MỤC LỤC
\LỜI MỞ ĐẦU
Chương I.Tổng quát về Ngân hàng VPBank và sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng thương mại.
I.Tổng quan về ngân hàng VPBank:
1.Quá trình hình thành và phát triển:
2.Sơ đồ cơ cấu và chức năng phòng ban:
3.Kết quả hoạt động kinh doanh một số năm gần đây của VPBank:
3.1/Hoạt động huy động vốn:
3.2/Hoạt động tín dụng:
3.3. Hoạt động Thanh toán quốc tế
3.4. Hoạt động của Trung tâm chuyển tiền Western Union
3.5. Hoạt động của Trung tâm thẻ
3.6. Hoạt động của các công ty trực thuộc
3.7. Kết quả kinh doanh năm 2008:
II.Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại ngân hàng thương mại:
1.Khái niệm thẩm định dự án đầu tư:
1.1. Khái niệm:
1.2.Ý nghĩa:
2.Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại:
Chương II.Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng VPBank
I.Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng VPbank:
1.Quy định của VPBank đối với hình thức cho vay theo dự án:
2.Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại VPBank:
2.1.Sơ đồ thẩm định:
2.2.Các bước của quy trình thẩm định:
3.Phương pháp thẩm định tại VPBank
3.1.Phương pháp so sánh các chỉ tiêu.
3.2.Phương pháp thẩm định theo trình tự.
3.3.Phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án.
4.Nội dung thẩm định tại VPBank:
4.1.Thẩm định kiểm tra tính đầy của hồ sơ vay vốn:
4.2.Thẩm định khách hàng vay vốn:
4.2.1. Thẩm định về tư cách của chủ doanh nghiệp
4.2.2.Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng:
4.3.Thẩm định dự án vay vốn:
4.3.1.Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án:
4.3.2.Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án:
4.3.2.1Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ cho dự án:
4.3.2.2.Thẩm định dòng tiền của dự án :
4.3.2.3.Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án:
4.3.2.4.Thẩm định độ nhạy của dự án:
4.3.3.Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án:
4.3.4.Thẩm định về đề xuất những biện pháp giảm thiểu rủi ro:
4.4.Thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay:
5.Ví dụ minh họa công tác thẩm định dự án tại VPBank:
5.1.Thẩm định khách hàng:
5.1.1.Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp:
5.1.2.Thẩm định khách hàng:
5.2.Thẩm định dự án xin vay vốn đầu tư:
5.2.1.Khái quát về dự án xin vay vốn:
5.2.2.Thẩm định căn cứ pháp lý của dự án
5.2.3.Thẩm định mục tiêu và sự cần thiết của dự án:
5.2.4.Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án:
5.2.5.Thẩm định khía cạnh kinh thuật của dự án:
5.2.6.Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án:
5.3.Đánh giá công tác thẩm định của dự án đá xẻ:
II.Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại ngân hàng VPBank:
1.Mặt đạt được:
2.Những mặt còn hạn chế:
Chương III/Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại VPBank.
I.Định hướng,mục tiêu phát triển của VPBank
1. Định hướng chung:
2. Định hướng cho công tác thẩm định:
II.Một số giải pháp và kiến nghị
1.Một số giải pháp:
1.1.Giải pháp về con người:
1.2.Giải pháp về phương pháp thẩm định:
1.3.Giải pháp về mặt tổ chức điều hành:
1.4.Giải pháp về thông tin:
1.5.Giải pháp về trang thiết bị:
1.6.Các giải pháp khác:
2.Một số kiến nghị:
2.1.Với chính phủ và các bộ ngành liên quan:
2.2.Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại khác:
2.3.Với các khách hàng:
2.4. Với VPBank:
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1929 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự án nhanh chóng thu hồi vốn-để hạn chế rủi ro bất chắc.Xuất phát từ ý nghĩ đó mà có những chỉ tiêu tương ứng dùng để thẩm định tính hiệu quả của dự án.
-Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng(NPV):
Phân tích tài chính một dự án đầu tư là phân tích căn cứ trên các dòng tiền của dự án.Trên cơ sở các luồng tiền được dự tính,các chỉ tiêu về tài chính được tính toán làm cơ sở cho viẹc ra quyết định đầu tư.
