Vào thời điểm đất khô, thiếu nước tưới nếu bón phân sẽ gây lãng phí và có thể gây hại cho cây. Quan trọng nhất là phân đạm, khi bón phân tưới qua một vài lần tưởng rằng phân đã thấm sâu vào đất và cây đã hấp thụ hết. Thực tế, cây chỉ hấp thụ một phần, phần lớn còn lại nếu đất bị khô, khí hậu nóng hoặc nắng lâu ngày đạm chất sẽ bị hốc hơi.
Để phát huy tác dụng của phân bón, khi đã bón phân thì phải tưới một lượng nước vừa đủ và liên tục được giữ ẩm (nhất là vào mùa nắng) để cây hấp thụ được phân và tránh những mất thoát đáng tiếc. Vào mùa mưa, ở những vùng đồng bằng, liếp thường nhỏ, bón phân xong nếu bị mưa to dễ bị rửa trôi (nhất là ở vùng đất có kết cấu bề mặt quá chặt). Do đó, phải tìm cách để cho phân ngấm sâu vào đất.
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4591 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kỹ thuật canh tác cây sầu riêng tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lấy đất từ mương lên đấp liếp và lấy đất từ liếp lên đấp mô là một phương pháp được nhiều người sử dụng và đạt nhiều hiệu quả hơn.
1.3.2.3 Tỉa cành tạo tán
Cành cây Sầu riêng mọc rất đặc biệt, chỉ nằm dè ra không mọc hướng lên trên. nên tạo hình tốt (dang các tay nhánh ra) cho cây sầu riêng sẽ thuận lợi cho ra hoa kết trái, làm cho cây có bộ khung cành khỏe, hoa trái đều khắp và đều hàng năm, giảm thiệt hại do sâu bệnh, gió bão.
Tỉa cành, tạo dáng giúp cho cây được thoáng, cành lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp và hạn chế được sâu bệnh. Giúp cho cây khỏi phải nuôi những cành ăn hại, tốn hao chất dinh dưỡng mà không có lợi. Loại những cành già nằm gần mặt đất nhằm ngăn ngừa bùn đất, phân bón bám vào cành lá tạo môi trường tốt cho vi sinh vật gây hại như các loại nấm, tảo làm hạn chế sự hấp thu, bài tiết và quang hợp ở các bộ phận đó.
Đối với Sầu riêng còn nhỏ ta nên tỉa bỏ các cành mọc quá gần mặt đất sao cho khi cây cho trái cành ở độ cao ít nhất là 1 m. Ngoài ra, ở vị trí nào đó trên thân chính không để mọc ra 2,3 cành vì cây sẽ bị chẻ 2,3 khi đeo nhiều quả.
Bỏ các cành ốm yếu, cành sâu bệnh, cành già, cành mọc không đúng hướng. Chỉ để 1 ngọn. Nhưng thường ta không cắt ngọn cây sầu riêng, vì dáng cây sầu riêng giống như cây Noel mà người phương Tây, tín đồ Công giáo rất thích.
Khoảng cách trên thân chính của các cành, khi cây nhỏ nên để thưa 8 – 10 cm, khi cây lớn khoảng cách không nên để dưới 30cm.
Sầu riêng kết trái trên thân, cả cành nhỏ lẫn cành lớn không ra hoa ở ngọn. Vì vậy chỉ để lại cành khỏe, có thể chia ra 3 lần cắt tỉa:
- Lần 1: Sau khi thu hoạch xong, cắt cành khô, cành bệnh, cành gầy yếu, cành kiệt sức vì đã ra nhiều trái.
- Lần 2: Trước khi bón phân lần thứ 2.
- Lần 3: Khi sầu riêng đã có trái bằng trái quít, trước tuần thứ 6 khi đậu trái, đồng thời với cắt tỉa trái, dồn thức ăn cho những trái còn lại.
Một số khuyến cáo về những cành nên tỉa: Cành mọc đứng, cành bẻ vào trong tán, cành ốm yếu, cành sâu bệnh, cành mọc quá gần mặt đất
Các cành cần giữ lại: Cành mọc ngang, cành khõe mạnh, cành ở độ cao 1m so với mặt đất.
Đốn tỉa bớt các cành cấp 1. Nên phân tầng, mỗi tầng có khoảng 3 – 4 cành cấp 1. Tầng nọ cách cành kia 40 – 60cm ( đối với những cây trưởng thành). Các cành cấp 2,3, . . . dầy đặc, phải tỉa bỏ bớt.
