MỞ ĐẦU . 1
CHưƠNG 1: VĂN HÓA HÔN NHÂN - TÌNH DỤC CỦA NGưỜI
VIỆT VÀ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG . 19
1.1. Một số khái niệm công cụ. 19
1.1.1. Báo chí . 19
1.1.2. Báo điện tử. 19
1.1.3. Vị thành niên. 19
1.1.4. Sống thử. 19
1.1.5. Hôn nhân. 20
1.1.6. Tình dục . 20
1.1.7. Tình dục trước hôn nhân. 20
1.1.8. Tình dục không tình yêu . 20
1.2. Đặc trưng của báo điện tử. 20
1.2.1. Cập nhật thông tin tức thời, thường xuyên và liên tục . 20
1.2.2. Tính đa phương tiện. 21
1.2.3. Tính tương tác cao . 21
1.2.4. Khả năng liên kết lớn. 22
1.2.5. Khả năng lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng . 22
1.2.6. Tính xã hội hóa cao, khả năng cá thể hoá tốt . 22
1.3. Quan niệm của người Việt về hôn nhân và tình dục từ xã hội
truyền thống đến hiện đại. 23
1.3.1. Quan niệm của người Việt về hôn nhân và tình dục trong xã
hội truyền thống . 24
1.3.2. Quan niệm của người Việt về hôn nhân và tình dục trong xã
hội hiện đại. 27
1.4. Vai trò của báo chí trong việc thông tin về vấn đề tình dục
trước hôn nhân. 32
Tiểu kết chương 1. 36
40 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo chí học - Vấn đề tình dục trước hôn nhân trên báo điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành công và hạn chế trong việc thông tin về vấn đề TDTHN, luận văn rút ra
những bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp nhằm giúp nâng cao hiệu
quả tuyên truyền về vấn đề này trên báo điện tử Việt Nam.
• Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần giải quyết những nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu vấn đề lý luận liên quan như: mối quan hệ giữa TD và HN
theo văn hóa của người Việt từ xã hội truyền thống đến hiện đại. Đây là cơ sở
lý luận có ý nghĩa tiền đề để xác định đúng hướng cho quá trình khảo sát.
Phân tích vai trò của báo chí truyền thông, đặc biệt là báo điện tử đối
với việc thông tin về vấn đề TDTHN.
Khảo sát các tin bài viết về vấn đề TDTHN trên 3 tờ báo điện tử:
VnExpress.net, Tuoitre.vn và Thanhnien.vn. Thông qua việc phân tích nội
dung và hình thức các bài báo được khảo sát, luận văn đưa ra sự so sánh giữa
ba tờ báo trong việc thông tin về vấn đề TDTHN.
Đánh giá tổng hợp và chỉ ra những thành công, hạn chế của ba tờ báo
trong việc thông tin về vấn đề TDTHN, từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm, đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tuyên truyền của báo
mạng điện tử.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề TDTHN trên báo điện tử.
Cụ thể là nghiên cứu về nội dung và hình thức thể hiện của những tác phẩm
báo chí viết về vấn đề TDTHN trong diện được khảo sát.
• Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian, điều kiện và phạm vi nghiên cứu của đề tài này được bao
quát qua ba tờ báo điện tử: VnExpress.net, Tuoitre.vn và Thanhnien.vn. Đây
là ba tờ báo uy tín, đã khẳng định được vị trí của mình trong làng báo điện tử
Việt Nam với thế mạnh cập nhật thông tin nhanh nhạy, phong phú, đa dạng.
Hơn nữa, đối tượng bạn đọc của các tờ báo trên đều hướng đến giới trẻ và có
nhiều bài viết rất chất lượng về đề tài TDTHN.