Giá trị hiện tại ròng của một dự án là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền dự tính dự án mang lại trong tương lai với giá trị đầu tư ban đầu.Do vậy, chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng thêm (khi NPV dương) hoặc giảm di (khi NPV âm).
Công thức tính giá trị hiện tại ròng (NPV) như sau:
NPV=
Trong đó : NPV là giá trị hiện tại ròng của cả đời dự án
Bi : là thu nhập năm thứ i
Ci : là chi phí năm thứ i
r : là tỷ lệ chiết khấu được lựa chọn
n : thời gian hoạt động của dự án.
Phương pháp giá trị hiện tại ròng được xây dựng dựa trên giả định có thể xác định tỷ suất chiết khấu thích hợp để tìm ra giá trị tương đương với thời điểm hiện tại của một khoản tiền trong tương lai.
Ngân hàng khi cho vay thường chỉ quan tâm đến vấn đề trả gốc và lãi của doanh nghiệp.Tuy nhiên, khi thẩm định dự án doanh nghiệp thường đưa ra tỷ lệ chiết khấu hợp lý để NPV >0.Vì vậy ngân hàng cần thẩm định NPV để thẩm định việc dự tính tỷ lệ chiết khấu của doanh nghiệp là hợp lý hay không.Và với tỷ lệ chiết khấu hợp lý đó thì NPV>0 sẽ giúp cho ngân hàng khẳng định việc cho vay là có hiệu quả.
Ưu điểm của NPV là tính trên dòng tiền và xét tới giá trị thời gian của tiền,xét
đến quy mô dự án và thoả mãn yêu cầu tối đa hoá lợi nhuận,phù hợp với mục tiêu hoạt động của ngân hàng.
Nhược điểm của NPV là chỉ tiêu này chỉ biết quy mô mà không cho biết thời gian nhanh hay chậm.Và lãi suất đo lường chi phí cơ hội của vốn bằng lãi suất thị trường,vì vậy mà việc giữ nguyên tỷ lệ chiết khấu cho cả thời kỳ hoạt động của dự án là không hợp lý.
Vì vậy việc kết hợp với các chi tiêu khác vẫn là điều cần thiết khi tiến hành thẩm định dự án trong các điều kiện thực tế cụ thể.
-Chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ(IRR):
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ la tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0,tức giá trị hiện tại của dòng thu nhập tính theo tỷ lệ chiết khấu đó cân bằng với hiện giá của vốn đầu tư.Hay nói cách khác, nó chính là tỷ lệ sinh lời tối thiểu của dự án.
Mỗi phương án đầu tư đem ra phân tích đánh giá cần được tính IRR.Phương án được chọn là phương án có IRR lớn hơn tỷ lệ chiết khấu của vốn(r). IRR cần tìm là lãi suất sao cho NPV = 0.
Hoặc chọn 2 lãi suất r1 và r2 để sao cho tươn ứng với r1 có NPV1> 0,và ứng với r2 cho NPV2<0. IRR cần tìm sẽ nằm giữa hai tỷ suất r1 và r2.Theo phương pháp nội suy ta có được kết quả của IRR theo công thức:
IRR = r1+
qua cách tính trên cho thấy IRR là tỷ suất nội hoàn từ những khoản thu nhập của một dự án. Điều đó có nghĩa là nếu dự án chỉ có tỷ lệ hoàn vốn bằng tỷ lệ chiết khấu (IRR=r) thì các khoản thu nhập từ dự án chỉ đủ hoàn trả phần gốc và lãi đã đầu tư vào dự án .Nó chính là mức lãi suất tiền vay cao nhất mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được mà không bị thua thiệt nếu toàn bộ số tiền đầu tư cho dự án là vốn vay và nợ vay (cả gốc và lãi cộng dồn) được trả bằng nguồn tiền thu được từ dự án mỗi khi chúng phát sinh.
Cũng như chỉ tiêu NPV,chỉ tiêu IRR cũng được xác định cho hai hay nhiều tình huống đầu tư:
-Nếu dự án độc lập nhau thì dự án có IRR>r sẽ được lựa chọn.
-Nếu có hai hay nhiều dự án ma phải lựa cạon,ta chọn dự án có IRR>r ,và có IRR lớn nhất.
Ưu điểm của chỉ tiêu này là tính bằng tỷ lệ phần trăm nên dễ dàng so sánh với chi phí sử dụng vốn.
