Báo cáo Quản lý và Phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao tỉnh Bắc Kạn

Mục lục

1. Thông tin chung .3

2. Tóm lược dựán .4

3. Tóm tắt chính.4

4. Giới thiệu và bối cảnh.5

5 Tiến độthực hiện.5

5.1 Những điểm chính .5

5.2 Lợi ích cho người dân .9

5.3 Nâng cao năng lực .9

5.4 Quảng bá .9

5.5 Quản lý dựán .9

6. Các vấn đề đan chéo .10

6.1 Môi trường.10

6.2 Giới và vấn đềxã hội .10

7. Thực hiện và vấn đềbền vững .

Các vấn đềvà trởngại.

Những lựa chọn.

Sựbền vững.10

8 Những bước quan trọng tiếp theo .

9. Kết luận .10

pdf20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Quản lý và Phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người tham gia nhất trí rằng những hướng dẫn của chính phủ hiện hành về CFM nên được đơn giản hóa để thực hiện hiệu quả hơn. 4. Giới thiệu và bối cảnh Cơ sở nền tảng của dự án đã được miêu tả đầy đủ trong những báo cáo tiến độ trước đây, do vậy mà hầu hết các thông tin đó sẽ không nhắc lại ở báo cáo này. Tuy nhiên, mục tiêu của dự án được nhắc lại ở đây, đó là: “ Cải thiện một cách bền vững đời sống của những người dân nghèo sống phụ thuộc vào rừng ở khu vực miền núi phía Bắc thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận của họ tới nguồn tài nguyên rừng, và ảnh hưởng đến quản lý đất rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển những kỹ năng thích hợp”. Dự án sẽ triển khai để đạt được mục tiêu bằng việc phát triển phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CFM) thông qua: (i) Đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng của những hộ dân sống phụ thuộc vào rừng đối với rừng chung; (ii) Nâng cao năng lực cho các nhóm lâm nghiệp cộng đồng để họ hoạt động hiệu quả; (iii) Củng cố các dịch vụ khuyến nông lâm để đáp ứng các nhu cầu của những người dân sống phụ thuộc vào rừng (iv) Cung cấp các kỹ năng cho cộng đồng để họ có khả năng quản lý và phát triển nguồn tài nguyên rừng được giao trong điều kiện bình đẳng và minh bạch, tăng cường nhận thức và đào tạo về những vấn đề luật pháp, chính sách rừng và đất rừng và thể chế trong quản lý rừng của chính phủ; (v) Tăng cường việc sử dụng tài nguyên rừng bền vững để giảm thiểu vấn đề thiếu lương thực bằng cách tăng hoạt động nông lâm nghiệp, sản xuất bền vững gỗ và lâm sản ngoài gỗ (NTFPs) và đào tạo nâng cao các kỹ năng quản lý rừng; (vi) Đẩy mạnh các hoạt động có sự tham gia của phụ nữ; Các mục đích này được làm rõ trong phần khung logic, tiến độ thực hiện đối với mỗi mục trong khung logic được trình bày trong phần cuối của báo cáo này. Tất cả các hoạt động được liệt kê ở khung phân tích logic của dự án sẽ được thực hiện phù hợp với bối cảnh văn hóa của địa phương, và một điều tất yếu là sự phát triển thành công các mô hình CFM sẽ phụ thuộc sâu sắc vào sự phối kết hợp với các kiến thức bản địa của cả nam giới và phụ nữ. Trong suốt thời gian thực hiện các hoạt động dự án, các thành viên tham gia được khuyến khích phát hiện lỗ hổng kiến thức và kỹ năng, và sau đó tham gia vào quá trình nâng cao năng lực, bổ sung các kiến thức, kỹ năng còn thiếu. Các nội dung nâng cao năng lực được thiết kế theo một trình tự phù hợp với nhận