Thời gian khảo sát: từ năm 2012 đến 2015. Đây là thời gian mà thực
trạng TDTHN trở thành một vấn đề xã hội đáng quan tâm và được báo chí ưu
tiên phản ánh với nhiều tác phẩm chất lượng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
• Phương pháp lý luận
Tìm hiểu các quan điểm, lý luận liên quan đến vấn đề TDTHN từ các
văn bản tài liệu sẵn có. Sử dụng các kết quả nghiên cứu của xã hội học để so
sánh, đối chiếu với kết quả khảo sát của luận văn. Bên cạnh đó là dựa vào hệ
thống lý luận về báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng và vai trò của nó
trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
• Phương pháp công cụ
Từ sự vận dụng các hướng tiếp cận xã hội học, các phương pháp
nghiên cứu chung của khoa học xã hội-nhân văn, luận văn chú trọng các
phương pháp thực tiễn sau đây:
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (an-két): dùng để lấy ý kiến
nhóm đối tượng là sinh viên tại các trường Đại học trên địa bàn TP.Hà Nội về
vấn đề TDTHN và việc tiếp nhận thông tin của sinh viên trên báo điện tử
VnExpress.net, Tuoitre.vn và Thanhnien.vn. Để phục vụ cho việc nghiên cứu
đề tài luận văn, tác giả đã sử dụng 300 phiếu khảo sát tại trường Đại học Hòa
Bình và Học viên Nông nghiệp Hà Nội.
* Phương pháp so sánh: được sử dụng để chỉ ra những điểm giống
nhau, khác nhau và những điểm khác biệt trong cách phản ánh thông tin về
vấn đề TDTHN trên 3 tờ báo VnExpress.net, Tuoitre.vn, Thanhnien.vn.
* Phương pháp phân tích nội dung: được thực hiện nhằm mục đích tìm
hiểu, phân tích nội dung thông tin của các bài viết được khảo sát. Từ đó, tổng
hợp thành các nhóm nội dung để có cái nhìn khái quát nhất về vấn đề được
nghiên cứu.
* Phương pháp thống kê: sử dụng phép thống kê trong toán học để
phân tích kết quả, số liệu thu thập được từ các phiếu khảo sát. Bên cạnh đó, là
việc xử lý các thông tin định lượng dưới dạng bảng biểu, biểu đồ.
* Phương pháp phỏng vấn sâu: thực hiện phỏng vấn sâu đối với chuyên
gia, biên tập viên, phóng viên phụ trách mảng đời sống và giới trẻ để có sự
hiểu biết hơn về quá trình thông tin đối với vấn đề TDTHN trên tờ báo.
* Phương pháp đánh giá, tổng kết: từ việc phân tích các bài báo được
khảo sát, tác giả sẽ có những đánh giá và tổng hợp về thành công, hạn chế của
ba tờ báo trong việc thông tin về vấn đề TDTHN.
6. Ý nghĩa của đề tài
• Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn là một nguồn tư liệu tập trung, cụ thể,
bổ ích đối với các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý báo chí, các nhà báo và
những ai quan tâm đến vấn đề này.
• Ý nghĩa thực tiễn
Việc ứng dụng kết quả đề tài là một cơ hội để những nhà báo tổng kết,
đúc rút kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình trong quá
trình tác nghiệp đưa thông tin về vấn đề TDTHN. Qua đó, giúp cơ quan báo
chí xác lập kế hoạch tuyên truyền một cách đúng đắn về vấn đề TDTHN.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục và phụ lục,
luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Văn hóa hôn nhân - tình dục của người Việt và báo chí
truyền thông.
- Chương 2: Phân tích thực trạng vấn đề tình dục trước hôn nhân trên
báo điện tử hiện nay.
- Chương 3: Giải pháp thông tin về vấn đề tình dục trước hôn nhân trên
báo điện tử.
CHƯƠNG 1:
VĂN HÓA HÔN NHÂN - TÌNH DỤC CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ BÁO CHÍ
TRUYỀN THÔNG
1.1. Một số khái niệm công cụ
1.1.1. Báo chí
Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), nói một cách khái quát:
“Báo chí là báo và tạp chí xuất bản định kỳ, xuất bản ấn phẩm định kỳ”.
PGS.TS Dương Xuân Sơn trong cuốn “Các loại hình báo chí truyền
thông” đã đưa ra khái niệm như sau: “Báo chí là phương tiện truyền thông đại
chúng truyền tải thông tin các sự kiện, sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong
hiện thực khách quan một cách nhanh chóng, chính xác và trung thực đến
đông đao công chúng, nhằm tích cự hóa đời sống thực tiễn”.