Nhược điểm là chỉ tiêu này chỉ phản ánh tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của dự án là bao nhiêu chứ không cung cấp quy mô của số lãi của dự án tính bằng tiền.Khi dự án được lập trong nhiều năm,việc tính toán chỉ tiêu là rất phức tạp, đặc biệt loại dự án có dòng tiền vào ra xen kẽ năm này qua năm khác,kết quả tính toán có thể cho nhiều IRR khác nhau gây khó khăn cho việc ra quyết định.Do đó IRR là chỉ tiêu kết hợp,bổ trợ cho chỉ tiêu NPV .
Lưu ý:trong trường hợp có sự xung đột của hai phương pháp NPV và IRR, thì việc lựa chọn dự án theo NPV cần được coi trọng hơn để đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của dự án.
-Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn(T):
Thời gian hoàn vốn của một dự án là một trong những chỉ tiêu thường dùng để đánh giá giá trị kinh tế của dự án đầu tư.Thời gian hoàn vốn của một dự án đầu tư là độ dài thời gian để thu hồi toàn bộ khoản đầu tư ban đầu,vì vậy thời gian thu hồi vốn của một dự án càng ngắn càng tốt để tránh được những biến động,rủi ro bất định.
Công thức tính: =
Chỉ tiêu này có ưu điểm là cho biết thời gian hoàn vốn để ra quyết định đầu tư, giảm thiểu rủi ro. Thời gian hoàn vốn càng ngắn chứng tỏ hiệu quả về mặt tài chính càng cao. Tuy nhiên, thời gian hoàn vốn có đặc điểm là không cho biết thu lớn hay nhỏ sau khi hoàn vốn. Trong thực tế đây cũng là mối quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư, mặt khác tính thời gian hoàn vốn thường quá dài có thể gây băn khoăn cho nhà đầu tư và ngân hàng.
-Chỉ số khả năng sinh lợi(PI):
Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ số lợi ích –chi phí là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền dự án mang lại và giá trị của đầu tư ban đầu.Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đơn vị giá trị.Nếu PI >1 có nghĩa là dự án mang lại giá trị cao hơn chi phí và khi đó có thể chấp nhận được.
Công thức tính: PI =
Trong đó:PV là thu nhập ròng hiện tại.
P là vốn đầu tư ban đầu
Theo tiêu chuẩn PI thì mỗi phương án đầu tư đem ra xem xét cần phải tính chỉ số PI.Phương án được chọn là phương án có PI>1 nếu là phương án độc lập.Còn nếu là nhiều phương án thì phương án có PI lớn nhất.
4.3.2.4.Thẩm định độ nhạy của dự án:
Thẩm định độ nhạy của dự án (lợi nhuận,NPV, IRR…)khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi,khi tính độ nhạy của dự án người ta thường cho các yếu tố đầu vào biến đổi 1% để xem NPV, IRR thay đổi bao nhiêu %,và quan trọng hơn cả là phải xác định được xu thế và mức độ thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng.Gồm các bước:
-Xác định các yếu tố dễ bị thay đổi do ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài (giá cả sản phẩm, sản lượng, chi phí, tỷ giá).
-Đo lường % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính do sự thay đổi của các yếu tố.
-Tính độ nhạy của dự án theo công thức:
=
% thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án
% thay đổi của các yếu tố đầu vào gây ra sự thay đổi đó
Chỉ số nhạy của dự án thường mang giá trị âm,trị tuyệt đối của chỉ số càng lớn thì độ rủi ro càng lớn,do các yếu tố đầu vào biến động ảnh hưởng tới kết quả tài chính của dự án.
Phân tích độ nhạy giúp cho chủ đầu tư và nhà cung cấp tín dụng khoanh được hành lang an toàn cho hoạt động của dự án.
Ngoài ra để đánh giá độ an toàn của dự án về mặt tài chính thì việc đánh giá kết quả của dự án trong trường hợp xấu nhất,tốt nhất và so sánh các trường hợp dự tính cũng rất cần thiết,mỗi tình huống đều gắn với một xác xuất có thể xảy ra,chỉ tiêu này còn được gọi là chỉ tiêu phân tích tình huống.
