Báo cáo gồm 7 chương
- Chương I, II: Giới thiệu, mục đích, nội dung thí nghiệm
- Chương III. Thí nghiệm PA thiết kế
- Chương IV. Thí nghiệm PA sửa đổi
- Chương V. Thí nghiệm xác định mố tiêu năng hợp lý
- Chương VI. Thí nghiệm PA hoàn thiện
- Chương VII. Thí nghiệm vận hành cửa van
25 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2428 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kết quả thí nghiệm mô hình tràn xả lũ ea rớt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH Your subtopic goes here TRÀN XẢ LŨ EA RỚT Báo cáo gồm 7 chương - Chương I, II: Giới thiệu, mục đích, nội dung thí nghiệm - Chương III. Thí nghiệm PA thiết kế - Chương IV. Thí nghiệm PA sửa đổi - Chương V. Thí nghiệm xác định mố tiêu năng hợp lý - Chương VI. Thí nghiệm PA hoàn thiện - Chương VII. Thí nghiệm vận hành cửa van NỘI DUNG BÁO CÁO CHƯƠNG IV. THÍ NGHIỆM PA SỬA ĐỔI Sau khi thí nghiệm PATK, thống nhất sửa đổi các điểm sau: 1. Sửa đổi hình dạng tường cánh hai vai đập tràn, nhất là dạng tường cánh bên phải gần đầu đập đất. 2. Sửa đổi hình dạng đầu và đuôi trụ pin giữa theo dạng đường dòng thuận hơn. 3. Rút ngắn chiều dài dốc nước đi 30m, bỏ các mố nhám ở đoạn cuối dốc nước. 4. Sửa đoạn cong chuyển tiếp theo dạng hai cung tròn nối tiếp và rút ngắn đoạn chuyển tiếp. 5. Rút ngắn chiều dài đoạn gia cố sau bể tiêu năng chỉ còn khoảng 20 ~ 40m 6. Bỏ đê ngăn lũ ở hạ lưu BẢN VẼ SỬA ĐỔI THÍ NGHIỆM PA SỬA ĐỔI Tình hình thuỷ lực ở trước cửa vào tràn đã được cải thiện, dòng vào cửa tràn khoang số 1 và số 2 tương đối thuận Tuy nhiên, đầu trụ bờ phải lại cắt ngắn đi và chưa được lượn cong theo dạng đường cong Elip nên dòng vào đầu tràn ở khoang cửa số 3 bên phải tại vị trí khe van lõm thấp xuống tương đối lớn; Khi xả lưu lượng lũ thiết kế và lũ kiểm tra thì nước nhảy dữ dội trong bể; chiều dài nước nhảy kéo dài gần đến cuối bể. Hiện tượng nước nhảy dữ dội này đã gây ra sóng mạnh lan truyền xuống kênh xả lũ hạ lưu; Qua thí nghiệm sửa đổi nhận thấy cần tiếp tục sửa đổi thêm nữa để đồ án được hoàn thiện hơn. Các giải pháp được đề nghị là: - Thay đổi hình dạng trụ bờ phải theo dạng cong Elip - Thêm hai hàng mố tiêu năng đặt trong bể - Rút ngắn chiều dài bể tiêu năng - Rút ngắn chiều dài bảo vệ đầu kênh xả lũ hạ lưu THÍ NGHIỆM PA SỬA ĐỔI THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH MỐ TIÊU NĂNG HỢP LÝ Nhằm chọn được chiều cao mố và vị trí thích ứng, chúng tôi đã thử nghiệm đặt hai hàng mố có chiều cao khác nhau là: Thử nghiệm 1: đặt hai hàng mố so le, mỗi hàng bố trí 7 mố có chiều cao 1m Thử nghiệm 2: đặt hai hàng mố so le, mỗi hàng bố trí 7 mố có chiều cao 1.2m Thử nghiệm 3: đặt hai hàng mố so le, mỗi hàng bố trí 7 mố có chiều cao 1.5m - Thử nghiệm 4: đặt hai hàng mố so le, hàng 1 có 8 mố, hàng 2 có 9 mô, chiều cao mỗi mố là 1.20m nhưng vị trí hàng mố thứ nhất lùi vào trong chân dốc đoạn cong chuyển tiếp hàng mố thứ hai cách hàng mố thứ nhất là 6.0m THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH MỐ TIÊU NĂNG HỢP LÝ Mố 1m Mố 1,5m Thử nghiệm các kiểu mố khác nhau Mố được chọn, 1,2m, đặt so le THÍ NGHIỆM PA HOÀN THIỆN Trụ pin bờ phải được sửa theo dạng đường cong Elip => Dòng chảy vào tràn được cải thiện THÍ NGHIỆM PA HOÀN THIỆN Chiều dài bể tiêu năng rút ngắn chỉ còn 23m, các chế độ xả lũ đều hình thành nước nhảy hoàn chỉnh ổn định trong bể; Do tác dụng của 2 hàng mố, tạo ra nước nhảy cưỡng bức trong bể; tạo dòng cuộn đưa lên mặt nước. Chiều cao nước xấp xỉ thành bể THÍ NGHIỆM PA HOÀN THIỆN Hiệu quả tiêu năng cao (từ 60 – 70%) nên năng lượng dư