MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 3
1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội 3
1.1.1. Những vấn đề chung 3
1.1.2. Kết quả hoạt động du lịch trên địa bàn Hà Nội. 5
1.1.2.1. Hoạt động khách sạn du lịch. 5
1.1.2.2. Hoạt động dịch vụ - cho người nước ngoài thuê nhà và nhà trọ tư nhân 14
1.2. Việc nghiên cứu thống kê doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội 19
1.2.1. Sự cần thiết nghiên cứu doanh thu du lịch 19
1.2.2. Thực trạng nghiên cứu thống kê doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội 20
1.3. Sự cần thiết của việc sử dụng dãy số thời gian và dự đoán thống kê doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội 23
1.3.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng 23
1.3.2. Phân tích và dự đoán thống kê doanh thu du lịch ở Cục Thống kê Hà Nội 24
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN TRONG NGHIÊN CỨU DOANH THU DU LỊCH 25
2.1. doanh thu du lịch 25
2.1.1. Khái niệm doanh thu du lịch 25
2.1.1.1. Khái niệm về du lịch 25
2.1.1.2. Doanh thu du lịch 28
2.1.2. Kết cấu doanh thu du lịch 29
2.1.2.1 Tổng doanh thu chia theo đối tượng phục vụ chủ yếu 29
2.1.2.2 Tổng doanh thu chia theo loại hình hoạt động 30
2.2. phương pháp dãy số thời gian trong nghiên cứu doanh thu du lịch 32
2.2.1. Khái niệm về dãy số thời gian 32
2.2.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian trong nghiên cứu doanh thu du lịch 33
2.2.2.1 Mức độ trung bình theo thời gian 33
2.2.2.2 Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối 34
2.2.2.3 Tốc độ phát triển 35
2.2.2.4. Tốc độ tăng (hoặc giảm) 37
2.2.2.5 Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm). 38
2.2.3. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng 38
2.2.3.1 Phương pháp hồi quy 39
2.2.3.2 Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ 41
2.2.3.3 Phương pháp kết hợp thành phần xu thế và biến động thời vụ (Bảng B-B). 42
2.3. Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn trên cơ sở dãy số thời gian 43
2.3.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân. 44
2.3.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân 44
2.3.3. Ngoại suy hàm xu thế 45
2.3.4. Dự đoán dựa vào bảng Buys - Ballot. 46
2.3.5. Phương pháp dự đoán chuyên gia 46
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2002 – 2008 VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN NĂM 2010 48
3.1. Một vài nét sử dụng thông tin trong phân tích và dự đoán doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội 48
3.2. Biến động tổng doanh thu và kết cấu qua thời gian 49
3.2.1. Nghiên cứu biến động tổng doanh thu phục vụ khách 49
3.2.2 Phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn hà nội giai đoạn 2002-2008 50
3.2.2.1. Xu hướng biến động chung 50
3.2.2.2. Xu hướng biến động thời vụ. 51
3.3. Dự đoán doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010 56
3.3.1. Dự đoán doanh thu du lịch theo năm 56
3.3.2. Dự đoán doanh thu du lịch dựa vào chỉ số thời vụ 57
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 62
1. Một số kiến nghị 62
2. Kết luận 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
69 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2002 - 2008 và dự đoán đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc dù nhu cầu và số khách đi thăm quan du lịch trong nước ở nước ta hiện nay ngày càng lớn. Nó đã và đang góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế không những cho bản thân ngành hoạt động du lịch mà còn đóng góp và thúc đẩy rất nhiều ngành hoạt động kinh tế khác phát triển, nhất là đối với các ngành giao thông vận tải, khách sạn và nhà hàng và các ngành dịch vụ vui chơi giải trí... Hiện nay nhiều nước trên thế giới, bên cạnh việc tổ chức thống kê chặt chẽ khách du lịch quốc tế cũng đã và đang quan tâm rất lớn đến công tác thống kê khách du lịch trong nước.