Tóm lại:mỗi chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án đều có ưu,nhược điểm riêng, vì vậy để có thể đưa ra một kết quả thẩm định chính xác và đạt hiệu quả thì cần kết hợp tất cả các chỉ tiêu vì chúng bổ sung hỗ trợ cho nhau giúp người thẩm định đưa ra được kết luận khách quan và chính xác nhất.
Chất lượng thẩm định tài chính dự án bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau.Vì vậy,muốn nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án,ngân hàng cần quan tâm tới các nhân tố này.
4.3.3.Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án:
Thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật là việc kiểm tra phân tích các yếu tố kỹ thuật và công nghệ chủ yếu của dự án để đảm bảo tính khả thi về mặt thi công và xây dựng dự án cũng như việc vận hành dự án theo đúng các mục tiêu đã dự kiến. Đối với ngân hàng, việc phân tích kỹ thuật lại là một vấn đề khó nhất vì nó đề cập đến rất nhiều chỉ tiêu và quan trọng hơn cả là nó quyết định đến chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy mà cán bộ tín dụng cần đặc biệt quan tâm đến việc thẩm định dự án trên phương diện kỹ thuật, về việc thẩm định dự án này dựa trên các nội dung chính sau đây:
-Địa điểm xây dựng:
+ Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về giao thông hay không, có gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện nước và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không.
+ Cơ sở vật chất, hạ tầng liên quan đến địa điểm đầu tư thế nào, đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.
+ Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm.
-Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án:
+ Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường.
+ Quy cách phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào.
+ Yêu cầu kỹ thuật tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao hay không.
+ Công suất dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính và trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không.
-Công nghệ thiết bị:
+Quy trình công nghệ có tiên tiến hiện đại, ở mức độ nào của thế giới.
+Công nghệ này có phù hợp với trình độ hiện nay của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này.
+Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không.
+Xem xét đánh giá về số lượng công suất quy hoạch chủng loại, danh mục, máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.
+Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được hay không.
+Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không.
+Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không.
Khi đánh giá về mặt công nghệ thiết bị ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm đã tích luỹ của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn để việc thẩm định được chính xác và cụ thể hơn.
-Quy mô và giải pháp xây dựng:
+ Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không.
+ Tổng dự toán, dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được tích luỹ hay không, có hạng mục nào cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không.
+ Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không.
+ Vấn đề hạ tầng cơ sở: Giao thông, điện, cấp thoát nước…
-Môi trường:
Xem xét đánh giá các giải pháp về môi trường của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trong từng trường hợp yêu cầu phải có hay chưa.Trong phần này, cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành về việc lập dự án và duyệt trình báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4.3.4.Thẩm định về đề xuất những biện pháp giảm thiểu rủi ro:
Việc tính toán khả năng tài chính của dự án như đã giới thiệu ở trên chỉ đúng trong trường hợp dự án không bị ảnh hưởng bởi một loạt các rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy việc đánh giá, phân tích, dự đoán các rủi ro có thể xảy ra là rất quan trọng nhằm tăng tính khả thi của phương án tính toán dự kiến cũng như chủ động có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu.
ü Phân loại rủi ro:
Rủi ro có thể do khách quan hoặc chủ quan: do cơ chế chính sách; xây dung, hoàn tất; thị trường, thu nhập, thanh toán; cung cấp; kĩ thuật và vận hành; môi trường và xã hội; kinh tế vĩ mô…
ü Các biện pháp giảm thiểu rủi ro:
Tuỳ Mỗi loại rủi ro trên đều có các biện pháp giảm thiểu, những biện pháp này có thể do chủ đầu tư phải thực hiện- đối với những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh, trách nhiệm của chủ đầu tư; hoặc do Ngân hàng phối hợp với chủ đầu tư cùng thực hiện- đối với những vấn đề mà Ngân hàng có thể trực tiếp thực hiện hoặc có thể yêu cầu theo những dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau mà cán bộ thẩm định cần tập trung phân tích đánh giá và đưa ra các điều kiện đi kèm với việc cho vay để hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay, từ đó Ngân hàng có thể xem xét khả năng tham gia cho vay để đầu tư dự án. Sau đây là một số biện pháp cơ bản có thể áp dụng để giảm thiểu rủi roc ho từng loại rủi ro nêu trên.
