Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 3

I. Khái niệm, bản chất của kinh tế trang trại 3

1. Khái niệm 5

2. Bản chất của kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng 5

II. Vai trò, đặc trưng của kinh tế trang trại 6

1. Vai trò của kinh tế trang trại 6

2. Đặc trưng của kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng 7

III. Điểu kiện ra đời và phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng 10

1. Điều kiện ra đời và phát triển kinh tế trang trại nói chung 10.

2. Điều kiện ra đời và phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng 10

IV. Các loại hình kinh tế trang trại nói chung và chăn nuôi nói riêng 11

1. Xét về tính chất sở hữu 11

2. Xét về loại hình sản xuất 12

V. Tình hình phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng ở nước ta và một số nước trên thế giới 13

1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại nói chung ở nước ta 13

2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới 17

VI. Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế trang trại hiện nay ở Việt Nam 19

PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI Ở TỈNH PHÚ THỌ 25

I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ở Tỉnh Phú Thọ ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trang trại nói riêng 25

1. Đặc điểm tự nhiên 25

2. Điều kiện kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng 29

2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội 29

2.2. Về cơ sở hạ tầng 30

II. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ. 31

1. Số lượng các loại hình trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ. 31

2. Tình hình về chủ trang trại chăn nuôi ở Phú Thọ 33

3, Các yếu tố sản xuất trong các trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ 33

4. áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ 35

5. Thị trường 36

III. Kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ. 36

1. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh Phú Thọ. 36

2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh Phú Thọ 42

3. Đời sống và khả năng tái sản xuất của các trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh Phú Thọ 43

4. Hiệu quả xã hội của các trang trại chăn nuôi 43

IV. Đánh giá về sự phát triển các trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ 43

1. Ưu điểm 43

2. Nhược điểm 44

PHẦN III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI Ở TỈNH PHÚ THỌ 45

I. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi Tỉnh Phú Thọ 45

II. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ 49

1. Phân vùng sinh thái để phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng ở tỉnh Phú Thọ 49

2. Xu hướng hình thành và phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng của tỉnh Phú Thọ 50

3. Một số mô hình chăn nuôi trang trại đã thành công ở nước ta. 50

4. Đề xuất phát triển mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi phù hợp 52

III. Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ 53

1. Giải pháp về đất đai 53

2. Giải pháp về vốn đầu tư 54

3. Giải pháp về lao động 54

4. Giải pháp về công nghệ 55

5. Giải pháp về thị trường 55

6. Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 55

7. Hoàn thiện hệ thống khuyến nông 55

8. Nâng cao trình độ dân trí chuyên môn cho các chủ trang trại 56

9. Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với kinh tế trang trại chăn nuôi 56

KẾT LUẬN 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

 

 

