Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU . 3
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ TỰ DO VÀ
AN NINH CÁ NHÂN CỦA CON NGƯỜI BẰNG PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của
con người bằng pháp luật hình sự.
1.2. Chuẩn mực quốc tế và pháp luật hình sự một số nước trên thế
giới về bảo vệ tự do và an ninh cá nhân
1.3. Khái quát lịch sử bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người
trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Kết luận Chương 1 .
Chương 2: SỰ THỂ HIỆN VIỆC BẢO VỆ TỰ DO VÀ AN NINH CÁ
NHÂN CỦA CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN THỰC THI
2.1. Sự thể hiện việc bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người
trong Phần chung Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành và thực
tiễn thực thi .
2.2. Sự thể hiện việc bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người
bằng các quy định trong Phần Các tội phạm Bộ luật hình sự
Việt Nam hiện hành .
2.3. Thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
về bảo vệ tự do và an ninh cá nhân.
Kết luận Chương 2 .
15 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 809 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằng pháp luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THANH HẰNG
B¶O VÖ Tù DO Vµ AN NINH C¸ NH¢N CñA CON NG¦êi
B»NG PH¸P LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THANH HẰNG
B¶O VÖ Tù DO Vµ AN NINH C¸ NH¢N CñA CON NG¦êi
B»NG PH¸P LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ LAN CHI
HÀ NỘI - 2015
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ TỰ DO VÀ
AN NINH CÁ NHÂN CỦA CON NGƯỜI BẰNG PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ........ Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của
con người bằng pháp luật hình sự ..... Error! Bookmark not defined.
1.2. Chuẩn mực quốc tế và pháp luật hình sự một số nước trên thế
giới về bảo vệ tự do và an ninh cá nhânError! Bookmark not defined.
1.3. Khái quát lịch sử bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người
trong pháp luật hình sự Việt Nam ..... Error! Bookmark not defined.
Kết luận Chương 1 .......................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2: SỰ THỂ HIỆN VIỆC BẢO VỆ TỰ DO VÀ AN NINH CÁ
NHÂN CỦA CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN THỰC THIError! Bookmark not defined.
2.1. Sự thể hiện việc bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người
trong Phần chung Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành và thực
tiễn thực thi ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Sự thể hiện việc bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người
bằng các quy định trong Phần Các tội phạm Bộ luật hình sự
Việt Nam hiện hành .......................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
về bảo vệ tự do và an ninh cá nhân ... Error! Bookmark not defined.
Kết luận Chương 2 .......................................... Error! Bookmark not defined.
2
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ TỰ DO
VÀ AN NINH CÁ NHÂN CỦA CON NGƯỜI BẰNG PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ........ Error! Bookmark not defined.
3.1. Sự cần thiết bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người
bằng pháp luật hình sự Việt Nam ..... Error! Bookmark not defined.
3.2. Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam theo
hướng tăng cường bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con ngườiError! Bookmark not defined.
