc và tính chất chung của kiểu mạng tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử và tinh thể kim loại.
- Phân biệt được hoá trị của các nguyên tố trong hợp chất ion và hợp chất cộng hoá trị
2.Kĩ năng
- Vận dụng khái niệm về độ âm điện để đáng giá tính chất của liên kết
- Dựa vào đặc điểm của các loại liên kết giải thích và dự đoán tính chát của một số chất có cấu trúc tinh thể nguyên tử, phân tử
- Vận dụng các qui tắc xác định số oxi hoá để xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất và ion.
- Xác định hoá trị của nguyên tố trong hợp chất ion và cộng hoá trị.
- Vận dụng các giá trị độ âm điện để giải thích, dự đoán tính chất của một số chất.
3.Trọng tâm
- Các kiểu liên kết và mối liên hệ của chúng với hiệu độ âm điện.
- Tinh thể ion, nguyên tử, phân tử
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Giáo án.
2.Học sinh: Ôn tập kiến thức cũ và chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình lên lớp
1.Ổn định lóp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu khái niệm hóa trị. Lấy ví dụ.
- Nêu các quy tắc xác định số oxi hóa. Lấy ví dụ.
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bảng ghi
Hoạt động 1
GV: Tại sau các nguyên tử lại liên kết với nhau tạo thành phân tử?
GV: Treo bảng phụ có các thông tin còn trống lên yêu cầu học điền các thông tin.
Loại liên kết
Ion
Cộng hoá trị ko cực
Cộng hoá trị có cực
Bản chất liên kết
Thí dụ
Điều kiện xuất hiện liên kết
GV: Cho biết các giá trị của hiệu độ âm điện liên quan như thế nào đến tính chất của liên kết?
Hoạt động 2
GV: Nhắc lại khái niệm về liên kết kim loại?
GV: So sánh liên kết kim loại với các loại liên kết khác?
Hoạt động 3
Tinh thể ion
Tinh thể nguyên tử
Tinh thể nguyên tử
Tinh thể phân tử
Tinh thể kim loại
KN
Lực lk
Đặc tính
GV: Nêu các khái niệm của các loại liên kết?
GV: cho biết bản chất của liên kết trong từng loại tinh thể?
GV: Nêu tính chất của các loại tinh thể?
Hoạt động 3
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để giải các bài tập. Sau đó cử đại diện lên bảng trình bày.
Bài 1/76Sgk
Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion: Na+, Mg2+, Al3+, Cl-, S2-, O2-
Bài 3/76/Sgk
Dựa vào độ âm điện của các nguyên tử trong phân tử, xác định kiểu liên kết trong từng phân tử Oxit: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7
Bài 4/76Sgk
Viết công thức cấu tạo của các chất sau:
Cl2O, NCl3, H2S, NH3
Bài 5/76/Sgk
Một nguyên tử có cấu hình electron 1s22s22p3
a)Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn, suy ra CTPT hợp chất khí với hiđro.
b)Viết CT electron và CTCT của phân tử đó.
Bài 7/76/Sgk
Xác định điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA.
Bài 8/76/Sgk
Dựa vào vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, cho biết:
a) Trong các nguyên tố Si, P, Cl, S, C, N, Se, Br, nguyên tố nào có cùng hóa trị trong công thức oxit cao nhất.
b) Trong các nguyên tố P, S, F, Si, Cl, N, As, Te, nguyên tố nào có cùng hóa trị trong công thức oxit cao nhất.
Bài 8/76/Sgk
Xác định số oxi hóa của Mn, Cr, Cl, P, N, S, C, Br:
a) Trong phân tử: KMnO4, Na2Cr2O7, KClO3, H3PO4.
b) Trong ion: NO3-, SO42-, CO32-, Br-, NH4+.