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3957 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu bằng biện pháp hành chính. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, nhà nước cần thu hồi đất được giao, được thuê của trang trại thì chủ trang trại được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố quyết định thu hồi. h-Nghĩa vụ của chủ trang trại: Chủ trang trại có nghĩa vụ sau: +Trong quá trình sản xuất phải thực hiên các quy trình kỹ thuật, kỹ thuật về bảo vệ đất và làm giàu đất và các quy định khác của pháp luật về đất đai. + Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. +Tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. +Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về lao động. +Tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh. Đó là toàn bộ nội dung của nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính Phủ về kinh tế trang trại và cũng là chủ trương, chính sách phát triển kinh tế trang trại hiện nay ở Việt Nam. Phần II: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh phú thọ I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ở tỉnh Phú Thọ ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trang trại nói riêng. 1.Đặc điểm tự nhiên. Vị trí địa lý. Phú Thọ nằm ở vị trí trung tâm miền Bắc Việt Nam, là tỉnh miền núi mang sắc thái của 3 vùng địa hình: Đồng bằng, trung du và miền núi. Phía bắc giáp Yên Bái-Tuyên Quang, phía nam giáp Hoà Bình, phía đông giáp Vĩnh Phúc-Hà Tây, phía tây giáp Sơn La. Toạ độ địa lý từ 22055’ đến 21045’ độ vĩ bắc, 104047’ đến 105027’ độ kinh đông, nằm tiếp giáp với đồng bằng Sông Hồng, là nơi chu chuyển tuyến Hà Nội đi các tỉnh miền núi tây Bắc và Việt Bắc cũng như khá gần với 2 cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai) và Thanh Thuỷ (Hà Giang), mở ra triển vọng lớn trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập. Có lợi thế là có 3 con sông lớn chảy qua: sông Hồng, sông Lô, sông Đà, đây là nguồn nước quan trọng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu về nông nghiệp mà còn rất thuận lợi cho giao thông đường thuỷ. Phú Thọ còn có 9.481 km đường bộ và 94,7 km đường sắt chạy qua địa bàn tỉnh; 3 tuyến đường sắt phục vụ cho nhà máy giấy Bãi Bằng , supe Lâm Thao, cảng Việt Trì (dài 14,6km). Nếu được khai thác hợp lý thuận lợi trên sẽ giúp cho Phú Thọ đẩy mạnh phát triển kinh tế. đặc biệt là khâu luân chuyển hàng hoá ra khỏi vùng nhanh chóng, giá thành hạ. Đây là một thuận lợi rất quan trọng đối với phát triển nông nghiệp nói chung và trong chăn nuôi nói riêng. Để đẩy mạnh chăn nuôi theo mô hình trang trại thì việc có địa lý thuận lợi, lưu thông dễ dàng là một yếu tố thuận lợi và cần thiết trong phát triển chăn nuôi nói riêng và các ngành kinh tế khác, hàng hoá sản xuất ra với sản lượng lớn, giao thông thuận lợi, đẩy mạnh lưu thông hàng hoá ra khỏi vùng, chi phí giảm, giá thành giảm- tăng lợi nhuận, tăng khả năng tái sản xuất. Địa hình. Phú Thọ là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi phía Bắc,địa hình tương đối phức tạp, song có thể chia làm 3 kiểu địa hình chính: - Địa hình vùng núi cao (chiếm 34,3%) phân bổ chủ yếu ở Thanh Sơn, Yên Lập và một phần ở Hạ Hoà. Đặc điểm có nhiều dãy núi cao trên 1.000m như núi Cẩn:1.042m, núi Lưỡi Hái:1.058m, núi Ten:1.244m, núi Voi:1.360m. Các dải núi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, độ cao tuyệt đối trên 700m, địa hình chia cắt mạnh có nhiều khe sâu và đỉnh cao dốc. - Địa hình núi thấp, nhiều đồi gò úp bát, xen kẽ thung lũng (chiếm40,8%), phân bổ chủ yếu ở Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Tam Nông. Địa hình này thấp dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, núi thấp có độ dốc trung bình 200đến 300, độ cao từ 100m đến 600m. Địa hình này ở Phú Thọ có nhiều thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi, riêng chăn nuôi ở Phú Thọ vùng này được phát triển tập trung ở các huyện Hạ Hoà, Phù Ninh, Lâm Thao, Thị xã Phú Thọ được coi là vùng trọng điểm để phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, riêng Tam Nông, Thanh Thuỷ là vùng có tiềm năng để phát triển chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò…, phát triển kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi được lấy từ trồng trọt giảm tối đa chi phí thức ăn mua ngoài, tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi. - Địa hình bằng (chiếm 24.9%) phân bổ chủ yếu ở Lâm Thao, Thanh Ba, Việt Trì và các ven sông Đà, sông Hồng, sông Lô, địa hình này phát triển các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp chế biến, dịch vụ. Ngoài ra còn phát triển trồng cây lương thực, thực phẩm ở các vùng ven sông phục vụ cho phát triển chăn nuôi trong địa bàn tỉnh. Đất đai, khí hậu. - Đất đai: tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Phú Thọ là 3.519 km2 trong đó đất nông nghiệp là 967 km2, đất lâm nghiệp có rừng là 1.392 km2, đất chuyên dùng 211km2, đất ở 76km2 đất chưa sử dụng và sông suối 872km2. Nguồn quỹ đất chủ yếu là lâm nghiệp (39,64%) nông nghiệp chỉ chiếm 27,25%, cơ cấu đất sử dụng trong địa bàn tỉnh Phú Thọ được trình bày qua đồ thị sau: - Khí hậu: Cũng như các tỉnh khác thuộc đồng bằng và trung du miền Bắc, Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, điều kiện khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nóng và ẩm từ tháng 5 đến tháng 10. Theo số liệu thống kê tại trạm khí tượng thuỷ văn ở thành phố Việt Trì, một số năm gần đây, nhiệt độ trung bình năm là 230C, nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 5 (28,90C) và thấp nhất vào tháng1 (16,90C), nhiệt độ trung bình tối cao lên đến 37,70C vào tháng 5 và nhiệt độ trung bình tối thấp nhất xuống 90C vào tháng 12 và tháng 1 hàng năm( xem đồ thị 2 và đồ thị 3): Đồ thi 1: Cơ cấu đất sử dụng của tỉnh Phú Thọ. Nói tóm lại: Đất đai, khí hậu, thời tiết Phú Thọ rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và đặc biệt phát triển ngành chăn nuôi. Tuy nhiên ở khu vực địa hình núi cao như Thanh Sơn, Yên Lập và một phần ở Hạ Hoà trong mùa mưa bão (4-6 trận bão trong năm), có thể xảy ra lũ quét, lốc và gió xoáy kèm theo mưa đá nên cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng, tuy nhiên do công tác phòng chống tốt nên đã phần nào hạn chế được ảnh hưởng trên. Nhiệt độ Tháng Đồ thị 2: Nhiệt độ không khí trung bình tháng trong năm. ( nguồn: Đài khí tượng Thuỷ văn khu vực Việt Trì). Lượng mưa Tháng Đồ thị 3: Lượng mưa trung bình trong năm (Nguồn: Đài khí tượng thuỷ văn Việt Trì) Hệ thống sông, suối. Phú Thọ nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, trên địa bàn tỉnh có 3 sông lớn chảy qua bao gồm sông Hồng, sông Lô, sông Đà. Ngoài ra còn có sông Bứa, sông Chảy và nhiều sông, ngòi và suối nhỏ thuộc chi lưu của các sông trên, đặc điểm chủ yếu của hệ thống sông ngòi như sau: - Sông Hồng: Chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Hởu Bổng (Hạ Hoà) đến bến Gót (Việt Trì) khoảng 110km, chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, lưu vực lũ lớn nhất trên 30.000m3/s. - Sông Lô: Chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Chi Đám (Đoan Hùng) đến bến Gót (Việt Trì) khoảng 67km, cũng chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, lưu lượng lớn nhất xấp xỉ 9.000m3/s . - Sông Đà:Chảy qua Phú Thọ từ Tinh Nhuệ (Thanh Sơn) đến Hồng Đà (Tam Nông) khoảng 41,5km theo hướng Bắc-Nam. Đây là con sông chảy qua Phú Thọ có lượng mưa dữ dội nhất của vùng