1.1.2. Báo điện tử
Tại điều 3, luật Báo chí năm 1989 được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ
5 Quốc hội khóa X quy định: “Báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện
trên mạng thông tin máy tính”.
Theo cách hiểu khác: “Báo điện tử là hình thức báo chí mới được hình
thành từ sự kết họp những ưu thế của báo in, báo nói, báo hình, sử dụng yếu tố
công nghệ cao như một nhân tố quyết định quy trình sản xuất và truyền tải thông
tin dựa trên nền tảng Internet”.
1.1.3. Vị thành niên
Theo từ điển Tiếng Việt 2011 (NXB Đà Nẵng): “Vị thành niên là người
chưa đến tuổi được pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ quyền và
nghĩa vụ”.
Theo luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Luật số 25/2004/QHH
ngày 15/6/2004 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam: “Vị thành niên là
lứa tuổi từ 10-19 tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục là
trẻ dưới 16 tuổi, nhưng về mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi”.
1.1.4. Sống thử
Sống thử hay sống thử trước hôn nhân là một cụm từ thường được báo
chí Việt Nam dùng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo đó các cặp nam nữ về
sống chung với nhau như vợ chồng mà không cần đăng ký kết hôn theo quy
định của pháp luật, không chịu bất kỳ sự chi phối nào của pháp luật trong mối
quan hệ của mình.
1.1.5. Hôn nhân
Theo Luật Hôn nhân & gia đình năm 2000 quy định: “Hôn nhân là
quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn” (điểm 6, điều 8).
Còn theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của trường Đại học
Luật Hà Nội, khái niệm về hôn nhân được hiểu là: “Sự liên kết giữa người
nam và người nữ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, theo điều kiện và
trình tự nhất định, nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình
hạnh phúc và hoà thuận”.
1.1.6. Tình dục
Quan hệ tình dục, còn gọi là giao hợp hay giao cấu, thường chỉ hành vi
đưa bộ phận sinh dục nam/đực vào trong bộ phận sinh dục nữ/cái. Quan hệ tình
dục cũng có thể là giữa những thực thể khác hoặc cùng giới tính hoặc lưỡng tính.
1.1.7. Tình dục trước hôn nhân
Tình dục trước hôn nhân được hiểu là quan hệ tình dục của những cặp
tình nhân trước khi kết hôn.
1.1.8. Tình dục không tình yêu
Tình dục không tình yêu là quan hệ tình dục của những cặp đôi không
xuất phát từ tình yêu, tình cảm dành cho nhau, mà chủ yếu chỉ là sự ham
muốn, giải quyết nhu cầu.
1.2. Đặc trƣng của báo điện tử
1.2.1. Cập nhật thông tin tức thời, thường xuyên và liên tục
Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, máy vi tính và đặc biệt là vai trò
của mạng toàn cầu Internet, các nhà báo có thể dễ dàng xâm nhập sự kiện,
nhanh chóng viết bài và gửi về toà soạn thông qua hệ thống thư điện tử.
Không chỉ tức thời, báo mạng điện tử còn cho phép nhà báo thường xuyên
update thông tin bất cứ lúc nào mà không phải chờ đến giờ lên khuôn hay sắp
xếp chương trình. Chính vì thế mà người ta còn cho báo mạng điện tử một đặc
trưng là tính phi định kì.
Đặc điểm này giúp cho báo mạng dễ dàng vượt trội hơn so với các loại
hình báo chí khác về tốc độ thông tin, lượng thông tin, đảm bảo tính thời sự
và tạo ra sự thuận tiện cho độc giả.
1.2.2. Tính đa phương tiện
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí tổng hợp, tích hợp nhiều
công nghệ (multimedia). Trên một tờ báo mạng, thậm chí ngay trong một tác
phẩm báo mạng có thể tích hợp gồm ít nhất từ hai trong những thành phần sau
trở lên. Đó là:văn bản (text), hình ảnh tĩnh và đồ họa (still image & graphic),
âm thanh (audio), hình ảnh động (video & animation) và gần đây nhất là các
chương trình tương tác (interactive program).
