Báo chí học - Phản biện xã hội trên báo điện tử

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .3

1. Tính cấp thiết của đề tài.3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .5

4. Giả thuyết nghiên cứu.5

5. Phương pháp nghiên cứu .6

6. Đóng góp mới của luận án .9

7. Ý nghĩa của luận án.9

8. Kết cấu của luận án.9

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .10

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .10

1.1.1. Nghiên cứu vai trò của phản biện xã hội.10

1.1.2. Nghiên cứu chức năng phản biện xã hội của báo chí.12

1.2. Nghiên cứu phản biện xã hội ở Việt Nam.16

1.2.1. Nghiên cứu lý luận về phản biện xã hội.17

1.2.2. Nghiên cứu phản biện xã hội trên báo chí.21

1.2.3. Nghiên cứu phản biện xã hội trên báo điện tử ở Việt Nam .25

1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đề tài .27

Tiểu kết Chương 1.29

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ.31

2.1. Phản biện xã hội .31

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm phản biện xã hội .31

2.1.2. Nguyên tắc phản biện xã hội.40

2.1.3. Quy trình phản biện xã hội.40

2.1.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phản biện xã hội .42

2.2. Báo chí thực hiện chức năng phản biện xã hội.44

2.2.1. Khái niệm báo chí và các chức năng của báo chí .44

2.2.2. Báo chí có chức năng phản biện xã hội.46

2.2.3. Tình hình PBXH trên báo chí ở Việt Nam.49

2.3. Báo điện tử thực hiện chức năng phản biện xã hội .51

2.3.1. Khái niệm và đặc trưng loại hình báo điện tử.51

2.3.2. Thế mạnh và hạn chế PBXH trên báo điện tử.55

2.3.3. Soi chiếu PBXH trên báo điện tử qua một số lý thuyết .57

2.4. PBXH trên báo điện tử đối với xã hội Việt Nam hiện đại.62

2.4.1. Xã hội Việt Nam hiện đại cần được phản biện xã hội .62

2.4.2. Quy trình PBXH trên báo điện tử ở Việt Nam.64

2.5. Tiêu chí đánh giá chất lượng phản biện xã hội trên báo điện tử.66

2.5.1. Tiêu chí về nội dung.67

2.5.2. Tiêu chí về hình thức.68

2.5.3. Tiêu chí về ảnh hưởng xã hội.68

Tiểu kết Chương 2.69

pdf35 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo chí học - Phản biện xã hội trên báo điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờ nó mà giải quyết được mọi khó khăn”[98; tr.133]. Quan điểm này của Jean Jacques Rousseau, dù không trực tiếp nói PBXH, nhưng dẫn chứng thực tế hiện rõ luận điểm muốn quản trị đất nước hiệu quả, cần nhân dân tham gia vào quá trình đó, trước hết là họ có quyền góp ý, tranh luận xây dựng pháp luật làm công cụ phục vụ quá trình quản trị quốc gia, tức là cần có PBXH từ người dân. Tác phẩm “Bàn về tự do” của John Stuart Mill chứa đựng nhiều tư tưởng liên quan đến PBXH. Trong đó, khi bàn về tự do tư tưởng và tự do thảo luận, J.S. Mill khẳng định: “Chúng ta không bao giờ chắc chắn được rằng cái ý kiến mà ta đang cố sức dập tắt là một ý kiến sai lầm; ngay cả nếu như chúng ta tin chắc đi nữa thì việc dập tắt nó vẫn là một điều xấu xa”[73; tr.52]. Đồng thời, ông còn cho rằng: “Khước từ lắng nghe một ý kiến bởi họ tin chắc ý kiến đó là sai lầm, có nghĩa là coi sự tin chắc của họ là chắc chắn tuyệt đối. Mọi sự bịt miệng trong thảo luận đều hàm ý tính bất khả sai lầm” [73; tr.52-53]. Lập luận này của J.S. Mill hiện rõ quan điểm, sẽ là tệ hại cho sự phát triển quốc gia nếu có sự áp đặt của nhà cầm quyền đối với những người có 12 tinh thần PBXH. “Khi mà người ta còn buộc phải lắng nghe cả hai