cao hiểm trở Tây Bắc nên có lưu lượng lũ lớn hơn 18.000m3/s. Lượng lũ chiếm tới 49% tổng lượng lũ sông Hồng và là nguyên nhân gây ra lũ nhiều nhất. - Hệ thống sông suối nhỏ: Ngoài 3 sông lớn ở trên còn có sông Bứa và một phần sông Chảy ở phía Bắc của tỉnh. Ngoài ra còn có hệ thống sông, suối nhỏ tập trung ở các lưu vực sông chính với mật độ trung bình từ 0,5 đến 1,5km/km2. Biên độ dao động giữa 2 mùa lũ- kiệt lớn, biên độ trung bình là 9,65m dao động lớn nhất là 12,25m. Về mùa lũ nước sông cao hơn nước trong đồng, do vậy các công trình tự tiêu, tự chảy phục vụ nông nghiệp không phát huy được vào mùa lũ. Do các hệ thống sông chảy qua, nên các vùng ven sông thường có lượng phù sa bồi đắp mầu mỡ rất thuận lợi cho việc phát triển nông ngiệp như chăn nuôi trông trọt, phát triển trồng cây lương thực, thực phẩm không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng con người mà còn thúc đẩy mạnh mẽ phát triển chăn nuôi, phát triển mạnh mẽ công nghệ chế biến sản xuất thức ăn phục vụ cho chăn nuôi trong địa bàn tỉnh Phú Thọ, chăn nuôi phát triển tới quy mô trang trại và cao hơn nữa. Hệ thống sông suối còn tạo điều kiệncho phát triển lưu thông hàng hoá ra khỏi vùng được dễ dàng và nhanh chóng, chi phí giảm, giá thành hạ. 2. Điều kiện kinh tế- xã hôi và cơ sở hạ tầng. 2.1 Điều kiên kinh tế – xã hội. + Điều kiện về xã hội: - Dân số và dân tộc: Theo số liệu điều tra dân số năm 2002 tỉnh Phú Thọ có 1289027 người trong đó 86,08% sống ở vùng nông thôn và chỉ có 13,92% sống ở thành thị, mật độ dân số là 370 người/km2. Tỷ tăng dân số trung bình là 1,03%/năm. Phú Thọ đến năm 2003 dân số tăng lên 1307428 người trong đó dân số thàng thị chiếm 14,62%. Dân số sống ở nông thôn là 85,38% như vậy dân số tỉnh Phú Thọ có sự tăng lên về số lượng đây là nguồn lao động dồi dào phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Phú Thọ. Phú Thọ có 23 dân tộc sinh sống, tuy nhiên người kinh vẫn chiếm đa số, tiếp đến là dân tộc Mường, Tày, Dao. - Lao động và việc làm: Hiện tại tỉnh Phú Thọ có 67 vạn lao động. Theo kết quả điều tra và dự báo nguồn lực lao động của tỉnh sẽ tăng lên 72 vạn người vào năm 2005 và 76 vạn vào năm 2010. Thực tế cho thấy nguồn lao động của tỉnh hiện tại cũng như trong tương lai vẫn dư thừa. Để tạo công ăn việc làm cho người lao động, năm 2002 tỉnh đã đào tạo được 2500 người có việc làm mới và xuất khẩu 1400 lao động. Hiện tại tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị còn 3,6%. Tỷ lệ đói nghèo ở nông thôn giảm 3,2% (còn 12,48%). Như vậy dân số và lao động ở Phú Thọ còn thừa, đây là nguồn lao động có thể tận dụng vào làm trong các ngành trồng trọt, chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi theo mô hình trang trại, có thể mở rộng quy mô để tận dụng nguồn lao động dư thừa, giá thuê rẻ mạt tiết kiệm được chi phí trong sản xuất. Như vậy nếu có biện pháp sử dụng hợp lý nguồn lao động sẽ giúp cho ngành chăn nuôi nói chung và trong các trang trại chăn nuôi nói riêng phát triển mạnh cả về quy mô và số lượng, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trang trại của Phú Thọ và giải quyết được việc làm cho nhiều lao động thất nghiệp ở nông thôn, thu nhập của người dân tăng lên và giúp cho việc giải quyết chương trình xoá đói giảm nghèo của tinh Phú Thọ được nhanh chóng xoá được hộ đói, giảm hộ nghèo. - Giáo dục và y tế: tỉnh có 12 huyện thị, thành phố; 267 xã, phường, trong đó xã miền núi chiếm gần 80% và vẫn còn tồn tại 50 xã đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, cho đến nay 8 huyện và 277 xã đã phổ cập trung học cơ sở, đạt 83,76%. Hệ thống trạm y tế có ở tất cả các xã trong tỉnh, trong đó có đến trên 56% tram có bác sỹ. + Điều kiện về kinh tế: Nền kinh tế của tỉnh Phú