Khi đọc báo mạng độc giả có thể chủ động xem những tác phẩm mình
quan tâm ở bất kì trang nào giống như báo in. Đồng thời cũng được trực quan
những hình ảnh, video clip, lắng nghe những âm thanh mà không hề bị phụ
thuộc vào các yếu tố thời gian, không gian. Sự tích hợp này giúp cho báo
mạng điện tử trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn.
1.2.3. Tính tương tác cao
Tính tương tác là một trong những đặc trưng quan trọng của báo chí.
Đối với báo mạng, nhờ có những đặc trưng nổi trội về công nghệ mà dường
như tính tương tác có vẻ cao hơn so với các loại hình còn lại. Không dừng lại
ở sự tương tác giữa độc giả với toà soạn, ở báo mạng điện tử, chúng ta còn có
thể thấy sự tương tác nhiều chiều giữa độc giả với nhà báo, độc giả với độc
giả, hay độc giả với nhân vật trong tác phẩm báo chí.
Quá trình tương tác trên báo mạng điện tử nhanh chóng và thuận tiện
hơn nhiều so với các loại hình báo chí khác. Ngay sau mỗi tác phẩm báo chí
đăng trên trang báo mạng điện tử đều có mục phản hồi, ngoài ra còn có rất
nhiều kênh tương tác khác như feedback, vote, email, forum tiện cho độc
giả dễ dàng đóng góp ý kiến của mình. Điều này khó thấy trên báo hình, phát
thanh hay báo giấy.
1.2.4. Khả năng liên kết lớn
Báo mạng điện tử có khả năng liên kết vô cùng lớn nhờ vào các siêu
liên kết (hyperlink), các từ khoá, web link, hồ sơ Từ một bài báo, độc giả
có thế dễ dàng tìm kiếm những thông tin liên quan thông qua các liên kết để
tìm hiều sâu hơn về vấn đề quan tâm. Hoặc từ một trang báo, có thể dễ dàng
đi đến các web liên kết khác chỉ với một thao tác click chuột. Khả năng liên
kết của báo mạng điện tử thật sự mở ra một kho thông tin vô hạn cho độc giả.
1.2.5. Khả năng lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng
Báo mạng điện tử cho phép lưu trữ bài viết theo hệ thống khoa học, với
một lượng khổng lồ thông tin lưu trữ. Đồng thời với đó là khả năng tìm kiếm
dễ dàng nhờ vào các mục tìm kiếm với các từ khoá được đính kèm trên mỗi
trang báo mạng điện tử. Có thể xem theo ngày, theo bài, hoặc chủ đề Nếu
không có điều kiện đọc ngay lúc online, độc giả báo mạng có thể lưu bài viết
lại để đọc sau hoặc là độc giả cũng có thể đọc lại nhiều lần tùy thích, mà thao
tác hoàn toàn đơn giản.
1.2.6. Tính xã hội hóa cao, khả năng cá thể hoá tốt
Nhờ vào sự phủ sóng của mạng toàn cầu Internet, báo mạng điện tử
không có giới hạn về khoảng cách, thêm vào đó là tính tương tác cao, do đó
dễ dàng có thể thấy tính xã hội hóa rất cao ở loại hình báo chí mới mẻ này.
Đồng thời báo mạng điện tử cũng có khả năng cá thể hóa tốt. Tính cá thể hóa
được thể hiện ở chỗ người đọc được chủ động lựa chọn tờ báo, trang báo, bài
báo theo nhu cầu, đọc bao lâu tùy thích.
Ngoài ra, báo mạng điện tử có độ lan toả cao, dễ dàng đính chính, chi
phí thấp do chỉ phải post bài một lần duy nhất, đồng thời thông tin lại có giá
trị sử dụng cao hơn do được đọc theo nhu cầu của độc giả.
1.3. Quan niệm của ngƣời Việt về hôn nhân và tình dục từ xã hội
truyền thống đến hiện đại
Trong văn hóa thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những
vùng sinh sống bằng nghề nông cần phải có mùa màng tươi tốt, con người
được sinh sôi nảy nở. GS.Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Để duy trì cuộc sống,
cần cho mùa màng tươi tốt. Để cho phát triển cuộc sống cần cho con người
sinh sôi. Trí tuệ của người bình dân nhìn thấy thực tiễn đó ở một sức mạnh
siêu nhiên, bởi vậy mà sùng bái nó như thần thánh và kết quả là xuất hiện tín
ngưỡng phồn thực - tín ngưỡng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và
con người (phồn = nhiều, thực = nảy nở)”. [33, tr.234].