Hoa sầu riêng rất nhiều, cây không có sức nuôi hết, bên cạnh việc tỉa cành tạo tán ta cũng phải tỉa bớt hoa. Hoa ra 2 – 3 đợt một năm. Nếu ra 3 đợt, có thể tỉa bớt hoa đợt 1 và hoa đợt 3, có thể kết những quả chín sớm và muộn thường bán giá cao hơn.
Khi tỉa hoa, phải tùy theo giống. Bắt đầu tỉa hoa 30 – 35 ngày sau khi hoa nở. Khi đã đậu quả, lại cắt bỏ một số trái chỉ để lại mỗi cành 3 – 5 trái. Các loại trái cần tỉa bỏ là trái dày đặc, trái méo mó, trái sâu bệnh.
Việc tổng vệ sinh vườn cây sau khi tỉa cành, hoa, trái tạo tán là công việc cần thiết nhằm loại bỏ xác cành, lá đồng thời tiêu diệt các vi sinh vật có hại cho cây. Dùng 1 kg vôi pha với 25 lít nước phun ướt toàn bộ thân, cành nhằm tiêu diệt các mầm bệnh tồn lưu trên cây. Bón thêm 1 – 2 kg vôi để nâng độ pH của đất lên, giúp tăng cường hoạt động của các vi sinh vật có ích, hạn chế sự phát triển của các VSV có hại.
1.3.2.4 Tưới nước, tủ gốc giữ ẩm
Đất xung quanh mô trồng phải được giữ ẩm vào mùa khô và mùa mưa phải ráo. Có thể quan sát độ ẩm của đất bằng cách bới sâu xuống khoảng 10- 20cm, lấy ít đất lên vo thành viên được là tốt. Vo thành viên không được quá ẩm hoặc bời rời là thiếu.
Cây rất cần nước, bởi vì đây là môi trường phải có để các phản ứng sinh hóa xảy ra.
Sầu riêng mới trồng nên tưới ngày một lần trong khoảng 4 tháng. Sau đó chỉ tưới khi gặp hạn. Trong những tuần lễ đầu, nếu thời tiết nóng bức hay quá nắng, nên tưới ướt thân và lá (lúc trưa và xế chiều) để tránh mất nước ở cây. Nếu trồng đại trà ở những vùng thiếu nước nên dùng bình xịt để tưới vừa nhanh, vừa tiết kiệm được nước. Trời mát mẻ hay có mưa không cần tưới.
Nên sử dụng nguồn nước sạch để tưới. Tránh tưới nước có độ phèn cao (độ pH quá thấp) hay nước có hàm lượng muối khoáng quá nhiều. Nguồn nước ao tù, nước bùn,… dùng tưới phải tránh dính lên thân lá sẽ làm môi trường thuận lợi cho nấm địa y phát triển.
Tủ gốc bằng rơm, cỏ khô sẽ bớt được công tưới; nhưng mùa mưa nên bỏ rơm tủ đi vì dễ gây bệnh và cũng là ổ chứa mối hại cây sầu riêng.
Khi ra hoa kết trái, cây sầu riêng cần ẩm, thời kỳ này ở miền Nam đang là mùa khô nên cần tưới, nhưng tưới nhiều sẽ làm rụng hoa quả và cơm sầu riêng có thể nhão.
1.3.2.5 Bón phân
Phương pháp cung cấp phân được giới thiệu sau đây dựa vào kinh nghiệm và một số tài liệu tham khảo của nước ngoài.
1.3.2.5.1 Nguyên tắc cung cấp phân
Phân bón bao gồm phân vô cơ (phân hóa học) và phân hữu cơ (phân xanh, phân chuồng, phân ruốc …) cung cấp cho cây trồng là nhằm tăng nguồn dinh dưỡng dự trữ cho cây trong đất. Cây không thể hấp thụ chất dinh dưỡng trực tiếp từ phân (đặc biệt là phân vô cơ) mà phải thông qua yếu tố cơ bản rất đặc biệt là đất và nước.
Mỗi gian đoạn sinh trưởng của cây luôn đi kèm với quá trình sinh lý nhất định. Do vậy, muốn cung cấp phân cho cây có hiệu quả nên tuân thủ nguyên tắc.
Bón phân có định kỳ :
Cây còn nhiều chất dinh dưỡng, nhất là lúc ra chồi non, lá non, ra hoa, mang trái. Nên cần bón thúc phân cho cây khi lá đã già hay sau mùa thu hoạch trái và sau đó thường xuyên bón bổ sung. Thời gian từ ra hoa đến trái chín của sầu riêng khoảng 16- 18 tuần. Giai đoạn làm cơm cần nhiều chất dinh dưỡng hơn giai đoạn cuối, nên bón phân trước khi trái hình thành cơm.
