Báo cáo Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp

3.1 GIỚI THIỆU.4

3.2 NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN.6

3.2.1 Khái niệm.6

3.2.2 Quy hoạch bãi chôn lấp.7

3.3 CÁC QUÁ TRÌNH DIỄN RA TRONG BÃI CHÔN LẤP .8

3.3.1 Quá trình vật lý - Physical.8

3.3.2 Quá trình hóa học.9

3.3.3 Các quá trình sinh học.10

a) Sự phân hủy hiếu khí – Aerobic decomposition.10

b) Sự phân hủy kỵ khí – Anaerobic decomposition .11

c) Những nhân tố môi trường – Environmental factors.11

3.3.4 Khối lượng riêng chất thải trong bãi chôn lấp và sự sụt lún .13

a) Khối lượng riêng – Density .13

b) Sự sụt lún - Settlement .13

3.4 KỸ THUẬT CHÔN CHẤT THẢI RẮN .15

3.4.1 Thiết kế bãi chôn rác.15

a. Chuẩn bị tài liệu cho công việc thiết kế.15

b. Các bộ phận trong thiết kế của BCL.15

3.4.2. Kỹ thuật vận hành BCL .17

3.4.3 Thiết bị phục vụ bãi chôn lấp.19

3.4.4 Giai đoạn đóng BCL .20

3.5 GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ MÔT TRƯỜNG .22

3.5.1 Vấn đề nước rỉ rác.22

a. Khái niệm.22

b. Thành phần .22

c. Công thức dự đoán lưu lượng nước rỉ rác.23

d. Xử lý nước rỉ rác.24

3.5.2 Thu khí sinh học.28

pdf36 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óng ra các chất trở thành nguồn gây ô nhiễm. Sự hoà tan cacbon dioxide làm giảm chất lượng nước, đặc biệt khi có mặt của Ca và Mg. 3.3.3 Các quá trình sinh học Ý nghĩa quan trọng của các phản ứng sinh học trong bãi chôn lấp là nhờ vào hai kết quả như sau của các phản ứng. • Ổn định thành phần chất hữu cơ có trong rác thải và nhờ vậy sẽ loại trừ khả năng gây ảnh hưởng của chúng. • Chuyển hoá phần lớn các chất có chứa cabon và protein thành khí, cho phép giảm bớt đáng kể khối lượng và thể tích thành phần hữu cơ. Ở điểm thứ hai, cần phải nhớ rằng một phần các nguyên tố dinh dưỡng trong chất thải được chuyển hoá thành chất nguyên sinh của vi khuẩn (microbial protoplasm). Sau cùng, khi vi khuẩn chết đi chất nguyên sinh này sẽ bị phân huỷ và do vậy nó là một nguồn dự trữ cho sự phân huỷ trong tương lai. Thành phần hữu cơ dễ phân huỷ trong MSW gồm đủ loại thành phần chất thải có trong bãi chôn lấp có khả năng bị phân huỷ sinh học. Chúng bao gồm rác thực phẩm, giấy, và sản phẩm của giấy, và các loại “sợi tự nhiên” (bao gồm sợi có nguồn gốc động vật hoặc thực vật). Sự phân huỷ sinh học có thể xảy ra trong tình trạng hiếu khí hoặc kị khí. Cả hai quá trình hiếu khí và kị khí thường diễn ra tuần tự trước sau trong một bãi chôn lấp, trong quá trình phân huỷ hiếu khí xảy ra trước quá trình phân huỷ kị khí. Mặc dù cả hai quá trình phân huỷ sinh học này đều quan trọng, nhưng phân huỷ kị khí gây ra những ảnh hưởng lớn hơn và lâu dài hơn thể hiện thông qua đặc trưng bãi chôn lấp. a) Sự phân hủy hiếu khí – Aerobic decomposition Phần lớn quá trình phân huỷ xảy ra ngay sau khi rác được chôn là hiếu khí. Tình trạng hiếu khí tiếp diễn cho đến khi tất cả oxi trong các khe hở giữa các hạt không còn nữa. Giai đoạn hiếu khí diễn ra tương đối ngắn và phụ thuộc vào độ đầm nén chất thải, cũng như phụ thuộc vào độ ẩm vì độ ẩm chiếm chỗ của không khí trong các khe hở của Kỹ thuật xử lý chất thải rắn – Chương 3 Trang 11 hạt.Vi khuẩn hoạt động trong suốt giai đoạn này bao gồm vsv hiếu khí bắt buộc và một số vsv hiếu khí tuỳ nghi. Bởi vì những sản phẩm cơ bản cuối cùng của quá trình phân huỷ hiếu khí sinh học là “tro”, CO2 và H2O, tác động có hại cho môi trường trong suốt giai đoạn phân huỷ hiếu khí là rất nhỏ.Và mặc dù những sản phẩm phân huỷ trung gian có thể bay hơi, và khả năng gây ô nhiễm thường thấp. b) Sự phân hủy kỵ khí – Anaerobic decomposition Bởi vì nguồn oxy trong bãi chôn lấp sớm cạn kiệt, hầu hết chất hữu cơ dễ phân huỷ cuối cùng sẽ bị phân huỷ kị khí. Quá trình phân huỷ kị khí sinh học tương tự như quá trình phân huỷ kị khí bùn thải .Các vi khuẩn tham gia vào quá trình phân huỷ kị khí bao gồm: vi khuẩn kị khí tuỳ nghi và vi khuẩn kị khí bắt buộc. Không may, những sản phẩm phân huỷ kị khí có thể gây ra tác động bất lợi vào môi trường nếu không có biện pháp quản lý chúng một cách cẩn thận . Những sản phẩm phân huỷ có thể phân loại thành hai nhóm chính: những acid hữu cơ dễ bay hơi và khí. Hầu hết những acid có mùi khó chịu và các acid béo mạch ngắn . Ngoài những phản ứng hóa học với những thành phần khác acid còn là cơ chất cho vi khuẩn cho vi khuẩn tạo ra khí mêthane. Hai khí chủ yếu sinh ra là khí mêthan (CH4) và CO2. Những khí ở dạng vết là hydrogen sulphide (H2S), hydrogen (H2) và nitrogen (N2) .Vấn đề phát sinh khí bãi rác, quản lý và thu hồi chúng trong bãi chôn lấp được thảo luận trong phần khác của chương này. c) Những nhân tố môi trường – Environmental factors Bản chất, tốc độ, và mức độ của các quá trình phân huỷ sinh học trong bãi chôn lấp bị ảnh hưởng lớn bởi những nhân tố môi trường có ảnh hưởng lên tất cả các hoạt động của VSV. Bản chất của quá trình phân huỷ sinh học quyết định bản chất của những sản phẩm của quá trình phân huỷ trong những thông số, tốc độ phân huỷ quyết định khoảng thời gian cần thiết phải giám sát bãi chôn lấp sau khi chấm dứt hoạt động và thời gian cần thiết để quá trình phân huỷ ổn định hoàn toàn trước khi đưa bãi chôn lấp đã hoàn thành Kỹ thuật xử lý chất thải rắn – Chương 3 Trang 12 vào sử dụng lại cho dù mục đích sử dụng lại là cho giải trí, làm nông nghiệp, xây dựng hoặc những mục đích khác. Một trong những cách thức ảnh hưởng của quá trình phân huỷ đến việc sử dụng lại bãi chôn lấp đã hoàn tất là thông qua những ảnh hưởng của nó trên tốc độ và mức độ sụt lún (giảm độ cao), trong đó sụt lún là cản trở chủ yếu trong việc sử dụng lại bãi chôn lấp đã hoàn tất. Sự sụt lún sẽ tiếp tục cho đến khi sự phân huỷ sinh học bên trong bãi chôn lấp xảy ra hoàn toàn. Vì vậy, tốc độ phân huỷ càng cao vị trí xây dựng bãi chôn lấp càng sớm được sử dụng lại. Rất nhiều các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã được tiến hành từ hơn 5-10 năm qua để đẩy nhanh sự phân hủy sinh học của chất thải bên trong bãi chôn lấp. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phân huỷ trong bãi chôn lấp thông thường là độ ẩm, nhiệt độ, và hàm lượng chất dinh dưỡng cho vi khuẩn tiêu thụ và độ bền của chất thải trước sự tấn công của vi khuẩn . Nếu độ ẩm ở 55% - 60% hoặc thấp hơn , nó sẽ trở thành yếu tố hạn chế sự phân huỷ trong bãi chôn lấp, bởi vì hoạt động của vi khuẩn bị ức chế tăng dần khi độ ẩm rơi xuống thấp hơn mức 55%. Trên thực tế, hoạt động của vsv dừng hẳn khi độ ẩm ở 12% vậy. Vì vậy,có thể hiểu rằng quá trình phân huỷ dĩên ra rất chậm trong những