Chương phản ứng hoá học

Trong phản ứng thế a. là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt

2/ Trong phản ứng phân huỷ và b. Số oxi hoá của các nguyên tố không

phản ứng hoá hợp thay đổi

3/ Trong phản ứng trao đổi c. là phản ứng hoá học hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt

4/ Phản ứng toả nhiệt d. bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố

5/ Phản ứng thu nhiệt e. Số oxi hoá của các nguyên tố

 

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương phản ứng hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG PHẢN ỨNG HOÁ HỌC Mức độ 1: Biết A. Bài tập trắc nghiệm: I. Định tính: 1. Trong các phản ứng hoá hợp sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá khử: a. CaCO3 + H2O + CO2 à Ca(HCO3)2 b. P2O5 + 3H2O à 2H3PO4 c. 2SO2 + O2 à 2SO3 d. BaO + H2O àBa(OH)2 2. Trong các phản ứng phân huỷ dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá khử: a. 2KMnO4 à K2MnO4 + MnO2 + O2 b. 2Fe(OH)3 à Fe2O3 + 3H2O c. 4KClO3 à 3KClO4 + 4KCl d. 2KClO3 à 2KCl + 3O2 3. Khi tham gia vào phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại: a. bị khử b. bị oxi hoá c. cho proton d. đạt tới số oxi hoá âm 4. Nguyên tử brom chuyển thành ion bromua bằng cách: a. Nhận 1 electron b. Nhường 1 electron c. Nhận 1 proton d. Nhường 1 proton 5. Các phản ứng hoá hợp: a. Đều là phản ứng oxi hoá khử b. Đều không phải là phản ứng oxi hoá khử c. Có thể là phản ứng oxi hoá khử, có thể không là phản ứng oxi hoá khử. 6. Các phản ứng phân huỷ: a. Đều là phản ứng oxi hoá khử b. Đều không phải là phản ứng oxi hoá khử c. Có thể là phản ứng oxi hoá khử, có thể không là phản ứng oxi hoá khử. 7. Các phản ứng thế: a. a. Đều là phản ứng oxi hoá khử b. Đều không phải là phản ứng oxi hoá khử c. Có thể là phản ứng oxi hoá khử, có thể không là phản ứng oxi hoá khử. 8. Các phản ứng trao đổi: a. a. Đều là phản ứng oxi hoá khử b. Đều không phải là phản ứng oxi hoá khử c. Có thể là phản ứng oxi hoá khử, có thể không là phản ứng oxi hoá khử. 9. Số oxi hoá của lưu huỳnh trong phân tử axit sunfuric H2SO4 và trong phân tử muối sunfat: a. Luôn bằng +6 b. Bằng +6 và +4 c. Luôn bằng +4 d. Bằng +4 và +6 10. Cho sơ đồ của phản ứng hoá học sau: KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 à K2SO4 + Fe2(SO4)3 + MnSO4 + H2O Trong phản ứng trên, số oxi hoá của sắt: a. Tăng từ +2 lên +3 b. Giảm từ +3 xuống +2 c. Tăng từ -2 lên +3 d. Không thay đổi 11. Trong hợp chất, số oxi hoá cao nhất của mọi nguyên tố đều bằng: a. Số thứ tự của nhóm nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. b. Số thứ tự chu kì c. Số thứ tự của ô nguyên tố d. Số electron lớp ngoài cùng 12. Kết luận nào sau đây là đúng: a. Phản ứng toả nhiệt là phản ứng có ΔH < 0 b. Phản ứng toả nhiệt là phản ứng có ΔH > 0 c. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng có ΔH < 0 d. Phản ứng toả nhiệt là phản ứng có ΔH ≥ 0 13. Cho các phương trình nhiệt hoá học sau: A. H2(K) + Cl2 (K) à 2HCl (K) ΔH = -185,7 KJ B. 2HgO (r) à 2Hg (h) + O2 (K) ΔH = + 90 KJ C. 2H2 (K) + O2 (K) à 2H2O (K) ΔH = -571,5 KJ Các phản ứng toả nhiệt là: a. A, B, C b. A, B c. A, C d. B, C 14.Cho các câu sau: 1/Chất khử là chất nhường electron. 2/Chất oxi hoá là chất nhường electron. 3/ Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá của 1 số nguyên tố. 4/Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng chỉ có sự tăng số oxi hoá của 1 số nguyên tố. 5/ Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng chỉ có sự giảm số oxi hoá của 1 số nguyên tố. 6/ Chất khử là chất nhận electron. 