- Rủi ro do cơ chế chính sách: Rủi ro này được xem là gồm tất cả những bất ổn tài chính và chính sách của nơi xây dung dự án, bao gồm: các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hoá, tư hữu hoá hay các luật, nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có liên quan đến dòng tiền của dự án. Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: Khi thẩm định dự án, cán bộ thẩm định phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án(thể hiện trong hồ sơ dự án) để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các luật và quy định hiện hành có liên quan tới dự án; chủ đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng quy định về vấn đề này; những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối sẽ góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới dự án…
- Rủi ro xây dung hoàn tất: Hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện. Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh và kiểm soát của Ngân hàng, tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp như: Lựa chọn nhà thầu xây dung có uy tín, sức mạnh tài chính, kinh nghiệm; thực hiện nghiêm túcviệc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng công trình; giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dung; hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt dự toán; quy định rõ vấn đề đền bù trong trường hợp chậm tiến độ; hợp đồng giá cố định hoặc chìa khoá trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ các bên…
- Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán: Bao gồm thị trường không chấp nhận hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, do sức ép cạnh tranh, giá bán sản phẩm không đủ để bù đắp lại các khoản chi phí của dự án. Loại rủi ro này giảm thiểu bằng cách: Nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phần cẩn thận; dự kiến cung cầu thận trọng; phân tích về khả năng thanh toán, thiện ý hành vi của người tiêu dùng cuối cùng; tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án bằng các biện pháp: phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất…, xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng về tài chính; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của chính phủ…- Rủi ro về cung cấp: dự án không có được nguồn nguyên nhiên vật liệu với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạo dòng tiền ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ. Loại này có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách: trong quá trình xem xét dự án, cán bộ thẩm định phải nghiên cứu, đánh giá trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án, đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án; nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật tư; linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiên vật liệu đưa vào…
- Rủi ro về kĩ thuật, vận hành, bảo trì: Đây là những rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu. Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau: Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng; bộ phận vận hành phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm; có thể kí hợp đồng vận hành và bảo trì với những điều khoản khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng; bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất, chiến tranh; kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành; quyền thay thế người vận hành do không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ…
- Rủi ro về môi trường- xã hội: Những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân xung quanh. Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau: Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải khách quan và toàn diện, được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản; nên có sự tham gia của các bên liên quan( cơ quan quản lý môi trường, chính quyền địa phương) từ khi bắt đầu triển khai dự án; tuân thủ các quy định về môi trường…
- Rủi ro kinh tế vĩ mô: Đây là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỉ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất… Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản; sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm; bảo vệ trong các hợp đồng; đảm bảo của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối…
4.4.Thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay:
Với bất kỳ một khoản vay nào thì Ngân hàng cũng cần có vật bảo đảm. Mục đích cho vay của Ngân hàng không phải để lấy vật bảo đảm. Tuy nhiên cán bộ tín dụng phải xem xét kĩ đánh giá chính xác vật đảm bảo để phòng trường hợp không thu được nợ. Việc đánh giá bao gồm:
+ Hình thức bảo đảm tiền vay: Thế chấp, cầm cố, hay bảo lãnh…
+ Các điều kiện đảm bảo tiền vay theo quy chế hiện hành như: tính hợp lý và hợp pháp của tài sản, uy tín của người bảo lãnh…
+ Xác định các khoản bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ trả nợ.
+ Các điều kiện khác như: tuổi thọ, tính hiện đại, chuyên môn hoá và có thể bán được trên thị trường không.
5.Ví dụ minh họa công tác thẩm định dự án tại VPBank:
“Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đá xẻ và đá trang trí nội thất”
5.1.Thẩm định khách hàng:
5.1.1.Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp:
*Tên khách hàng:công ty TNHH Anh Trung
Loại hình doanh nghiệp:công ty trách nhiệm hữu hạn.
Trụ sở:540 Đường Láng-Đống Đa-Hà Nội.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102004178 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 26/12/2001, đăng ký thay đổi lần hai ngày 06/09/2005.
*Ngành nghề kinh doanh:kinh doanh bất động sản;xây dựng dân dụng và công nghiệp,san lấp mặt bằng cơ sở hạ tầng;buôn bán tư liệu sản xuất,tư liệu tiêu dùng,vật liệu xây dựng;sản xuất đá xẻ, đá granite,cắt đá tạo hình;xuất nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh…
*Vốn điều lệ theo đăng ký kinh doanh:6,8tỷ.