phía thì vẫn còn hi vọng; còn khi người ta chỉ chăm lo tới một phía thì các sai lầm sẽ kết lại thành thiên kiến và bản thân các chân lý sẽ không còn cho hiệu quả của chân lý nữa, mà bị thổi phồng lên thành ngụy tạo”[73; tr.125]. Tư tưởng này của J.S. Mill nhận thức rằng phải PBXH vì sự phát triển của xã hội. Hiện nay, “tại các nước phát triển, việc nghiên cứu PBXH vẫn tiếp tục được quan tâm trong khuôn khổ nghiên cứu xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền, trong mối quan hệ của trục tam giác: Nhà nước, xã hội và cá nhân. Các nhà khoa học thường nhìn nhận PBXH như là cơ chế, điều kiện để bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền tự do ngôn luận...”[96; tr.14]. Rõ ràng, các nghiên cứu liên quan đến PBXH trên thế giới cho rằng, PBXH là hoạt động tất yếu và có tính chất xã hội. Ở mỗi quốc gia, tùy trình độ phát triển mà PBXH được thực thi sớm hay muộn, trực tiếp hay gián tiếp. PBXH chính là một cơ chế biểu đạt ý kiến, nguyện vọng, thái độ của mọi tầng lớp nhân dân đối với các quyết sách chính trị, xã hội do nhà nước tạo ra. Nhờ có PBXH mà mọi công dân có cơ hội tham gia vào các quá trình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; kiểm soát nhà nước thực thi quyền lực một cách minh bạch. Tất nhiên, không có mô hình chung cho PBXH hiệu quả ở mọi quốc gia. Các nghiên cứu đi trước gợi ra vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để xây dựng khung lý thuyết PBXH phù hợp mỗi quốc gia. Đây là một nhánh nghiên cứu sẽ được triển khai trong luận án này. 1.1.2. Nghiên cứu chức năng phản biện xã hội của báo chí Có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa báo chí và phát triển xã hội, nhưng đều khẳng định đó là mối quan hệ khăng khít và được duy trì ở mọi nền báo chí. Bởi xã hội là cái nôi nuôi dưỡng báo chí phát triển, ngược lại báo chí là “tấm gương” phản chiếu xã hội. Sự phát triển của báo chí là một trong những chỉ báo quan trọng để đo lường sự phát triển và mức độ tự do, dân chủ của xã hội. Báo chí chỉ phát triển và là diễn đàn của nhân dân khi nó phản ánh đời sống và tham gia đấu tranh loại bỏ cái sai, cái xấu, lỗi thời; là trung gian kết nối và tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người nêu quan điểm của mình về vấn đề xã hội. Nói cách khác, PBXH phải được thừa nhận là một chức năng quan trọng của báo chí và tất nhiên sẽ có PBXH trên báo chí. Trong nhiều nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí, có thể kể đến: Nhà báo và nhà nghiên cứu báo chí Arturo Escobar (Colombia)[141] từ năm 1995 đã đề cập báo chí PBXH như là tác nhân quan trọng song hành quá trình xây dựng và phát triển đất nước, trong cuốn “Encountering Development: The Making and Unmaking of the Third world”. Theo Arturo Escobar, báo chí thực hiện chức năng PBXH là động lực xây dựng đất nước, bắt nguồn từ cách tiếp cận hiện đại hóa trong chủ thuyết phát triển. “Lý thuyết phát triển hiện đại hóa cho rằng sự tăng trưởng kinh tế của các nước kém phát triển có thể được thúc đẩy thông qua quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, thị trường hóa và hiện đại hóa văn hóa truyền thống. Trong chủ thuyết phát triển này, truyền thông đại chúng, báo chí được coi là nhân tố 13 quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hiện đại hóa văn hóa và lối sống. Lý thuyết hiện đại hóa khuyến khích việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí để xây dựng một đất nước vững mạnh và thống nhất.”