bãi chôn lấp xây dựng ở vùng khô cằn . Hoạt động của đa số các vi khuẩn tăng khi nhiệt độ tăng tới giới hạn là 400C . Đối với một vài lọai vi khuẩn giới hạn trên của nhiệt độ thậm chí khoảng từ 550C-650C .Bởi vì nhiệt độ trong những vùng nhiệt đới thì thuận lợi hơn, quá trình phân huỷ chất thải diễn ra trong những khu vực này có thể nói là nhanh hơn và ở mức độ cao hơn. Nói về chất dinh dưỡng, loại rác nào có đặc tính chứa nhiều chất dễ bị phân huỷ có thể xem là lý tưởng về mặt sinh học. Rác dễ phân huỷ bao gồm những loại rác như rác vườn màu xanh (green crop debris), rác từ việc chuẩn bị thực phẩm (food preparation waste), rác chợ, phân của người và động vật. Rất dễ tìm thấy các hỗn hợp vật liệu phân huỷ lý tưởng ở những nước đang phát triển trong khu vực nhiệt đới ẩm. Kỹ thuật xử lý chất thải rắn – Chương 3 Trang 13 3.3.4 Khối lượng riêng chất thải trong bãi chôn lấp và sự sụt lún a) Khối lượng riêng – Density Trong các yếu tố ảnh hưởng hoặc quyết định khối lượng riêng của chất thải trong bãi chôn lấp (ở đây dùng từ “in-place” nghĩa là khối lượng riêng của rác sau khi được đổ xuống và đầm nén trong bãi chôn lấp) gồm có thành phần cấu tạo của rác và những quy trình vận hành. Diễn tiến sụt lún của toàn bộ khối chôn lấp xảy ra như là những hệ quả của sự phân huỷ và do tải trọng chất thải đè nặng xuống. Do ảnh hưởng của sự sụt lún, khối lượng riêng của chất thải liên tục gia tăng . Trong một bãi chôn lấp vận hành theo đúng kích thước chất thải ở vị trí tương đối sâu có thể có khối lượng riêng ở mức 900 kg/m3 trong khi đối với bãi chôn lấp được đầm nén sơ sài thì khoảng 300 kg/m3 ở Mỹ, phạm vi khối lượng riêng thông thường của chất thải ngay sau khi vừa đầm nén xong khoảng 475-712kg/m3 b) Sự sụt lún - Settlement Sự sụt lún được biểu hiện bởi việc làm giảm thể tích khối rác và theo sau đó là làm giảm bớt cao độ.Với nhiều lý do cao độ không giảm đồng đều trên khắp bãi chôn lấp. Sự sụt lún không đều có thể là những cản trở nghiêm trọng trong việc sử dụng lại bãi chôn lấp đã hoàn thành và chắc chắn, thành phần hữu cơ càng nhiều bãi chôn lấp càng sâu thì độ sụt lún càng lớn tốc độ sụt lún phụ thuộc phần lớn vào sự phân huỷ rác vào những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân huỷ. Bởi vì những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân huỷ luôn thay đổi và vì có nhiều khác biệt rất lớn giữa những quy trìnhh vận hành bãi chôn lấp hợp vệ sinh nên không có gì ngạc nhiên khi độ sụt lún trên thực tế và độ sụt lún trong báo cáo có sự khác nhau rất lớn trong toàn bộ quá trình sụt lún , thường khoảng 90% xảy ra trong suốt năm đầu tiên. Ở những vùng khô cằn, sự sụt lún có thể chỉ 3% sau 3 năm hoạt động, trong khi ở vùng cận nhiệt đới có thể tối đa đến 20% sau năm đầu tiên. Lưu ý rằng mặc dù với chất thải rắn có khối lượng riêng ban đầu bằng hoặc lớn hơn 1060kg/m3 là không có sự sụt lún vật lý nào có thể xảy ra nhưng về mặt lý thuyết, sự sụt lún vẫn có thể xảy ra đến 40% vì sự phân Kỹ thuật xử lý chất thải rắn – Chương 3 Trang 14 huỷ rác tuy nhiên với chất thải rắn có khối lượng riêng dao động từ 650-1200kg/m3 tốc độ sụt lún đo được hàng năm khoảng 0.55- 4.7%. Kỹ thuật xử lý chất thải rắn – Chương 3 Trang 15 3.4 KỸ THUẬT CHÔN CHẤT THẢI RẮN 3.4.1 Thiết kế bãi chôn