thức của người dân. 5 Tiến độ thực hiện 5.1 Những điểm chính Báo cáo giai đoạn từ 01/07/2009 đến 31/03/2010, giai đoạn 09 tháng. Chuyến thăm của ông Brian Gunn Nhà khoa học Brian Gunn của tổ chức CSIRO đã đến Việt Nam vào tháng 10/2009 để làm việc với nhóm dự án của TUAF tại Thái Nguyên nhằm chuẩn bị cho báo cáo mốc số 9. Mốc số 9 là một báo cáo tiến độ quan trọng bao gồm nhiều hoạt động và chuyến thăm này được coi là cần thiết cho việc chuẩn bị một báo cáo toàn diện. Chuyến thăm của ông Khongsak Pinyopusarerk Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010 6 Ông Khongsak Pinyopusarerk đã sang Việt Nam ba (03) lần vào tháng 10/2009, tháng 03 và tháng 04/2010. Chuyến thăm vào tháng 3 nhằm kiểm định báo cáo khảo sát lại do nhóm dự án TUAF chuẩn bị. Ông cũng đến thăm và kiểm tra vườn ươm của một số thôn mới tại huyện Na Rì và mô hình nông lâm kết hợp trên đất hộ gia đình tại Nà Mực. Chuyến thăm vào tháng 04 là đến tham dự hội thảo CFM tại Na Rì vào ngày 20-21 tháng 04. 5.1.1 Tiếp tục thực hiện Quản lý rừng cộng đồng tại 04 thôn điểm Vườn ươm thôn bản Hạt giống keo tai tượng (do tổ chức CSIRO, Úc hỗ trợ) và hạt mỡ của địa phương được cung cấp cho 04 thôn điểm để sản xuất cây con. Việc phát triển cây con được tiến triển tốt vì người dân hiện giờ đã có kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây con. Một điều không may là ở cả hai xã Văn Minh và Lạng San đều xảy ra hạn hán nghiêm trọng từ cuối năm 2009. Tình hình hạn hán ở Lạng San nghiêm trọng hơn tới mức mà người dân không có nước dùng cho sinh hoạt hộ gia đình, kết quả là vườn ươm tại thôn Bản Sảng và Todooc của xã Lạng San đã bị bỏ rơi sau khi hoạt động được vài tháng. Tại xã Văn Minh, người dân thôn Nà Mực và Khuổi Liềng đã có thể duy trì vườn ươm của họ. Bảng 1. Cây keo và cây mỡ giống của vườn ươm thôn Nà Mực (tháng 03/2010) Mô hình nông lâm kết hợp Khu vực này đã được cày và gieo hạt giống cây trồng ngắn ngày ( ngô và đậu tương) sẻ nảy mầm sau một vài lần mưa. Tỷ lệ sống của cây trồng trong mô hình nông lâm kết hợp nói chung là tốt nhưng sự tăng trưởng bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh với cây ngô trồng cuối vụ. Việc chăn thả trâu cũng cần phải được theo dõi chặt chẽ để tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại. Dự án tiếp tục hỗ trợ một mô hình nông lâm kết hợp hộ gia đình ở thôn Nà Mực. Khu đất làm mô hình nông lâm kết hợp cần phải nằm ở đường chính vào thôn và đi lại thuận tiện. Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010 7 Bảng 2. Khu đất làm mô hình nông lâm kết hợp hộ gia đình cá nhân tại thôn Nà Mực được hỗ trợ bởi dự án CARD. Đất đã được làm để gieo hạt cho cây trồng mới Bảo vệ rừng Kể từ khi thực hiện dự án, rừng cộng đồng của cả 02 xã đã được bảo vệ tốt hơn, giảm đáng kể các vụ thu hoạch gỗ trái phép. Thành viên của hộ gia đình tham gia trồng rừng cộng đồng thường xuyên tuần tra và nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương là nhân tố chính góp phần giảm thiểu khai thác rừng bất hợp pháp. 5.1.2 Khảo sát lại tại 04 thôn điểm Khảo sát này được thực hiện vào tháng 02/2010 và báo cáo đầy đủ được trình bày trong báo cáo mốc số 11. Mục