[96; tr.17]. Một nghiên cứu khác phân tích mối quan hệ chặt chẽ giữa truyền thông (trong đó có báo chí) và chính trị là “Four theories of Press”(Bốn học thuyết truyền thông)[100] của Siebert, Peterson và Schramm. Các tác giả đã nêu 4 lý thuyết truyền thông gồm thuyết Độc đoán, thuyết Tự do, thuyết Trách nhiệm xã hội và thuyết Cộng sản Xô viết. Trong đó, các tác giả cho rằng, các mô hình truyền thông khác nhau bắt nguồn từ sự khác biệt lớn hơn của cấu trúc chính trị và kinh tế. Do đó, một người không thể hiểu phương tiện truyền thông nếu không hiểu về bản chất của nhà nước, hệ thống chính trị và mối quan hệ giữa lợi ích chính trị, kinh tế và sự phát triển xã hội dân sự và giữa các yếu tố khác của cấu trúc xã hội. Đặc biệt, trong thuyết Tự do thể hiện quan điểm rằng, chủ nghĩa tự do với vai trò như một hệ thống xã hội và chính trị có một cơ cấu tổ chức xác định cho các cơ quan hoạt động trong quỹ đạo của nó, và báo chí cũng giống như các cơ quan khác được quy định bởi các nguyên tắc cơ bản của xã hội mà nó tồn tại. Theo quan điểm của chủ nghĩa tự do, “chức năng của truyền thông đại chúng là thông tin và giải trí, hỗ trợ kinh tế. Và về cơ bản, mục đích chính của truyền thông là giúp tìm ra sự thật, hỗ trợ trong quá trình giải quyết các vấn đề chính trị xã hội bằng cách đưa ra tất cả các căn cứ và ý kiến tạo tiền đề cho việc đưa ra quyết định. Đặc trưng thiết yếu của quá trình này là sự tự do khỏi sự kiểm soát và chi phối của chính quyền. Chính phủ cùng với các quan chức luôn là bên có lợi ích trực tiếp từ kết quả của các cuộc tranh luận” [100; tr.97]. Trên cơ sở phân tích đó, học thuyết này khẳng định rằng, vì thế mà chức năng của báo chí được nâng lên thành một tổ chức chính trị. Nó có nhiệm vụ giữ cho chính phủ không vượt qua giới hạn của mình. Báo chí đã hình thành một sự kiểm soát chính phủ mà không một tổ chức nào có thể làm được. Còn trong thuyết Trách nhiệm xã hội khẳng định báo chí có nhiệm vụ cung cấp thông tin, tổ chức bàn luận và tranh luận các vấn đề công vụ; bảo vệ các quyền của cá nhân bằng cách đóng vai trò một cơ quan giám sát chính phủ. Thuyết này cho rằng, bất kỳ ai có nhu cầu thể hiện quan điểm đều có quyền sử dụng phương tiện truyền thông và truyền thông phải có nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm xã hội. Đặc biệt, trong thuyết này, bên cạnh các chức năng khác của báo chí, Thedore Peterson khẳng định, báo chí phục vụ hệ thống chính trị bằng cách cung cấp các thông tin, tổ chức bàn luận và tranh luận các vấn đề công vụ, báo chí như một diễn đàn để trao đổi, phê bình. “Yêu cầu đối với báo chí là phải như một diễn đàn để trao đổi, bình luận và phê bình. Yêu cầu này đòi hỏi những cơ quan truyền thông đại chúng lớn nên coi bản thân mình là những người tổ chức các cuộc tranh luận công khai dù điều này không có nghĩa là pháp luật nên bắt buộc họ phải chấp nhận tất cả các đơn yêu cầu được đăng tải hoặc quy định tần suất đăng tải”[100; tr. 158]. Như vậy, dù không nêu trực tiếp chức năng PBXH của báo chí nhưng các tác giả có đề cập vai trò, nhiệm vụ của báo chí trong việc làm 14 diễn đàn để trao đổi, bình luận và phê bình và báo chí thông tin cần tôn trọng tự do ngôn luận. Việc yêu cầu báo chí phải làm nhiệm vụ tổ chức các cuộc tranh luận trên báo chí về các vấn đề xã hội mà các tác giả đề cập trong cuốn sách này chính là đang