3.3. Các giải pháp khác ............................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 10
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển của quyền con người trải qua ba giai đoạn – ba thế hệ
quyền con người, đó là: quyền con người thế hệ thứ nhất - các quyền về dân
sự, chính trị; quyền con người thế hệ thứ hai – các quyền kinh tế, xã hội, văn
hóa; quyền con người thế hệ thứ ba - quyền đoàn kết, quyền phát triển, quyền
về môi trường (trong sạch, không bị ô nhiễm) [14, tr.32]. Quyền con người
thế hệ đầu tiên gắn với các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu thế kỷ XVII –
XVIII, với việc hướng vào hai vấn đề chính: đó là tự do và sự tham gia vào
đời sống chính trị của các cá nhân, khẳng định mạnh mẽ các quyền dân
sự và chính trị như quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền tự do
tư tưởng, tự do tôn giáo tín ngưỡng, quyền được xét xử công bằng, quyền
không bị tra tấn, không bị bắt giữ làm nô lệ... Quyền con người thế hệ thứ
nhất xác lập vững chắc các nguyên tắc bảo vệ cá nhân con người trước
quyền lực nhà nước, mang tính chất cơ bản và là định hướng cho việc xây
dựng và phát triển các thế hệ quyền con người về sau, đặc biệt là khẳng định
một trong những quyền dân sự, chính trị quan trọng của quyền con người là
quyền tự do và an ninh cá nhân. Quyền này cũng được ghi nhận trong những
văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng về quyền con người như: Tuyên ngôn
toàn thế giới về quyền con người năm 1948: “Mọi người đều có quyền sống,
quyền tự do và an ninh cá nhân” và Công ước quốc tế về các quyền dân sự,
chính trị năm 1966, Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt
chủng tộc năm 1969
Như vậy, có thể thấy, quyền tự do và an ninh cá nhân là một trong
những quyền quan trọng nhất của quyền con người, là một trong những đặc
quyền mà cả pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia đều ghi nhận và đảm bảo
4
thực hiện. Khi lựa chọn định hướng phát triển theo xu hướng tiến bộ, các
quốc gia đều cố gắng phấn đấu vì hạnh phúc con người, vì thế việc bảo vệ
quyền con người, mà cụ thể là bảo vệ quyền tự do và an ninh cá nhân của con
người là một tất yếu khách quan. Quyền con người là khát vọng và là thành
quả đấu tranh của toàn nhân loại, là giá trị cao quý và bền vững nhất của một
xã hội, một chế độ.
Tại Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam đảm bảo và thực hiện
quyền con người bằng Hiến pháp và pháp luật, đó là sợi chỉ đó xuyên suốt toàn
bộ tiến trình đấu tranh cách mạng, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp năm 2013 quy định
rằng: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người,
quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận,
tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [23, Điều 14].
Hơn thế nữa, khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 còn khẳng định
quan điểm của các nhà lập hiến về tự do và an ninh cá nhân của con người
khi quy định:
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được
pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị
tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử
nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm [23, Điều 20].
Một trong những công cụ quan trọng để đưa các nguyên tắc hiến định
vào đời sống thực tế, đó là pháp luật hình sự, cụ thể là (Bộ luật hình sự)
BLHS Việt Nam năm 1999. Pháp luật hình sự nước ta đã được xây dựng khá
toàn diện và hoàn chỉnh, đủ sức trừng trị, răn đe người phạm tội cũng như làm
tốt công tác giáo dục, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, trước sự
thay đổi của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước; trước
5
những diễn hình phức tạp của tình hình tội phạm trong nước cũng như các
quy định của pháp luật hình sự nước ta đã có phần bộc lộ những hạn chế trong
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và những bất cập so với yêu cầu
tăng cường bảo vệ quyền con người, quyền tự do và an ninh cá nhân của con
người trước sự xâm hại của tội phạm Mặt khác, sự ra đời của Hiến pháp
năm 2013 với những quy định mới, tiến bộ về vấn đề bảo vệ tự do và an ninh
cá nhân của con người đòi hỏi BLHS phải tiếp tục được pháp điển cho phù
hợp với các quy định của bản Hiến pháp, sao cho pháp luật hình sự Việt Nam
thể hiện đúng tính cập nhật cũng như tính nghiêm minh vốn có của nó, trừng
trị kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ tốt tự do và an ninh
cá nhân của con người.