rác Không một phương pháp chôn lấp nào hoàn hảo cho tất cả các địa điểm bãi chôn lấp và không nhất thiết là chỉ có một phương pháp là tốt nhất đối với bất kỳ một bãi chôn lấp nhất định nào đó. Sự lựa chọn một phương pháp chôn lấp phụ thuộc vào điều kiện vật lý tự nhiên của địa điểm vị trí xây dựng bãi, khối lượng và loại chất thải rắn đưa đến bãi chôn lấp, và chi phí tương đối của các khả năng lựa chọn khác nhau. a. Chuẩn bị tài liệu cho công việc thiết kế - Các tài liệu về quy hoạch của đô thị. - Các tài liệu về dân số, điều kiện kinh tế-xã hội, hiện trạng và định hướng phát triển trong tương lai. - Các tài liệu về địa hình, địa chất công trình, thủy văn, điều kiện khí hậu của khu vực. - Các tài liệu khác có liên quan. b. Các bộ phận trong thiết kế của BCL Ô chôn lấp Một BCL thường được chia thành các ô và ngăn cách với nhau bằng vách ngăn cố định. Ô chôn lấp được sử dụng để đổ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định, thường không quá 3 năm (TTLT01/2001). Các vách ngăn và đáy của ô chôn lấp phải có độ thấm nhỏ và có khả năng chịu tải lớn. Căn cứ vào lượng chất thải rắn để thiết kế chiều cao, dày, diện tích làm việc, độ dốc, lớp phủ phù hợp của mỗi ô chôn lấp, chiều cao ô (cũng là chiều cao của bãi chôn lấp) thường từ 10 – 25m (TTLT01/2001: yêu cầu từ 15 – 25m). (Ths Nguyễn Xuân Cường, bài giảng quản lý và xử lý chất thải rắn,2012, trang 30) Lớp phủ hàng ngày, trung gian và cuối cùng Tùy thuộc vào từng vị trí bên trong BCL và giai đoạn của việc xây dựng, hoạt động, các hệ thống bao phủ được sử dụng hàng ngày, trung gian, và cuối cùng. Lớp phủ Kỹ thuật xử lý chất thải rắn – Chương 3 Trang 16 hàng ngày và trung gian được sử dụng nhiều hơn hoặc ít liên tục trong giai đoạn hoạt động của BCL. Lớp phủ hằng ngày nhằm mục đích điều chỉnh côn trùng, rác vương vãi, mùi, lửa, hơi ẩm. Lớp phủ trung gian nhằm mục đích ngăn ngừa khí gas rò rỉ ra môi trường (TTLT01/2001 - Quy định tiêu chuẩn kĩ thuật của lớp phủ trung gian). Lớp phủ cuối cùng thường là định kỳ trong giai đoạn hoạt động hoặc hoàn thành của BCL, đây là hệ thống phức tạp nhất. Theo TCVN 6696/2000: lớp phủ cuối cùng phải đảm bảo độ chống thấm nước, thông thường lớp phủ dày 0,5m và có hàm lượng sét lớn hơn 30%, độ dốc hớn 3%. Lớp đất phủ trên (thường là đất phù sa) có độ dày lớn hơn 0,3m. (Ths Nguyễn Xuân Cường, bài giảng quản lý và xử lý chất thải rắn,2012, trang 30) Hệ thống thu nước rỉ rác Hệ thống thu nước rò rỉ bao gồm: hệ thống lót đáy; hệ thống mương thu gom và thoát nước rò rỉ và hệ thống đường ống tháo nước rò rỉ; hệ thống chứa nước rò rỉ. Nước rỉ rác có nồng độ COD, BOD, SSrất cao. (Ths Nguyễn Xuân Cường, bài giảng quản lý và xử lý chất thải rắn,2012, trang 31) Hệ thống lớp lót đáy Mục đích thiết kế lớp lót đáy BCL là nhằm giảm thiểu sự thấm nước rò rỉ vào lớp đất phía dưới bãi chôn lấp và nhờ đó loại trừ khả năng nhiễm bẩn nước ngầm. Các vật liệu thường được sử dụng bao gồm: sét, cát, sỏi, đất, màng địa chất, lưới nhựa, vải địa chất, sét địa chất tổng hợp. Thông thường lớp lót đáy sẽ bao gồm lớp đất nén chặt dưới cùng, tiếp theo là lớp chống thấm (đất sét, nhựa tổng hợp...), lớp trên cùng là lớp sỏi (lớp đặt hệ thống ống thu gom nước rỉ rác). Hệ thống lót có thể có 1 hoặc 2 lớp (hệ thống) lớp. Đối