Tiết 27&28:
Bài 16: LUYỆN TẬP CHƯƠNG III
A.Kiến thức cần nắm vững
I.So sánh liên kết ion, liên kết cộng hóa trị và liên kết kim loại
1.So sánh liên kết cộng hoá trị và liên kết ion
*Giống nhau:
-Nguyên nhân hình thành liên kết, các nguyên tử liên kết với nhau tạo thành phân tử để có cấu hình e bền vững của khí hiếm.
*Khác nhau:
Loại liên kết
Ion
Cộng hoá trị ko cực
Cộng hoá trị có cực
Bản chất liên kết
Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
-Là sự dùng chung các cặp electron.
-Các cặp electron này không bị lệch
-Là sự dùng chung các cặp electron.
-Các cặp electron này bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn
Thí dụ
Na++ClàNaCl
H+HàH : H
H+Clà H : Cl
Điều kiện xuất hiện liên kết
-Xảy ra giữa những nguyên tố khác hẳn nhau về bản chất hoá học.
-Thường là kim loại điển hình với phi kim điển hình.
-Xảy ra giữa các nguyên tố giống nhau về bản chất.
-Xảy ra giữa các nguyên tố gần giống nhau về bản chất
-Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp trạng thái liên kết vừa mang tính cộng hoá trị vừa mang tính chất ion. Dựa vào hiệu độ âm điện, biết được loại liên kết nào chiếm ưu thế.
2.So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hoá trị và liên kết ion
- Liên kết kim loại và liên kết cộng hóa trị là có những electron dùng chung cho nguyên tử, nhưng electron chung trong liên kết là cho tất cả các nguyên tử kim loại có trong đơn chất.
- Liên kết kim loại và liên kết ion giống nhau là đều được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các phần tử mang điện tích trái dấu, nhưng phần tử tích điện trái dấu trong liên kết kim loại là ion dương kim loại và electron tự do.
II.Tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử và tinh thể kim loại
Tinh thể ion
Tinh thể nguyên tử
Tinh thể nguyên tử
Tinh thể phân tử
Tinh thể kim loại
Khái niệm
TT ion được hình thành từ những ion mang điện tích trái dấu
Tinh thể được hình thành từ những nguyên tử
Tinh thể được tạo thành từ những phân tử
Tinh thể được tạo thành từ ion, nguyên tử kim loại và e tự do
Lực liên kết
Có bản chất tĩnh điện
Có bản chất cộng hoá trị
là lực tương tác phân tử
Có bản chất tỉnh điện
Đặc tính
- bền.
- Khó nóng chảy.
- Khó bay hơi.
- tinh thể nguyên tử tương đối bền.
- tonc, tos cao.
- Ít bền
- Độ cứng nhỏ.
- tonc, tos thấp
Anh kim dẫn nhiệt, dẫn điện và dẽo
III.Hoá trị và số oxi hoá
1.Hoá trị trong hợp chất ion
- Khái niệm về địên hoá trị.
- Cách xác định điện hoá trị
2.Hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị
- Khái niệm cộng hóa trị
- Cách xác định cộng hoá trị
3. Số oxi hoá
- Khái niệm số oxi hoá
- Bốn quy tắc xác định số oxi hoá
B. Bài tập
Bài 1/76/Sgk
Na -> Na+ + e Cl + e -> Cl-
Mg -> Mg2+ + 2e S + 2e -> S2-
Al -> Al3+ + 3e O + 2e -> O2-
Bài 3/76/Sgk
Phân tử
Hiệu độ âm điện
Loại liên kết
Na2O
3,44-0,93=3,05
Liên kết ion
MgO
3,44-1,31=2,13
Liên kết ion
Al2O3
3,44-1,61=1,83
Liên kết ion
SiO2
3,44-1,90=1,54
Liên kết cộng hóa trị có cực
P2O5
3,44-2,19=1,25
Liên kết cộng hóa trị có cực
SO3
3,44-2,58=0,86
Liên kết cộng hóa trị có cực
Cl2O7
3,44-3,16=0,28
Liên kết cộng hóa trị không cực
Bài 4/76/Sgk
Bài 5/76/Sgk
a) Có 2 lớp e → chu kì 2
Có 5 e ở lớp ngoài cùng, là nguyên tố p → nhóm VA.
