Ngất là phản ứng bảo vệ cơ thể
Thực chất ngất chỉ là một cơ chế bảo vệ cơ thể. Khi ngất, cơ thể sẽ tạm ngừng hoạt động để bổ sung máu và oxi nhằm phục hồi sức khỏe. Vì vậy, khi xảy ra tai nạn biết cách sơ cứu tại chỗ là vô cùng quan trọng. Khi bị ngất phải đưa người bệnh ra chỗ thoáng mát, đặt đầu nằm cao, nghiêng về một bên. Sau đó thực hiện các động tác bấm huyệt giúp người bệnh có thể mau chóng tỉnh dậy. Khi thấy những biểu hiện tím tái thì phải đưa đến các cơ sỏ y tế gần nhất để cấp cứu. Nếu bị đột quỵ trong thời tiết lạnh, ngay lập tức phải nới lỏng quần áo tạo điều kiện cho máu lưu thông, xoa dầu, làm nóng những vùng nhạy cảm trên cơ thể như hai gan bàn chân, hai lòng bàn tay, thái dương, vùng ức (ngực) rồi chuyển ngay bệnh nhân vào khu vực ấm, kín gió và cho uống một cốc trà đường để tăng đường huyết. Ngược lại, nếu người bệnh bị đột quỵ khi thời tiết nắng nóng thì rất có thể đó là trường hợp bị cảm nắng (say nắng). Biện pháp cấp cứu là để bệnh nhân nằm tại chỗ tạo bóng râm, quạt mát (tăng cường oxy) và chờ bệnh nhân hồi phục thì mới tiến hành đưa đi trạm xá. Tuyệt đối tránh việc xốc ngay bệnh nhân bị cảm nắng đưa đi cấp cứu, bởi lúc này các mạch máu đang căng và cố bơm máu để phục hồi. Nếu bị vận động đột ngột có thể dẫn đến hiện tượng sốc do trụy tim.
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Hiện tượng ngất trong học tập và hoạt động thể dục thể thao cách xử lý và phòng tránh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề:
HIỆN TƯỢNG NGẤT TRONG HỌC TẬP VÀ HOẠT ĐỘNG TDTT
CÁCH XỬ LÝ VÀ PHÒNG TRÁNH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Là giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn thể dục, huấn luyện các đội tuyển điền kinh và thể thao, nên thường xuyên gặp các hiện tượng học sinh bị ngất khi tham gia tập luyện, gây tổn hại đến sức khoẻ và thành tích trong học tập của học sinh. Do đó để hạn chế và khắc phục hiện tượng nói trên tôi xin đề cập đến cách xử lý và phòng tránh hiện tượng ngất trong tập luyện ở học sinh.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Thực tế, khi gặp trường hợp học sinh bị ngất chung ta thường cho rằng trước khi tập luyện học sinh không tham gia khởi động hoặc khởi động không tich cực. Rất ít giáo viên điều tra xem học sinh đó ngất do nguyên nhân gì? Tại sao lại ngất? Sức khoẻ của học sinh đó như thế nào?...........
III. CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ
Gồm 2 phần:
Phần 1: Hiện tượng học sinh ngất trong khi học tập và rèn luyện
Phần 2: Cách xử lý và phòng tránh khi bị ngất.
IV. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Đặt vấn đề:
Bộ môn TDTT có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống các trường học nói chung và bậc THPT nói riêng. Nó là một trong năm mặt giáo dục hiện nay: Đức – Trí – Thể - Mĩ – Lao động. TDTT đã góp phần tích cực để giáo dục rèn luyện học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, có tinh thần sáng suốt, minh mẫn, có thể chất cường tráng. Tuy nhiên trong thực tế chúng ta đã gặp rật nhiều trường hợp không những trong giờ học thể dục mà cả trong khi học văn hoá học sinh bị ngất, đột quỵ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí là tử vong.