Thọ phát triển khá đa dạng và toàn diện; ngoài hoạt động sản xuất nông,lâm nghiệp như các tỉnh trung du miền núi khác, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều khu công nghiệp đã và đang hình thành trong những năm qua, kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, do phát triển đúng hướng, phù hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường nên các chỉ tiêu kinh tế xã hội ở tỉnh Phú Thọ đều tăng. Nghị quyết của Tỉnh uỷ Phú Thọ (Số 15- NQ/TU ngày 06/01/2003) đánh giá thành tựu kinh tế năm 2002 và xác định chỉ tiêu nhiệm vụ chủ yếu năm 2003 của tỉnh như sau: - Thành tựu năm 2002: Tổng giá trị GDP tăng 9,5% so với năm 2001, trong năm 2002 tỉnh đã huy động được nguồn vốn đầu tư đa thành phần lên đến 1.648 tỷ đồng, tăng 15,8% so với năm 2001. Cơ cấu vốn bao gồm: Tỷ lệ (%) Tăng so với năm 2001(%) Vốn nhà nước: 53,3 18,2 Vốn trong dân: 27,6 8,5 Vốn đầu tư nước ngoài: 19,1 36,4 Cơ cấu nguồn vốn 2002 Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 8,3%, năng suất luá bình quân đạt 47,33 tạ/ha/vụ, sản lượng đạt bình quân 345.576,5 tấn. Bình quân lương thực gần 310kg/người/năm, cơ bản đã đảm bảo được an ninh lương thực. - Chỉ tiêu chủ yếu năm 2003: chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2003 là từ 9,5% đến 10% trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,5% đến 15,5% giá trị sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản tăng trên 5% và giá trị các ngành dịch vụ tăng 11% đến 12%, kim ngạch xuất khẩu đạt 85 triệu USD, tăng 7,4% trong sản xuất lương thực ổn định ở mức trên 40 vạn tấn. Cơ cấu kinh tế công nghiệp và xây dựng 38,6%, dịch vụ 33,5% và nông lâm, thuỷ sản 27,9% tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1.01%. Đối với công tác xoá đói giảm nghèo phấn đấu không còn hộ đói và giảm hộ nghèo còn dưới 10%. Phấn đấu 100% số xã có điện lưới, trong đó trên 80% số hộ được sử dụng điện. Năm 2003 toàn tỉnh sẽ xuất khẩu từ 2,5 ngàn đến 3 ngàn lao động. 2.2. Về cơ sở hạ tầng. Nhìn chung cơ sở hạ tầng của tỉnh Phú Thọ đang được chú ý, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có tiến bộ. 100% xã có đường ôtô vào trung tâm xã, đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp hàng hoá, vật tư, thiết bị được chuyên trở dễ dàng. Làm mới và nâng cấp 64km đường quốc lộ, 72km đường tỉnh lộ, 683km đường nông thôn, kiên cố hóa 184,8 km kênh mương mới (đến nay đã có trên 500 km kênh mương cấp 1 và cấp 2 được cứng hoá). đã có 87,6% xã có điện lưới; 100% trụ sở UBND xã đã có máy điện thoại, bình quân 3,49 máy/ 100 hộ dân ( nghị quyết số 15 – NQ/TU ngày 06/01/2003 của Tỉnh uỷ Phú Thọ). Về thuỷ lợi, cả tỉnh có 165 hồ nước, 98 trạm bơm nước, hàng trăm km kênh mương xây, giải quyết nước sinh hoạt cho nhiều xã. Như vậy cơ sở hạ tầng phát triển tốt là một điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng đặc biệt là phục vụ phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, phát triển thuận lợi như phát triển thị trường đầu vào, đầu ra … II. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ. 1. Số lượng các loại hình trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ. a. Nhận xét thông qua hai cuộc tổng điều tra trang trại năm2002 và năm 2003 của tỉnh Phú Thọ. Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi với diện tích đất tự nhiên là 3.519km2. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 967km2, đất lâm nghiệp chiếm 1.392km2; đất ở 76km2; đất chưa sử dụng 872km2, đất chuyên dùng 211km2. Do địa hình tỉnh phong phú và đa dạng có đồng bằng, có đồi núi, có sông ngòi, có cơ sở hạ tầng từng bước xây dựng và phát triển, nhân dân trong tỉnh cần cù sáng tạo để làm giàu cho bản thân và xã hội. Hơn nữa từ khi có Nghị quyết 10 của bộ chính trị ra đời, quyền chủ động sản xuất được giao về cho các hộ gia đình, năng lực sản xuất thực sự được giải phóng. Do vậy bộ mặt của nông thôn, nông nghiệp đã thay đổi; sản phẩm phát triển theo xu hướng phát triển sản xuất hàng hoá, đời sống người dân được nâng cao. Riêng các hộ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đã có một số vượt trội, quy mô sản xuất khá hơn và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Trong điều kiện tự chủ kinh tế, nhiều hộ nông dân đã hình thành trang trại và phát triển ở hầu hết các huyện, thị. Theo kết quả điều tra vào thời điểm 01/07/2002 của tỉnh Phú Thọ, theo tiêu trí quy định tại thông tư số 69 ngày 23/06/2000 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Tổng cục Thống kê. Cả tỉnh tính đến thời điểm 01/07/2002 có 192 trang trại đạt tiêu trí trên trong đó:( phân theo loại hình sản xuất). - Trang trại trồng cây hàng năm ( diện tích từ 2 ha trở lên, cao nhât là 17 ha) có 5 trang trại chiếm 2,6%. - Trang trại trồng cây lâu năm ( diện tích từ 3 ha trở lên, cao nhất là 17 ha) có 28 trang trại, chiếm 14,58%. - Trang trại trồng cây nông nghiệp (diện tích từ 10 ha trở lên, cao nhất là 82,5 ha) có 78 trang trại, chiếm 40,63%. - Trang trại thuỷ sản (diện tích từ 2 ha trở lên, cao nhất là 121,3 ha ) có 60 trang trại, chiếm 31,25%. - Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp, có 21 trang trại, có từ 2 đến 3 sản phẩm trở lên, như cây lâm nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi trâu, bò, lợn, thả cá …, chiếm 10,94%. - Trang trại chăn nuôi: chưa có trang trại nào. Như vậy cho đến năm 2002 cả tỉnh Phú Thọ có 192 trang trại. Tuy nhiên trong 192 trang trại, chưa có một trang trại chăn nuôi nào, kết quả cho thấy việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiêp, thuỷ sản của tỉnh Phú Thọ còn hạn chế chưa toàn diện, sự phát triển các trang trại nói trên còn mang tính tự phát, chưa có sự định hướng của tỉnh và của Nhà nước, sự phát triển này không cân đối cho nên hiệu quả sản xuất kinh doanh còn chưa cao. Đến cuộc điều tra trang trại của tỉnh Phú Thọ năm 2003, theo kết quả điều tra ngày 01/07/2003 cả tỉnh có 450 trang trại, tăng 258 trang trại so với năm 2002, đạt 134,3%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do có thông tư sửa đổi – bổ sung ngày 04/07/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thông tư số 74 sửa đổi bổ sung tiêu trí định lượng quy định tại thông tư số 69 ngày 23/06/2000 để xác định là kinh tế trang trại: một hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là trang trại phải đạt một trong hai tiêu trí về giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm hoặc về quy mô sản xuất của trang trại. Kết quả điều tra cho thấy ở một số huyện có số trang trại cao như huyện Cẩm Khê có 68 trang trại, huyện Thanh Ba có 63 trang trại, huyện Yên Lập có 60 trang trại, huyện Thanh Sơn có 40 trang trại, huyện Thanh Thuỷ có 44 trang trại, huyện có số trang trại thấp nhất là thị xã Phú Thọ 13 trang trại. Trang trại của tỉnh được tập trung vào 6 loại hình trang trại, trong đó: Trang trại thuỷ sản có 149 trang trại, chiếm 33,1%. Trang trại lâm nghiệp có 141 trang trại, chiếm 31,3 %. Trang trại trồng cây lâu năm có 69 trang trại, chiếm 15,3%. Trang trại chăn nuôi có 48 trang trại, chiếm 10,66%. Trang trại kinh doanh tổng hợp có 26 trang trại, chiếm 5,77%. Trang trại trồng cây hàng năm có 19 trang trại, chiếm 4,2%. Như vậy đến năm 2003 thì xuất hiện thêm một loại hình sản xuất kinh doanh trang trại, đó là trang trại về chăn nuôi. Năm 2002 chưa có một trang trại nào đến năm 2003 có 48 trang trại. Cho đến nay toàn tỉnh có 7 loại hình trang trại sản xuất kinh doanh trong nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cơ bản đã đi vào cân đối trong sản xuất nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Phú Thọ . b. Đánh giá về sự phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ. Cho đến nay cả tỉnh có 48 trang trại chăn nuôi .Nói chung tuy chưa có sự tách biệt giữa chăn nuôi đại gia súc ,gia súc và gia cầm nhưng có thể nói về số lượng này đã đánh dấu một bước ngoặt về sự phát triển sản xuất trong ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trang trại nói riêng. Trong 48 trang trại chăn nuôi thì chủ yế là chăn nuôi lợn sinh sản, lợn thịt và lợn choai. Chăn nuôi đại gia súc như trâu bò thì vẫn ở mức hộ chăn nuôi nhỏ hoặc kết hợp giữa chăn nuôi lợn và chăn nuôi trâu bò .v.v. chưa đi sâu vào chăn nuôi từng loại con . Bên cạnh kết quả đã đạt được, kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn tồn tại : sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại còn mang tính tự phát, phân tán, manh mún, chưa có sự hướng dẫn và giúp đỡ của Nhà nước, nhiều trang trại còn thiếu vốn, đất đai để sản xuất và nhiều trang trại vẫn còn bế tắc trong việc tiêu thụ sản phẩm ra thị trường, chi phí cao, giá thấp dẫn đến lãi thấp thậm chí bị lỗ, người lao động về trình độ chuyên môn còn hạn chế việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn lúng túng...quản lý kinh tế còn kém hiệu quả. Cần phải có sự quan tâm đúng hướng của chính quyền địa phương các cấp, có những chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ngày càng mạnh hơn . 2.Tình hình về chủ trang trại chăn nuôi ở Phú Thọ. Kết quả của hai cuộc điều tra của tỉnh Phú Thọ về trang trại trên địa bàn năm 2002 và năm 2003 thì phần lớn chủ trang trại vừa làm chức năng quản lý vừa trực tiếp tham gia lao động sản xuất, rất ít chủ trang trại làm công tác quản lý thuần tuý, hầu như không có. Đội ngũ của chủ trang trại rất đa dạng về tuổi tác về nghề nghiệp, kiến thức về trình độ quản lý, một số bộ phận còn sử dụng lao động làm thuê hoàn toàn và kết hợp kinh doanh các ngành nghề khác, các chủ trang trại vừa chăn nuôi vừa tham gia vào các hoạt dộng kinh tế khác như kinh doanh dịch vụ, buôn bán các loại hàng hoá...Ngoài phạm vi ngành chăn nuôi . - Về trình độ trang trại nói chung và chủ trang trại nói riêng. Theo điều tra về trang trại năm 2003 thì có thể nói tình hình chung của các chủ trang trại như sau: + Chưa qua đào tạo là 290 người chiếm 64,4%. + Trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 115 người chiếm 25,5%. + Trình độ trung cấp cao đẳng 30 người chiếm 6,6% + Trình độ đại học trở lên là 15 người chiếm 3,5%. - Riêng đối với chủ trang trại chăn nuôi : + Chưa qua đào tạo 22 người chiếm 45,8% + Trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 13 người chiếm 27,1% + Trình độ trung cấp, cao đẳng là 8 người chiếm 16,6% + Trình độ đại học trở lên là 5 người chiếm 10,5%. Nhìn vào chỉ tiêu trên có thể thấy rằng đại đa số các chủ trang trại đều chưa qua đào tạo, chủ trang trại nói chung và chủ trang trại chăn nuôi nói riêng trình độ còn hạn chế đặc biệt là trình độ cao đẳng đại học. Qua tìm hiểu và điều tra đối với các trang trại thì hầu hết các trang trại đều làm theo kinh nghiệm cổ truyền, số chủ trang trại có kiến thức có trình độ chủ yếu là các cán bộ công nhân viên chức đã nghỉ hưu, có vốn, có trình độ lập trang trại để sản xuất kinh doanh tăng thêm thu nhập . Số chủ trang trại có trình độ kiến thức về khoa học kỹ thuật còn ít và nhìn chung kiến thức quản lý còn hạn chế hầu hết các chủ trang trại đều có nhu cầu được bồi dưỡng có hệ thống hơn về kỹ thuật cũng như về quản lý. 3. Các yếu tố sản xuất trong các trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ. a. Lao động . - Theo báo cáo nhận xét kết