Câu 1. Phần lãnh thổ miền Đông Trung Quốc chiếm.
A. Gần 50% diện tích cả nước.
B. 50% diện tích cả nước.
C. Trên 50% diện tích cả nước.
D. 60% diện tích cả nước.
Câu 2. Nhận xét không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc là
A. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa mầu mỡ.
B. Dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.
C. Từ bắc xuống nam khí hậu chuyển từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.
D. Nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể.
Câu 3. Các đồng bằng miền Đông Trung Quốc theo thứ tự bắc xuống nam là
A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.
D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.
Câu 4. Đồng bằng thường chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc là
A. Đông Bắc. B. Hoa Bắc.
C. Hoa Trung. D. Hoa Nam.
11 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Địa lý lớp 11: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề lớp 11: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
(TRUNG QUỐC)
Chuyên đề : CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
A. NỘI DUNG ( 3 tiết)
- Tiết 24: Tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc
- Tiết 25: Kinh tế Trung Quốc
- Tiết 26: Kinh tế Trung Quốc ( tiếp theo)
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ trung Quốc.
- Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
- Hiểu và phân tích được đặc điểm phát triển kinh tế, một số ngành kinh tế chủ chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới. Phân tích được nguyên nhân phát triển kinh tế.
- Giải thích được sự phân bố của kinh tế Trung Quốc ; sự tập trung các đặc khu kinh tế tại vùng duyên hải.
- Hiểu được mối quan hệ đa dạng giữa Trung Quốc và Việt Nam.
2.Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày sự khác biệt về tự nhiên, sự phân bố dân cư và kinh tế giữa miền Đông và miền Tây của Trung Quốc.
- Phân tích các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Trung Quốc (giá trị GDP, giá trị xuất, nhập khẩu, sản lượng một số ngành sản xuất của Trung Quốc).
3.Thái độ
- Tích cực tìm tòi, hình thành ý thức ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích các hiện tượng địa lí.
- Nhận thức được sức mạnh và đặc điểm một số ngành kinh tế của Trung Quốc.
- Liên hệ để thấy được sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay.
- Tôn trọng và có ý thức tham gia mối quan hệ bình đẳng hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc.
4.Định hướng năng lực cần hình thành
- Năng lực chung : tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt : tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bản đồ thế giới
- Lược đồ các trung tâm công nghiệp Trung Quốc
- Lược đồ phân bố sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc
2. Học sinh
- Học bài ở nhà, đọc trước nội dung bài mới, ôn lại kiến thức đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Đàm thoại gợi mở
- Phát hiện và giải quyết vấn đề
- Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan
C. Bảng mô tả các mức độ nhận thức
Nội dung/mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1.Tự nhiên, dân cư và xã hội
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ trung Quốc.
- Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
- Trình bày đặc điểm dân cư Trung Quốc.
- Hiểu được những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế.
- Hiểu được ảnh hưởng dân cư chúng tới kinh tế.
- Nhận xét sự phân bố dân cư Trung Quốc.
- Giải thích đặc điểm phân bố dân cư Trung Quốc.
- Tác động của chính sách dân số Trung Quốc.
- So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền Đông và miền Tây của Trung Quốc.
- Liên hệ thực tế về chính sách dân số của Việt Nam.
- Liên hệ thực tế về tự nhiên của Việt Nam.
- So sánh đặc điểm địa hình giữa miền Tây Trung Quốc và miền Tây Hoa Kì.
2.Kinh tế Trung Quốc
- Biết được những thành tựu của nền kinh tế Trung Quốc từ khi tiến hành hiện đại hóa.
- Biết mục đích công nghiệp hóa, các biên pháp Trung Quốc đã thực hiện để phát triển công nghiệp và một số thành tựu của công nghiệp Trung Quốc.
- Biết được các biện pháp và kết quả hiện đại hóa nông nghiệp của Trung Quốc.
- Phân tích được nguyên nhân phát triển kinh tế của Trung Quốc.
- Tại sao Trung Quốc lại tiến hành hiện đại hóa công nghiệp và nông nghiệp.
- Hiểu được những khó khăn mà nông nghiệp Trung Quốc gặp phải.
- Hiểu được mối quan hệ đa dạng giữa Việt Nam - Trung Quốc.
- Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc qua sự tăng trưởng GDP, sản lượng nông nghiệp và sự phát triển của ngành ngoại thương.
- Giải thích sự phân bố kinh tế của Trung Quốc.
- Giải thích sự khác biệt trong phân bố nông nghiệp giữa hai miền Đông và miền Tây Trung Quốc.