Trong hôn nhân, có một việc khá tế nhị mà nhắc đến nhiều người ái
ngại, đó là TD. Nói một cách khách quan, bản thân của TD là không xấu, nó
cũng được xếp vào nhóm “nhu cầu cơ bản” của con người, chung với ăn,
uống, ngủ nghỉ. Thế nhưng, người đời thường ngại ngùng, khắt khe khi nhắc
tới nó, đặc biệt là ở một nước phương Đông như nước ta. Ông bà ta ngày xưa
tế nhị, nhắc đến TD thường gọi bằng cụm từ “quan hệ vợ chồng”, hiểu đơn
giản là sau khi hai người đã là vợ chồng rồi thì mới có TD.
Từ đó, chúng ta có thể hiểu rằng, TDTHN là quan hệ TD của những cặp
tình nhân trước khi kết hôn. Mỗi dân tộc luôn có một nền văn hóa khác biệt và
một hệ thống những quan niệm khác biệt về văn hoá TD. Tại nhiều nước phát
triển ở phương Tây thì vấn đề TDTHN ngày nay là một chuyện bình thường,
không còn là phạm pháp hay là một điều cấm kỵ. Ở Việt Nam, phần lớn do
ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo, nhiều người vẫn chưa có thiện cảm hay còn e
dè khi nhắc đến hai chữ TD, vì theo họ đó chính là chuyện riêng của hai người
trong phòng ngủ, lôi ra trước bàn dân thiên hạ để bàn tán là việc không nên. Lại
có người quan niệm những ham muốn, những ý nghĩ về TD là „tội lỗi‟.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày này, chúng ta phải thoát ra khỏi
lối suy nghĩ khắt khe theo quan niệm đạo đức thời phong kiến để có một cái nhìn
thoáng hơn và mang tính đột phá khi chạm đến cái cốt lõi của vấn đề TD.
1.3.1. Quan niệm của người Việt về hôn nhân và tình dục trong xã
hội truyền thống
Văn hóa Viêṭ Nam chiụ ảnh hưở ng maṇh me ̃của Phâṭ giáo và Nho
giáo. Chính vì vậy, lối suy nghi ̃và nếp sống của giới trẻ ngày nay có s ự giằng
xé, vâṭ lôṇ giữa cái cũ và cái mới , giữa những niềm tin , giá trị truyền thống
với phong cách hiêṇ đaị du nhâp̣ từ các nư ớc phát triển trên thế giới. Xã hội
truyền thống đặt ra luật bất thành văn quy định đôi lứa yêu nhau không được
phép quan hệ TD trước khi kết hôn. Về quan niệm đạo đức, việc đôi trai gái
giữ gìn cho nhau thể hiện sự trong trắng trong tâm hồn, đức hạnh trong tình
yêu, ý thức tiết chế dục vọng để giữ gìn thể xác thuần khiết trong HN, thể
hiện sự tôn trọng và chung thủy với người bạn đời.
Ngày xưa, nam nữ dù yêu nhau đến mấy cũng không dám chạm vào
nhau, dù chỉ là một cái nắm tay. Khi một người phụ nữ quan kệ TDTHN khi
chưa lấy chồng mà có con thì sẽ bị cả gia đình, xã hội tẩy chay bằng cách cạo
đầu, bôi vôi, rêu rao và cho lên bè chuối trả trôi sông. Hoặc nếu không còn
trinh trước khi lấy chồng mà bị chồng phát hiện ra, cô gái đó có thể bị nhà
chồng trả về hoặc sống cả đời trong sự hắt hủi của người chồng. Trường hợp
cô gái bị thất trinh là nỗi ô nhục lớn của cha mẹ. Kết cục là cô gái và gia đình
cô ta sẽ bị dân làng dè bỉu, cười chê, trong rất nhiều trường hợp họ không còn
cách nào khác là phải bỏ làng đi biệt xứ.