Vậy nguyên tố trên ở ô thứ 7, chu kì 2, nhóm VA: Nitơ
b) CTPT: N2
CT electron N N
CTCT N ≡ N
Bài 7/76/Sgk
Nhóm VIA : điện hóa trị 2-
Nhóm VIIA: điện hóa trị 1-
Nhóm IA : điện hóa trị 1+
Bài 8/76/Sgk
a) Si và C : 4
P và N : 3
S và Se : 2
Cl và Br:1
Bài 8/76/Sgk
a) Mn: +7
Cr : +6
Cl: +5
P: +5
b) N: +5
S: +6
C: +4
Br: -1
N: -3
4.Củng cố - Dặn dò:
- Làm bài tập Sgk, Sbt.
- Ôn lại nội dung kiến thức chương II và III.
-Đọc trước bài mới: “Phản ứng oxi hóa khử”
5.Rút kinh nghiệm:
Chương IV PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
1.Về kiến thức:
Học sinh biết:
Phân biệt phản ứng oxi hóa khử với các phản ứng không phải là oxi hóa khử
Biết cách lập phương trình phản ứng oxi hóa khử.
Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử trong thực tiễn.
Học sinh hiểu:
Bản chất của phản ứng oxi hóa khử.
Chất khử, chất oxi hóa.
Sự khử, sự oxi hóa
2.Về kỹ năng:
Củng cố kỹ năng xác định số oxi hóa.
Rèn kỹ năng lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron.
3.Về giáo dục tình cảm – thái độ:
Sự liên quan chặt chẽ giữa hiện tượng và bản chất.
Khả năng vận dụng các quy luật của tự nhiên và đời sống sản xuất, phục vụ con người.
Tiết 29&30: Bài 17: PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
I. Mục đích – yêu cầu:
1.Kiến thức
Hiểu được:
- Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố.
- Chất oxi hoá là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron. Sự oxi hoá là sự nhường electron, sự khử là sự nhận electron.
- Các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử,
- Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn.
2.Kĩ năng
- Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hoá và sự khử trong phản ứng oxi hoá - khử cụ thể.
- Lập được phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử dựa vào số oxi hoá (cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron).
3.Trọng tâm
Phản ứng oxi hoá - khử và cách lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Giáo án.
2.Học sinh: Ôn tập kiến thức cũ và chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình lên lớp
1.Ổn định lóp:
2. Kiểm tra bài cũ: không
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bảng ghi
Hoạt động 1
GV: Yêu cầu HS trên cơ sở kiến thức cũ:
-Định nghĩa về sự oxi hóa và sự khử đã học ở lớp 8.
-Trên cơ sớ đó, xác định chất khử và chất oxi hóa trong phản ứng giữa Mg với O2.
HS: + Sự oxi hóa là sự kết hợp với oxi
+ Sự khử là sự lấy oxi của hợp chất.
+Chất khử: Mg
+ Chất oxi hóa: O2
GV: Yêu cầu HS xác định số oxi hóa của Mg và O trước và sau phản ứng.Nhận xét về sự thay đổi số oxi hóa.
Hoạt động 2
GV: Yêu cầu HS thực hiện ví dụ 2 tuơng tự ví dụ 1.
-Trong phản ứng phản ứng khử CuO bằng Hidro, xác định số oxi hóa của H và của Cu trước và sau phản ứng.
-Nêu định nghĩa về sự oxi hóa và sự khử, chất oxi hóa, chất khử.
Hoạt động 3
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu Sgk và dựa vào các ví dụ trên
-Xét phản ứng đốt Na trong clo, hãy xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng từ đó tìm chất oxi hóa, sự oxi hóa, sự khử.
-Tương tự, xét phản ứng khí hiđro cháy trong clo.