- So sánh điểm khác nhau giữa công nghiệp của Trung Quốc và Hoa Kì.
- Tại sao các đặc khu kinh tế của Trung Quốc lại tập trung ở ven biển.
D.Thiết kế các hoạt động dạy học
Ngày soạn:
Ngày giảng: 11A1:.11A2:11A3:..................................
TIẾT 24 .TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Nội dung:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu một vài nét khái quát về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của đất nước Trung Quốc.
1. Mục tiêu: Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc.
2. Thời gian: 10 phút
Bước 1: HS dựa vào biểu đồ 5 nước có diện tích lớn trên thế giới, nhận xét diện tích của Trung Quốc so với thế giới.
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ biểu đồ và nhận xét.
Bước 2: cho HS quan sát bản đồ các nước Châu Á và đọc mục I SGK, trình bày vị trí địa lí của Trung Quốc theo dàn ý :
+ Nằm ở khu vực
+ Vị trí địa lí
+ Tiếp giáp
- Bước 3: HS làm việc cá nhân, GV yêu cầu HS trình bày. GV chuẩn kiến thức.
I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Diện tích Trung Quốc là 9,57 triệu km2 đúng thứ tư thế giới sau Liên Bang Nga, Canada, Hoa Kì.
- Nằm ở khu vực : Đông Á.
- Vĩ độ địa lí : Khoảng 20 độ Bắc đến 53 độ Bắc, khoảng từ 73 độ Đông đến 135 độ Đông.
- Tiếp giáp : Với 14 nước.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc.
1. Mục tiêu
- Biết được đặc điểm tự nhiên của 2 miền Đông và miền tây của Trung quốc
- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới phát triển kinh tế - xã hội
2. Thời gian: 20 phút
GV yêu cầu HS quan sát bản đồ tự nhiên của Trung Quốc kết hợp hình 10.1 trong SGK
- Bước 1: GV hướng dẫn HS xác định kinh tuyến 105 độ Đông (kinh tuyến đi qua Bồn Địa Tứ Xuyên chia lãnh thổ Trung Quốc thành hai bộ phận: Miền Đông và miền Tây). Yêu cầu HS dùng bút chì kẻ đường kinh tuyến 105 độ Đông vào hình 10.1 trong SGK.
- Bước 2: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về địa hình của hai miền Đông và Tây, đánh giá thuận lợi khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về khoáng sản của hai miền Đông Tây, đánh giá thuận lợi khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về khí hậu của hai miền Đông và Tây, đánh giá thuận lợi khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về sông ngòi của hai miền Đông và Tây, đánh giá thuận lợi khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Bước 3: HS trao đổi trong vòng 5 phút.
- Bước 4: Đại diện các nhóm HS lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
GV chuẩn kiến thức
II..Điều kiện tự nhiên
Miền Tây
Miền Đông
đánh giá
Địa hình
- Gồm nhiều dãy núi cao, hùng vĩ : Himalaya, Thiên Sơn,...
- Các cao nguyên đồ sộ và các bồn địa.
vùng đồng bằng thấp và các đồng bằng màu mỡ : đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
* Thuận lợi: phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp.
* Khó khăn; giao thông Đông - Tây.
Khoáng sản
Nhiều loại : Than, sắt, dầu mỏ, thiếc, đồng,...
Khí tự nhiên, dầu mỏ, than, sắt,...
Phát triển công nghiệp
Khí hậu
Khí hậu lục địa, khắc nghiệt, mưa ít,...
- Phía bắc khí hậu ôn đới gió mùa.
- Phía Nam khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
* Thuận lợi: Phát triển CN, cơ cấu cây trồng đa dạng.
* Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, bão tố, miền Tây hình thành các vùng hoang mạc lớn.
Sông ngòi
Là nơi bắt nguồn của hệ thống nhiều hệ thống sông lớn.
Trung và hạ lưu của nhiều sông lớn : Sông Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang,...
* Thuận lợi: sông của miền Đông có giá trị thủy điện, thủy lợi, giao thông và nghề cá.
* Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về dân cư Trung Quốc.
1. Mục tiêu
- Biết đặc điểm cơ bản về dân cư trung quốc
- Đánh giá mặt thuận lợi và khó khăn về dân số
- Giải thích đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc
- Quan sát lược đồ trong sgk và nhận xét đặc điểm phân bố dân cư
2. Thời gian: 5 phút
Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ: bàn/nhóm. Hoàn thành nội dung theo phiếu học tập sau:
- Dân số năm 2005 : ............đứng thứ.................thế giới.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ngày càng ......................, chỉ còn......................% (năm 2005). Từ năm 2005 đến năm 2006 dân số tăng thêm........, dân số thành thị tăng....................so với dân số nông thôn.