Bón đúng và bón đủ :
▪ Mỗi giai đoạn và sinh trưởng nhu cầu chất dinh dưỡng có khác nhau. Cung cấp
nhiều đạm cây sẽ giảm ra hoa, trái dễ bị rụng, hương vị phẩm chất giảm.
▪ Phải cung cấp đủ lượng phân dự trữ trong đất để cây phát triển và có năng suất cao. Thiếu phân cây ngừng sinh trưởng, phát dục không hoàn chỉnh, năng suất kém .
▪ Ngược lại, cây thừa phân sẽ làm bộ rễ tổn hại, tình trạng nặng cây sẽ bị chết. Bón nhiều phân trong thời gian ngắn ở giai đoạn mang trái sẽ làm rụng trái hàng loạt …Tốt nhất là bón vừa đủ theo định kỳ sinh trưởng của cây.
Bón để nuôi cây :
Vào thời điểm đất khô, thiếu nước tưới nếu bón phân sẽ gây lãng phí và có thể gây hại cho cây. Quan trọng nhất là phân đạm, khi bón phân tưới qua một vài lần tưởng rằng phân đã thấm sâu vào đất và cây đã hấp thụ hết. Thực tế, cây chỉ hấp thụ một phần, phần lớn còn lại nếu đất bị khô, khí hậu nóng hoặc nắng lâu ngày đạm chất sẽ bị hốc hơi.
Để phát huy tác dụng của phân bón, khi đã bón phân thì phải tưới một lượng nước vừa đủ và liên tục được giữ ẩm (nhất là vào mùa nắng) để cây hấp thụ được phân và tránh những mất thoát đáng tiếc. Vào mùa mưa, ở những vùng đồng bằng, liếp thường nhỏ, bón phân xong nếu bị mưa to dễ bị rửa trôi (nhất là ở vùng đất có kết cấu bề mặt quá chặt). Do đó, phải tìm cách để cho phân ngấm sâu vào đất.
1.3.2.5.2 Sử dụng phân hữu cơ
- Các loại phân hữu cơ thông dụng :
Phân hữu cơ là các loại phân xanh, phân chuồng, phân ruốc, phân dơi … Phân chuồng, phân rác, phân xanh trước khi sử dụng phải ủ cho hoai mục. Phân chưa hoai mục có nhiều vi sinh vật có hại cho cây trồng hoặc khi các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ để tạo thành chất mùn sẽ sinh nhiệt (có thể lên trên 550C) làm tổn hại bộ rễ.
Phân hữu cơ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rất có giá trị. Giúp cải tạo đất rất tốt, làm đất có kết cấu tơi xốp hơn, tăng độ phì của đất (không làm chai đất như phân vô cơ).
Cách bón :
▪ Dùng phân xanh, phân chuồng bón xung quanh tán cây :
Đào hố ngang 10- 30cm, sâu 10- 30cm xung quanh tán cây. Nếu phân ít có thể đào phân nửa hơn một phần ba tán cây. Cho phân xuống rãnh và lấp đất lại. Nên kết hợp với việc bón phân hóa học, nhất là ở giai đoạn bón thúc, làm cho cây phát triển nhanh hơn và tránh được sự lãng phí do bốc hơi hay bị rửa trôi.
▪ Dùng phân cá, phân ruốc, phân dơi :
Có thể kết hợp với phân xanh, phân chuồng để bón như trên theo định kỳ. Cây chưa cho trái nên bón định kỳ 6 tháng một lần (đầu mùa mưa bón một lần và đầu mùa nắng bón một lần). Cây đã cho trái nên bón vào giai đoạn trước nửa tháng ở đợt thu hoạch trái sau cùng.
Có thể ngâm với phân hóa học để lấy nước tưới thường xuyên cho cây 10- 15 ngày/lần, giúp cây phát triển nhanh.
+ Có thể dùng lu, khạp, hủ … đựng khoảng 2 giạ phân cá, phân ruốc (có thể trộn thêm phân dơi), 2 kg phân DAP, 200g- 800g phân Kali (nên dùng Sulfat Kali K2SO4) hoặc 2,5kg phân NPK 16.16.8 … đổ nước vào cho ngập và ngâm sau 2 tuần lễ thì sử dụng được. Thỉnh thoảng quậy lên cho mau rã.
+ Dùng khoảng 100cc nước phân (1/3 lon sữa bò) pha với 10 lít nước để tưới cho 5-10 cây con. Nên tưới vào chiều mát và sáng hôm sau, tưới xả lại bằng nước sạch. Cây trồng sau 10 ngày có thể tưới phân được.