7/ Chất oxi hoá là chất nhận electron. Những câu đúng là: a. 1, 3, 4, 5, 6, 7 b. 1, 3, 7 c. 1, 2, 3, 4, 5 d. 1, 2, 5, 6, 7 15. Dấu hiệu để nhận biết 1 phản ứng oxi hoá khử: a. Tạo ra chất kết tủa b. Tạo ra chất khí c. Có sự thay đổi màu sắc các chất d. Có sự thay đổi số oxi hoá của 1 hoặc 1 số nguyên tố. 16. Phản ứng nào sau đây luôn luôn không là loại phản ứng oxi hoá khử: a.Phản ứng hoá hợp b. Phản ứng phân huỷ c. Phản ứng thế trong hoá vô cơ c. Phản ứng trao đổi 17. Trong các chất sau: Cl2, KMnO4, HNO3, H2S, FeSO4 . Chất nào chỉ có tính oxi hoá, chất nào chỉ có tính khử: a. Cl2, KMnO4 chỉ có tính oxi hoá, H2S chỉ có tính khử b. KMnO4 chỉ có tính oxi hoá, H2S chỉ có tính khử c. KMnO4, HNO3 chỉ có tính oxi hoá, H2S chỉ có tính khử d. HNO3 chỉ có tính oxi hoá, FeSO4chỉ có tính khử 18. Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng trong đó: a. Có sự thay đổi số oxi hoá b. Có sự cho, nhận electron c. Có sự cho nhận proton c. Cả a, b đều đúng 19. Phản ứng oxi hoá khử xảy ra là do có sự di chuyển của: a. ion .b nơtron c. proton d. electron 20. Sự oxi hoá là: a. Sự nhận electron của 1 chất b. Sự kết hợp 1 chất với oxi c. Sự làm tăng số oxi hoá của 1 chất d. Sự làm giảm số oxi hoá của một chất 21. Hợp chất nào có chứa nguyên tố oxi có số oxi hoá +2: a. Na2O b. H2O c. F2O d. K2O2 22. Sự biến đổi nào sau đây là sự khử? a. Alo à Al3+ + 3e b. S2- à So + 2e c. Mn+7 + 3e à Mn4+ d. Mn2+ à Mn4+ + 2e 23. Phương trình: Fe3+ + e à Fe2+. Biểu thị quy trình: a. Khử b. Oxi hoá c. Hoà tan d. Phân huỷ 24. Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng trong đó: a. Có sự tăng và giảm đồng thời số oxi hoá của các nguyên tử của cùng 1 nguyên tố. b. Có sự nhường và nhận electron ở các nguyên tử của cung một nguyên tố c. Chất oxi hoá và chất khử nằm cùng 1 phân tử d. Có sự tăng và giảm đồng thời số oxi hoá các nguyên tử của cùng 1 nguyên tố có cùng số oxi hoá ban đầu II. Định lượng: Số mol electron cần có để khử 1,5mol Al3+ thành Al là: a. 0,5mol electron b. 1,5mol electron c. 3,0mol electron d. 4,5mol electron 2. Số mol electron sinh ra khi cho 2,5mol Cu bị oxi hoá thành Cu2+ là: a. 0,5mol electron b. 1,25mol electron c. 2,5mol electron d. 5,0mol electron 3. Cho KI tác dụng với KMnO4 trong môi trường H2SO4, người ta thu được 1,51g MnSO4 theo phương trình phản ứng sau: 10KI + 2KMnO4 + 8H2SO4 à 6K2SO4 + 5I2 + 2MnSO4 + 8H2O Số mol iot tạo thành và KI tham gia phản ứng trên là: a. 0,00025 và 0,0005 b. 0,025 và 0,05 c. 0,25 và 0,5 d. 0,0025 và 0,005 4. Số gam đồng để khử hoàn toàn lượng ion bạc có trong 85ml dung dịch AgNO3 0,15M là: a. 0,408g b. 0,45g c. 0,804g d. 0,308g 5. Hoà tan hết 1,62g bạc bằng axit nitric nồng độ 21% (d= 1,2). Thể tích dung dịch axit cần lấy (xem phản ứng giải phóng NO) là: a. 4ml b. 5ml c. 6ml d. 7ml 6. 1,2g 1 kim loại hoá trị II tác dụng hết với Clo cho 4,75g muối clorua. Kim loại này là: a. Mg b. Ca c. Zn d. Cu 7. Hoá tan m (g) Na kim loại vào nước thu được dung dịch A. Trung hoá dung dịch A cần 100ml dung dịch H2SO4 1M. giá trị m là: a. 2,3g b. 4,6g c. 6,9g d. 9,2g 8. Cần bao nhiêu gam bột nhôm để có thể điều chế được 78g Crom từ Cr2O3 bằng phương pháp nhiệt nhôm: a. 20,25g b. 27g c. 40,5g d. 54g 9. Cho hốn hợp A gồm Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy thoát ra 2,24 lít H2 (đkc).Khối lượng muối khan tạo ra trong dung dịch là: a. 7,1g b. 7,75g c. 11,3g d. Kết quả khác 10. B. Bài tập tự luận: I. Định tính: 1. Cân bằng phương trình hoá học ủa các phản ứng oxi hoá khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron và cho biết chất khử, chất oxi hóa ở mỗi phản ứng: to a. Al + Fe3O4 à Al2O3 + Fe b. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 à Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O to c. FeS2 + O2 à Fe2O3 +SO2 to d. KClO3 à KCl + O2 to e. Cl2 + KOH à KCl + KClO3 + H2O 2. Tính số oxi hoá của: a. Cacbon trong: CH4, CO, C, CO2, CO2-3, HCO-3 b. Lưu huỳnh trong: SO2, H2SO3, S2-, S, SO2-3, HSO-4, HS- c. Clo trong: ClO-4, ClO-, Cl2, Cl-, ClO-3, Cl2O7 3. Vì sao oxi bao giờ cúng là chất oxi hoá và các kim loại bao giờ cũng là chất khử? 4. Ngoài dấu hiệu về sự thay đổi số oxi hoá, ta còn có thể căn cứ vào dấu hiệu nào để biết 1 phản ứng hoá hợp hoặc 1 phản ứng phân huỷ có phải là phản ứng oxi hoá khử hay không? 5. Trong số các nguyên tử và ion sau: Ag, Cu2+, Br-, Fe2+: - Nguyên tử (ion) nào có thể đóng vai trò là chất khử? - Nguyên tử (ion) nào có thể đóng vai trò là chất oxi hoá? - Nguyên tử (ion) nào có thể đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá? Cho ví dụ minh hoạ. 6. Các câu sau đây đúng hay sai? a. Sự đốt cháy natri trong không khí clo là 1 phản ứng oxi hoá khử b. Na2O bao gồm các ion Na2+ và O2 c. Khi tác dụng với CuO, CO là chất khử d. Sự oxi hoá ứng với sự giảm số oxi hoá của 1 nguyên tố. II. Định lượng: Để tạo ra 1 mol khí NO từ các đơn chất cần tiêu hao 1 lượng nhiệt là 90,29 KJ. a. Viết phương trình nhiệt hoá học cuả phản ứng. b. Nếu 1,5g khí NO phân huỷ thành các đơn chất thì lượng nhiệt kèm theo quy trình đó là bao nhiêu. 2. Cho Kali iotua tác dụng với Kalipemanganat trong dung dịch axit sunfuric, người ta thu được 1,2g mangan (II) sunfat. a. Tính số gam iot tạo thành b. Tính khối lượng Kali iodua tham gia phản ứng 3. Phương trình nhiệt hoá học của phản ứng đốt cháy hidro trong oxi như sau: 2H2(K) + O2(K) à 2H2O(1) ΔH= 571,66 KJ Hãy tính lượng nhiệt thu đợc khi: a. Đốt cháy 112 lít khí hidro ở đkc b. Tạo ra 450g H2O (lít) từ H2(K) và O2(K). Mức độ 2: Hiểu A. Bài tập trắc nghiệm: I. Định tính: 1. Trong phản ứng: Cl2 + 2KBr à Br2 + 2KCl, nguyên tố Clo: a. Chỉ bị oxi hoá b. Chỉ bị khử c. Không bị oxi hoá, cũng không bị khử d. Vừa bị oxi hoá, vừa bị khử 2. Trong phản ứng: 2Fe(OH)3 à Fe2O3 + 3H2O, nguyên tố sắt: a. Bị oxi hoá b. Bị khử c. Không bị oxi hoá, cũng không bị khử d. Vừa bị oxi hoá, vừa bị khử\ 3. Trong phản ứng: Zn + CuCl2 à ZnCl2 + Cu, một mol ion Cu2+ đã: a. Nhường 1 mol electron b. Nhận 1 mol electron c. Nhường 2 mol eletron d. Nhận 2 mol electron 4. 5. 6. Hãy ghép mệnh đề ở cột 1 với cột 2 cho phù hợp: Cột 1 Cột 2 1/ Trong phản ứng thế a. là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt 2/ Trong phản ứng phân huỷ và b. Số oxi hoá của các nguyên tố không phản ứng hoá hợp thay đổi 3/ Trong phản ứng trao đổi c. là phản ứng hoá học hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt 4/ Phản ứng toả nhiệt d. bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố 5/ Phản ứng thu nhiệt e. Số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi 7. Cho sơ đồ của phản ứng hoá học sau: CO (k) + Fe2O3 à Fe + CO2 Chất oxi hoá và chất khử trong phản ứng trên là trường hợp nào sau đây? a b c d Chất oxi hoá CO Fe2O3 Fe2O3, CO CO2 Chất khử Fe2O3 CO Fe Fe2O3, CO 8. Trong phản ứng: x Fe(OH)2 + y O2 + z H2O à t Fe(OH)3 Kết luận nào sau đây đúng: a. Fe(OH)2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá b. Fe(OH)2 là chất khử, O2 là chất oxi hoá c. O2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá d. Fe(OH)2 là chất khử, O2 và H2O là chất oxi hoá 9. Cho các phản ứng sau: to a. 4NH3 + 5O2 à 4NO + 6H2O to b. 2NH3 + 3Cl2 à N2 + 6HCl to c. 2NH3 + 3CuO à 3Cu + N2 + 3H2O d. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 à MnO2 + (NH4)2SO4 Ở phản ứng nào NH3 không đóng vai trò là chất khử.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDayhoahoc.com_Chuong phan ung hoa hoc.doc