--> Thuận lợi : .......................................................................................................................
Khó khăn : .......................................................................................................................
--> Biện pháp khắc phục :.......................................................................................................................
- Bước 2: Các nhóm trao đổi, thảo luận nội dung trong vòng 3 phút, điền nội dung vào phiếu học tập. GV chuẩn nội dung kiến thức.
III.Dân cư và xã hội
1.Dân cư
- Dân số năm 2005 : 1,3 tỉ người, đứng thứ nhất thế giới.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm, chỉ còn 0,6% (năm 2005). Từ năm 2005 đến năm 2006 dân số tăng thêm 7,8 triệu người, dân số thành thị tăng nhanh so với dân số nông thôn.
--> Thuận lợi : Nguồn nhân lực dồi dào, thị trường rộng lớn.
Khó khăn : Gánh nặng cho kinh tế ; tỉ lệ thất nghiệp cao, chất lượng cuộc sống thấp ; ô nhiễm môi trường....
--> Biện pháp khắc phục : Vận động nhân dân thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình ; xuất khẩu lao động....
Hoạt động 4: Tìm hiểu xã hội của Trung Quốc.
1.Mục tiêu
- Trình bày được nét nổi bật về xã hội của Trung Quốc
2. Thời gian: 5 phút
- Bước 1: GV đặt câu hỏi: Đọc mục III.2, kết hợp hiểu biết bản thân, hãy chứng minh Trung Quốc có nền văn minh lâu đời và nền giáo dục phát triển.
- Bước 2: GV cho HS xem các hình ảnh về công trình kiến trúc cổ của Trung Quốc.
- Bước 3: Một số HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức.
2. Xã hội
- Phát triển giáo dục: Tỉ lệ người lớn biết chữ từ 15 tuổi trở lên gần 90% (năm 2005) --> đội ngũ lao động có chất lượng cao.
- Một quốc gia có nền văn minh lâu đời.
+ Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: cung điện, lâu đài, đền, chùa...
+ nhiều phát minh quý giá: lụa tơ tằm, chữ viết, giấy, la bàn,...
--> Thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội (đặc biệt là du lịch).
4. Củng cố ( 3 phút)
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu 1. Phần lãnh thổ miền Đông Trung Quốc chiếm.
A. Gần 50% diện tích cả nước.
B. 50% diện tích cả nước.
C. Trên 50% diện tích cả nước.
D. 60% diện tích cả nước.
Câu 2. Nhận xét không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc là
A. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa mầu mỡ.
B. Dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.
C. Từ bắc xuống nam khí hậu chuyển từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.
D. Nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể.
Câu 3. Các đồng bằng miền Đông Trung Quốc theo thứ tự bắc xuống nam là
A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.
D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.
Câu 4. Đồng bằng thường chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc là
A. Đông Bắc. B. Hoa Bắc.
C. Hoa Trung. D. Hoa Nam.
Câu 5. Một đặc điểm lớn của địa hình Trung Quốc là
A. Thấp dần từ bắc xuống nam.
B. Thấp dần từ tây sang đông.
C. Cao dần từ bắc xuống nam.
D. Cao dần từ tây sang đông.
5. Giao bài tập và hướng dẫn về nhà (1 phút):
- Học bài
- Làm bài tập SGK chuẩn bị phần tiếp theo
Ngày soạn:
Ngày giảng: 11A1:.11A2:11A3:..................................
Tiết 25: KINH TẾ TRUNG QUỐC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số(1p)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Trình bày đặc điểm tự nhiên của Miền Đông Trung Quốc? Đánh giá những thuận lợi khó khăn của tự nhiên miền Đông trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội?
3. Nội dung:
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về nền kinh tế Trung Quốc
1.Mục tiêu
- Nắm được vài nét khái quát về nền kinh tế của Trung Quốc thông qua các chỉ số GDP, thu nhập bình quân đầu người.
- Phân tích và tổng hợp kiến thức.
2. Thời gian: 10 phút
- Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm (xem phiếu học tập các nhóm).
Phiếu học tập
+ Tốc độ tăng GDP...................thế giới: 8%.
+ Tổng sản phẩm trong nước.........năm 2004 đứng thứ.........thế giới.
+ Giá trị xuất khẩu đứng thứ............thế giới.
+ Cơ cấu GDP thay đổi theo hướng....................................................
+ Thu nhập bình quân đầu người......... ..........