2. Giải quyết vấn đề:
Phần 1: Hiện tượng học sinh ngất trong khi học tập và rèn luyện
Khi học sinh hoạt động thể lực với cường độ rất mạnh, tập luyện làm tăng trương lực giao cảm mạn tính nhưng làm giảm sự điều chỉnh của các thụ thể nhạy cảm áp lực và có thể gây phản xạ thần kinh tim. Khi tham gia tập luyện nội dung chạy bền có thể bị ngất do mất nước hoặc hạ huyết áp trong khi gắng sức kéo dài hay lúc kết thúc chạy, khi ngừng gắng sức sẽ làm giãn mạch ngoại biên tối đa, cơ bị giãn ra và huyết áp giảm xuống có thể gây ra ngất. Những hiện tượng này cũng thường gặp do vậy không nên lo lắng và cũng không cần làm bất cứ xét nghiệm gì. Rất ít gặp học sinh ngất do nguyên nhân lành tính như do tác động tâm lý mạnh, thậm chí khi đã hoạt động gắng sức liên tục và kéo dài. Ngất trong gắng sức thường có xu hướng liên quan đến các nguyên nhân rối loạn nhịp tim ác tính. Ngất không do tim mạch bao gồm đáp ứng thần kinh với gắng sức, mất nước, tăng thông khí, nghiệm pháp valsalva như trong đẩy tạ và các chất trung gian lưu hành trong máu (histamin, serotonin). Những thay đổi của ngất do thần kinh tim khi gắng sức là qua trung gian thần kinh gây hạ huyết áp và làm nhịp tim chậm. Khi học sinh bị ngất chúng ta cần tìm hiểu những người chứng kiến cơn ngất của bệnh nhân. Cơn ngất cần được đánh giá kỹ lưỡng:
Cơn ngất đơn độc hay tái phát?
Ngất xảy ra khi đang nghỉ ngơi hay đang vận động?
Tư thế xuất hiện cơn ngất?
Ngất xuất hiện lúc bắt đầu tập luyện, đang luyện tập hay kết thúc luyện tập?
Triệu chứng nào nổi bật nhất: đánh trống ngực, toát mồ hôi, đau ngực..., có bệnh lý cấp tính kèm theo không?
Khởi phát thế nào? bệnh nhân có thay đổi chế độ ăn hay có dùng thuốc gì không? có bị ảnh hưởng bởi cảm xúc hay không? có tím không? mạch còn hay mất? hồi phục ngay hay cơn ngất kéo dài? Nếu ngất kéo dài cần xem xét các nguyên nhân như hẹp van động mạch chủ hay cơ tim phì đại.
Ngất có thể giống như động kinh hoặc hạ đường huyết, do vậy cũng cần phải phân biệt và loại trừ. Khám lâm sàng cần tập trung vào các dấu hiệu khi thay đổi tư thế (ngồi và đứng) và khám toàn bộ tim mạch và thần kinh.
Học căng + sinh hoạt không điều độ = ngất
Điều tra ở học sinh các lớp đang giảng dạy 11A, 11A3, 11A4, 10A2 cho thấy:
- Gần 90% em được hỏi không tập thể dục thường xuyên từ 30-45 phút/ngày. Do thiếu vận động thể lực nên khi bị căng thẳng như làm bài kiểm tra, tần số tim mạch, huyết áp tăng, nhưng tần số hô hấp chậm lại, cơ thể sẽ bị thiếu máu não, thiếu oxy não, thiếu năng lượng cho não.
- Sinh hoạt, ăn uống chưa hợp lý. 49,7% em được hỏi chỉ ăn điểm tâm sau vài tiết học đầu. Qua một đêm, bao tử không còn thức ăn, các men proteinlasa, pepsinosa có thể sẽ chuyển hóa niêm mạc bao tử làm cho việc hấp thu, chuyển hóa thức ăn kém, không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, nhất là cho não (não không có năng lượng dự trữ như ở cơ bắp), nên dẫn đến hạ đường huyết, hạ canxi huyết, khiến cơ thể giảm hoạt động, hoặc choáng, ngất khi quá suy yếu.
- Học sinh ít uống nước hoặc không dám uống nước do sợ mắc tiểu tiện trong giờ học. Mỗi ngày uống nước ít hơn 1 – 1,5 lít nước. Trong cơ thể người, thành phần máu có 54% huyết tương, 45% hồng cầu, 1% tiểu cầu và bạch cầu. Do vậy, cơ thể luôn cần nước để “vận hành” chất dinh dưỡng đến các bộ phần cần thiết và đào thải chất độc hại.