Đối với nước ta đã đến lúc các lãnh đạo quản lý hoạt động du lịch và các nhà thống kê du lịch phải bắt tay vào việc nghiên cứu và triển khai mảng thống kê du lịch này. Trước hết là nhằm đánh giá được đầy đủ, đúng đắn về vai trò, vị trí của ngành hoạt động du lịch, sau đó là để có thông tin làm căn cứ nghiên cứu nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội khác.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thông tin như hiện nay thì việc nghiên cứu doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội khá đơn giản, từ đó Nhà nước có chính sách phù hợp trong phát triển du lịch trong thời gian tới.
Việc thu thập số liệu về doanh thu du lịch ở các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội do Phòng Thương mại giá cả Cục Thống kê Hà Nội quản lý. Các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội hàng tuần, hàng tháng, hàng quý báo cáo lên phòng giá cả của Cục Thống kê Hà Nội từ đó biết được số liệu về doanh thu hàng quý, hàng năm, từ đó biết được doanh thu du lịch hàng tháng, quý, năm tăng hay giảm, tăng hay giảm do nguyên nhân nào, nhân tố nào quyết định thật sự đến sự tăng, giảm của doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội. Từ đó Nhà nước có chính sách phù hợp cho việc phát triển kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên chúng ta mới chỉ nghiên cứu được các đơn vị kinh doanh du lịch có giấy phép kinh doanh, còn các đơn vị chưa có giấy phép kinh doanh thì chúng ta chưa quản lý được. Nó góp phần không nhỏ trong việc định hướng phát triển du lịch ở các quận, huyện của thành phố Hà Nội. Chính vì vậy mà Nhà nước và các cơ quan chức năng có liên quan cần có biện pháp thích hợp trong việc quản lý các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
1.3. Sự cần thiết của việc sử dụng dãy số thời gian và dự đoán thống kê doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội
1.3.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng
Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường trong những năm qua ở Việt Nam thì việc sử dụng các phương pháp thống kê để nhiệm vụ và phân tích doanh thu du lịch, đặc biệt là vận dụng dãy số thời gian và dự đoán thống kê, nó đóng vai trò quan trọng đối với các công ty, xí nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội. Nhờ có dự đoán thống kê mà các cơ quan xí nghiệp có nhiều thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất, ban hành thực thi các chính sách quản lý kinh tế - xã hội. Thông qua các số liệu dự đoán thống kê mà các cơ quan xí nghiệp nhanh chóng phát hiện những sai sót để nhằm phục vụ cho việc kinh doanh và quản lý kinh tế xã hội đạt nhiều hiệu quả.
Vận dụng phương pháp dãy số thời gian và dự đoán là phương pháp quan trọng đối với bất kỳ một công ty kinh doanh du lịch nào nghiên cứu về doanh thu du lịch. Trong tình hình hiện nay việc phân tích và dự đoán doanh thu du lịch là hết sức quan trọng để từ đó có thể đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, phản ánh chất lượng phục vụ và sự phát triển trình độ hiện đại của cơ sở vật chất kỹ thuật và mức độ phục vụ. Qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của doanh thu, hiểu rõ xu hướng, tính quy luật của sự phát triển đồng thời dự đoán doanh thu du lịch trong thời gian tới và phân tích được hiệu quả trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch, đồng thời thấy được xu hướng vận động của từng đơn vị cũng như ngành.
1.3.2. Phân tích và dự đoán thống kê doanh thu du lịch ở Cục Thống kê Hà Nội
Cục Thống kê Hà Nội là cơ quan thu thập và tổng hợp số liệu từ các đơn vị cơ sở, sau đó báo cáo lên Tổng cục thống kê theo những biểu mẫu nhất định. Do vậy từ trước đến nay Cục Thống kê Hà Nội chỉ dừng lại ở chế độ báo cáo chứ không đi sâu phân tích cụ thể các chỉ tiêu hay các chỉ tiêu chi tiết về doanh thu du lịch. Do có kết luận đúng đắn về hoạt động du lịch trên địa bàn Hà Nội. Cục Thống kê Hà Nội cần thu thập đầy đủ và chi tiết hơn, đồng thời vận dụng các phương pháp thống kê. Khi nghiên cứu xu hướng phát triển và tình hình hoàn thành kế hoạch để có thể nghiên cứu và phân tích, dự đoán chính xác hơn cho các năm tiếp theo.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN TRONG NGHIÊN CỨU DOANH THU DU LỊCH
2.1. doanh thu du lịch
2.1.1. Khái niệm doanh thu du lịch
2.1.1.1. Khái niệm về du lịch
Khái niệm
Cho đến nay có nhiều những khái niệm về du lịch ở mỗi một khái niệm đều có chung những ý tưởng gần giống nhau, nhưng có những khái niệm đều có thì thiên về mặt này nhiều, có những khái niệm thiên về mặt kia nhiều. Ta cần xem xét tất cả các định nghĩa để có thể hiểu thêm về du lịch và bổ sung thêm những cái gì còn thiếu.