bàn đến bản chất hoạt động PBXH trên báo chí. Những lập luận trong các lý thuyết này được tác giả luận án tham khảo vận dụng trong quá trình xây dựng hệ thống khung lý thuyết cho luận án và phân tích về PBXH trên báo chí. Một nghiên cứu khác là công trình có tên “The Structural Transformation of the Public Sphere: An inquiry into a Category of Bougeois Society” [148] (Sự biến đổi về cấu trúc không gian công: Một cuộc điều tra xã hội tư sản) của Jürgen Habermas (một nhà xã hội học và triết học người Đức) đã nhấn mạnh vai trò của báo chí trong sự hình thành “không gian công cộng” (Public Sphere). Jürgen Habermas quan niệm không gian công là một vũ đài độc lập với chính phủ, cùng tồn tại với cơ quan công quyền và cũng mang phẩm chất tự trị xét trong quan hệ với các phe phái kinh tế cũng như chính trị, vốn sinh ra để cho những cuộc tranh luận duy lý và có tính mở hoàn toàn cho sự giám sát của công dân. Chính từ không gian công này hình thành nên dư luận xã hội. Quan điểm lý thuyết này được tác giả luận án vận dụng xây dựng khung lý thuyết cho luận án trên cơ sở vận dụng soi chiếu vào thực tiễn môi trường xã hội Việt Nam. Tiếp nối lý thuyết về không gian công cộng này, nhiều lý thuyết khác phân tích sự tác động của truyền thông đại chúng, trong đó đặc biệt là báo chí, đến xã hội. Chẳng hạn, Richard Sennett, nhà xã hội học người Mỹ, năm 1974, cho xuất bản cuốn sách “The Fall of Public Man” (Sự sụp đổ của con người công cộng), trong đó có khẳng định rằng, các phương tiện truyền thông điện tử đã bóp nghẹt ngay chính khái niệm đời sống công cộng. Và “truyền thông đã gia tăng mạnh mẽ sự hiểu biết giữa các nhóm xã hội với nhau nhưng đồng thời cũng làm cho mọi sự tiếp xúc thực tế trở nên dư thừa”[94; tr. 392]. Cũng liên quan đến yếu tố kỹ thuật của phương tiện truyền thông, lý thuyết Xã hội thông tin của nhà lý luận truyền thông Canada là Marshall McLuhan được đề cập trong cuốn “International communication - Continuity and Change” (Truyền thông quốc tế - sự tiếp nối và thay đổi) của Daya K. Thussu [157]. Cuốn sách này trình bày nhiều lý thuyết về truyền thông chính trị. Trong đó lý thuyết Xã hội thông tin đã khẳng định “phương tiện là thông điệp” (the medium is the message). Kỹ thuật truyền thông có tác động xã hội đối với các xã hội và văn hoá khác nhau nhiều hơn là bản thân nội dung của phương tiện truyền thông. Luận điểm quan trọng trong lý thuyết xã hội thông tin của McLuhan là yếu tố kỹ thuật truyền thông, công nghệ truyền thông đóng vai trò rất quan trọng, tác động chi phối tới nội dung truyền thông. Lập luận này đã được chứng minh trong thực tiễn phát triển truyền thông, nhất là truyền thông đại chúng. Luận án sử dụng lý thuyết này để xây dựng khung lý thuyết với lập luận rằng, chính công nghệ truyền thông đa phương tiện của báo điện tử đã có tác động chi phối đến nội dung thông tin mà báo điện tử cập nhật phục vụ công chúng. Đây là một hướng tiếp cận rất quan trọng khi phân tích ưu điểm, nhược điểm của PBXH trên báo điện tử. 15 Đề cập sát hơn nữa đến chức năng PBXH của báo chí, trong cuốn “A first look at Communication theory”[147] (Một cái nhìn tổng quan về các lý thuyết truyền thông), được xuất bản bởi McGraw - Hill. Cuốn sách trình bày hơn 80 lý thuyết truyền thông, trong đó có lý thuyết “Thiết lập chương trình nghị sự” do hai chuyên gia truyền thông Maxwell McCombs và D.Shaw (của Mỹ) đưa ra. Các tác