- 41% em được hỏi ngủ ít, chỉ 4-6 giờ/ngày. Ngủ chính là giải pháp bảo vệ thần kinh và trí óc, khi cơ thể mệt mỏi do hoạt động, cần phải có giai đoạn nghỉ ngơi. Thiếu ngủ, cơ thể sẽ bị suy nhược và dẫn đến choáng, ngất khi không thể chống đỡ nổi với sự thay đổi đột ngột của các điều kiện ngoại cảnh: căng thẳng tâm lý, áp suất không khí, nhiệt độ môi trường
- Sinh lý, nội tiết không ổn định: Chu kỳ kinh nguyệt ngắn, thời gian hành kinh bị kéo dài (tỷ lệ 56%). Các em không bổ sung các khoáng chất, dẫn đến tình trạng thiếu các vi chất như can-xi, ma-nhê
Theo ông Phan Quốc Chiến, Phó phòng Thể dục Thể thao Quần chúng, Viện Khoa học Thể dục Thể thao, có nhiều nguyên nhân khiến học sinh bị đột quỵ, ngất trong hoặc sau khi vận động, trước hết là do bệnh lý, đặc biệt là bệnh tim mạch, hô hấp (như bệnh hen). Lượng vận động của một người bình thường sẽ là quá tải đối với những em này, tuy nhiên, ngay cả học sinh không hề có bệnh tật gì cũng có nguy cơ gặp các tai biến trên. Chẳng hạn, nếu hôm đó không ăn sáng, học sinh có thể bị hạ đường huyết do quá đói. Hoặc tối hôm trước, học sinh thức quá khuya học bài hay tham gia cuộc vui với bạn bè thì khi đi học sẽ rất mỏi mệt. Thường các em không coi sự mệt mỏi này là quan trọng, mặt khác, vào giờ thi thể dục, sức ép phải đạt thành tích để lấy điểm khiến trẻ gắng sức và có thể ngất xỉu, đột quỵ nếu không được xử lý đúng cách cũng có nguy cơ tử vong. Nhiều học sinh thường ngày rất ít vận động, khi vào giờ thể dục lại phải vận động mạnh nên không quen. Tập một lúc, thấy mệt đứt hơi, các em dừng ngay lại, hoặc ngồi thụp xuống nên bị ngất xỉu,
Ngất là phản ứng bảo vệ cơ thể
Thực chất ngất chỉ là một cơ chế bảo vệ cơ thể. Khi ngất, cơ thể sẽ tạm ngừng hoạt động để bổ sung máu và oxi nhằm phục hồi sức khỏe. Vì vậy, khi xảy ra tai nạn biết cách sơ cứu tại chỗ là vô cùng quan trọng. Khi bị ngất phải đưa người bệnh ra chỗ thoáng mát, đặt đầu nằm cao, nghiêng về một bên. Sau đó thực hiện các động tác bấm huyệt giúp người bệnh có thể mau chóng tỉnh dậy. Khi thấy những biểu hiện tím tái thì phải đưa đến các cơ sỏ y tế gần nhất để cấp cứu. Nếu bị đột quỵ trong thời tiết lạnh, ngay lập tức phải nới lỏng quần áo tạo điều kiện cho máu lưu thông, xoa dầu, làm nóng những vùng nhạy cảm trên cơ thể như hai gan bàn chân, hai lòng bàn tay, thái dương, vùng ức (ngực) rồi chuyển ngay bệnh nhân vào khu vực ấm, kín gió và cho uống một cốc trà đường để tăng đường huyết. Ngược lại, nếu người bệnh bị đột quỵ khi thời tiết nắng nóng thì rất có thể đó là trường hợp bị cảm nắng (say nắng). Biện pháp cấp cứu là để bệnh nhân nằm tại chỗ tạo bóng râm, quạt mát (tăng cường oxy) và chờ bệnh nhân hồi phục thì mới tiến hành đưa đi trạm xá. Tuyệt đối tránh việc xốc ngay bệnh nhân bị cảm nắng đưa đi cấp cứu, bởi lúc này các mạch máu đang căng và cố bơm máu để phục hồi. Nếu bị vận động đột ngột có thể dẫn đến hiện tượng sốc do trụy tim.
Phần 2: Cách xử lý và phòng tránh.
Cần tập luyện để nâng cao thể lực
- Vận động liên tục, vừa sức, có hệ thống, có khoa học. Chú ý phát triển tố chất sức bền (mỗi ngày tập luyện ít nhất 30-45 phút). Điều này giúp tăng tần số hô hấp, tần số tim mạch, quá trình đồng hóa tăng, dị hóa giảm. Để có thể thực hiện được vận động, luyện tập hợp lý không ảnh hưởng đến thời gian, không cần dụng cụ, sân bãi. Những phương pháp và nội dung tập luyện hợp lý mà có hiệu quả cao như: tập nhảy dây đơn, chạy tại chỗ, chạy vòng số 8 trong phòng với hai vật chuẩn như ghế, vòng phấn Chạy kết hợp các bài thể dục nhịp điệu đã được học.
- Thường xuyên ăn sáng đầy đủ trước khi đến trường.
- Uống nước đầy đủ theo nhu cầu từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để khỏi bị tụt huyết áp.
- Nghỉ ngơi hợp lý: ngủ từ 7-9 giờ/ngày để bảo vệ tế bào thần kinh và cơ thể có thời gian phục hồi.