Có định nghĩa cho rằng du lịch là sự di chuyển tạm thời từ nơi này sang nới khác, từ vùng này sang vùng khác, mà nơi đó không phải là nơi làm việc thường xuyên của họ. Còn theo Nguyễn Khắc Viên, Trần Nhọn, họ định nghĩa du lịch là hình thức thăm quan giải trí để nâng cao tầm hiểu biết về văn hoá, lịch sử...
Nhưng theo định nghĩa của Pháp lệnh du lịch ở Điều 10 pháp lệnh số 02 PL/CTN ngày 20/02/1999 của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh du lịch có ghi:
Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Đối với nhiều người, hoạt động du lịch gắn liền với cuộc sống hiện nay được xem như là hiện tượng tương đối mới mẻ. Nhưng thực ra du lịch đã tồn tại từ khi con người xuất hiện trên trái đất. Tuy nhiên hoạt động như hiện nay thì du lịch là một ngành non trẻ. Trong nhiều thế kỷ trước đây, khách du lịch hầu như chỉ gồm những người hành hương, lái buôn, sinh viên và các nghệ sĩ.
Vào đầu thập kỷ 20, du lịch dành cho những người khá giả, họ đi du lịch để giải trí, còn du lịch như hiện nay gắn liền với cuộc sống của hàng triệu con người, chỉ thực sự có từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Hội nghị quốc tế về du lịch ở Ottawa, Canada 6/1991 đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau:
Du lịch là các hoạt động của con người đi tới nơi (ngoài môi trường thường xuyên của mình) trong thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định sẵn, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm.
Như vậy đã phần nào hiểu về tiêu chí du lịch để phân chia, xem xét và nghiên cứu vấn đề này.
Các loại hình du lịch.
Một chuyến đi du lịch người ta chia theo nhiều loại hình khác nhau và mỗi loại hình này có tiêu chí khác nhau phù hợp với mục đích
a) Du lịch thuần tuý.
*Tham quan:
Du khách đi du lịch để tham quan là nhằm thoả mãn nhu cầu nhìn ngắm phong cảnh của đất nước mình hoặc nước ngoài, tạo niềm vui hiểu biết thêm về cảnh quan, con người, phong tục tập quán, các di sản... ở nước đến thăm quan.
*Nghỉ ngơi giải trí:
Loại hình du lịch để nghỉ ngơi nhằm thoả mãn nhu cầu mong muốn tạm thời dẹp bỏ các công việc bận rộn hàng ngày, giúp cho đầu óc và cơ thể được nghỉ ngơi, giải trí lấy lại sức để tiếp tục làm việc với hiệu quả cao hơn.
b) Du lịch kết hợp với chữa bệnh.
Trong những trường hợp sức khoẻ bị suy giảm cần chữa trị, điều dưỡng người ta có thể dùng loại hình du lịch chữa bệnh. Trong trường hợp này nơi du lịch thường là nơi thoáng mát, yên tĩnh, có thể có suối nước nóng hoặc nước khoáng hoặc là nơi có khí hậu thích hợp: Chẳng hạn vùng khí hậu khô và ẩm thích hợp với bệnh hen phế quản...
c)Du lịch công vụ.
Là loại hình du lịch có thể kết hợp với công việc: Như có thể du khách cần ký hợp đồng đàm phán, giao dịch lại nơi mà họ đén du lịch hoặc họ cần đến một địa điểm nào đó để làm ăn, chào hàng... Sau đó kết hợp du lịch vùng đó.
d)Du lịch thăm thân.
Những người thân nhưng không ở cùng nơi cư trú, họ đi thăm nhau và kết hợp đi du lịch.
e)Du lịch kết hợp với thể thao.