với hệ thống hai lớp lót kết hợp, lớp lót thứ nhất được dùng để thu gom nước rò rỉ, trái lại lớp lót thứ hai có tác dụng như hệ thống phát hiện sự rò rỉ và hỗ trợ cho lớp lót thứ nhất. * Lớp lót bằng đất sét: Trong tất cả các dạng thiết kế, xây dựng lớp lót bằng đất sét, vấn đề quan trọng nhất cần lưu ý khi sử dụng đất sét là khuynh hướng hình thành các vét nứt khi bị khô. Để Kỹ thuật xử lý chất thải rắn – Chương 3 Trang 17 bảo đảm lớp đất sét có tác dụng theo thiết kế, lớp đất sét phải có độ dày 10,16 - 15,24 cm được nén thích hợp giữa các lớp kế tiếp. Chỉ nên sử dụng một loại sét khi xây dựng lớp lót. (Ths Nguyễn Xuân Cường, bài giảng quản lý và xử lý chất thải rắn,2012, trang 31) Hệ thống thu khí BCL luôn phát sinh một lượng khí trong quá trình vận hành. Các khí chính bao bồm: NH3, CH4, CO2, H2S, H2, O2, N2. Khí sinh ra từ các ô chôn lấp được thu gom qua GCS được bố trí dạng thẳng đứng hoặc nằm ngang. Các giếng thu khí được bố trí sao cho có thể thu được khí sinh ra trên toàn bộ diện tích ô chôn lấp. (Ths Nguyễn Xuân Cường,bài giảng quản lý và xử lý chất thải rắn,2012, trang 32) 3.4.2. Kỹ thuật vận hành BCL Chất thải được chở đến BCL phải được kiểm tra phân loại (qua trạm cân) và tiến hành chôn lấp ngay, không để quá 24 giờ. Chất thải phải được chôn lấp theo đúng các ô quy định cho từng loại chất thải tương ứng. Đối với các BCL tiếp nhận trên 20.000 tấn (hoặc 50.000 m3) chất thải/năm nhất thiết phải trang bị hệ thống cân điện tử để kiểm soát định lượng chất thải. Sổ sách ghi chép và các tài liệu có liên quan phải được lưu giữ và bảo quản tại Ban Quản lý BCL trong thời gian vận hành và sau ít nhất là 5 năm kể từ ngày đóng BCL. Chất thải phải được chôn lấp thành các lớp riêng rẽ và ngăn cách nhau bằng các lớp đất phủ. - Chất thải sau khi được chấp nhận chôn lấp phải được san đều và đầm nén kỹ (bằng máy đầm nén 6 - 8 lần) thành những lớp có chiều dầy tối đa 60cm đảm bảo tỷ trọng chất thải tối thiểu sau đầm nén 0,52 tấn đến0,8 tấn/m3 . - Phải tiến hành phủ lấp đất trung gian trên bề mặt rác khi rác đã được đầm chặt (theo các lớp) có độ cao tối đa từ 2,0 m - 2,2 m. Chiều dầy lớp đất phủ phải đạt 20 cm. Tỷ lệ lớp đất phủ chiếm khoảng 10 % đến 15% tổng thể tích rác thải và đất phủ. - Đất phủ phải có thành phần hạt sét > 30%, đủ ẩm để dễ đầm nén. Lớp đất phủ phải được trải đều khắp và kín lớp chất thải và sau khi đầm nén kỹ thì có bề dày khoảng 15 cmữ 20 cm. Kỹ thuật xử lý chất thải rắn – Chương 3 Trang 18 Hệ số thoát nước bề mặt đối với một số loại đất phủ Loại đất trên bề mặt Hệ số thoát nước Đất cát pha, độ dốc 0-2% Đất cát pha, độ dốc 2-7% Đất cát pha, độ dốc >7% Đất chặt, độ dốc 0-2% Đất chặt, độ dốc 2-7% Đất chặt, độ dốc >7% 0,05-0,10 0,10-0,15 0,15-0,20 0,13-0,17 0,18-0,22 0,25-0,35 Ngoài đất phủ, vật liệu đủ các điều kiện sau đây cũng được sử dụng làm vật liệu phủ trung gian giữa các lớp chất thải: - Có hệ số thấm < 1 x 10-4 cm/s và có ít nhất 20% khối lượng có kích thước < 0,08 mm. - Có các đặc tính: có khả năng ngăn mùi; không gây cháy, nổ; có khả năng ngăn chặn các loại côn trùng, động vật đào bới; có khả năng ngăn chặn sự phát tán các chất thải là vật liệu nhẹ. CTR của các nhà máy nhiệt điện được chôn lấp theo hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành. Các ô chôn lấp phải được phun thuốc diệt côn trùng (không được ở dạng dung dịch). Số lần phun sẽ căn cứ vào mức độ phát triển của các loại côn trùng mà phun cho thích hợp nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của côn trùng. Các phương tiện vận chuyển CTR sau khi đổ chất thải vào BCL cần phải được rửa sạch trước khi ra khỏi phạm vi BCL. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải phải thường xuyên hoạt động và được kiểm tra, duy tu, sửa chữa và thau rửa định kỳ đảm bảo công suất thiết kế. Các hố lắng phải được nạo vét bùn và đưa bùn đến khu xử lý thích hợp. Nước rác không được phép thải trực tiếp ra môi trường nếu hàm lượng các chất ô nhiễm vượt quá các tiêu chuẩn quy định (TCVN). Kỹ thuật xử lý chất thải rắn – Chương 3 Trang 19 Cho phép sử dụng tuần hoàn nước rác nguyên chất từ hệ thống thu gom của BCL, hoặc bùn sệt phát sinh ra từ hệ thống xử lý nước rác trở lại tưới lên BCL để tăng cường quá trình phân huỷ chất thải trong những điều kiện sau: - Chiều dầy lớp rác đang chôn lấp phải lớn hơn 4 m. - Phải áp dụng kỹ thuật tưới đều trên bề mặt. - Không áp dụng cho những vùng của ô chôn lấp khi đã tiến hành phủ lớp cuối cùng. 3.4.3 Thiết bị phục vụ bãi chôn lấp Việc lựa chọn thiết bị cho bãi chôn lấp là rất quan trọng cho việc vận hành bãi. Thường có 2 loại công việc cần đến các thiết bị nặng: • San, đầm nén và phủ rác. • Chuẩn bị bãi, duy trì và tu bổ cuối cùng cho bãi thải. Ba dạng thiết bị chính thường được sử dụng tại bãi: • Máy ủi bánh xích. • Máy đầm nén bánh thép. • Máy ủi bánh lốp Khi lựa chọn thiết bị cần xem xét những yếu tố sau: - Kích cỡ của bãi chôn lấp (quy mô). - Phương pháp chôn lấp vận hành bãi đã lựa chọn. - Giá của thiết bị, tuổi thọ của thiết bị. - Vốn đầu tư. - Lợi tức hàng năm do bãi chôn lấp mang lại. Các phương tiện va thiết bị được dùng trong BCL - Xe rác: + Chức năng: chở rác từ nơi phát thải tới điểm tập kết. + Hoạt động: Xe rác sẽ đưuọc đưa vào bãi theo con đường nội bộ. Khi đó rác sẽ được đi vào khu vực có đặt tấm betong khoảng rộng lớn được gọi là bãi đỗ. Xe đi vào bãi đỗ sẽ được đổ rác xuống. Kỹ thuật xử lý chất thải rắn – Chương 3 Trang 20 - Xe máy ủi + Chức năng: San bằng lóp rác ra thành từng lớp phục vụ cho các giai đoạn tiếp theo + Hoạt động: Sau khi rác tập trung đủ sẽ được 1 xe máy ủi tiến hành ủi rác ra thành từng lớp và những lớp này có bề dày từ 0.8-1m. - Xe máy đầm + Chức năng: Làm giảm thể tích của rác và xé rác ra nhuyễn hơn nhờ bánh xe có dạng bánh xích chân cừu. Đặc biệt là rác hữu cơ sẽ tạo điều kiện cho rác phân hủy dễ dàng hơn. + Hoạt động: Khi chiều cao lớp rác đạt từ 0.8-1m thì xe máy đầm sẽ leo lên rác và đầm rác. Sau khi xe máy đầm hoạt động đạt chiều cao từ 2-2,2m thì các công nhân của bãi sẽ tiến hành phun thuốc khử mùi. 3.4.4 Giai đoạn đóng BCL Một bãi chôn lấp vệ sinh đã hoàn thành là cơ hội để thu lại nguồn tài nguyên (khí bãi chôn lấp) hoặc để xây dựng những công trình. Việc xây dựng nhà ở và khu thương mại trên bãi chôn lấp chỉ nên giới hạn ở những bãi chôn lấp ổn định hoàn toàn nếu những phương pháp đặc biệt không được áp dụng và các biện pháp phòng ngừa không được thực hiện. Vì thường xảy ra nhiều trở ngại và hạn chế lớn liên quan tới việc xây dựng và sử dụng những công trình được xây