Cây lớn tăng lượng phân lên khoảng 50cc (1/2 lon sữa bò) pha 10 lít. Tưới từ 5 lít đến 40- 50 lít cho một cây. Chu kỳ tưới khoảng 1 tháng/ 1 lần.
1.3.2.5.3 Sử dụng phân hóa học
▪ Cách bón :
Cây con trồng cao khoảng 50cm có thể bón phân hóa học như NPK, DAP hoặc trộn lẫn hỗn hợp Urê, Lân và Kali theo tỷ lệ 3-4-3 cho vùng đất có độ phì nhiêu trung bình ở đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ 2-3-5 cho vùng đất xám hay đất đỏ Bazan. Sầu riêng ở giai đoạn trưởng thành cần nhiều Kali, tùy vùng đất mà xác lập tỷ lệ NPK bón cho hợp lý, lượng phân bón cho cây phải đảm bảo cho nhu cầu tăng trưởng ở các giai đoạn. bảng sau đây chỉ lượng phân sử dụng tương ứng với sự phát triển của cây.
(a): Bón vào đầu hay cuối mùa mưa, phải linh động xác định thời điểm bón phân. Để cây ra hoa sớm, nên bón phân lần 1 ngay kghi thu hoạch trái xong, lần 2 trước khi xiết nước làm trái hai tháng.
Nếu cây đã cho trái thì có thể bón 3 lần như sau :
Bảng 1. Số lượng phân bón (gram/ lần) giai đoạn sau khi đậu trái
Thời gian
Số lượng phân (gram/lần)
20 - 30 ngày
200 - 300
60 ngày
400 - 500
Sau thu hoạch
600 - 10000
(b): Cây từ 6 tuổi trở lên lượng phân bón tăng lên từ 1kg cho đến 3kg (gia tăng tỷ lệ thuận với độ rộng của tán cây).
▪ Một số qui trình kỹ thuật bón phân:
► Tài liệu cây sầu riêng của Lê Thanh Phong cà ctv., (1996), việc bón phân cho mỗi cây qua các năm tuổi được đề nghị như sau :
-Trong năm thứ 1: Bón cho mỗi cây từ 100- 150g N, 50g P2O5 và 50g K2O (tương đương 200- 300g Urêa + 300g Super lân + 100g K2SO4/ gốc). Bón mỗi lần phân nửa vào đầu và cuối mùa mưa.
-Trong năm thứ 2 và 3 : Mỗi năm bón cho cây 200- 300g N, 100g P2O5 và 100g K2O. Bón một lần phân nửa vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.
- Năm bắt đầu cho trái: Bón cho mỗi cây 500g N, 250g P2O5 và 250g K2O. Có thể chia làm 3 lần bón :
* Lần thứ 1: Bón 1/3 đạm, 1/2 Kali ở giai đoạn trước khi ra hoa.
* Lần thứ 2: Bón 1/3 đạm và 1/2 Kali khi trái có đường kính 10- 15cm.
* Lần thứ 3: Bón 1/3 đạm và toàn bộ số phân lân sau khi thu hoạch trái xong.
- Năm cho trái ổn định: tăng dần lượng phân bón đến 2- 3kg NPK tỷ lệ 2-1-1 hàng năm và cần bón thêm 20- 30kg phân chuồng hoai mục cho mỗi gốc.
Năm thứ 1 và thứ 2 nên pha phân để tưới. Từ năm thứ 3 trở đi nên xới xung quanh gốc để bón (vòng theo tán cây).
►Tài liệu Phân bón và cách sử dụng của KS Nguyễn Thị Quí Mùi- NXB Nông nghiệp- TPHCM- 1997. Sầu riêng mới trồng ít chú ý đến việc bón phân. Lượng phân hóa học có thể bón cho 1 cây/ năm.
+ 200- 400g Urêa
+ 800- 1.000g Lân Super.
+ 100g Sulfat Kali (K2SO4).
Số phân trên có thể chia làm 4- 5 lần bón trong năm.
Có thể dùng NPK 15-15-15 dùng từ 300- 500g chia làm nhiều lần bón trong năm tùy theo tuổi của cây.
►Tài liệu nghiên cứu qui trình trồng sầu riêng Thái Lan của Phichit Xôtvătthana :
Trong 2 năm đầu sau khi trồng, việc bón phân có tính quyết định cho sự thành công trong nghề trồng sầu riêng. Tỷ lệ phân bón 15-15-15, liều lượng 300- 500g chia làm 3- 4 lần.