Du khách vừa thoả mãn nhu cầu du lịch, thăm quan hoạt động các môn thể thao yêu thích. Hoặc cũng có thể các vận động viên đi thi đấu sau đó họ đi du lịch vùng mà họ đến thi đấu.
f)Du lịch nghiên cứu chuyên đề.
Đây là du lịch kết hợp với việc làm công tác khoa học về sử học, dân tộc học... Trong các trường hợp này nơi đến du lịch đáp ứng được các nhu cầu của đề tài khoa học đang nghiên cứu.
g)Du lịch có chủ đề.
Du khách đi du lịch có mục đích và chủ đề xác định. Việc phân chia du lịch thành các loại hình như trên chỉ có ý nghĩa nghiên cứu, trên thực tế rất khó có thể tách rời các loại hình mà nó thường đan xen nhau bởi vì khách du lịch thường kết hợp nhiều mục đích khác nhau trong chuyến đi.
Các dạng du lịch
Có 3 dạng du lịch sau:
a) Du lịch từ nước ngoài vào
Là dạng du lịch mà khách du lịch là những người không mang quốc tịch của quốc gia đó vào quốc gia đó với mục đích không phải là để kiếm tiền hoặc định cư.
b)Du lịch trong nước
Là dạng du lịch mà khách hàng du lịch mang quốc tịch của một nước đi du lịch đến các vùng lãnh thổ thuộc địa phận nước đó, không vượt sang biên giới của nước khác.
c)Du lịch ra nước ngoài
Là dạng du lịch của những người mang quốc lịch của một nước đi du lịch ở những vùng không thuộc lãnh thổ nước đó.
2.1.1.2. Doanh thu du lịch
Khái niệm
Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội, du lịch là một đòi hỏi tất yếu của con người lao động. Du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu của con người khi trình độ kinh tế xã hội và dân trí đã phát triển. Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp, bao gồm như nhu cầu vận chuyển, nhu cầu lưu trú và ăn uống.
Hành khách đi ra ngoài nơi ở thường xuyên của mình đều cần đến các dịch vụ về lưu trú, ăn uống nghỉ ngơi. Đó là những yêu cầu thiết yếu liên quan đến sự sống còn của mỗi con người. Con người ở đâu là ở đó có nhu cầu. Trong kinh doanh "ý tưởng kinh tế bắt đầu từ khách", do đó các công ty du lịch trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách và mang lại doanh thu tối đa cho cơ sở kinh doanh. Như vậy ta có thể định nghĩa doanh thu về khách số lượng (doanh thu du lịch) đó là toàn bộ số tiền thu được từ khách du lịch trong kỳ nghiên cứu do hoạt động phục vụ các loại của công ty du lịch.
Doanh thu về khách du lịch chia làm hai loại chính:
+ Doanh thu bán hàng hoá: gồm các khoản thu do bán hàng ăn uống, hàng lưu niệm và các hàng hoá khác.
+ Doanh thu dịch vụ: gồm các khoản thu về buồng ngủ, vận chuyển trong nước, hướng dẫn du lịch...
Ngoài hai loại doanh thu chính ra còn có doanh thu khác như doanh thu cho thuê phòng họp mà không có nhân viên du lịch phục vụ.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu doanh thu du lịch
-Phản ánh doanh thu ngoài việc phản ánh kết quả hoạt động chung còn phản chất lượng và mức độ phục vụ rồi phản ánh sự thay đổi trình độ hiện đại cơ sở vật chất kỹ thuật.
-Là một trong các điều kiện cần để tính các chỉ tiêu hiệu quả.
-Phân tích cơ cấu doanh thu có thể cho thấy xu hướng kinh doanh của từng đơn vị kinh doanh du lịch.
2.1.2. Kết cấu doanh thu du lịch
2.1.2.1 Tổng doanh thu chia theo đối tượng phục vụ chủ yếu
Mục đích chia theo đối tượng phục vụ để thấy rõ được cơ cấu doanh thu từng loại khách trong tổng doanh thu là bao nhiêu.
- Thứ nhất, doanh thu phục vụ khách quốc tế.
Trước hết ta hiểu thế nào là khách quốc tế? Khách du lịch quốc tế là người đi du lịch tới một đất nước không phải là đất nước mà họ cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian nhất định là một ngày đêm nhưng không vượt quá một năm và mục đích của chuyến đi không phải để hoạt động kiếm tiền trong phạm vi nước tới thăm.