tiêu của khảo sát này là xác định những thay đổi trong hiện trạng quản lý rừng cộng đồng tại vùng dự án. Dựa vào nhiều chỉ số, sự can thiệp của dự án CARD đã góp phần thay đổi tích cực trong CFM. Qua những buổi phỏng vấn với người dân địa phương thì tất cả người dân nơi đây đều nhận thấy có sự thay đổi to lớn trong CFM hơn ba năm qua. Những thay đổi tích cực được thể hiện trong một số chỉ tiêu cơ bản như làm giàu rừng cộng đồng, giảm các trường hợp khai thác rừng trái phép, tuân thủ luật bảo vệ rừng, đặc biệt diện tích rừng được trồng mới. Trong khi các chỉ số khác thay đổi không rõ ràng như thu nhập từ rừng cộng đồng, thu nhập của thôn, thu nhập hộ gia đình và hoạt động các nguồn nước. Trong những năm đầu người dân chưa có thu nhập từ trồng rừng, tuy nhiên họ có thể có nguồn thu nhập hàng năm từ bán cây giống của vườn ươm 5.1.3 Phổ triển các kết quả và kinh nghiệm Hỗ trợ các thôn lân cận Sau buổi hội thảo phổ triển cho 18 thôn lân cận xã Văn Minh và Lạng San trong tháng 06/2009 (tham khảo báo cáo mốc số 08), dự án CARD đã nhận được nhiều yêu cầu hỗ trợ hạt giống chất lượng cho một số thôn. Đối với mỗi thôn có nhu cầu lập vườn ươm sẽ được phân phối 500 gam hạt giống mỡ và keo tai tượng thông qua lãnh đạo xã. Tại Nà Ngòa, người dân đồng ý lập một vườn ươm cộng đồng. Tại Pắc Ban, người dân mong muốn lập vườn ươm cá nhân hộ gia đình. Trong trường hợp này, hạt giống sẽ được chia đều cho các hộ. Tại Nà Ngòa, có 29 hộ gia đình tham gia vào lập vườn ươm cộng đồng do ông Tuấn trưởng thôn chỉ đạo. Người dân đã lập bảng phân công mỗi hộ gia đình chăm sóc vườn ươm hàng ngày (làm cỏ và tưới nước). Hệ thống vườn ươm này hiện đang hoạt động tốt. ( bảng 03) Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010 8 Bảng 3. Bảng phân công chăm sóc vườn ươm hàng ngày của thôn Nà Ngòa Tại Pắc Ban nơi vườn ươm hộ gia đình được thiết lập, nhiều hộ gia đình đã không có đủ kiến thức và kinh nghiệm để hạt keo nảy mầm và chăm sóc cây con. Bảng 4. Một vườn ươm hộ gia đình tại thôn Pắc Ban Lãnh đạo thôn Nà Ngòa và Pắc Ban đề nghị dự án CARD tổ chức các khóa tập huấn về nhân rộng mô hình vườn ươm và trồng rừng Hỗ trợ các dự án tài trợ Cán bộ của các dự án tài trợ như IFAD, CARE quốc tế và Chương trình Phát triển Vùng cao (Đức) đã nhiều lần đến thăm điểm dự án CARD tại Na Rì. Họ cũng đã thảo luận với nhóm dự án TUAF về vấn đề nhân rộng mô hình quản lý rừng cộng đồng của CARD. Nhóm dự án CARD sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án này. 5.1.4 Biên soạn tài liệu khuyến nông Sau khi xem xét các nhu cầu, nhóm dự án TUAF của dự án CARD sẽ sớm biên soạn hai tài liệu khuyến nông: “ Hướng dẫn kỹ thuật cho vườn ươm thôn” và “ Hướng dẫn kỹ thuật thiết lập và chăm sóc rừng trồng”. Các tài liệu hướng dẫn này sẽ sử dụng ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu với nhiều hình ảnh minh họa. Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010 9 5.1.5 Hội thảo CARD Để giới thiệu mô hình CFM tới các dự án khác và thúc đẩy mối liên kết và hợp tác giữa các dự án và tổ chức trong ngành lâm nghiệp, dự án CARD đã hỗ trợ kinh phí tổ chức hội thảo về CFM tại huyện Na Rì vào ngày 20-21 tháng 04, có 80 người đã tham dự hội thảo trong đó gồm có nhiều người dân từ vùng dự án CARD, cơ quan cấp tỉnh, AusAID và tổ chức Care quốc tế. Chương trình hội thảo gồm 01 ngày thuyết trình và thảo luận, 01 ngày thăm mô hình nông lâm kết hợp và vườn ươm thôn của dự án CARD. Thay mặt ban dự án quản lý rừng cộng đồng của CARD, ông Trần Văn Điền đã có bài trình bày tại hội thảo, bài trình bày của ông Điền đã thu hút đông đảo người nghe và thảo luận cởi mở các vấn đề như giao đất rừng cộng đồng, phát triển rừng và quỹ thôn. Hầu hết các dự án CFM có một hợp phần quan trọng trong việc giao đất rừng và có chung những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các thủ tục giao đất phức tạp. 5.2 Lợi ích cho người dân • Hộ gia đình cá nhân và nhóm hộ gia đình tiếp tục sử dụng đất của mình để trồng cây con. Người dân chủ động hơn trong việc tự trồng cây lâm nghiệp và nhận thức được cơ hội tạo thêm thu nhập. • Người dân cũng hiểu được lợi ích việc mua hạt giống có gen tốt vì điều đó giúp tăng sản lượng gỗ và mang lại thu nhập cao cho họ. • Các hộ gia đình tiếp tục tận dụng nguồn quỹ thôn để phát triển kinh tế và mua các vật tư cần thiết dành cho các hoạt động trồng cây. 5.3 Nâng cao năng lực Không có các hoạt động tập huấn chính thức nào về nâng cao năng lực trong suốt quá trình của báo cáo này. Tuy nhiên, khóa tập huấn thực hành được cung cấp như một phần của các chuyến thăm mô hình vườn ươm thôn và nông lâm kết hợp CFM. Một số tư vấn kỹ thuật về thiết lập vườn ươm được cung cấp tới thôn lân cận như Nà Ngòa và Pắc Ban tại xã Văn Minh. 5.4 Quảng bá Các nhà quản lý của Bộ NN&PTNT, các nhà tài trợ quốc tế quan tâm tới CFM và phát triển nông thôn và các tỉnh lân cận đều biết đến dự án CFM CARD. Các hoạt động của dự án được phát trên kênh truyền hình Bắc Kạn và trên đài phát thanh địa phương. 5.5 Quản lý dự án Ông Hoàng Văn Hải, phó giám đốc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn tiếp tục là trưởng ban dự án phía Việt Nam với sự hỗ trợ kỹ thuật từ ông Trần Văn Điền và các chuyên gia từ Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Nhìn chung tổng thể dự án được quản lý tốt. Thông tin liên lạc giữa cán bộ đối tác Úc và Việt Nam thường xuyên được duy trì thông qua email và điện thoại trong suốt quá trình của báo cáo này. Đại diện nhóm dự án phía Úc, ông Khongsak Pinyopusarerk và Brian Gunn đã tới thăm hiện trường dự án nhiều lần. Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010 10 6. Các vấn đề đan chéo 6.1 Môi trường Không có vấn đề gì đặc biệt về môi trường nảy sinh trong thời gian này. 6.2 Giới và vấn đề xã hội Sự cân bằng về giới trong việc tham gia của các thành viên thôn bản vào các cuộc họp cộng đồng và các khoá đào tạo của dự án được xác định là một vấn đề quan tâm hàng đầu trong suốt dự án. Phụ nữ luôn được khuyến khích tham gia vào tất cả các hoạt động dự án. 7. Thực hiện và vấn đề bền vững Các vấn đề và trở ngại Không có những trở ngại lớn nào ảnh hưởng tới thực hiện thành công dự án. Tuy nhiên trong tương lai vấn đề cung cấp hạt giống chất lượng tốt cần được giải quyết. Người dân yêu cầu dự án hỗ trợ thêm hạt giống tốt. Những lựa chọn Chưa đưa