-Bón phân bồi dưỡng cho cây còn nhỏ hoặc cây có tuổi cao, sau khi thu hoạch trái nhằm thúc cho cây tạo hệ thống rễ chắc khỏe và tích lũy dinh dưỡng cho vụ ra hoa tiếp theo. Bón nhiều Phospho hơn theo tỷ lệ 12-24-12 với lượng dùng từ 200g đến 3 kg.
-Bón cho cây chuẩn bị ra hoa : Giai đoạn trước khi ra hoa nên bón chất đạm ít đi và tăng thêm Phospho và Kali như loại : 9-24-24.
-Bón phân ở giai đoạn kết trái : Nên dùng các loại phân làm tăng thêm chất lượng trái như 13-13-21 hay 14-14-21, lượng phân dùng từ vài trăm gam đến vài ký, và chia làm nhiều lần tùy cây lớn nhỏ. Để sầu riêng có chất lượng cao và trái to thì phun Kali cùng với Lưu huỳnh bột loại hòa tan trong nước nhưng không nên dùng quá liều cần thiết sẽ gây độc cho cây.
* Lưu ý :
-Tránh bón thúc vào giai đoạn cây đang ra cành lá non. Bón vào giai đoạn lá vừa già hay đã già.
-Kỹ thuật bón phân hóa học, tính toán liều lượng thích hợp và tỷ lệ NPK cung cấp cho cây sầu riêng là rất quan trọng. Trong thực tế canh tác môi trường đất trồng trọt mỗi vùng mỗi khác, đặc điểm sinh trưởng của từng giống cũng khác. Chưa có công trình nghiên cứu về cây sầu riêng hoàn chỉnh. Vì thế phải theo dõi điều chỉnh trong quá trình canh tác, quyết định lượng phân bón phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng … nhằm xác lập công thức và qui trình bón phân là vấn đề rất cần thiết.
1. Đối với cây sầu riêng phạm vi độ pH thích ứng hẹp nên dùng nhiều biện pháp để điều chỉnh độ pH như bón vôi, bón tro, bón các loại chất kiềm, làm thủy lợi … Một số phân bón có thể gây phản ứng bất lợi khi bón trên đất quá chua hay quá kiềm .
2. Chỉ bón phân khoáng khi đã xác định được đất đang thiếu, cây đang cần hay để phát huy tác dụng các loại phân khác cho cây trồng.
3. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón lá sử dụng cho cây sầu riêng. Ở một mức độ nào đó nó có thể thay thế được phân khoáng bón vào đất.
1.4. Các loại sâu bệnh chính trên cây sầu riêng
1.4.1 Các loại sâu hại chính
1.4.1.1 Sâu đục trái
- Tên khoa học: Conogethes punctiferalis
- Họ: Pyralidae - Bộ: Lepidoptera
- Đặc điểm hình thái:
Trứng hình bầu dục, dài khoảng 2-2,5 mm. Trứng mới nở có mầu trắng sữa sau đó trở nên vàng nhạt. Ấu trùng phát triển đầy đủ dài khoảng 22 mm, đầu nâu, thân mình sâu có mầu trắng ửng hồng, hai đốt ngực (trước và giữa) và hai đốt thân ở cuối đuôi thường có mầu trắng hơi hồng, các đốt còn lại có mầu hồng. Trong mỗi đốt ở sống lưng cơ thể có 4 đốm nâu nhạt, 2 đốm trên to, hai đốm dưới dài và hẹp, trên mỗi đốm đều có lông cứng nhỏ, mỗi đốt cơ thể cũng có một đốm nhỏ mầu nâu ở bên hông cơ thể, kế bên khí khổng mầu đen. Cả phần mặt bụng của cơ thể cũng có những đốm nâu nhạt với lông nhỏ.
Thành trùng hoạt động chủ yếu vào lúc ban đêm, chiều dài sải cánh: 2,5 mm, chiều dài thân: 12mm. Toàn thân và cánh mầu vàng, trên cánh có nhiều chấm đen. Nhộng lúc đầu mầu vàng hơi nâu, dần dần chuyển sang mầu nâu khi sắp vũ hóa, dài khoảng 13mm, chiều ngang 4mm. Kích thước thành trùng (ấu trùng, nhộng) và số lượng chấm đen cũng như cách phân bố của chấm đen trên cánh tùy thuộc vào thức ăn và các cây ký chủ. Thường C. puctiferalis có kích thước lớn nhất khi gây hại trên Ổi và nhỏ nhất khi gây hại trên Mãng Cầu Xiêm.