Như vậy, khách du lịch quốc tế phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ nơi đến du lịch, đồng thời tiêu dùng sản phẩm do công ty du lịch cung cấp. Vì vậy ta có doanh thu phục vụ khách quốc tế.
"Là toàn bộ số tiền thu được do hoạt động phục vụ khách quốc tế" (kể cả khách là người của các tổ chức nước ngoài hiện đang sống và làm việc ở nước sở tại có nhu cầu tham quan du lịch).
Cùng với quá trình đổi mới kinh tế trong nước, những năm gần đây nước ta mở rộng quan hệ với nhiều nước trên mọi lĩnh vực do đó số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng lên nhanh chóng tuy số lượng không bằng khách nội địa nhưng có mức tiêu dùng cao hơn, do đó làm cho doanh thu khách quốc tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu.
- Thứ hai, doanh thu phục vụ khách trong nước.
"Là toàn bộ số tiền thu được do phục vụ người nước đó đi du lịch trong nước"
Trong đó khách du lịch trong nước được hiểu là công dân của một nước (không kể quốc tịch) hành trình đến một nơi trong phạm vi của nước đó với một khoảng cách nhất định). Nơi ấy khác với nơi cư trú thường xuyên trong một khoảng thời gian ít nhất hai mươi tư giờ hoặc là một tối trọ và thời gian không được quá một năm với mọi mục đích trừ mục đích kiến tiền tại nơi đến.
- Thứ ba, doanh thu phục vụ khách đi du lịch nước ngoài.
"Là toàn bộ số tiền thu được do việc tổ chức cho khách đi du lịch nước ngoài" (không kể tiền phải nộp của khách do về quá hạn)
2.1.2.2 Tổng doanh thu chia theo loại hình hoạt động
Doanh thu dịch vụ
Mỗi khi khách du lịch có nhu cầu thì đều được đáp ứng tất cả các nhu cầu từ lớn chí bé của khách phát sinh trong quá trình lưu trú lại khách sạn. Do đó số lượng chủng loại các dịch vụ vô cùng phong phú, đa dạng tương ứng với các nhu cầu được thoả mãn thì doanh của mỗi dịch vụ được tạo ra. Do đó ta có khái niệm về doanh thu dịch vụ: "Là toàn bộ số tiền thu được do kết quả hoàn thành các hoạt động dịch vụ của đơn vị".
Doanh thu dịch vụ bao gồm:
- Thứ nhất, doanh thu cho thuê buồng: "Là tổng số tiền thu được do cho thuê buồng; kể cả cho thuê buồng, nhà dài ngày mà có nhân viên đơn vị phục vụ"
- Thứ hai, doanh thu lữ hành: "là tổng số tiền thu được do hoạt động lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa". Bao gồm toàn bộ doanh thu kinh doanh dịch vụ theo chương trình du lịch theo tour hoặc không theo tour.
- Thứ ba, doanh thu vận chuyển khách: "Là tổng số tiền thu được do thực hiện các dịch vụ chuyên chở khách đi lại và thăm quan du lịch".
- Thứ tư, doanh thu dịch vụ vui chơi giải trí: "Là tổng số tiền thu được do thực hiện các dịch vụ tổ chức cho khách vui chơi giải trí". Đây chính là dịch vụ làm sống động hơn kỳ nghỉ và thời gian nghỉ ngơi như tổ chức tham gia chơi thể thao, đua thuyền, khiêu vũ hoặc là học cách nấu ăn các món ăn đặc sản, học các điệu múa và bài hát dân tộc...
Ngoài những doanh thu về dịch vụ kể trên còn có doanh thu dịch vụ khác; đó chính là tổng số tiền thu được do thực hiện các dịch vụ cho khách. Dịch vụ khác ở đây có thể là dịch vụ làm dễ dàng việc nghỉ lại của khách và giải phóng khách khỏi công việc lặt vặt như: giặt là, uốn sấy tóc, massage, hoặc là những dịch vụ thoả mãn nhu cầu đặc biệt như: cho thuê hướng dẫn viên riêng, cho thuê hội trường để thảo luận, hoà nhạc, đánh thức khách dậy, hoặc là những dịch vụ trung gian như mua hoa cho khách, mua vé xem ca nhạc...