ra – dự án đang kết luận Sự bền vững Sự bền vững duy trì ở mức cao được minh chứng qua sự tham gia của các hộ gia định trong các hoạt động CFM như là bảo vệ rừng, vườn ươm thôn bản và thiết lập trồng rừng cộng đồng và đất hộ gia đình. Hai hoạt động tiếp theo minh chứng cho tính bền vững diễn ra tại một số thôn lân cận. Chủ tịch của hai xã đảm bảo tiếp tục hỗ trợ và giám sát các hoạt động CFM và vẫn duy trì cơ cấu quản lý ( như ban CFM, nhóm lâm nghiệp cộng đồng,...). Trong tương lai kinh phí hỗ trợ từ IFAD sẽ đảm bảo tính bền vững hơn nữa. 8 Những bước quan trọng tiếp theo Các khóa tập huấn nâng cao năng lực đã triển khai tại 04 thôn cần được chuyển giao tới các thôn khác không chỉ ở xã Văn Minh và Lạng San mà còn ở các xã khác tại tỉnh Bắc Kạn. 9. Kết luận Dự án đã thực hiện thành công và lập nền móng vững chắc cho sự phát triển quản lý rừng cộng đồng ở huyện Na Rì và các khu vực khác ở miền Bắc Việt Nam. Cán bộ của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn tham gia thực hiện dự án cũng được hưởng lợi từ chương trình nâng cao năng lực, điều đó sẽ hữu ích cho việc thực hiện các dự án khác cùng lĩnh vực. Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010 11 Phụ lục I. Tiến độ dự án dựa trên mục tiêu, kết quả, hoạt động và đầu vào Ghi chú: Để phản ánh tiến độ trong giai đoạn báo cáo, các hoạt động trong giai đoạn từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010 (ngày hoàn thành dự án) được in nghiêng còn tác tiến độ trước in bình thường. Tên dự án: Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồngtại một số vùng có tỉ lệ nghèo đói cao của tỉnh Bắc Kạn Mã số dự án: 017-06 VIE Đơn vị thực hiện dự án: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn Đề xuất Báo cáo tiến độ Mô tả Mô tả Chỉ số Gỉa định/rủi ro Thông tin yêu cầu Mục tiêu 1 Khởi xướng dự án thông qua việc đạt được sự thoả thuận về nội dung và thực thi quản lý rừng cộng đồng tai 4 thôn bản điểm(Nà Mục, khuổi Liềng, Bản Sáng and To Đuóc) thuộc xã Văn Minh và Lạng San, huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn và các cấp chính quyền liên quan Thiết lập và giới thiệu quản lý rừng cộng đồng dựa vào những quyết định được đưa ra bởi cộng đồng và các các cấp chính quyền liên quan, các ban ngành liên quan, đã hoàn thành. Mục tiêu vẫn rất phù hợp và quan trọng Giả thiết là tất cả các đối tác nhiệt tình tham gia, và rủi do là các đối tác không tham gia hoặc tham gia không nhiệt tình Báo cáo tất cả các hoạt động theo mục tiêu 1 Kết quả 1 Kết quả 2 Điều tra cơ bản ban đầu tại 4 thôn Phát triển được cấu trúc của CFM và Có được các hướng dẫn CFM cho 4 thôn điểm 1. Điều tra cơ bản hoàn thành và đã có báo cáo, hoàn thành 2. Các mạng lưới đối tác về CFM được thiết lập - hoàn thành. Bản hướng dẫn được chuẩn bị và xuất bản bởi các đối tác - hoàn thành Hướng dẫn được chuẩn bị cùng với người dân và đã được cơ quan chức năng phê duyệt - hoàn thành Như trên Thấy được các ví dụ của bản hướng dẫn Các hoạt động 1.1 Họp nội bộ dự án (tháng 3/2007) 1.2 Thành lập ban điều hành dự án (PCC) (Tháng 3/2007) 1.3 Thăm hiện trường đến 4 thôn bản, bao gồm cả thu thập số liệu cơ bản về hộ, mức độ đói