Trên Sầu Riêng, thành trùng đẻ trứng trên các vỏ trái non. Ấu trùng nở ra thường chọn nơi gần cuống trái để đục vào bên trong trái. Đầu tiên sâu tấn công võ trái Sầu Riêng, sau đó khi tuổi lớn, sâu tiếp tục đục vào phía trong trái Sâu thường hóa nhộng ngay trên đường đục, gần bề mặt của vỏ trái hoặc sâu chui ra ngoài, nhã tơ, kết lá và phân thành kén rồi hóa nhộng trong kén ngay giữa các gai của trái, giai đoạn nhộng: 8-12 ngày.
Sâu thường đục trái ngay từ khi trái còn nhỏ, vào giai đoạn này nếu bị gây hại, trái sẽ bị biến dạng và bị rụng sau đó, nếu tấn công vào giai đoạn trái đã phát triển thì sẽ làm mất phẩm chất của trái. Bên cạnh đó, khi bị sâu gây hại, trái thường bị các loại nấm bệnh tấn công làm thối trái. Triệu chứng để nhận diện là từng đám phân mầu nâu đậm do sâu thải ra bên ngoài lổ đục. Thường trái chùm bị gây hại nhiều hơn trên trái đơn.
Biện pháp phòng trừ:
- Phát huy vai trò của thiên địch trong tự nhiên như các loại bọ xít ăn mồi, nhện và Kiến Vàng
- Tỉa bỏ trái bị nhiễm trong chùm trái non, trong chùm trái chưa bị nhiễm nên sử dụng miếng giấy cứng hoặc miếng cây để chêm giữa các trái để hạn chế sự gây hại .
- Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi 10% số trái quan sát bị nhiễm sâu. Thuốc sử dụng như: Sumi-Alpha 5ND; Decis 2,5ND, Sevin
1.4.1.2 Rầy nhảy hại sầu riêng
-Tên khoa học: Allocarsidara Malayensis - Họ :Psyllidae Bộ :Hemiptera
Con trưởng thành của loài cây rầy nâu dài khoảng 3-4mm, màu nâu nhạt, cánh trong suốt. Chúng di chuyển đến cây sầu riêng để đẻ trứng khi cây vừa mới nhú đọt. Trứng hình bầu dục màu vàng nhạt, kích thước khoảng 1 ly. Con trưởng thành cái đẻ trứng thành từng ổ bên trong mô của những lá còn non chưa mở ra. Rầy non có 5 tuổi, tuổi 1 có màu vàng và di chuyển rất chậm, Sang tuổi 2 trên cơ thể bắt đầu phủ một lớp sáp màu trắng và có một ít lông tơ màu trắng ở phần cuối bụng. Từ tuổi 3 trở đi cơ thể có các sợi sáp trắng như bông gòn rất dài ở cuối đuôi. Khi bị động chúng di chuyển rất nhanh.
Cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại cho cây sầu riêng bằng cách chích hút nhựa của lá non, vì thế chúng thường có mật độ rất cao trong các đợt cây ra đọt non lá non. Con rầy non thường tập trung trong những lá non còn xếp lại, còn con trưởng thành thường tập trung ở mặt dưới của lá non. Lá bị rầy chích hút ban đầu xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng, sau đó bị khô dần và rụng, đôi khi chỉ còn trơ lại cành bị khô chĩa lên trời, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và thu nhập của nhà vườn. Ngoài gây hại trực tiếp cho cây, trong quá trình sinh sống chất bài tiết của rầy còn là môi trường rất tốt cho nấm bồ hóng phát triển phủ đen mặt lá ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.
Biện pháp phòng trừ:
- Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt.
- Dùng bẩy màu vàng để hấp dẫn rầy trưởng thành.
- Sử dụng phương pháp tưới bằng vòi phun mạnh lên chồi non để rửa trôi ấu trùng và thành trùng.
- Phun các loại thuốc như: Fenobucarb (Bassa…), Buprofezin (Applaud, Bedyt…), Trebon, Sagolex… Cần luân phiên sử dụng các loại thuốc khác nhau để hạn chế sự bọc phát tính kháng.
1.4.1.3 Sâu ăn bông sầu riêng
- Họ: Limantruidae
- Bộ: Lepidoptera
- Hình thái:
Thành trùng là một loài bướm màu vàng lợt, có chiều dài (sải cánh) 28-30mm ấu trùng thuộc nhóm sâu rốm có nhiều lông, ở giửa lừng có sọc đỏ, hai bên coa sọc vàng, đầu có màu đỏ. Khi phát triển đầy đủ, sâu dài khoảng 10mm, thường đẻ trứng trên các chùm bông mỗi con có thể đẻ từ 50-60 trứng, ấu trùng tấn công hoa nở, ăn cánh hoa, nhụy cái, nhị đực, làm cho hoa bị rụng. Ấu trùng gây hại nặng nhất vào các tuổi 3 và tuổi 4 sâu hóa nhộng trên cây bên trong kén bằng bong kết dính lại.