quả điều tra trang trại tỉnh Phú Thọ năm 2003 thì số lao động chăn nuôi của trang trại trong địa bàn tỉnh được phân bổ như sau : + Lao động của chủ hộ trang trại chăn nuôi là 95 người bình quân gần 2 lao động/1 trang trại, so với bình quân trang trại nói chung là 2,8 lao động /1 trang trại + Lao động thuê ngoài thường xuyên của trang trại chăn nuôi là 12 người bình quân gần một lao động/1 trang trại, thấp hơn so với tổng số lao động bình quân trong các trang trại, chiếm 2,4% so với tổng số lao động thuê ngoài thường xuyên + Lao động thuê ngoài thời vụ: tổng số lao dộng thuê ngoài thời vụ của trang trại chăn nuôi là 19 lao động bình quân gần 1 lao dộng/1trang trại chiếm 2,6% so với tổng số lao động thời vụ trong các trang trại. - Có thể thấy rằng trang trại chăn nuôi lợn sử dụng lao động chủ yếu là lao động của chủ hộ ít phải thuê ngoài số lao động bình quân trong các trang trại chăn nuôi thường thấp từ 2 đến 3 lao động/1 trang trại - Hình thức trả công đối với lao động thời vụ, thì đối với lao động thời vụ từ 15 nghìn đồng đến 20 nghìn đồng cho một ngày công thời vụ cao nhất lên tới 25 nghìn đến 30 nghìn đối với lao động thường xuyên thì mức trả công theo tháng trung bình từ 300 đến 450 nghìn đồng/1 tháng/1lao động. b. Yếu tố đất đai . - Đất đang sử dụng của các trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh Phú Thọ tính đến năm 2003 như sau : +Tổng diện tích đất của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là 22 ha được chia ra như sau : Đất nông nghiệp là 9,5 ha. Đất trồng cây hàng năm là 5,2 ha. Đất trồng cây lâu năm là 4,3 ha. Đất lâm nghiệp 7 ha. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 6,5 ha. Như vậy quỹ đất trong các trang trại chăn nuôi của tỉnh Phú Thọ còn thấp, chỉ chiếm 0,37% so với tổng quỹ đất trong các trang trại nói chung là 5823,3 ha. Bình quân mỗi trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh là 0,45ha/1 trang trại. Có thể nói diện tích đất bình quân còn quá nhỏ cho nên nó ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng quy mô sản xuất của các trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh Phú Thọ . c. Yếu tố vốn . Vốn là một yếu tố quan trọng và quyết định đến quá trình sản xuất nói chung và sản xuất trong các trang trại nói riêng đặc biệt là trong chăn nuôi lợn trang trại đòi hỏi vốn lớn, trong khi đó tổng số vốn sản xuất trong các trang trại của tỉnh Phú Thọ năm 2002 là 7415,6 triệu dồng chiếm 33,8% so với tổng số vốn sản xuất của các trang trại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Bình quân mỗi trang trại có tổng vốn sản xuất là 154,49 triệu đồng/1 trang trại/1 năm, trong đó : - Vốn tự có là 4230,2 triệu đồng bình quân 88,3 triệu đồng/1 trang trại, có trang trại đầu tư lên tới trên 2 trăm triệu đồng. Chiếm 57,04%. - Vốn vay 3185,4 triệu đồng chiếm 42,96%.Bình quân 66,36 triệu đồng/1trang trại, trang trại vay tối đa là 100 triệu đồng/1năm . Có thể thấy lượng vốn đầu tư cho các trang trai chăn nuôi đòi hỏi lớn, qua điều tra trang trại năm 2003 và qua trực tiếp, tiếp xúc đối với các chủ trang trại thì hầu hết các trang traị đều thiếu vốn sản xuất và có nhu cầu vay vốn để sản xuất mở rộng quy mô trang trại. Tuy nhiên việc vay vốn đối với các hộ trang trại còn hạn chế cơ chế uư đãi chính sách cho vay đối với các hộ sản xuất trong phạm vi điều chỉnh của chính quyền các cấp còn hạn chế triển khai còn chậm. d. Yếu tố khoa học kỹ thuật . - Nói chung các yếu tố thuộc về khoa học kỹ thuật đối với các trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh Phú Thọ còn hạn chế, đặc biệt là sử dụng máy móc thiết bị trong sản xuất còn chưa phát triển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc16241.DOC
Tài liệu liên quan