Doanh thu bán hàng hoá
"Là tổng số tiền thu được do bán hàng hoá các loại cho khách du lịch"
Trong doanh thu bán hàng hoá thì doanh thu về ăn uống là chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao nhất. Doanh thu bán hàng ăn uống: "Là tổng số tiền thu được do bán các sản phẩm dịch vụ cho ăn uống tại chỗ của khách", bao gồm các sản phẩm do đơn vị tự pha chế, pha chế và hàng chuyển bán phục vụ cho bữa ăn, ăn món, uống trong khi ăn và giải khát của khách.
Doanh thu khác
Là tổng số tiền thu được ngoài các khoản thu đã nêu trên như doanh thu cho thuê buồng dài ngày mà không có nhân viên của đơn vị trực tiếp phục vụ.
2.2. phương pháp dãy số thời gian trong nghiên cứu doanh thu du lịch
2.2.1. Khái niệm về dãy số thời gian
Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian. Trong thống kê, để nghiên cứu sự biến động này người ta thường dựa vào dãy số thời gian. Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.
Mỗi dãy số thời gian được cấu tạo bởi thành phần là thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm... Độ dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Trị số của chỉ tiêu gọi là mức độ dãy số.
Căn cứ vào đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian có thể phân biệt dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm.
- Dãy số thời kỳ biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định. Trong dãy số thời kỳ các mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ, do đó độ dài khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và có thể cộng các trị số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện trong những khoảng thời gian dài.
- Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại thời điểm nhất định.
Yêu cầu cơ bản khi xây dựng một dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi của hiện tượng nghiên cứu trước sau phải nhất trí, các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau (nhất là đối với dãy số thời kỳ).
Trong thực tế, do những nguyên nhân khác nhau, các yêu cầu trên có thể bị vi phạm, khi đó đòi hỏi phải có sự chỉnh lý thích hợp để tiến hành phân tích.
2.2.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian trong nghiên cứu doanh thu du lịch
Trong nghiên cứu thống kê doanh thu du lịch người ta thường tính các chỉ tiêu sau đây:
2.2.2.1 Mức độ trung bình theo thời gian
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời gian. Tuỳ theo dãy số thời kỳ hoặc dãy số thời điểm mà có các công thức khác nhau.
- Đối với dãy số thời kỳ, mức độ trung bình thời gian được tính theo công thức sau đây:
n
Trong đó: yi (i = 1, 2,....., n) là các mức độ của dãy số thời kỳ.
- Đối với dãy số thời điểm:
+ Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau thì được tính theo công thức sau đây:
Trong đó: yi (i = 1, 2,....., n) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau.
+ Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ trung bình theo thời gian được tính bằng công thức sau đây:
Trong đó: yi (i = 1, 2,....., n) là độ dài thời gian có mức độ yi.
Qua đây ta có biết được rằng doanh thu du lịch bình quân qua các năm là bao nhiêu? tăng, giảm như thế nào, từ đó biết được xu thế biến động qua thời gian, so sánh doanh thu giữa các năm với doanh thu du lịch bình quân, từ đó biết được qua các năm doanh thu du lịch tăng, giảm như thế nào? so với doanh thu bình quân.
2.2.2.2 Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu (+) và ngược lại, mang dấu (-).
Tuỳ theo mục đích của việc nghiên cứu doanh thu du lịch ta có các chỉ tiêu về lượng tăng (hoặc giảm) sau đây:
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng thời kỳ)
Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu du lịch (thời gian i-1 và thời gian i) tăng hay giảm,tăng giảm như thế nào. Công thức tính như sau:
= yi - (i = 2, 3,......., n)
Trong đó: là lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn.
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (hay tính dồn)
Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu du lịch giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ của một kỳ nào đó được chọn làm gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (yi). Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu du lịch tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài. Nếu ký hiệu Di là lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc, ta có:
Di = - y1 (i = 2, 3,............, n)
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình
Là mức trung bình của các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình, tao có:
Chỉ tiêu này cho biết được doanh thu du lịch trung bìnhcủa các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình qua các năm.
2.2.2.3 Tốc độ phát triển
Trong việc nghiên cứu thống kê doanh thu du lịch thì việc sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển là cực kỳ quan trọng.