1.4.1.4. Rệp sáp phấn
- Họ: Pseudococcidae
- Bộ: Homoptera
- Có ít nhất hai loài rệp sáp phấn tấn công trên sầu riêng tại Đồng bằng sông Cửu Long, một loài tấn công trái (Planococcus) và một loài khác được ghi nhận trên lá (Pseudococus)trong hai loài này thì Planococcus sp) hiện diện quan trọng và phổ biến. Chúng gây hại trên trái khi trái còn non, bám vào cuốn trái non hoặc rảnh giữa các gai để hút dịch vỏ trái. Vào giai đoạn tría non nếu mất số rệp sáp cao, trái sẽ bị biến dạng và rụng. Nếu tấn công vào giai đoạn trái lớn, trái phát triển kém. Bên cạnh đó mật ngọt do rầy tiết ra sẽ làm nấm bồ hóng phát triển, làm vỏ trái bị đen ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài của trái, gái thành sẽ bị giảm.
Biện pháp phòng trừ
- Phun nước vào trái để rửa trôi rệp sáp trên trái.
- Tỉa bỏ những trái bị nhiễm ở giai đoạn đầu.
- Tránh trồng xen với những loại cây dễ bị rệp sáp như măng cụt, cà phê.
- Phun thuốc Pyrinex, Supracide, Trebon, Sagolex, dầu khoáng D-C Tron Plus... khi mật độ cao.
1.4.2. Các loại bệnh hại chính
1.4.2.1 Bệnh thối gốc chảy mủ
- Triệu chứng: Nấm Phytophthora palmivora gây hại trên sầu riêng từ giai đoạn vườn ươm đến cây trưởng thành và cây đang cho trái, trên rễ, thân, lá và trái.
- Trên rễ: Cây sầu riêng trồng trên vùng đất thấp, ẩm độ cao thì rễ dễ nhiễm nấm Phytophthora và thường thấy các rễ non bị thối có màu nâu đen, rễ chết dần làm cây phát triển chậm, sau đó nấm lây lan dần đến phần thân cây phía trên làm chảy nhựa thân, bộ lá chuyển màu vàng và chết dần.
- Trên thân, cành: Cây nhiễm bệnh có bộ lá không còn bóng mượt và chuyển màu vàng, sau đó rụng theo từng cành hay một phía của cây, bộ rễ phía dưới bị thối. Trên thân có dấu hiệu chảy nhựa ra trên bề mặt vỏ cây, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu, nấm thường tấn công xung quanh gốc và các cành của cây sầu riêng Trên thân có dấu hiệu chảy nhựa ra trên bề mặt vỏ cây, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu, nấm thường tấn công xung quanh gốc và các cành của cây sầu riêng nếu cây bị hại nặng vết bệnh sẽ phát triển xung quanh thân chính và cành làm cho bộ lá biến màu vàng úa cuối cùng làm cây chết vì không được cung cấp dinh dưỡng. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra thấy phần gỗ có màu nâu sẫm chạy dọc theo thân và cành.
Biện pháp phòng trừ:
- Đối với vườn mới trồng nên trồng với mật độ thấp, khoảng cách 8-10m, tạo thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển thông thoáng.
- Vệ sinh vườn cây, tỉa bớt cành lá gần mặt đất, thu gom những trái bệnh đem tiêu hủy.
- Vườn cây cần cao ráo, thoát nước tốt trong mùa mưa.
- Phủ gốc bằng rơm khô hay cỏ khô, không phủ bằng xơ dừa
- Bao trái là biện pháp hiệu quả để hạn chế bệnh thối trái hiệu quả.
- Bón cân đối NPK.
- Bón phân chuồng hoai mục ( tốt nhất là sử dụng phần gà) kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học Trico để hạn chế bệnh phát triển.
- Dùng vôi hòa với thuốc gốc Đồng quét lên thân cây cách mặt đất khoảng 1m vào đầu mùa mưa để ngừa nấm tấn công thân.
- Phát hiện bệnh mới chớm phun các lọai thuốc hóa học: Aliette, Mexyl-MZ 72WP, Ridomil-Gold, Alpine 80WP, Mataxyl 25WP,.... Chú ý, nếu bệnh xuất hiện trễ vào giai đoạn trái lớn, khi phun thuốc nên đảm bảo đúng thời gian cách ly để tránh dư lượng thuốc tồn trong trái sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuyệt đối không nên nhúng trái vào thuốc BVTV sau thu hoạch.