giả của lý thuyết này cho rằng, truyền thông đại chúng, trong đó có báo chí, có một chức năng sắp đặt chương trình nghị sự cho công chúng. Các bản tin và hoạt động đưa tin của cơ quan truyền thông ảnh hưởng đến sự phán đoán của công chúng tới những “chuyện đại sự” của thế giới xung quanh. Theo lý thuyết này, việc thông tin có mục đích của báo chí chính là báo chí tổ chức truyền thông qua việc sắp đặt chương trình nghị sự về một vấn đề nào đó để qua những thông tin, bàn luận đó sẽ tác động đến nhận thức và hành động của công chúng trong thực tiễn. Đây là một nội dung quan trọng sẽ được vận dụng trong quá trình xây dựng khung lý thuyết và phân tích về PBXH trên báo điện tử trong luận án này. Cùng nội dung nghiên cứu có đề cập đến chức năng PBXH của báo chí, tại Nga, Vichto Aphanaxep trong cuốn “Quyền lực thứ tư và bốn đời Tổng bí thư”[7] đã đề cập chức năng PBXH của báo chí khi nêu vai trò của báo chí trong các thể chế chính trị. Theo Vichto Aphanaxep, các nhà lãnh đạo đã sử dụng báo chí vào xử lý công việc, coi báo chí làm một loại quyền lực để lãnh đạo về kinh tế, chính trị, xã hội Ở nhiều nước trên thế giới, thể chế chính trị được xây dựng trên cơ sở học thuyết Tam quyền phân lập của Montesquieu 2. Theo đó, quyền lực nhà nước được phân bổ cho hệ thống các cơ quan: lập pháp - hành pháp - tư pháp. Và, quyền được biết của công chúng trở thành hạt nhân của triết lý báo chí tự do và định hướng cho hoạt động báo chí trong mối quan hệ với hệ thống chính trị. Còn A.A. Grabennhicop trong cuốn “Báo chí trong kinh tế thị trường”[37] khẳng định báo chí tham gia quản lý xã hội. Theo tác giả, báo chí phải phản ánh trung thực, chính xác, nhanh nhạy, phải có tinh thần đấu tranh, PBXH, và đồng thời phải luôn cảnh giác trước những cám dỗ của cuộc sống. Hay E.P. Prokhorop, trong sách “Cơ sở lý luận báo chí” [93] cho rằng, báo chí đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy phát triển xã hội. Dù báo chí chịu sự chi phối của nhà nước, nhưng có tính độc lập tương đối, kết nối sức mạnh nhân dân qua dư luận xã hội. Bùi Phương Dung trong cuốn “Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới”[6] dẫn câu chuyện làm công tác tư tưởng của báo chí tại Trung Quốc, cho biết: báo chí có thể đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào quần chúng nhanh nhạy nhất, rộng rãi nhất. Báo chí có thể phản ánh ý kiến, nguyện vọng của quần chúng trước một chủ trương, chính sách, hoặc một vấn đề thực tiễn. Đó cũng là lúc báo chí thể hiện vai trò, chức năng PBXH đối với các vấn đề bức thiết của cuộc sống. Còn 2 Nhà bình luận xã hội và tư tưởng chính trị Pháp sống trong thời đại Khai sáng, ông thường được biết đến dưới tên Montesquieu. Ông nổi tiếng với lý thuyết tam quyền phân lập. 16 Nguyễn Văn Minh [76; tr.13-14] cho biết, năm 2007, trên Tạp chí Học tập và Nghiên cứu lý luận (số 8), tác giả Điền Trung Mẫn có bài “Bàn về đổi mới công tác tư tưởng thời kỳ mới” cho rằng, báo chí là một phần quan trọng của công cuộc xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa. Mở rộng dân chủ, tự do báo chí có sức mạnh nhất định, báo chí là diễn đàn quan trọng để PBXH, tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân tham gia xây dựng chủ trương chính sách. Báo chí Trung Quốc luôn quan tâm nâng cao chất lượng bằng việc tăng cường tính dân chủ, phản biện những vấn đề mà bạn đọc quan tâm, nhằm mở rộng dân chủ. Theo