nghèo, 1.1 Thực hiện ngày 30/3/2007 1.2 Thực hiện ngày 30/3/2007 1.3 Đã thực hiện nhiều 1.1 Báo cáo về cuộc họp nội bộ 1.2 Ban điều hành được thành lập và hoạt động 1.3 Số lần đi hiện trường và các số liệu được thu thập và lưu trữ Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010 12 các vấn đề/thái độvề sử dụng rừng của địa phương (Tháng 3/2007) 1.4 Tổ chức các cuộc họp bao gồm UBND các cấp xã, huyện, tỉnh, đại diện của hội phụ nữ, khu bảo tồn Kim Hỷ, và các bên đối tác để tăng cường nhận thức và thoả thuận về CFM (Tháng 3/2007) 1.5 Thiết lập các mạng lưới của CFM giữa các bên liên quan: trong thôn, xã, và các cơ quan liên quan, cùng với sự quan tâm để đảm bảo sự tham gia nhiệt tình của phụ nữ trong quá trình lập kế hoạch và thực thi CFM (tháng 4 và 5/2007) 1.6 Thúc đẩy thành lập nhóm sử dụng rừng trên cơ sở cộng đồng (FUGs) (tháng 4 và 5/2007) 1.7 Thúc đẩy thành lập ban quản lý rừng cộng đồng (tháng 4 và 5/2007) 1.8 Đánh giá hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng hiện thời (tháng 4 và 5/2007) 1.9 Phát triển bản hướng dẫn về CFM (tháng 4 và 5/2007) chuyến khảo sát trong 5 tháng qua và trình bày trong báo cáo điều tra ban đầu. 1.4 Một số cuộc họp đã được tổ chức 1.5 Mạng lưới đã được thiết lập 1.6 Đã hoàn thành 1.7 Đã hoàn thành 1.8 Hướng dẫn đã được xem xét và chỉnh sửa bổ sung nhận xét của các bên liên quan trong đó có người dân. 1.9 Đã hoàn thành 1.4 Tất cả các cuộc họp được tổ chức, và nhận thức về CFM được đánh giá bằng số lượng người dân (nam và nữ) tự nguyện tham gia 1.5 Báo cáo từ các thôn điểm về các mạng lưới đã được thành lập và số lượng phụ nữ tham gia vào các hoạt động cụ thể 1.6 Bốn nhóm sử dụng rừng được thành lập và đi vào hoạt động 1.7 Ban CFM được thành lập và đi vào hoạt động 1.8.Bản hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng đã được xem xét đánh giá và kết quả này đã được sử dụng để xây dựng bản hướng dẫn CFM tại vùng dự án. 1.8 Bản hướng dẫn CFM được phát triển cùng với sự tham gia toàn diện của tất cả các bên đối tác Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010 13 Mục tiêu 2 Tiến hành quy hoạch sử dụng đất và giao đất (LUPLA) ở 4 thôn điểm Hoàn thiện LUPLA ở 4 thôn điểm với sự phê chuẩn về quyền sử dụng đất bởi các ban ngành liên quan Cần tất cả các nguồn nhân lực, điều kiện làm việc và khả năng tiếp cận cần thiết để để thực thi tất cả các hoạt động trong thời gian đã ấn định Báo cáo viết và báo cáo truyền khẩu của dự án Kết quả 3 Hoàn thành LUPLA ở 4 thôn thí điểm, cùng với việc phê chuẩn quy hoạch sử dụng dụng đất của UBND huyện/tỉnh Hoàn thành LUPLA ở 4 thôn điểm, cùng với phê chuẩn quy hoạch sử dụng đất từ các cấp có thẩm quyền. Tham khảo báo cáo môc kế hoạch 6. Sẻ không có rủi ro trong việc phê cấp quyền sử dụng đất bởi trong phạm vị quyền thực thi của Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Bắc Kan với tư cách là giám đốc dự án Báo cáo viết và báo cáo truyền khẩu của dự án Các hoạt động 2.1 Thiết lập nhóm công tác ở mỗi thôn điểm để thực thi khảo sát rừng thực địa (tháng 4, 5/2007) 2.2 Tiến hành các khóa đào tạo phù hợp cho các cán bộ địa phương và nhóm công tác (tháng 4, 5/2007) 2.3 Tiến hành khảo sát đánh giá hiện trạng đất rừng cho quy hoạch sử dụng đất (tháng 5,6/2007) 2.4 Thực thi giao đất ở 4 thôn bản (tháng 6-8/2007) 2.5 Tiến hành các phê duyệt cần thiết về quy hoạch sử dụng đất, các thỏa thuận chia sẻ lợi ích và công tác bảo vệ rừng từ UBND huyện/tỉnh (tháng 6-10 2007) 2.6 Cấp đất cho các công đồng (tháng 6-10 2007) 2.1 Hoàn thành 2.2 Hoàn thành. 