*Đại diện theo pháp luật:Giám đốc Ô. Nguyễn Văn Sức,số CMTND 011575266 do công an thành phố cấp 12/7/2005.
5.1.2.Thẩm định khách hàng:
*Về năng lực pháp lý của khách hàng: Đầy đủ tư cách pháp nhân,thành lập và hoạt động hợp pháp theo pháp luật hiện hành tại Việt Nam.
*Về uy tín của doanh nghiệp:
Là một doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng đá trang trí nội thất, ốp lát, công ty đã tạo được số lượng bạn hàng tương đối lớn, khách hàng của công ty chủ yếu là các công trình và cả khách hàng cá nhân rất đa dạng.Ông Nguyễn Văn Sức là người có kinh nghiệm và có mối quan hệ rộng rãi với nhiều bạn hàng và khách hàng có uy tín cao trong cả nước
*Về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Bảng3:bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp(đv :1000đ)
chỉ tiêu
2005
2006
9T/2007
A.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
1. Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
244.366
44.079
203.126
2. Phải thu khách hàng
80.096
129.529
699.588
3. Phải thu khác
11.424
29.935
1.601.524
4. Thuế GTGT được khấu trừ
17.225
735.558
3.991
5. Hàng tồn kho
604.865
802.461
1.149.188
6. Chi phí trả trước ngắn hạn
-
-
10.479
B.TSCĐ và đầu tư dài hạn
2.985.139
3.025.610
4.236.492
1. TSCĐ
- Nguyên giá
-Hao mòn luỹ kế
1.176.780
1.223.552
(46.772)
1.316.481
1.125.482
(144.015)
1.112.220
1.316.480
(204.260)
2. Chi phí xây dựng dở dang
1.808.359
1.896.719
3.042.707
3. Chi phí trả trước dài hạn
-
3.409
81.564
Tổng tài sản
3.943.116
4.032.350
7.904.389
A. Nợ phải trả
327.156
400.000
689.327
1. Nợ ngắn hạn
+ Vay ngắn hạn
+Phải trả người bán
+Thuế và cáckhoản phải nộpnhànước
+ Người mua trả trước
+ Các khoản phải trả khác
327.156
300.000
15.724
-
11.432
-
400.000
400.000
-
-
-
689.327
263.957
90.191
173.766
-
161.413
2. Nợ dài hạn
-
-
-
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
3.615.960
3.632.350
7.215.062
1. Nguồn vốn kinh doanh
3.615.960
3.632.350
6.800.000
2. Lợi nhuận chưa phân phối
15.960
32.350
415.062
Tổng nguồn vốn
3.943.116
4.032.350
7.904.389
Bảng4: bảng báo cáo kết quả kinh doanh
(Đvị: 1000VNĐ)
Chỉ tiêu
2005
2006
9T/2007
1. Doanh thu thuần
921.280
1.298.844
2.524.628
2.Giá vốn hàng bán
706.248
1.046.076
1.792.438
3. Chi phí quản lý kinh doanh
203.455
225.403
148.262
4. Chi phí tài chính
0
11.550
7.600
5.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11.577
15.815
576.328
6. Lãi khác
304
574
147
7. Lỗ khác
8.Tổng lợi nhuận kế toán
11.811
16.390
576.475
9.Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận để tính TNDN
0
8.320
0
10.Tổng lợi nhuận chịu thuế
11.811
24.710
576.475
11.Thuế TNDN phải nộp
3.802
6.818
161.413
12. Lợi nhuận sau thuế
8.079
17.791
415.062
Khả năng tài chính của doanh nghiệp được tổng kết theo bảng sau:
Bảng 5
Năm
31/12/2005
31/12/2006
30/9/2007
1. Khả năng thanh toán ngắn hạn
2,93
2,52
5,32
2. Khả năng thanh toán nhanh
1,03
0,51
3,63
3.Khả năng trả nợ/vốn chủ sở hữu(%)
8,3
9,92
8,72
4. Nợ phải trả/vốn chủ sở hữu (%)
9,05
11,01
9,55
5. Doanh thu/ tổng tài sản
0,23
0,32
0,32
6. Lợi nhuận/ doanh thu (%)
1,29
1,26
2,83
7. Lợi nhuận/ tổng tài sản (%)
0,3
0,41
7,29
8. Lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu (%)
0,33
0,45
7,99
Qua bảng trên cho thấy:
-Khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của công ty tại thời điểm 30/09/2007 là tốt,công ty dùng toàn bộ vốn tự có để kinh doanh nên khả năng thanh toán của công ty là tốt.