dựng trên bãi chôn lấp, việc sử dụng bãi chôn lấp sau đóng bãi làm nơi xây dựng và đặc biệt để phát triển đô thị nói chung không được khuyến khích ở những nước công nghiệp. Tuy nhiên, ở một vài nơi thiếu đất vẫn có thể xem xét tiềm năng sử dụng lại những nơi đó. Ở các nước đang phát triển lại khác, đặc biệt ở những nước có sự di cư dân số từ vùng nông thôn đến trung tâm thành phố một cách đáng kể. Do sự di dân, tất cả đất không có người ở đều trở nên hấp dẫn. Trong trường hợp đó, phương pháp duy nhất là áp dụng tới mức độ tối đa có thể, những biện pháp phòng ngừa đã được thiết kế để làm giảm các mối nguy hiểm liên quan. Việc đóng BCL được thực hiện khi: Kỹ thuật xử lý chất thải rắn – Chương 3 Trang 21 Lượng chất thải đã được chôn lấp trong BCL đã đạt được dung tích lớn nhất như Thiết kế kỹ thuật. Chủ vận hành BCL không có khả năng tiếp tục vận hành BCL. Đóng BCL vì các lý do khác. Trình tự đóng BCL: Lớp đất phủ trên cùng có hàm lượng sét > 30%, đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận, chiều dày lớn hơn hoặc bằng 60 cm. Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dần từ 3đến 5 %, luôn đảm bảo thoát nước tốt và không trượt lở, sụt lún, sau đó cần: - Phủ lớp đệm bằng đất có thành phần phổ biến là cát dày từ 50 cm đến 60 cm. - Phủ lớp đất trồng (lớp đất thổ nhưỡng) dày từ 20 cm đến 30 cm. - Trồng cỏ và cây xanh. Trong các BCL lớn, cần phải tiến hành song song việc vận hành BCL với việc xây dựng các ô chôn lấp mới, đóng các ô đầy. Vì vậy, các công việc đều phải tuân thủ các quy định cho từng công đoạn nêu trên. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đóng BCL, chủ vận hành BCL phải báo cáo CQQLNNMT về hiện trạng của BCL. Báo cáo này phải do một tổ chức chuyên môn độc lập về môi trường thực hiện, bao gồm các nội dung sau: - Tình trạng hoạt động, hiệu quả và khả năng vận hành của tất cả các công trình trong BCL bao gồm: hệ thống chống thấm của BCL, hệ thống thu gom và xử lý nước rác, hệ thống quản lý nước mặt, nước ngầm, hệ thống thu gom khí thải cũng như toàn bộ hệ thống giám sát chất lượng nước ngầm v.v... - Tình hình quan trắc chất lượng nước thải từ BCL ra môi trường, về chất lượng nước ngầm cũng như về phát thải khí thải. - Việc tuân thủ những quy định hiện hành của Thông tư này cũng như phục hồi và cải thiện cảnh quan khu vực BCL. Báo cáo phải chỉ rõ các trường hợp không tuân thủ các quy định của Thông tư này và phải nêu các biện pháp khắc phục. Sau khi đóng BCL, vẫn không được phép cho người và súc vật vào tự do, đặc biệt trên đỉnh bãi nơi tập trung khí gas. Phải có các biển báo, chỉ dẫn an toàn trong BCL. Kỹ thuật xử lý chất thải rắn – Chương 3 Trang 22 3.5 GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ MÔT TRƯỜNG 3.5.1 Vấn đề nước rỉ rác a. Khái niệm Nước thải rỉ rác là nước loại nước thải được sinh ra trong các khu chôn lấp rác thải, được hình thành do sự rò rỉ nước mưa thấm vào trong lòng bãi rác hoặc do độ ẩm sẵn có của rác thải được chôn. b. Thành phần Do được sinh ra từ rác thải, loại nước thải này rất độc hạị, chứa nhiều chất ô nhiễm như khí nitơ, amoniac, kim loại nặng, các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, BOD, COD hàm lượng caocó khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thành phần, tính chất nước thải rỉ rác thay đổi khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của bãi chôn, nồng độ ô nhiễm nước thải rỉ rác bãi mới chôn rất lớn và giảm dần theo thời gian chôn lấp. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào khí hậu, địa điểm chôn lấp, loại rác chôn, độ ép, độ dày của lớp rác và lớp phủ trên mặt bãi rác. Nước rò rỉ từ bãi rác lúc đầu có nồng độ đậm đặc, pH thấp (4.5 – 7.5), BOD, COD cao, SS lớn, có nhiều kim loại, chất độc hại (Zn, Ni, Cr, Cu, Pb, Hg) và một số chất hữu cơ (thuốc bảo vệ thực vật, PCBs,). Khi đã chôn lấp trong một thời gian dài thì các chất hữu cơ trong bãi chôn lấp đã chuyển sang giai đoạn metan, khi đó thành phần ô nhiễm trong nước rò rỉ cũng giảm xuống đáng kể. Khi pH tăng lên (6.6 – 9) sẽ làm giảm nồng độ các chất vô cơ, đặc biệt các kim loại nặng có trong nước rò rỉ. Kỹ thuật xử lý chất thải rắn – Chương 3 Trang 23 Bảng thể hiện nồng độ các thành phần của nước rỉ rác ở bãi chôn lấp mới (2 năm) và bãi chôn lấp lâu năm (10 năm) c. Công thức dự đoán lưu lượng nước rỉ rác Khối lượng nước rác được tính theo phương trình sau: Q = M(W1 – W2) + [P(1 -R) – E] x S Trong đó: Q : lưu lượng nước rác rò rỉ sinh ra trong bãi rác (m3/ngày); M : khối lượng rác trung bình ngày (t/ngày); W1 : độ ẩm của rác trước khi nén (%); W2: độ ẩm của rác sau khi nén (%); P : lượng mưa ngày trong tháng lín nhất (mm/ngày) Kỹ thuật xử lý chất thải rắn – Chương 3 Trang 24 R : hệ số thoát nước bề mặt E : lượng nước bốc hơi lấy bằng 5 mm/ngày (thường 5-6 mm/ngày); S: diện tích bãi rác (đang vận hành) d. Xử lý nước rỉ rác - Gồm 8 bước: Bước 1: Xử lý sơ bộ: Bao gồm hồ chứa nước rác tươi, máy tách rác và bể trộn vôi, bể điều hòa,bể lắng cặn vôi. Nước thải được thu gom làm thoáng sơ bộ, tách rác đồng thời ổn định nước thải đầu vào và khử kim loại trong nước rác. Bước 2: Tháp Stripping hai bậc: Dùng để xử lý N-NH3 trong nước thải. Các thiết bị trong tháp hoạt động hoặc dừng tự động theo sự hoạt động của bơm cấp nước thải lên. Bước 3: Bể khử Canxi + bể tiền xử lý hóa lý: Dùng để xử lý lắng cặn Canxi trong nước rỉ rác. Bể khử canxi được bố trí hệ thống châm hóa chất như 1 bể tiền xử lý hóa lý nhằm tăng cường quá trình xử lý sinh học. Bước 4: Bể phản ứng sinh học Seletor + MBBR: Dùng oxy hóa COD,BOD đồng thời với quá trình nitrification và denitrification. Bể được lắp đặt hệ thống phân phối khí dưới đáy bể để dung cấp khí dạng bọt mịn. Khí được cấp gián đoạn thông qua van điều khiển. Bước 5: Bể xử lý hóa lý: Sử dụng các chất keo tụ để xử lý các chất lơ lửng trong nước rỉ rác và xử lý 1 phần độ màu Bước 6: Bể oxy hóa fenton hai cấp liên tiếp: Sử dụng các chất oxy hóa mạnh để oxy hóa các chất mang màu và chất ô nhiễm khó phân hủy, sử dụng 2 cấp liên tiếp nhằm làm tăng hiệu suất của quá trình oxy hóa. Bước 7: Bể lọc khử trùng: Xử lý các thành phần cặn lơ lửng trong nước rác bằng hệ thống bể lọc cát, sử dụng hóa chất NAClO để khử trùng nước thải. Bước 8: Hệ thống xử lý bùn: Bùn dư từ công đoạn xử lý được bơm đến bể chứa và nén bùn. Bùn từ bể chứa sẽ được hút thu gom và vận chuyển vào các ô chôn rác của bãi. Thuyết minh chi tiết công nghệ hệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_xu_ly_chat_thai_ran_bang_phuong_phap_chon_lap.pdf
Tài liệu liên quan