2.3 Hoàn thành 2.4 Hoàn thành. 2.5 Hoàn thành. 2.6 Hoàn thành. 2.1 Các nhóm công tác được thiết lập, mỗi nhóm cho 1 thôn điểm (4 thôn) 2.2 Các cấp đào tạo phù hợp về LUPLA hoàn chỉnh cho mỗi thôn trong số 4 thôn điểm 2.3 Hoàn thành khảo sát hiện trường, tài liệu hóa/bản đồ quy hoạch sử dụng đất 2.4 Tiến trình giao đất được hoàn thành 2.5 Nhận được phê duyệt các văn bản giấy tờ về quyền sử dụng đất 2.6 Các cộng đồng được nhận đất và “sổ xanh” Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010 14 Mục tiêu 3 Phát triển kế hoạch CFM cho 4 thôn điểm Kế hoạch CFM được phát triển và phê duyệt cho từng thôn trong số 4 thôn điểm. Kế hoạch CFM đã được xây dựng và phê duyệt chính thức vào tháng 1/2008 sau khi hoàn thành quá trình giao đất rừng cho cộng đồng. Đó là cấp độ tự nguyện và sự tham gia giữa các cộng đồng ở các thôn điểm được duy trì ở mức cho phép 4 kế hoạch CFM được chấp thuận phù hợp cho tất cả các đối tác của dự án Báo cáo dự án Kết quả 4 Kế hoạch CFM cho 4 thôn điểm được phát triển và chấp thuận bởi các cấp chính quyền liên quan Kế hoạch CFM được phát triển và phê duyệt cho từng thôn trong số 4 thôn điểm. Kế hoạch CFM đã được xây dựng và phê duyệt. Đó là các cấp liên quan không tham dự ở mức độ cao hơn hành chính hóa thông thường và những trở ngại trong quá trình phê duyệt kế hoạch CFM 4 kế hoạch CFM phù hợp cho tất cả bên được phê duyệt Các báo cáo dự án Các hoạt động 3.1 Phát triển kế hoạch CFM ở mức độ cao về sự tham gia, kể cả quan tâm đến thị trường, loại cây, hệ thống canh tác và phân tích thể chế (tháng 6- 8/2007) 3.2 Nộp kế hoạch CFM cho cấp có thẩm quyền liên quan để phê duyệt (tháng 6-8/2007) 3.3 Thiết lập mạng lưới khuyến nông thôn bản (tháng 6-8/2007) 3.1 Đã hoàn thành 3.2 Đã hoàn thành 3.3 Đã hoàn thành 3.1 Tất cả các thông tin đã được tài liệu hóa cũng như truyền khẩu sẽ được thu thập, phân tích và đưa vào trong kế hoạch CFM 3.2 Bốn kế hoạch CFM được phê duyệt bởi cấp chính quyền liên quan 3.3 Những kinh nghiệm truyền khẩu được đưa vào một cách hiệu quả cho mỗi mạng lưới khuyến nông thôn bản điểm Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010 15 Mục tiêu 4 Thực thi kế hoạch CFM ở 4 thôn điểm Những kết quả được tài liệu hóa hay truyền khẩu từ nhóm sử dụng rừng và các cán bộ ban nghành liên quan tới kế hoạch CFM của 4 thôn điểm sẽ bắt đầu để thực thi The risk is that there will not have been enough time for all four pilot villages to proceed with effective implementation within the project time frame, and enthusiasm may diminish when external resources diminish. However, Bac Kan Forest Protection Department is committed to provide continuing support including replication of CFM models to other locations. Báo cáo dự án Kết quả 5 Kế hoạch CFM được thực thi ở 4 thôn điểm Như trên