Chính vì những yêu cầu cấp bách nêu trên, học viên đã lựa chọn đề tài:
“Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằng Pháp luật hình sự
Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, hy vọng những nghiên cứu
của tác giả sẽ đóng góp một phần nào đó vào việc hoàn thiện pháp luật hình
sự Việt Nam cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Ở nước ta, bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền tự do và
an ninh cá nhân của con người nói riêng là vấn đề đã được Đảng, Nhà nước
cùng các nhà khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu, nhất là trong thời kỳ sau
Đổi mới. Tuy nhiên, hiện nay các công trình khoa học nghiên cứu đã công bố
liên quan đến đề tài: “Bảo vệ quyền tự do và an ninh cá nhân của con người
bằng pháp luật hình sự Việt Nam” còn chưa nhiều. Có thể chia các nghiên
cứu trước đó thành ba nhóm chính sau đây:
- Nhóm thứ nhất - những công trình đề cập đến vấn đề quyền con
người nói chung, trong đó có quyền tự do và an ninh cá nhân: a) “Quyền con
người trong thế giới hiện đại” do PGS. Phạm Khiêm Ích và GS. TS Hoàng
6
Văn Hảo chủ biên, Viện Thông tin Khoa học Xã hội xuất bản năm 1995; b)
“Tìm hiểu vấn đề nhân quyền trong thế giới hiện đại” do TS. Chu Hồng
Thanh chủ biên, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1996; c) Trung tâm Nghiên cứu
Quyền con người biên tập hai tập chuyên khảo: “Quyền con người, quyền
công dân” của nhiều tác giả, xuất bản năm 1995; d) Báo cáo tổng thuật Đề
tài KX.07- 16 nghiên cứu về “Các điều kiện đảm bảo quyền con người,
quyền công dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước” do GS.TS Hoàng Văn
Hảo chủ nhiệm Đặc biệt, đáng chú ý cuốn sách: “Giáo trình lý luận và
pháp luật về quyền con người” của tập thể tác giả do GS.TS Nguyễn Đăng
Dung, TS. Vũ Công Giao, ThS. Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên) và cuốn
sách nhiều tập “Quyền con người” tiếp cận đa ngành, liên ngành của GS.TS
Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010
Trong các công trình này, các tác giả đã nghiên cứu khái niệm và các đặc
điểm Nhà nước pháp quyền nói chung, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
nói riêng; nghiên cứu về mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công
dân; nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền con người trong Nhà nước pháp quyền.
- Nhóm thứ hai - các công trình nghiên cứu là các sách chuyên khảo,
các bài viết liên quan đến bảo vệ quyền tự do và an ninh cá nhân của con
người như: a) “Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân bằng pháp luật hình sự Việt
Nam” do TS. Trịnh Tiến Việt chủ biên, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2015; b)
“Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân theo luật hình sự
Việt Nam” do TS.Trịnh Tiến Việt chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội,
2010; c) Đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia “Bảo vệ quyền con người
bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây
dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam” do GS.TSKH Lê Cảm, TS. Nguyễn
Ngọc Chí, ThS. Trịnh Quốc Toản (đồng chủ trì), Hà Nội, 2004; d) Đề tài
trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội: “Quyền con người trong lĩnh vực
7
tư pháp hình sự: Lý luận, thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật” do
GS.TSKH Lê Cảm (chủ trì), Hà Nội, 2013
- Nhóm thứ ba - các công trình nghiên cứu là các đề tài nghiên cứu khoa
học, luận văn, luận án liên quan đến bảo vệ quyền tự do và an ninh cá nhân của
con người bằng pháp luật hình sự Việt Nam như: a) Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Đại học quốc gia Hà Nội: “Bảo vệ quyền con người bằng các quy định của
pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây
dựng Nhà nước pháp quyền” do GS.TSKH Lê Cảm, PGS.TS Nguyễn Ngọc
Chí, PGS.TS Trịnh Quốc Toản (đồng chủ trì), Hà Nội, 2004; c) “Quyền con
người trong lĩnh vực tư pháp hình sự: Lý luận, thực trạng và hướng hoàn thiện
pháp luật” do GS.TSKH Lê Cảm (chủ trì), Hà Nội, 2013
Trên cơ sở đánh giá các tài liệu đã nói ở trên, có thể thấy rằng các
nghiên cứu về quyền con người nói chung và nghiên cứu các chế định cụ thể
của pháp luật hình sự Việt Nam có liên quan đến quyền con người nói riêng
tương đối nhiều. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề tự do
và an ninh cá nhân của con người bằng pháp luật hình sự Việt Nam còn rất ít
và chưa được hệ thống. Chính vì vậy, việc đưa ra một công trình nghiên cứu
về lý luận tự do và an ninh cá nhân, bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con
người, bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằng các quy định của