1.4.2.2 Bệnh thán thư
- Tác nhân gây bệnh: Là do nấm Colletotrichum zibethinum gây ra và có cả C. gloeosporiodes.
- Triệu chứng bệnh:
Bệnh phát triển nhiều trên lá, tạo những đốm bệnh riêng biệt, tròn và hoại tử hoặc có hình bất dạng, thường ở rìa và chóp lá
- Đốm lá có màu nâu xám nhạt với các vòng đồng tâm hoặc các vòng xung quanh vết bệnh với một số bào tử màu đen trên đó, xung quanh vết bệnh thường có ranh giới màu nâu vàng. Bệnh thường phát sinh trên lá già, lá bánh tẻ. Lá bệnh trên cây con hay cây bị suy yếu dễ rụng sớm.
Biện pháp phòng trừ:
- Tạo điều kiện cho vườn cây thong thoáng với khoảng cách hợp lý.
- Bón phân đầy đủ và tưới đủ nước trong mùa khô.
- Chú ý sự lan truyền bệnh từ phương pháp ghép cành và chiếc cành. Không đặt cây con dưới tán cây sầu rieng bị bệnh.
- Sử dụng các loại thuốc hóa học phun lên lá như: Carbendazin (Appencarb, Carban…), Mancozeb (Manzate…), tilt super.
1.4.2.3 Bệnh nấm mốc hồng
- Do nấm: Corticium Salmonicolor
-Triệu chứng:
Bệnh xuất hiện đầu tiên là những sợi màu trắng đó là các tơ nấm trên vỏ của những cành non. Trong điều kiện thích hợp, điều kiện ẩm độ cao chúng phát triển thành những tơ màu hồng trên vỏ cành, đôi khi có các gai màu hồng phát triển từ các vết nứt trên vỏ thân, cành. Cành nhiễm bệnh nặng sẽ khô và chết.
Bệnh tấn công và gây hại nặng trên cây sầu riêng, nhất là những cành nhỏ, chúng gây ra hiện tượng khô và héo từng đốm của những lá trên các nhánh này. Cây trưởng thành sau 4 năm tuổi, phát triển tốt, cành lá rậm rạp hoặc trong điều kiện mưa nhiều thường dễ nhiễm bệnh này.
Biện pháp phòng trừ:
Để phòng trị tốt bệnh này nên phát hiện bệnh sớm, kém theo biện pháp phòng trừ thích hợp.
- Biện pháp canh tác cần thực hiện là trồng cây với mật độ thích hợp giúp cây thông thoáng sẽ giảm được bệnh. Những cành bệnh, cành chết nên được cắt bỏ và nơi vết cắt nên quét vôi hoặc thuốc gốc đồng
- Nên quan sát vườn thường xuyên và có thể phun các loại thuốc như Rovral 50 WP, Anvil hoặc các loại thuốc gốc đồng theo liều lượng khuyến cáo.
1.4.2.4 Bệnh cháy lá và chết ngọn
- Tác nhân:
Bệnh do nấm Rhizoctonia Solani gây ra. Nấm bệnh phát triển và tạo nhiều hạch nấm ở điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất là 28oC. Nấm phát triển kém ở 35oC và ngưng phát triển ở 100oC.
- Triệu chứng:
Bệnh phát sinh trên cả lá già và lá non, bắt đầu bằng những đốm nhỏ, sũng nước sau đó liên kết lại thành mảng bất dạng nhũn nước hay phỏng nước sôi trên lá.
Những đốm này sau đó khô đi và chuyển sang màu nâu sáng với rìa màu nâu tối và gây biến dạng lá và làm lá quăn lại. Bệnh thường gây hại tập trung từng cụm trên vườn ươm và sau đó lây lan rộng rãi. Các lá bị bệnh có thể kết dính lại do sự mọc lan của sợi nấm, đôi khi thấy có những hạch nấm màu nâu dạng tròn hay dẹp nhỏ. Do đó có khi khô chúng dính lại với nhau nhưng không rụng. Bệnh có thể tấn công trên thân non làm khô chết phần ngọn phía trên và sau đó có màu trắng xám.
Biện pháp phòng trừ:
- Ở giai đoạn cây con: Bệnh có thể được tránh bằng cách tưới nước thường xuyên nhưng không tưới quá ẩm, cây con nên để khoảng cách thưa, bệnh có thể khống chế bằng cách phun lên lá các loại th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi_dung_cay_da_nien_2745.doc