-Trên cơ sở các ví dụ. Đưa ra định nghĩa về phản ứng oxi hóa khử.
Hoạt động 4
GV cân bằng phản ứng
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đưa ra các bước thực hiện để cân bằng một phản ứng oxi hóa khử.
-Một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
-Nêu các bước thực hiện để cân bằng một phản ứng. Ứng dụng tự cân bằng các phản ứng sau :
Fe2O3 + CO ® Fe + CO2
C + HNO3 ® CO2 + NO + H2O
HCl + KMnO4 ® Cl2 + KCl + MnCl2 + H2O
Hoạt động 4
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu Sgk cho biết ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử. Lấy ví dụ trong thực tiễn.
Tiết 29&30:
Bài 17: PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
I.Định nghĩa
Ví dụ1: Đốt Mg trong oxi Mg + O2 ® 2MgO
Chất khử: Mg, chất oxi hóa: O2.
2 + ® 2
Chất khử Mg có số oxi hóa tăng từ 0 → +2
Chất oxi hóa O có số oxi hóa giảm từ 0 → -2
Ví dụ2: Sự khử CuO bằng hidro xảy ra theo phản ứng :
+ ® +
Sự oxi hóa : ® 2 + 2e
Chất khử
Sự khử : + 2e ®
Chất oxi hóa
Các định nghĩa :
Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron, có số oxi hóa tăng.
Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận electron, có số oxi hóa giảm.
Sự khử là quá trình chất oxi hóa nhận electron, Hay : là sự làm giảm số oxi hóa.
Sự oxi hóa là quá trình chất khử nhường electron, Hay : là sự làm tăng số oxi hóa.
2x1e
Ví du 3: Đốt natri trong clo
2Na + Cl2 ® 2NaCl ® phản ứng oxi hóa – khử
Sự oxi hóa : Na ® Na+ + 1e
Chất khử
Sự khử : Cl + 1e ® Cl-
Chất oxi hóa
Ví dụ 4: Khí hiđro cháy trong clo
+1 -1
o
o
. H2 + Cl2 → 2HCl
Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa: là phản ứng oxi hóa khử.
* Kết luận: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng. Hay : Phản ứng oxi hóa là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
II.Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử
*Phương pháp: Cân bằng phản ứng oxi hoá – khử theo phương pháp thăng bằng electron dựa trên nguyên tắc : Tổng electron do chất khử nhường phải đúng bằng số electron mà chất oxi hóa nhận.
Ví dụ1 : Đốt P trong oxi
+ ®
x 4 ® + 5e
x 5 + 4e ® 2
4P + 5O2 ® 2P2O5
* Các bước thực hiện :
B1:Xác định số oxi hóa, tìm ra nguyên tố có số oxi hóa thay đổi (chất oxi hóa, chất khử ).
B2:Viết sự oxi hóa, sự khử, cân bằng từng quá trình. Tìm hệ số chính sao cho số electron nhường bằng số electron nhận.
B3:Đưa hệ số chính lên phương trình. Tìm hệ số phụ theo thứ tự : Kim loại, phi kim, hidro, oxi.
Ví dụ 2 :
+ HO3 ® O2 + O + H2O
chất khử chất oxi hóa
x 4 + 3e ®
x 3 ® + 4e
3 + 4HO3 → 3O2 + 4O + 2H2O
Ví dụ 3 :
10H+ 2KO4 → 5 + 2Cl2 + 2KCl + 8H2O *Chú ý 6HCl : axit làm môi trường
x 2 + 5e ®
x 5 ® + 2e
16H + 2KO4 = 5 + 2Cl2 + 2KCl + + 8H2O
chất khử chất oxi hóa
® Dạng có axit làm môi trường
III.Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử
-Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng phổ biến trong tự nhiên và có tầm quan trọng trong sản xuất, đời sống. Ví dụ như :
-Sự đốt cháy nhiên liệu tạo năng lượng, các quá trình điện phân, các phản ứng xảy ra trong pin, ắc qui …
-Các quá trình luyện gang, thép, sản xuất nhôm, các hóa chất cơ bản như : xút, axit clohidric, axit nitric, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, dược phẩm …
4.Củng cố - Dặn dò:
- Làm bài tập Sgk, Sbt.