Như ta đã biết tốc độ phát triển là một số tương đối (thường là được biểu hiện bằng lần hoặc %) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, ta có các loại tốc độ phát triển sau đây:
Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau. Công thức được tính như sau:
(i = 2, 3,.........., n)
Trong đó:
ti: Tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i -1
-1: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i -1
yi: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i
Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài. Công thức tính như sau:
(i = 2, 3,.........., n)
Trong đó:
Ti: Tốc độ phát triển định gốc
: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i
y1: Mức độ đầu tiên của dãy số
Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định giá gốc có mối liên hệ sau đây:
- Thứ nhất: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc. Tức là:
t2 . t3 ........ tn = Tn
hay: Pti = Ti (i = 2, 3,.........., n)
- Thứ hai: Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó.
Tức là:
= ti (i = 2, 3,.........., n)
Tốc độ phát triển trung bình là trị số đại biểu của hai tốc độ phát triển liên hoàn. Vì các tốc độ phát triển liên hoàn có quan hệ tích nên để tính tốc độ phát triển bình quân, người ta sử dụng công thức số trung bình nhân. Nếu ký hiệu là tốc độ phát triển trung bình, thì công thức tính như sau:
=
Từ công thức trên cho thấy: chỉ nên tính chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình đối với những hiện tượng biến động theo một xu hướng nhất định.
2.2.2.4. Tốc độ tăng (hoặc giảm)
Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu du lịch hai thời gian đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu phần trăm). Tương ứng với tốc độ phát triển, ta có các tốc độ tăng (hoặc giảm) sau đây:
Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.
ai = = ti-1 (i = 2, 3,.........., n)
Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc;
Là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định. Nếu ký hiệu Ai (i = 2, 3,.........., n) là các tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc thì:
Ai = (i = 2, 3,.........., n)
Tốc độ tăng (hoặc giảm) trung bình:
Là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu. Nếu ký hiệu là tốc độ tăng (hoặc giảm) trung bình thì:
2.2.2.5 Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm).
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một chỉ số tuyệt đối là bao nhiêu. Nếu ký hiệu gi (i = 2, 3,.........., n) là giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm) thì:
gi = (i = 2, 3,.........., n)
2.2.3. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng
Như ta đã biết trong dãy số thời gian có 5 phương pháp biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng:
Ta có 5 phương pháp đó là:
-Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian.
-Phương pháp số trung bình trượt di động.
-Phương pháp hồi quy.
-Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ.
-Phương pháp kết hợp thành phần xu thế và biến động thời vụ (Bảng B-B).
Tuy nhiên trong nghiên cứu, phân tích doanh thu du lịch thì người ta thường không sử dụng 2 phương pháp đầu tiên. Tại sao lại như vậy?
-Đối với phương pháp mở rộng dãy số thời gian thì trong nghiên cứu doanh thu du lịch thì không được sử dụng vì nó làm mất xu hướng biến động của hiện tượng trong du lịch. Mặt khác nó làm mất tính thời vụ.
-Đối với phương pháp số trung bình trượt di động thì trong nghiên cứu người ta ít sử dụng vì thời gian thu thập được số liệu trong nghiên cứu doanh thu du lịch chưa nhiều, chưa cụ thể. Mặt khác nó cũng làm mất tính thời vụ trong du lịch.
-Đối với các phương pháp còn lại thì trong nghiên cứu doanh thu du lịch thường hay sử dụng. Việc xác định xu hướng biến động cơ bản của doanh thu du lịch có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu thống kê doanh thu du lịch vì vậy cần phải sử dụng những phương pháp thích hợp trong một chừng mực nhất định, loại bỏ tác động của những nhân tố ngẫu nhiên để nêu lên xu hướng và tính quy luật về sự biến động của doanh thu du lịch.
Sau đây sẽ trình bày một số phương pháp thường được sử dụng để biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của doanh thu du lịch.
2.2.3.1 Phương pháp hồi quy
Trên cơ sở dãy số thời gian, người ta tìm một hàm số (gọi là phương trình hồi quy) phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian có dạng tổng quát như sau:
= f(t, a0, a1, .........., an)
Trong đó:
: mức độ lý thuyết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2295.doc