chỉ là 39% 33% đổ xuống kênh xả hạ lưu. THÍ NGHIỆM PA HOÀN THIỆN Dòng chảy từ bể tiêu năng đổ ra kênh xả lũ hạ lưu không khuyếch tán ra lòng sông phía bên phải kênh xả lũ mà chảy thẳng; còn bên lòng sông bờ phải kênh xả là vùng nước lặng THÍ NGHIỆM PA HOÀN THIỆN Dòng chảy chủ lưu khuếch tán sang phải lòng sông tạo ra khu nước vật lượn qua mỏm núi nhô phía bờ phải, sau đó quẩn vào phía bên phải kênh xả lũ sau bể tiêu năng mà không quẩn vào vùng chân đập đất THÍ NGHIỆM PA HOÀN THIỆN Kết quả đo áp suất trung bình dọc công trình, cho thấy chỉ có hiện tượng giảm áp mà không xuất hiện áp suất âm, do đó có thể nói rằng trên mặt tràn và dốc nước trong trường hợp mở 3 cửa hoàn toàn để xả lũ sẽ không xuất hiện hiện tượng mặt bê tông của công trình bị xâm thực Giá trị lưu tốc ở đoạn đầu kênh xả lũ lớn nhất là 3,85m/s đến 5,06m/s => việc bảo vệ đoạn đầu kênh xả lũ là cần thiết Đoạn giữa kênh xả lũ lưu tốc là 2,0m/s đến 3,71m/s, như vậy việc bảo vệ mức độ thấp hơn ở đầu kênh xả. - Cuối kênh xả lưu tốc từ 1,70m/s ~ 2,40m/s nên có thể xét không cần gia cố THÍ NGHIỆM PA HOÀN THIỆN THÍ NGHIỆM VẬN HÀNH CỬA VAN Các trường hợp được thí nghiệm là: - Mở hoàn toàn 1 cửa xả: cửa số 1, cửa số 2 và cửa số 3 - Mở hoàn toàn 2 cửa xả gồm: cửa số 1+2; cửa số 1+3 và cửa số 2+3 - Mở 3 cửa với độ mở a đều nhau (a=1m; 2.5m; 4m) . THÍ NGHIỆM VẬN HÀNH CỬA VAN Thí nghiệm vận hành 1 cửa THÍ NGHIỆM VẬN HÀNH CỬA VAN Thí nghiệm vận hành 2 cửa THÍ NGHIỆM VẬN HÀNH CỬA VAN Thí nghiệm vận hành 3 cửa với độ mở a khác nhau KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - Đề nghị áp dụng kết quả thí nghiệm để hoàn thiện thiết kế công trình Đề nghị áp dụng hình dạng, kích thước các bộ phận công trình của phương án hoàn thiện vào thi công công trình, cụ thể các sửa đổi so với thiết kế ban đầu (PATK) như sau: 1. Sửa đổi tường cánh cửa vào hai bờ. Bờ trái mở rộng góc cửa vào. Bờ phải dạng đường cong có bán kính R = 4m. Cao trình vượt quá mực nước hồ lớn nhất; 2. Sửa đổi đầu vào và đuôi của trụ pin từ dạng nửa đường tròn thành dạng 2 cung tròn thuận dòng có bán kính R = 4m 3. Cắt ngắn 30 m chiều dài dốc nước, từ 125.25 m xuống còn 95.25 m; KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4. Bỏ gắn nhám gia cường trên thân dốc; 5. Hạ thấp chiều cao tường bên của dốc nước, xuống 3.0 m; 6. Thay đổi đoạn cong chuyển tiếp từ dạng đường nước rơi thành dạng đường cong được nối bởi 2 đường tròn có bán kính R = 10m, điều này cũng giúp rút ngắn chiều dài đoạn cong 3.5m, từ 19m xuống còn 15.5m; 7. Rút ngắn 12m chiều dài bể tiêu năng, từ 35m xuống còn 23m; KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 8. Nâng cao tường bể tiêu năng 50cm so với thiết kế ban đầu, từ cao trình 484.00 m lên 484.50m; 9. Đặt 2 hàng mố so le trong bể tiêu năng, mỗi mố cao 1.2m, hàng thứ nhất có 8 mố, đặt vào chân dốc đoạn cong chuyển tiếp, hàng thứ 2 có 9 mố, đặt trong bể, cách hàng thứ nhất 6m. Lưu tốc dòng chảy ra đập vào hàng mố thứ nhất đạt tốc độ 17m/s khi xả lũ lớn, vì thế khi tính kết cấu cần được gia cường; KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 10. Đoạn đầu kênh xả hạ lưu nên gia cố hai đoạn: - Đoạn gần sát sau bể tiêu năng bằng bê tông mác thấp M150# dài khoảng 20m - Đoạn tiếp theo bảo vệ bằng rọ đá dài 20m. Mái kênh hạ lưu cần được gia cố với vật liệu và chiều dài tương ứng với gia cố đáy kênh; 11. Bỏ đê ngăn lũ ở hạ lưu; 12. Khi thi công các mố tiêu năng cần đảm bảo chất lượng bê tông, mặt mố nhẵn để tránh xâm thực cục bộ. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!