Luis Ramiro Beltrans, truyền thông áp đặt từ trên xuống vẫn được xem là cần thiết và quan trọng, nhưng tập trung hơn vào việc thúc đẩy luồng thông tin hai chiều mà ở đó người dân hiểu rõ về nhu cầu, lợi ích và các hoạt động của chính cộng đồng mình [152; tr.5-41]. Cách tiếp cận này nhấn mạnh quyền của mọi người dân bao gồm cả dân tộc thiểu số, những người nghèo tham gia trong việc quyết định và giải quyết những vấn đề phát triển xã hội. Cách tiếp cận này cũng nhấn mạnh sự phát triển tính tập thể hơn tính cá nhân, sự hợp tác của các nhà báo với cộng đồng hơn là sự hoạt động của báo chí vì cộng đồng [96; tr.17]. Vai trò của nhà báo, theo Gumucio Dagron, là để nâng cao nhận thức hơn là thuyết phục để tạo sự chuyển biến của xã hội [144]. Đây là luận điểm quan trọng, gợi mở cho nghiên cứu mục đích PBXH trên báo chí ở Việt Nam hiện nay. Và trong một công trình nghiên cứu, Amartya Sen [140] khẳng định, để hoạt động của chính phủ luôn có một hệ thống cảnh báo sớm các hiểm họa có thể xảy đến, rất cần báo chí đóng vai trò giữ mối liên hệ giữa chính phủ và công chúng [96; tr.20]. Rõ ràng, các nghiên cứu nêu trên đã khẳng định báo chí có chức năng PBXH, nhưng chưa chỉ ra quy trình, phương thức PBXH của báo chí nói chung và từng loại hình báo chí nói riêng. Vì mỗi nền báo chí, với mỗi loại hình báo chí thì mối quan hệ giữa báo chí và phát triển xã hội biểu hiện khác nhau. Kế thừa các nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của báo chí khi thực hiện chức năng PBXH, từ mối quan hệ báo chí - phát triển xã hội, việc xây dựng được một mô hình, điều kiện cho báo chí thực hiện chức năng PBXH ở Việt Nam là cấp thiết. Đây là một gợi mở hướng nghiên cứu sẽ được thực hiện trong luận án này. 1.2. Nghiên cứu phản biện xã hội ở Việt Nam Ở Việt Nam, thuật ngữ “phản biện xã hội” được sử dụng chính thức trong Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội X (năm 2006) của Đảng. Đảng, Nhà nước ta coi PBXH là một trong những phương thức quan trọng để lấy ý kiến tư vấn, góp ý từ nhân dân phục vụ xây dựng và thực thi chủ trương, chính sách đúng đắn hơn, phù hợp hơn với thực tiễn. Mấy năm gần đây, không khí dân chủ ngày càng được mở ra, PBXH dần phát triển và tạo hiệu ứng xã hội mạnh mẽ. Nhiều nghiên cứu PBXH ở Việt Nam đã và đang được thực hiện. Qua khảo cứu, có một số nhóm công trình nghiên cứu PBXH ở Việt Nam như sau: 17 1.2.1. Nghiên cứu lý luận về phản biện xã hội + Một số sách về phản biện xã hội: Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, cuốn sách “Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng” được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2006. Trong sách này giải thích về: phản biện, PBXH, vai trò PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cũng trong năm 2006, Trần Đăng Tuấn [130], có thể nó là người tiên phong ở Việt Nam đặt vấn đề về PBXH một cách bài bản trong cuốn “Phản biện xã hội - những câu hỏi đặt ra từ cuộc sống”. Trần Đăng Tuấn nhấn mạnh tính tất yếu của sự tồn tại PBXH, PBXH không phải là vấn đề muốn hay không muốn. Vì thế, “ở vị trí quyền lực, coi trọng phản biện sẽ có được PBXH có tổ chức, giúp ích lớn cho ổn định và phát triển; ngược lại, tránh né PBXH, kết quả là nhận được PBXH tự phát - mảnh đất thuận lợi để hình thành tâm thế phản kháng xã hội"[130, tr.10]. Trần Đăng Tuấn đề cao vai trò công luận là một kênh rất quan trọng để tổ chức PBXH phạm vi