Chuấn mực văn hóa của người Việt Nam ta rất coi trọng trinh tiết của
người con gái và dựa vào đó người ta biết được người con gái được giáo dục
như thế nào, có biết giữ mình hay không. Thông thường, khi nghiên cứu về đề
tài TDTHN thì trinh tiết cũng là một yếu tố được các nhà nghiên cứu đề cập
đến. Bởi vì khái niệm trinh tiết chính là khái niệm mang tính nền tảng, quyết
định đến việc có nên quan hệ trước HN hay không.
Xã hội truyền thống quy định con gái phải giữ được chữ trinh trước khi
về nhà chồng, vì ba lý do: Một là, bảo vệ sức khỏe cho người chồng và tránh
việc người con gái chửa hoang. Hai là, việc giữ gìn cho chồng thể hiện sự
trong trắng trong tâm hồn, đức hạnh trong tình yêu, ý thức tiết chế dục vọng
để giữ gìn thể xác thuần khiết trong HN, thể hiện sự tôn trọng và chung thủy
với bạn đời của người phụ nữ. Ba là, ngày xưa xã hội trọng nam khinh nữ,
người con gái phải giữ gìn để dâng hiến trọn vẹn cho người con trai chứ
không có chuyện ngược lại.
Ngoài ra, ca dao, tục ngữ cũng có những câu đề cao giá trị của chữ
trinh như: “Gái khôn tránh khỏi đò đưa. Trai khôn tránh khỏi vợ thừa người
ta”. Hoặc nhân vật Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu, vốn tiêu biểu
cho những bậc nam nhi trọng lễ nghĩa cũng có câu nói với nàng Kiều Nguyệt
Nga như sau: “Trai thời trung hiếu làm đầu. Gái thời tiết hạnh làm câu trau
mình”. Hầu hết các tác phẩm được viết trong các triều đại phong kiến ở Việt
Nam đều xây dựng hình ảnh người phụ nữ e lệ, khép nép trong khuê phòng.
Nếu có yêu thì cũng hết sức rụt rè và chấp nhận sự sắp đặt của cha mẹ. Mặc
dù các tác phẩm văn học chính thống chỉ phản ánh quan niệm và lối sống của
một bộ phận rất nhỏ dân cư thuộc tầng lớp trên và hầu như không đả động đến
đại bộ phận dân chúng thuộc tầng lớp dưới nhưng chúng đã phản ánh hệ tư
tưởng chính thống của các triều đại phong kiến Việt Nam trong nhiều thế hệ.
Ngược lại dòng lịch sử, tiêu biểu nhất cho chế độ HN và gia đình phong
kiến Việt Nam là hai bộ luật: Quốc triều hình luật (thường gọi là bộ luật Hồng
Đức) ban hành dưới thời Lê (thế kỷ XV) và Hoàng Việt luật lệ (thường gọi là Bộ
luật Gia Long) ban hành dưới thời Nguyễn (1815). Quan hệ HN trong thời kỳ
này được thực hiện theo nguyên tắc “không tự nguyện, một chồng nhiều vợ. Vợ
chồng không bình đẳng” và việc kết hôn phải có sự cho phép của cha mẹ. Các bộ
Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ đều quy định: “Việc kết hôn phải
thực hiện dưới sự đứng đầu sắp đặt của cha mẹ hoặc người trưởng họ hoặc
trưởng làng. Trường hợp đôi nam nữ tự ý sống chung với nhau như vợ chồng mà
không qua nghi lễ luật định gọi là “cấu hợp”, thì bị phạt rất nặng nề “người con
trai phải nộp tiền tạ cho cha mẹ người con gái, đồng thời người con gái bị phạt
50 roi. Sau đó giá thú mới được gọi là hợp pháp. Còn trường hợp “tiền dâm hậu
thú”, trước thông dâm với nhau rồi sau mới cưới thì con trai bị đánh 80 trượng,
luận tội đồ; con gái bị đánh 50 roi” [40, Điều 314]. Như vậy, trong xã hội
phong kiếnViệt Nam cũng có những quy định hết sức nghiêm ngặt về việc nam
nữ sống chung như vợ chồng mà không theo nghi lễ.