-Đọc trước bài mới: “Phân loại phản ứng.”
5.Rút kinh nghiệm:
Tiết 31: Bài 18: PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG
HÓA HỌC VÔ CƠ
I. Mục đích – yêu cầu:
1.Kiến thức
Hiểu được:
Các phản ứng hoá học được chia thành 2 loại: phản ứng oxi hoá - khử và không phải là phản ứng oxi hoá - khử.
2.Kĩ năng
Nhận biết được một phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử dựa vào sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
3.Trọng tâm
Phân loại phản ứng thành 2 loại.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Giáo án.
2.Học sinh: Ôn tập kiến thức cũ và chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình lên lớp
1.Ổn định lóp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Định nghĩa : chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa, phản ứng oxi hóa khử. Lấy ví dụ minh họa.
- Nêu phương pháp, cơ sở vá các bước để lập phương trình phản ứng oxi hóa khử..
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bảng ghi
Hoạt động 2
GV: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng
- Đốt cháy khí hiđro? Xác định số oxi hoá các nguyên tố ? Nhận xét?
- Khi cho vôi sống hấp thụ khí cacbonic, cho biết số oxi hoá của các nguyên tố? Nhận xét?
-Hãy nhận xét về phản ứng hoá hợp?
Hoạt động 2
-Nung các chất: KNO3, Cu(OH)2, KClO3. Hãy viết phương trình phản ứng và cho biết số oxi hoá của các nguyên tố?
-Hãy nhận xét về số oxi hoá của các nguyên tố trong phản ứng huỷ?
Hoạt động 3
-Hãy lấy 3 ví dụ về phản ứng thế đã học ở lớp 8, và nhận xét về số oxi hoá của các nguyên tố trong phản ứng?
Hoạt động 4
-Hãy lấy 3 ví dụ về phản ứng trao đổi, và nhận xét về số oxi hoá của các nguyên tố trong phản ứng?
Hoạt động 5
GV: Trên cơ sở các loại phản ứng và các ví dụ đã phân tích; nếu dựa trẹn số oxi hóa của các phản ứng có thể phân chia thành mấy loại, có đặc điểm gì?
Tiết 31:
Bài 18: PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG
TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ
I.Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa
1.Phản ứng hoá hợp
a.Thí dụ
0 0 +1 -2
2H2 + O2 " 2H2O
Số oxi hoá của Hiđro tăng từ 0 đến +1
Số oxi hoá của Oxi giảm từ 0 đến -2
+2 -2 +4 -2 +2 +4 -2
CaO + CO2 " CaCO3
Số oxi hoá không thay đổi.
b.Nhận xét
-Phản ứng hoá hợp có thể là phản ứng oxy hoá-khử, có thể là không phải phản ứng oxy hoá-khử .
2.Phản ứng phân huỷ
a.Thí dụ
+5 -2 t0 +4 0
2KNO3 " 2KNO2 + O2
+5 -2 t0 -1 0
2KClO3 " 2KCl + O2
+2 -2 +1 to +2 -2 +1 -2
Cu(OH)2 " CuO + H2O
b.Nhận xét
-Số oxi hóa có thể thay đổi hoặc không. Như vậy phản ứng huỷ có thể là phản ứng oxy hoá-khử, hoặc không phải là phản ứng oxy hoá-khử
3.Phản ứng thế
a.Thí dụ
0 +2 +2 0
Fe + CuSO4 " FeSO4 + Cu
0 +1 +3 0
2 Al + 6 HCl "2 AlCl3 + 3 H2
0 +1 +1 0
2 Na + 2H2O "2 NaOH + H2
b.Nhận xét
-Trong phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố. Các phản ứng thế là những phản ứng oxy hoá-khử.