BLHS Việt Nam là hoàn toàn cần thiết, đóng góp một phần vào việc nghiên
cứu lý luận về bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằng pháp luật
hình sự Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc giải mã những vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề bảo vệ tự do
và an ninh cá nhân của con người bằng pháp luật hình sự Việt Nam, luận văn
8
đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về bảo vệ tự do và an ninh
cá nhân của con người trong luật hình sự Việt Nam, cũng như đề xuất những giải
pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nêu trên, và từ cơ sở kết quả tổng hợp các quan điểm của
các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề tự do và an ninh cá nhân, luận văn
nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề chung về tự do và an ninh cá nhân như:
- Làm rõ khái niệm “bảo vệ tự do và an ninh cá nhân”, “bảo vệ tự do và
an ninh cá nhân của con người bằng pháp luật hình sự”;
- Trên cơ sở xác định phạm vi giới hạn các quy định của pháp luật hình
sự Việt Nam trực tiếp đề cập đến bảo vệ bảo vệ tự do và an ninh cá nhân, luận
văn nghiên cứu sự phát triển của các quy định này trong lịch sử lập pháp hình
sự Việt Nam;
- Chỉ ra những ưu, nhược điểm của pháp luật hình sự Việt Nam hiện
hành trong việc bảo vệ bảo vệ tự do và an ninh cá nhân;
- Khảo sát thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam liên quan đến vấn đề bảo vệ bảo vệ tự do và an ninh cá nhân; làm rõ
những ưu điểm cũng như những hạn chế của công tác áp dụng pháp luật hình
sự trong lĩnh vực này. Qua đó, luận văn đề xuất hoàn thiện pháp luật và giải
pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ bảo vệ tự do và an ninh cá nhân
của con người bằng pháp luật hình sự Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề về bảo vệ tự do và an
ninh cá nhân của pháp luật quốc tế; pháp luật hình sự một số nước trên thế
giới và các quy định về bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người trong
BLHS Việt Nam và thực tiễn thực thi.
9
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến bảo vệ tự do và an ninh
cá nhân bằng pháp luật hình sự Việt Nam với sự so sánh với các chuẩn mực
pháp luật quốc tế. Về thời gian, luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng luật
hình sự bằng cách đánh giá diễn biến tình hình các loại tội phạm xâm phạm
đến tự do và an ninh cá nhân trong giai đoạn 05 năm gần đây (2010 – 2014).
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp chủ yếu như
phương pháp phân tích luật học; phương pháp phân tích – so sánh; phương
pháp tổng hợp; phương pháp trích dẫn; phương pháp hệ thống
6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
Những điểm mới và đóng góp của luận văn thể hiện qua việc luận văn
góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về bảo vệ tự do và an ninh cá nhân
bằng pháp luật hình sự, bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằng
pháp luật hình sự Việt Nam; chỉ ra và phân tích những ưu, nhược điểm của
pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật
hình sự trong việc việc bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người; đề
xuất những giải pháp để hoàn thiện BLHS Việt Nam và biện pháp khả thi góp
phần nâng cao hiệu quả bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằng
pháp luật hình sự Việt Nam trong thực tế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của
con người bằng pháp luật hình sự Việt Nam;
Chương 2: Sự thể hiện việc bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con
người trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành và thực tiễn thực thi;
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường bảo vệ tự do và an ninh cá
nhân của con người bằng pháp luật hình sự Việt Nam.
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Ban Chỉ đạo thi hành Bộ luật hình sự (2000), Tài liệu tập huấn chuyên
sâu Bộ luật hình sự năm 1999, Nhà in Bộ Công an, Hà Nội.
2. Ban soạn thảo Bộ luật hình sự (2012), Đề cương định hướng sửa đổi, bổ
sung Bộ luật hình sự số 7724/ĐC-BSTBLHS (SĐ) ngày 24/9/2012, Hà Nội.
3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2015), Tự do phải đặt trong khuôn khổ của
pháp luật, Tạp chí điện tử:
4. Báo Điện tử Sài Gòn giải phóng (2012), Hiệp sĩ đường phố - cần mô
hình, thiết chế hoạt động hợp pháp, ngày 18/10/2012.
5. Bộ Công an (1998), Những văn bản của Nhà nước về an ninh trật tự,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ
bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
7. Bình Dương (2011), “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm Phú Hòa nhận
bằng khen của Thủ tướng”, Báo Tiền Phong điện tử, (ngày 20/8/2011).
8. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
9. Trần Thị Hiền (dịch) (2011), Bộ luật hình sự Nhật Bản, Nxb Từ điển
Bách khoa, Hà Nội.
10. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Học viện Cảnh sát nhân dân (2015), Tội phạm ở Việt Nam năm 2014 và
dự báo năm 2015, Nxb Công an nhân dân.
12. Trần Minh Hưởng (2010), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự đã được
sửa đổi, bổ sung năm 2009, Tập I, Nxb Lao động.
11
13. Phạm Khiêm Ích, Hoàng Văn Hảo (1995), Quyền con người trong thế
giới hiện đại, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội.
14. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Hỏi đáp về quyền con
người, Nxb Hồng Đức.
15. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giới thiệu các văn kiện
quốc tế về quyền con người, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
16. Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Hỏi đáp về quyền con
người, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
17. Liên Hợp Quốc (2007), Công ước về quyền của người khuyết tật.
18. Nguyễn Đình Lộc (1997), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình
sự lần thứ tư và yêu cầu đấu tranh chống các tội tham nhũng, ma túy, tội
phạm về tình dục đối với người chưa thành niên, Bộ Tư pháp, Hà Nội.
19. Trần Văn Luyện (2000), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Võ Thị Kim Oanh (chủ biên) (2010), Bảo đảm quyền con người trong tư
pháp hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
21. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1985, Hà Nội.
22. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2003, Hà Nội.
23. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Hà Nội.
24. Quốc hội (2014), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1999, Hà Nội.
25. Quốc hội (2015), Bản thuyết minh chi tiết về dự thảo BLHS sửa đổi, Hà Nội.
26. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (2003), Bài phát biểu của đồng chí Trần
Đức Lương, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam tại Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2003, tổ
chức vào các ngày 07, 08 tháng 01 năm 2003 tại Hà Nội.
12
27. Tòa án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Tập I,
Hà Nội.
28. Tòa án nhân dân tối cao (1979), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Tập
II, Hà Nội.
29. Trung tâm nghiên cứu quyền con người – quyền công dân (2009), Những
điều cần biết về hình phạt tử hình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên bang Nga,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
31. Đào Trí Úc (2000), Luật hình sự Việt Nam (Quyển I - Những vấn đề
chung), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
32. Viện nghiên cứu quyền con người (2009), Một số văn kiện của liên hợp
quốc về quyền con người trong quản lý tư pháp, Nxb Công an Nhân dân.
33. Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, Nxb Chính trị
Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
34. Trịnh Tiến Việt (2015), Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân bằng pháp luật
hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
35. Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật (2012), Một số kiến thức pháp luật về
quyền con người (Dành cho giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, môn
Pháp luật), Tập I, Quyền dân sự và chính trị, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
36. Wolfgang Benedek (2008), Tìm hiểu về quyền con người, Nxb Tư pháp,
Hà Nội.
III. Tài liệu trang Web
37. Old enough to be a criminal?
38. Những Kỳ án làm đau đầu cơ quan tố tụng, (Ngày
17/02/2012).
39. VKS tiếp tục phải bồi thường tại vụ án oan "vườn
điều", ngày 18/01/2007.
13
40. Sự thật khủng khiếp về nạo phá thai ở Việt Nam,
(ngày 26/3/2014).
41. Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền thế giới
với số phiếu cao nhất (ngày 13/11/2013).
42. Vấn đề nhân quyền, (Tháng 7/2007).
43. An ninh con người (Human security), ngày
14/11/2014.
44. Có 11000 cuộc gọi liên quan đến mua bán người, ngày
09/10/2015.
45. Bị bạn gái đâm chết vì... không chịu rửa bát,
ngày 15/01/2013.
46. Báo động xu hướng dùng nhục hình trong điều
tra chuyên trách, ngày 12/9/2014.
47. Les droits de l’homme.
48. Liên tiếp những vụ cha hiếp dâm con ruột bị phanh
phui, ngày 28/3/2014.
49. Đi tìm sự thật về đường dây mua bán
nội tạng người, ngày 01/8/2015.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050006944_0176_2009454.pdf