Chuyện TD của người Việt trong xã hôi xưa vốn rất khắt khe và kín
đáo. Mục đích của quan hệ TD là để sinh con và duy trì nòi giống. Vì vậy,
việc quan hệ TD luôn luôn gắn liền với hôn nhân và chỉ xảy ra khi hai bên
nam nữ đã nên vợ thành chồng. Hành vi quan hệ trước HN luôn được xem là
trái với đạo đức xã hội, không thể chấp nhận được. Trong đó, người phụ nữ
chịu nhiều sức ép, điều tiếng, luôn bị lên án là hư hỏng và khó được tha thứ
hơn đàn ông. Quan niệm về giá trị của sự trinh tiết, về cái “ngàn vàng” đã
buộc người phụ nữ phải giữ gìn và kìm hãm việc quan hệ TDTHN. Tuy vậy,
có thể nói rằng, tình trạng này vẫn xảy ra, nhưng nói chung là rất ít.
Từ khi đất nước thống nhất, đặc biệt là sau năm 1986 đến nay, Việt
Nam bắt đầu mở cửa, kết nối về mọi mặt với các nước trên toàn thế giới. Việc
giao lưu về kinh tế đã dẫn đến sự tiếp xúc mạnh mẽ về văn hóa. Qua các
phương tiện truyền thông, báo, đài, internet giới trẻ ngày càng hiểu nhiều
hơn về lối sống của người phương Tây vốn nhìn nhận chuyện TD dưới con
mắt khá cởi mở và thoải mái. Trong đời sống xã hội phương Tây hiện đại ấy,
thanh niên quan hệ TDTHN không bị xem là vi phạm đạo đức xã hội và chữ
trinh không được đánh đồng với giá trị của người phụ nữ như trong xã hội
phương Đông. Những quan niệm khắt khe về đạo đức xã hội theo quan niệm
phong kiến đã có những bất cập và không còn phù hợp xã hội hiện đại.
Như vậy, có thế thấy rằng, quan hệ TDTHN trong xã hội truyền thống
của người Việt là điều không thể chấp nhận được. Vì xã hội quá khắt khe với
chuyện trinh tiết nên buộc người phụ nữ phải gìn giữ sự trong trắng đến sau
khi xuất giá. Đây cũng được coi là một nét đẹp truyền thống trong tâm hồn
người Việt. Đến ngày nay, với nhiều sự thay đổi về quan điểm, lối sống, thì
quan niệm đó vẫn được rất nhiều người coi trọng và giữ gìn.
1.3.2. Quan niệm của người Việt về hôn nhân và tình dục trong xã
hội hiện đại
Khi chính sách mở cửa đươc̣ áp duṇg , đất nước chuyển mình với những
thay đổi maṇh me ̃thì cuôc̣ sống TD của nam nữ thanh niên cũng có những
thay đổi đ ến ngỡ ngàng . Nguyên nhân khiến nhận thức của giới trẻ thay đổi
có thể vì tác động của môi trường sống hiện đại, không còn bị ràng buộc quá
nhiều bởi các giá trị truyền thống và đặc biệt là sự tiếp thu luồng văn hóa
khổng lồ trên mạng internet. Theo thống kê trên Google Trends, năm 2012,
Việt Nam là nước xếp thứ 4 về lượng người tìm kiếm từ “sex” và các từ khóa
liên quan.
Một trong những bằng chứng cho thấy sự biến đổi trong quan hệ giới
tính và TD là số lượng ngày càng tăng của các bài báo, ấn phẩm viết về chủ
đề này. Rất nhiều vấn đề xoay quanh tình yêu, TD được đưa ra, từ chuyện
quan hệ TDTHN đến việc làm thế nào để giữ gìn hạnh phúc trong đời sống
tình ái của vợ chồng. Có nhiều quan điểm cho rằng, sự tràn ngập của các chủ
đề này trên các phương tiện thông tin đại chúng có tác dụng “vẽ đường cho
hươu chạy”, kích thích TD và khuyến khích lớp trẻ sống thoải mái, bất chấp
hậu quả. Bởi vì trên thực tế, giới trẻ Việt Nam ngày càng sống thoáng như các
nước phương Tây nhưng không có sự thông minh và tỉnh táo để phòng tránh
hậu quả, bảo vệ bản thân.