- Bổ sung khoáng chất như 1.000-1.500mg can-xi/ngày.
- Các biện pháp nêu trên được thực hiện đồng bộ, thường xuyên. Nhà trường và Sở Y tế nên cung cấp cho phòng y tế trường phổ thông những dược phẩm cần thiết: đường gluco, canxi, thuốc tăng tuần hoàn não để sơ cấp cứu ban đầu các trường hợp choáng, ngất trong giờ học.
Những lưu ý khi học thể dục:
- Để tránh sự cố sức khỏe trong giờ thể dục, cả phụ huynh, thầy giáo và cả chính học sinh đều phải cẩn thận.
- Về phía bố mẹ: Nên cho con đi khám sức khỏe tổng quát, nếu có bệnh lý thì cần báo với nhà trường, thầy giáo thể dục để có cách học riêng hợp lý.
- Giáo viên: Luôn quan sát học sinh cả trước, trong và sau khi khi học sinh vận động, những em có vẻ mệt mỏi, sắc mặt kém tươi nên được giảm "liều lượng" tập luyện hoặc cho nghỉ, nếu thấy học sinh thường xuyên chỉ vận động nhẹ mà vẫn rất mệt, nên động viên các em đi khám.
- Khi học sinh đang tập, nếu thấy mặt tái, thần sắc kém đi thì nên cho dừng và gọi bộ phận y tế để kiểm tra mạch để nếu cần cấp cứu thì được thực hiện kịp thời, nếu không, nên cho học sinh nghỉ ngơi nơi thoáng mát, uống nước chè gừng có đường cho hồi dần.
- Điều chỉnh cường độ tập theo thể trạng của từng học sinh và điều kiện môi trường, chẳng hạn, những hôm trời nóng, có thể giảm bớt liều lượng và thời gian vận động.
- Học sinh: Những hôm có giờ thể dục nhất thiết phải ăn sáng, buổi tối trước đó không nên thức khuya hay có hoạt động quá mạnh, nếu thấy mệt, nên nói với giáo viên. Trong khi tập, nếu thấy khó thở, chóng mặt, hoa mắt, bủn rủn thì nên giảm dần vận động để dừng lại, báo cho thầy cô biết, không nên dừng lại hoặc ngồi thụp xuống một cách đột ngột vì rất dễ bị đột quỵ. Ngoài những giờ thể dục, cần có thói quen vận động thân thể thường xuyên. Như vậy, học sinh sẽ thực hiện các bài tập, bài thi ở trường một cách nhẹ nhàng và an toàn.
Trường hợp đang tập, HS bị ngất thì xử trí như thế nào?
- Khi HS bị ngất phải sơ cứu ngay: Để HS nằm chỗ thoáng mát, thông thoáng, tìm phương tiện nhanh nhất để đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Phải xác định được nguyên nhân bị ngất do cái gì để có xử trí thích hợp.
Nguyên nhân thường gặp nhất là bị say nắng nóng, lúc đó phải để HS nằm chỗ thoáng mát, cho uống nước chanh đường hoặc trà đường, quạt mát hoặc lau mát cơ thể, mặt mũi, chân tay...
Nguyên nhân thứ hai có thể gặp là bị hạ đường huyết do không ăn sáng hoặc lười ăn sáng. Dấu hiệu để nhận biết hạ đường huyết là HS bị bủn rủn chân tay, vã mồ hôi. Xử trí ban đầu cũng cho uống nước đường, nếu hạ đường huyết thì sẽ khỏi ngay sau đấy.
Nguyên nhân thứ ba là do bệnh lý có sẵn, mà thường gặp nhất là HS bị bệnh tim mạch hoặc bệnh phổi tiềm tàng, sau khi vận động thể lực một thời gian ngắn sẽ có biểu hiện mệt và khó thở, không thể vận động tiếp tục được nữa.
Với những trường hợp này thì giáo viên phải cho ngừng ngay tập thể dục, cho HS ngồi nghỉ hoặc nằm kê cao đầu ở nơi thoáng mát và thông khí tốt, tìm phương tiện nhanh nhất để đưa HS đến cơ sở y tế gần nhất.
V. KẾT LUẬN:
- Trên đây là một số kinh nghiệm đúc rút khi tham gia giảng dạy, tôi mạnh dạn báo cáo trước tổ chuyên môn, để áp dụng vào thực tế giảng dạy rất cần các ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, nhằm mục đích góp phần khắc phục được hiện tượng choáng ngất ở học sinh nhằm nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy bộ môn.
Xin chân thành cảm ơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- The duc 12ngat trong hoc tap_12480892.doc