--> Kinh tế phát triển...............
- Bước 2: HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau.
- Bước 3: Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức.
I.Khái quát nền kinh tế Trung Quốc
+ Tốc độ tăng GDPnhanh nhất thế giới: 8%.
+ Tổng sản phẩm trong nước cao năm 2004 đứng thứ bảy thế giới.
+ Giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới.
+ Cơ cấu GDP thay đổi theo hướng: Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III.
+ Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh.
--> Kinh tế phát triển nhanh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thay đổi trong giá trị GDP.
1.Mục tiêu
- Biết được tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới.
- Biết cách xử lí số liệu.
2.Thời gian:10 phút
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bảng 10.2, tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới.
- Bước 2: Đại diện HS lên bảng nêu cách tính và trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Bước 3: GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu vừa tính, nhận xét tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới.
- Bước 4: Các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức
II.Thay đổi trong giá trị GDP
Năm
1985
1995
2004
Thế giới
100
100
100
Trung Quốc
1,93
2,37
4,03
* Nhận xét:
- GDP của Trung Quốc tăng nhanh, sau 19 năm tăng gần 7 lần.
- Tỉ trọng GDP của Trung Quốc đóng góp vào GDP của thế giới liên qua các năm từ 1,93% năm 1985 tăng lên 4,03% năm 2004.
- Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về công nghiệp của Trung Quốc.
1.Mục tiêu
- Biết được chiến lược phát triển, thành tựu công nghiệp của Trung Quốc.
- Biết khai thác bảng số liệu thống kê.
2. Thời gian: 15 phút
- Bước 1: Cho HS đọc SGK mục II, quan sát bảng 10.1, hình 10.8, hãy hoàn thiện sơ đồ sau thể hiện chiến lược phát triển và các thành tựu của ngành công nghiệp Trung Quốc.
- Bước 2: HS trao đổi thảo luận trong 7 phút.
- Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: GV chuẩn kiến thức.
III.Các ngành kinh tế
1.Công nghiệp
a, Chiến lược phát triển công nghiệp
- Thay đổi cơ chế quản lí: các nhà máy được chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ.
- Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Hiện đại hóa trang thiết bị, sản xuất công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất công nghiệp.
b, Thành tựu
- Tập trung phát triển 5 ngành: chế tạo máy, hóa dầu, điện tử, sản xuất ô tô và xây dựng.
- Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới như: than, thép, xi măng, phân đạm.
- Sự phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao như: điện tử, tin học, cơ khí, chính xác, máy móc tự động..đã góp phần quyêt định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ Thần Châu V.
- Phát triển công nghiệp ở nông thôn.
c, Phân bố
- Các trung tâm công nghiệp đều tập trung ở miền Đông, hiện đang mở rộng sang phía Tây và sang phía Nam.
4. Củng cố ( 3 phút)
- Gv nhấn mạnh các kiến thức trọng tâm trong bài, giải đáp thắc mắc của học sinh
5. Giao bài tập và hướng dẫn về nhà (1 phút):
- Học bài
- Làm bài tập SGK chuẩn bị phần tiếp theo
Ngày soạn:
Ngày giảng: 11A1:.11A2:11A3:..................................
TIẾT 26 . KINH TẾ TRUNG QUỐC (TT)
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
Trình bày chiến lược phát triển kinh tế và thành tựu của nền kinh tế Trung Quốc.
3. Nội dung:
Hoạt động 1. Tìm hiểu về nông nghiệp của Trung quốc.
1. Mục tiêu:
- Biết được chiến lược phát triển trong nông nghiệp của Trung Quốc.
- Biết được thành tựu của nền nông nghiệp Trung quốc.
- Biết được thuận lợi và khó khăn trong nông nghiệp.
- Hiểu được bức tranh phân bố nông nghiệp.
2. Thời gian: 15 phút
Bước 1. Giáo viên cho học sinh đọc sgk mục II.2, kết hợp quan sát hình 10.9 hoàn thiện dàn ý sau:
- Chiến lược phát triển nông nghiệp
- Thành tựu
- Phân bố
Bước 2. HS trao đổi hoàn thành phiếu trong vòng 7p
Bước 3. Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV chốt lại kiến thức.
Bước 4. GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi;
- Giải thích sự khác biệt trong phân bố nông nghiệp giữa hai miền Đông và miền Tây.
- Những thuận lợi và khó khăn mà nông nghiệp Trung Quốc gặp phải.
Bước 5. Gv chuẩn kiến thức
2.Nông nghiệp
a, Biện pháp phát triển nông nghiệp
- Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: đường giao thông, hệ thống thủy lợi....
- Áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng giống mới, máy móc, thiết bị hiện đại...
b, Thành tựu
- Một số sản phẩm nông nghiệp có sản lượng đứng đầu thế giới: lương thực, bông, thịt lợn...
- Ngành trồng trọt đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Nông sản phong phú: lúa mì, ngô, khoai tây, lúa gạo, chè....
c, Phân bố
- Nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng ở miền Đông.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thay đổi sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc.
1.Mục tiêu
- Biết được sự tăng giảm của sản lượng nông sản qua các năm.
- Nhận xét được sự thay đổi một số sản lượng nông sản qua các năm.
2.Thời gian: 5 phút
- Bước 1: HS điền vào bảng sau sự tăng giảm sản lượng nông sản của Trung Quốc qua các năm. (Đơn vị: triệu tấn ; tăng: + ; giảm: -).
- Bước 2: HS nhận xét sự thay đổi sản lượng một số nông sản của Trung Quốc qua các năm. GV chuẩn kiến thức.
Nhận xét:
- Từ năm 1985-2004: các nông sản của Trung Quốc đều tăng sản lượng (dẫn chứng).
- Giai đoạn 1995-2000: Một số nông sản giảm sản lượng (dẫn chứng).
- Một số nông sản co sản lượng cao nhất thế giới (dẫn chứng).
Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu.
1.Mục tiêu
- Biết được cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc và sự thay đổi của Trung Quốc qua các năm.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu.
2. Thời gian: 10 phút
- Bước 1: HS đọc yêu cầu của mục III, trình bày cách vẽ biểu đồ cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc.
Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức.
- Bước 2: 2 HS lên bảng vẽ biểu đồ, các HS khác vẽ và vở. GV đôn đốc HS làm bài.
- Bước 3: Một HS nhận xét sự thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc. Các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức.
* Vẽ biểu đồ: 3 hình tròn có bán kính bằng nhau. Yêu cầu có tên biểu đồ, chú giải, chia tỉ lệ chính xác.
* Nhận xét:
- Năm 1985, Trung Quốc nhập siêu (21,4%), các năm 1995, 2004, Trung Quốc xuất siêu.
- Cán cân xuất, nhập khẩu những năm gần đây luôn dương, chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc.
Hoạt động 4: Tìm hiểu mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam.
1.Mục tiêu
Hiểu được mối quan hệ giữa Trung Quốc - Việt Nam. Các hình thức hợp tác giữa hai nước.
2. Thời gian: 5 phút
- Bước 1: GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục III, cho biết các hình thức hợp tác giữa
Trung Quốc - Việt Nam. Việc mở rộng quan hệ với Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta ?
- Bước 2: Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức.
VI.Mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam
- Trung Quốc - Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
- Kim ngạch thương mại tăng nhanh.
4. Củng cố (3 phút):
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Hiện đại hóa nông nghiệp Trung Quốc nhằm mục tiêu chủ yếu:
a. Dẫn đầu thế giới về sản lượng một số nông sản.
b. Đảm bảo lương thực cho nhân dân, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
c. Tạo nguồn hàng xuất khẩu để thu ngoại tệ.
d. Phát huy tiềm năng của tự nhiên.
Câu 2. Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc phân bố tập trung ở vùng:
a. Vùng phía Tây Bắc. c. Vùng Đông Bắc.
b. Vùng Tây Nam. d. Vùng Đông Nam.
Câu 3. Những ngành công nghiệp được Trung Quốc ưu tiên phát triển trong chính sách công nghiệp mới là :
a. Công nghiệp dệt may, chế biến lương thực - thực phẩm.
b. Công nghiệp khai thác, luyện kim.
c. Công nghiệp chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
d. Công nghiệp năng lượng, viễn thông.
Câu 4. Biện pháp nào sau đây Trung Quốc đã không áp dụng trong quá trình hiện đại hóa công nghiệp :
a. Giao quyền chủ động cho các xí nghiệp.
b. Huy động toàn dân sản xuất công nghiệp.
c. Thực hiện chính sách mở cửa.
d. Hiện đại hóa trang thiết bị cho các ngành công nghiệp.
Câu 5. Hiện nay quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam được thể hiện qua 16 chữ vàng, đó là:..
( "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai")
5. Giao bài tập và hướng dẫn về nhà (1 phút):
- Học bài
- Chuẩn bị bài 11. Khu vực Đông Nam Á
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 10 Cong hoa nhan dan Trung Hoa Trung Quoc_12343868.doc