-Các khoản phải thu tương đối cao chủ yếu tập trung vào các khoản phải thu khác. Đây là khoản tiền mà công ty nước ngoài ứng trước cho người bán để thu mua NVL,hàng hoá phục vụ cho hoạt động kinh doanh và một phần các khoản thu này là tiền hàng đặt tại các đại lý.
-Mức độ độc lập tài chính của công ty là tốt(nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm trên 90% tổng nguồn vốn)
-Khả năng sinh lời ngày càng cao.
Như vậy công ty TNHH Anh Trung là một doanhh nghiệp làm ăn có hiệu quả,các chỉ tiêu kinh tế đều đạt.
5.2.Thẩm định dự án xin vay vốn đầu tư:
5.2.1.Khái quát về dự án xin vay vốn:
Đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất gạch block tự chèn và đá công nghiệp phục vụ thị trường nội địa
* Tổng vốn đầu tư : 11.200.000.000 đồng
* Địa điểm thực hiện dự án: xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
* Thời gian xin vay vốn 5 năm, ân hạn 9 tháng.
Lãi suất đề nghị: 1%/tháng
5.2.2.Thẩm định căn cứ pháp lý của dự án: Quyết định phê duyệt dự án khả thi và các văn bản có liên quan
+Quyết định số 634/QĐ-UB của UBND tỉnh Hưng Yên về việc chấp thuận "dự án đầu tư xây dựng nhà máy đá xẻ và đá trang trí nội thất" của công ty Anh Trung
+Quyết định số 844/QĐ-UB của UBND tỉnh Hưng Yên về việc thu hồi đất tại xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên cho công ty thuê để xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng
+Quyết định 1071/QĐ-UB phê duyệt phương án đền bù thu hồi đất, hoa màu và giá thuê đất khi giao đất cho công ty sử dụng
+Quyết định số 524/QĐ-UB về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử đất cho công ty Anh Trung
+ Biên bản đền bù giải phóng mặt bằng
+Quyết định số 2240/QĐ-BKHMT của Bộ khoa học và môi trường ngày 08/7/2005 về việc phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án" xây dựng nhà máy sản xuất đá xẻ và đá trang trí nội thất"
+Các hợp đồng liên quan đến việc xây dựng nhà máy sản xuất như: hợp đồng
thuê các nhà thầu xây dựng, lắp đặt cho công trình, hợp đồng cung cấp điện,
nước…
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
Kết luận: Dự án có đầy đủ căn cứ pháp lý để thực hiện.
5.2.3.Thẩm định mục tiêu và sự cần thiết của dự án:
*Mục tiêu của dự án: đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất gạch block và đá công nghiệp phục vụ thị truờng nội địa.
*Sự cần thiết của dự án: Đây là một dự án thuộc lĩnh vực được nhà nước khuyến khích và nằm trong chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh Hưng Yên.Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành xây dựng,mặt hàng trang trí bằng đá mỹ thuật và đá xẻ cũng được người tiêu dùng ưa chuộng và sử dụng nhiều,khi được xây dựng sẽ đáp ứng nhu cầu thị trường và góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Như vậy việc triển khai dự án là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Hưng Yên
5.2.4.Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án:
+Đánh giá tình hình cung cầu sản phẩm trên thị trường:
Sản phẩm luôn được gắn liền với các công trình xây dựng và nhu cầu trang trí của mọi người,cùng với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng như hiện nay,nhu cầu về sản phẩm của công ty sẽ tăng nhanh,triển vọng đầu ra của sản phẩm là rất tốt.
Đây là mặt hàng mới xuất hiện trong vài năm gần đây,hiện nay chưa có nhiều cơ sở cung cấp sản phẩm này,nhất là những cơ sở có quy mô lớn tập trung,vì vậy mà cung sản phẩm vẫn chưa đáp ứng đủ cầu.
+Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án chủ yếu là thị trường nội địa,gồm khu vực nông thôn,thành phố, đô thị,khu công nghiệp,…
Theo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21691.doc