rộng. Bởi theo ông, “các phương tiện truyền thông có khả năng giải quyết được mâu thuẫn giữa yêu cầu tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí và yêu cầu có được phản biện xã hội chất lượng cao, phạm vi rộng, nói cách khác, ở đây ưu thế chính của công luận là tốc độ tổ chức quá trình phản biện”[130, tr.194]. Sau đó, đến năm 2009, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam xuất bản cuốn sách “Phản biện xã hội về bảo vệ thiên nhiên và môi trường” của Nguyễn Đình Hòe có lập luận về PBXH, trong đó nhấn mạnh vị trí của PBXH trong xã hội dân sự. Tuy nhiên, các lập luận còn sơ sài, thiếu tính hệ thống, chỉ xoáy vào vai trò PBXH đối với bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Còn trong sách “Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền”[109], do TS. Hồ Bá Thâm và CN. Nguyễn Tôn Thị Tường Vân đồng chủ biên năm 2010, phân tích khái niệm, bản chất, các đặc điểm của PBXH; chỉ ra chủ thể, khách thể, đối tượng, nguyên tắc và phương thức của PBXH. Song, chưa chỉ ra những ưu thế, hạn chế của những kênh PBXH phổ biến mà chỉ lập luận về vấn đề PBXH trong nền dân chủ pháp quyền ở nước ta, mối quan hệ giữa xã hội và nhà nước với PBXH. + Một số luận văn, luận án, đề tài khoa học về phản biện xã hội: Một số luận văn, đề tài khoa học nghiên cứu về PBXH từ năm 2008 đến 2010 chủ yếu gắn với vai trò của MTTQ Việt Nam trong PBXH. Cụ thể, Lê Thị Hồng Diễm với đề tài “Thực hiện chức năng phản biện xã hội của MTTQVN” [23] của luận văn Luận văn Thạc sĩ Chính trị học năm 2008, trong đó nêu những luận điểm, luận cứ về thực hiện chức năng PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đồng thời, đề xuất giải pháp thực hiện chức năng PBXH của MTTQ Việt Nam. Còn đề tài khoa học 01X- 11/02-2009-01 có nhan đề: “Xây dựng cơ chế phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội nhằm phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô”, do Phạm Xuân Hằng làm chủ nhiệm năm 2009, phân tích: khái niệm PBXH, phân biệt PBXH với một số hoạt động xã hội khác; khái niệm cơ chế PBXH; các nguyên tắc PBXH. Đáng chú ý, 18 theo tác giả, PBXH thực chất là phát huy năng lực sáng tạo, quyền làm chủ xã hội của nhân dân qua việc tham gia hoạch định và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện PBXH là mở rộng dân chủ, nhân dân tham gia PBXH với tư cách vừa là người chịu sự lãnh đạo, vừa là người làm chủ, vừa là người thực hiện, vừa là người thụ hưởng. Nguyễn Thọ Ánh phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra khi thực hiện chức năng giám sát và PBXH của MTTQVN trong Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học năm 2010 với đề tài: “Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay” [6]. Ở công trình này, các giải pháp đưa ra bị bó hẹp trong cải thiện hoạt động PBXH của MTTQVN. Cùng năm 2010, Trịnh Đình Trung nghiên cứu “Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam”[128], tập trung phân tích thực trạng PBXH của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Nghiên cứu này mới dừng ở việc mô tả, minh họa sự tồn tại PBXH của một tổ chức chuyên biệt, chưa khái quát được hệ thống lý luận PBXH. + Một số bài viết về phản biện xã hội trên báo, tạp chí: So với các sách và công trình nghiên cứu khoa học về PBXH thì các bài viết về PBXH trên các báo, tạp chí ở nước ta xuất hiện nhiều hơn, đa dạng hơn. Có thể kể đến những công trình như: “Vai trò của xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay”[92] của Nguyễn Minh Phương, công bố tháng 2/2006, chỉ ra rằng xã hội dân sự có vai trò quan trọng trong việc tổ chức PBXH đối với các chủ trương, chính sách của nhà nước. Đề cập “Vấn đề phản biện xã hội với yêu cầu thực tế hiện nay”[134], tháng 4/2006, Hoàng Văn Tuệ nhấn mạnh vai trò PBXH đối với sự phát triển xã hội. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả PBXH, theo tác giả, vừa cần cơ chế phù hợp cho PBXH, vừa phải có cơ quan chuyên trách các vấn đề về PBXH. Cũng tiếp cận từ tính cấp thiết của thực tế đòi hỏi với PBXH, Trần Thái Dương có bài “Góp phần nhận thức về phản biện xã hội ở nước ta hiện nay”[12], tháng 5/2006, cho rằng PBXH là một mô hình mới nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân và các tổ chức xã hội đối với quá trình hoạch định, tổ chức thực thi đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đang là một nhu cầu cấp bách. Trong khi đó, dù đề cao vai trò của PBXH nhưng Trần Đăng Tuấn lưu ý rằng, không nên tuyệt đối hóa vai trò của PBXH, không nên coi PBXH là giải pháp vạn năng trong đời sống chính trị. Bởi vì PBXH chỉ là một trong các biểu hiện của cơ chế tập trung dân chủ, chỉ có ý nghĩa và giá trị khi nằm trong tổng thể cơ chế tập trung dân chủ. PBXH không thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi tình huống. Với bài “Giám sát, phản biện xã hội với cải cách hành chính”[43], tháng 1/2007, tác giả Trần Hậu cho rằng, giám sát và PBXH cần có những tiền đề và điều kiện mới có thể thực hiện tốt vai trò của nó. Tiền đề dân chủ và hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là tiên quyết, cần có bầu không khí dân chủ trong xã hội cho việc giám sát 19 và PBXH. Không có tiền đề ấy, mọi sự giám sát và PBXH chỉ còn mang tính hình thức và hậu quả là làm mất lòng tin của nhân dân đối với công cuộc đổi mới và cải cách hành chính. Nguyễn Trần Bạt thì viết “Phản biện xã hội”[10], tháng 1/2007, đi sâu bàn về tính phản biện và PBXH dưới góc độ chính trị và triết học. Theo đó, PBXH là một hoạt động khoa học, là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ. Điều kiện để PBXH trở thành một hoạt động có chất lượng khoa học là cần phải thực thi tự do ngôn luận, đồng thời cần có sự tham gia của hai lực lượng, lực lượng thứ nhất là để nói một cách chuyên nghiệp và lực lượng thứ hai là để nghĩ một cách chuyên nghiệp. Trước khi nói phải nghĩ, nghĩ chuyên nghiệp là giới trí thức và nói chuyên nghiệp là giới báo chí. Nguyễn Chính Tâm có 2 bài viết về PBXH là “Phản biện xã hội và sự phát triển của Việt Nam”[103], và bài “Cơ chế nào giúp khuyến khích phản biện”[104] cùng trong tháng 6/2007, bàn khá kỹ về vai trò PBXH đối với sự phát triển đất nước, văn hóa phản biện và kết luận rằng: Triển vọng của phát triển Việt Nam sẽ một phần tuỳ thuộc vào chỗ chúng ta nghiêm chỉnh phản biện và tự phản biện đến đâu. Quyền được phản biện là quyền sơ đẳng và căn bản nhất của bất kỳ thiết chế dân chủ nào. Không lâu sau, trong bài “Xây dựng cơ chế pháp lý bảo đảm cho nhân dân tham gia hoạt động giám sát và PBXH” [39], tháng 8/2007, Trương Thị Hồng Hà, khẳng định: “Xây dựng cơ chế pháp lý bảo đảm cho nhân dân tham gia hoạt động giám sát và PBXH là một trong những giải pháp cấp thiết nhằm thực hiện quyền dân chủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004717_1_9712_2002804.pdf
Tài liệu liên quan