Có thể khẳng định rằng, TDTHN đi ngược với giá trị truyền thống dân
tộc. Mặc dù chuẩn mực văn hóa không cho phép, nhưng trên thực tế điều này
vẫn đang diễn ra ngày càng phổ biến. Có những bạn trẻ đều hiểu rõ nền văn
hóa Á Đông đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi con người. Tuy nhiên, dường
như với sự hấp dẫn của một nền văn hóa mới mẻ và thoáng về TD như ở
phương Tây đã ảnh hưởng đến suy nghĩ của nhóm đối tượng này. Sự đấu
tranh giữa cái mới và cái cũ diễn ra hết sức mạnh mẽ. Trong đó, một bộ phận
thanh niên đã xem hành vi quan hệ TDTHN là sự lựa chọn lối sống của cá
nhân, không phải là tiêu chuẩn để đánh giá về nhân cách hay đạo đức như
quan niệm truyền thống. Họ cho rằng, khi hai người đến với nhau, đủ yêu
nhau thì việc “đi xa hơn” là điều dễ hiểu. Thậm chí, TD còn được coi là chất
xúc tác giúp cho tình yêu thêm thăng hoa, hạnh phúc.
Ngày nay, việc các cặp đôi đang trong thời kỳ yêu đương có quan hệ
TD không bị đánh giá nặng nề như ngày xưa. Nếu họ đi đến HN thì chuyện
“ăn cơm trước kẻng” hoàn toàn được bỏ qua. Mọi người cũng ít soi mói hơn,
ít kiểm soát hơn đối với những cặp đang hẹn hò. Trong một bài trả lời phỏng
vấn trên báo Nghệ An online ngày 27/6/2015, Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện
trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội đã bày tỏ quan điểm: “Rõ ràng là
trong thực tế, thái độ xã hội đối với quan hệ TDTHN ngày càng cởi mở hơn.
Cho dù trinh tiết vẫn được đề cao như một giá trị, nhưng tôi cho rằng chủ yếu
là trong hoài niệm mà thôi. Cho dù một số nam giới vẫn bị ám ảnh về trinh
tiết nhưng họ cũng thừa hiểu rằng vì việc ăn cơm trước kẻng là phổ biến và
bản thân họ cũng ăn cơm trước kẻng nên việc đòi hỏi người vợ còn trinh là
một điều bất hợp lý và không công bằng. Những phẩm chất khác của người
vợ người chồng tương lai mới là những điều họ quan tâm khi đi đến HN. Tôi
cho rằng sự nghiêm túc và chân thành trong tình yêu và tình dục mới là điều
quan trọng nhất trong mối quan hệ”.
Thực tế, có rất nhiều người quan niệm đồng nhất tình yêu với TD. Họ
cho rằng yêu thì không cần lý trí, phải trao thân cho nhau mà không chút đắn
đo. Với những người có tư tưởng sống thoáng, yêu thì phải quan hệ TD, phải
có TD mới giữ được người yêu. Có những bạn trẻ nghĩ về sex với thái độ hời
hợt, coi đó là chuyện nhỏ giống như ăn uống hàng ngày. Họ nghĩ rằng mình là
"người trẻ hiện đại" thì phải thoáng, phải học theo Tây trong những nhu cầu
bản năng như thế. Tuy nhiên, nếu có một cái nhìn khách quan và sâu sắc, văn
hóa phương Tây cũng rất nghiêm túc trong chuyện TD chứ không hề hời hợt,
dễ dãi như họ vẫn nghĩ. Sự học đòi, a dua theo "lối sống Tây" một cách thiếu
hiểu biết khiến tình yêu đang dần mất đi ý nghĩa cao đẹp đích thực của nó. TS
tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý cho rằng: "Đây là một hiện tượng xuống cấp về
đạo đức của xã hội. Khi cái tôi cá nhân được đề cao thái quá thì chuyện TD
thoáng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004311_5988_2002775.pdf