As above Các báo cáo dự án Báo cáo về số lượng (số hộ, số tiền) chứng tỏ rằng có mức sống tăng lên trên cơ sở số liệu ban đầu sau thời gian thực hiện dự án. Các hoạt động 4.1 Thực thi kế hoạch CFM ở 4 thôn điểm, bao gồm nâng cao năng lực của tất cả các đối tác gồm (i) Tự túc được lương thực, thông qua sử dụng giống và hệ thống canh tác mới; (ii) Các hoạt động quản lý rừng (bảo vệ và bảo tồn rừng, vườn ươm, thiết lập các loại các lâm sản gỗ và ngoài gỗ, thu hoạch sản phẩm bền vững, hệ thống nông lâm kết hợp, vv); và (iii) các hoạt động tạo thu nhập khác tác (tháng 9/2007-tháng 2/2010) 4.2 Thiết lập hệ thống nông lâm kết hợp khác nhau và trồng mô hình Hồi cho tăng thu nhập (tháng 3/2008-tháng 2/2010) 4.3 Thiết lập 4 vườn ươm cho 4 thôn bản (tháng 10/07-2/2010) 4.4 Một hội thảo về tuyên truyền đánh giá hệ thống nông lâm kết hợp và mô hình trồng Hồi (tháng 3/2009) 4.5 Hỗ trợ cho thiết lập và đưa vào hoạt động các quỹ phát triển rừng cộng đồng (tháng 10/2007- tháng 2/2010) 4.1 Đã triển khai 4.2. Đã thiết lập 4.3 Đã hoàn thành 4.4 Đã hoàn thành 4.5 Đã triển khai The assumption is that all four pilot villages will have made some, or even substantial, progress towards fully sustainable CFM, with associated benefits for household and community livelihoods, and conservation of natural resources. The risk is that one or more of the pilot villages may become discouraged because benefits appear to be slow in coming and low in quantity and quality. Effective training, supervision and encouragement of the FUGs by both villagers and Government officers will be essential to maintain enthusiasm. 4.1 Các hoạt động CFM được tài liệu hóa và truyền khẩu. Các báo cáo về các khóa đào tạo đã được thực hiện. Báo cáo số lượng về: (i) Cải thiện an ninh lương thực so với cấp an toàn; (ii) Các khu vực và các loại hệ thống trang trại mới; (iii) Số lượng các vườn ươm thôn bản, số lượng và loại cây đã trồng được; (iv) Các khu vực và loại hoạt động quản lý rừng được thực hiện, đặc biệt là các khu vực khai thác bền vững gỗ và sản phẩm ngoài gỗ; (v) Bằng chứng (số lượng phụ nữ, số lượng các cuộc họp) thể hiện rằng phụ nữ đã được khuyến khích tham gia một cách tích cực trong lập kế hoạch và quản lý các khía cạnh khác nhau của CFM; và (vi) Các hoạt động tăng thu nhập khác. 4.2 Các bằng chứng về số lượng và Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010 16 chất lượng của các mô hình nông lâm kết hợp và trồng Hồi khác nhau, và sự thay đổi kinh tế liên quan đến các hoạt động này 4.3 Báo cáo hội thảo 4.4 Vườn ươm thôn bản được thành lập 4.5 Bằng chứng về số lượng (số lượng và số tiền) của quỹ phát triển cộng đồng, và báo cáo truyền khẩu về sự tham gia trong quản lý quỹ, Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng tiếp tục được triển khai: - Bảo vệ rừng cộng đồng - Duy trì và chăm sóc rừng trồng - Tiếp tục gieo trồng trên mô hình nông lâm kết hợp - Thiết lập vườn ươm thôn bản Hội thảo đánh giá và phổ triển các mô hình nông lâm kết hợp tổ chức vào ngày 2--21 tháng 4 năm 2010 với sự tham gia củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMS12_Bao cao hoan thanh du an.pdf
Tài liệu liên quan