4.Phản ứng trao đổi
a.Thí dụ
+1 +5 -2 +1 -1 +1 -1 +1 +5 -2
AgNO3 + KCl " AgCl$ + KNO3
+2 +6 -2 +1 -2 +1 +2 -2 +1 +1 +6 -2
CuSO4 + 2NaOH " Cu(OH)2$+ Na2SO4
+1 +6 -2 +2 -2 +1 +2 +6 -2 +1 -2
H2SO4 + Ba(OH)2" BaSO4$+ 2H2O
b.Nhận xét
-Số oxi hoá của tất cả các nguyên tố không thay đổi. Các phản ứng trao đổi không phải là phản ứng oxy hoá-khử .
II.Kết luận
-Phản ứng hóa học có sự thay đổi số oxi hóa là phản ứng oxi hóa – khử. (Gồm phản ứng thế, một số phản ứng hóa hợp và một số phản ứng phân hủy)
-Phản ứng hóa học không có sự thay đổi số oxi hóa, không phải là phản ứng oxi hóa – khử. (Gồm phản ứng trao đổi, một số phản ứng hóa hợp và một số phản ứng phân hủy)
4.Củng cố - Dặn dò:
- Làm bài tập Sgk, Sbt.
- Học bài và đọc trước bài mới: “Luyện tập chương IV”
5.Rút kinh nghiệm:
Tiết 32&33: Bài 19: LUYỆN TẬP CHƯƠNG III
I. Mục đích – yêu cầu:
1.Kiến thức
Củng cố kiến thức
- Bản chất của liên kết hoá học.
- Phân biệt các kiểu liên kết hoá học.
- Đặc điểm về cấu trúc và tính chất chung của kiểu mạng tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử và tinh thể kim loại.
- Phân biệt được hoá trị của các nguyên tố trong hợp chất ion và hợp chất cộng hoá trị
2.Kĩ năng
- Vận dụng khái niệm về độ âm điện để đáng giá tính chất của liên kết
- Dựa vào đặc điểm của các loại liên kết giải thích và dự đoán tính chát của một số chất có cấu trúc tinh thể nguyên tử, phân tử
- Vận dụng các qui tắc xác định số oxi hoá để xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất và ion.
- Xác định hoá trị của nguyên tố trong hợp chất ion và cộng hoá trị.
- Vận dụng các giá trị độ âm điện để giải thích, dự đoán tính chất của một số chất.
3.Trọng tâm
- Các kiểu liên kết và mối liên hệ của chúng với hiệu độ âm điện.
- Tinh thể ion, nguyên tử, phân tử
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Giáo án.
2.Học sinh: Ôn tập kiến thức cũ và chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình lên lớp
1.Ổn định lóp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu khái niệm liên kết kim loại.
- Cho biết các kiểu mạng tinh thể kim loại.
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bảng ghi
Hoạt động 1 :
Phiếu học tập số 1 : Sự oxi hóa là gì ? Sự khử là gì ? Chất oxi hóa là gì ? Chất khử là gì ? Phản ứng oxi hóa – khử là gì ?
Phiếu học tập số 2 : Dấu hiệu nào để nhận biết phản ứng oxi hóa – khử ? Dựa vào số oxi hóa người ta chia phản ứng hóa học thành mấy loại ?
Hoạt động 2 :
Phiếu học tập số 3 : Làm các bài tập trong SGK tr.89, 90,
+ Giáo viên sửa những bài tập khó đối với học sinh.
Tiết 27&28:
Bài 19: LUYỆN TẬP CHƯƠNG III
I.Các định nghĩa
Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron, có số oxi hóa tăng.
Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận electron, có số oxi hóa giảm.
Sự khử là quá trình chất oxi hóa nhận electron, Hay : là sự làm giảm số oxi hóa.
Sự oxi hóa là quá trình chất khử nhường electron, Hay : là sự làm tăng số oxi hóa.
Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng. Hay : Phản ứng oxi hóa là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
+ Dựa vào số oxi hóa người ta chia các phản ứng hóa học vô cơ thành hai loại : phản ứng oxi hóa – khử và phản ứng không phải phản ứng oxi hóa – khử.
II.Bài tập
Bài 9/90/Sgk
a.)Al + Fe3O4 Fe + Al2O3
+ +
Chất khử: Chấtoxi hoỏ
1 x
3 x 8Al + 3Fe3O4 9Fe + 4Al2O3
b,
FeSO4 + KMnO4 +H2SO4 Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 +H2O
Chất khử :FeSO4
Chất oxi hóa : KMnO4
5 x
2 x
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4
5Fe2(SO4)3 +2MnSO4 +K2SO4+ 8H2O
Bài 11/90/Sgk
Phương trình hóa học:
CuO + H2 Cu +H2O
Chất khử : H2 Chất oxi hóa : CuO
Sự oxi hóa H2 Sự khử
MnO2 + 4HClMnCl2 +Cl2 +2H2O
a + b =0,5 (mol)
24 x a + 56 x b = 20(g)
Vậy ta có hệ phương trình:
Giải hệ : a = 0,25(mol),
b =0,25(mol)
Khối lượng muối clorua tạo ra l :
mmuối= 0,25 x 95 + 0,25 x 127
= 55,5 g
4.Củng cố - Dặn dò:
- Làm bài tập Sgk, Sbt.
- Ôn lại nội dung kiến thức chương II và III.
- Đọc trước bài mới: “BTH số 1”
5.Rút kinh nghiệm:
Tiết 34: Bài 20: BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
I. Mục đích – yêu cầu:
1.Kiến thức
Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
+ Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit, muối..
+ Phản ứng oxi hoá- khử trong môi trường axit.
2.Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3.Trọng tâm
- Phản ứng của kim loại với dung dịch axit và dung dịch muối
- Phản ứng oxi hoá- khử trong môi trường axit:
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Giáo án.
Dụng cụ thí nghiệm
Hóa chất thí nghiệm
ống nghiệm 6
cốc thuỷ tinh 100ml 1
cặp ống nghiệm gỗ 1
đèn cồn 1
ống hút nhỏ giọt 1
thìa xúc hoá chất 2
giá để ống nghiệm 1
dd NaOH 10%
dd CuSO45%
dd glucozo 1%
H2SO410%
Tinh bột
dd I2 0,05%
2.Học sinh: Ôn tập kiến thức cũ và chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình lên lớp
1.Ổn định lóp:
2. Kiểm tra bài cũ: không
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bảng ghi
Hoạt động 1
GV nêu những thí nghiệm thực hiện trong bài thực hành, những điều cần chú ý khi thực hiện thí nghiệm 3. Biểu diễn cho HS xem động tác nhỏ từng giọt KMnO4 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4, FeSO4.
GV nhắc những yêu cầu cần thực hiện trong buổi thực hành
Hoạt động 2
GV yêu cầu học sinh nêu cách tiến hành , sau đó cho học sinh tiến hành làm thí nghiệm, nhận xét hiện tượng xảy ra.
HS làm thí nghiệm, giải thích, viết PTHH xảy ra nếu có.
GV lưu ý cho học những điều cần thiết khi làm thí nghiệm.
Hoạt động 3
GV yêu cầu học sinh nêu cách tiến hành , sau đó cho học sinh tiến hành làm thí nghiệm
GV chú ý hướng dẫn HS: Phải mài hoặc cạo sạch lớp gỉ bề mặt dây sắt cho thật sạch, dùng dây nhỏ dài khoảng 2cm.
HS thực hiện thí nghiệm quan sát hiện tượng, giải thích
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án 10 theo chuẩn kiến thức môn hóa.doc