Đa dạng sinh học và những đe dọa hiện hữu,tiềm năng đối với ĐDSH tại vườn quốc gia Cát Tiên

Giá trị của đa dạng sinh học là vô cùng to lớn và có thể chia thành hai loại giá trị: giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp.

Giá trị kinh tế trực tiếp: là giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng

Giá trị gián tiếp: là những thứ mà con người không thể bán phục vụ cho các nhu cầu khác nhau.

 

ppt39 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đa dạng sinh học và những đe dọa hiện hữu,tiềm năng đối với ĐDSH tại vườn quốc gia Cát Tiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THU HOẠCH TẠI VQG CÁT TIÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ NHỮNG ĐE DỌA HIỆN HỮU,TIỀM NĂNG ĐỐI VỚI ĐDSH TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN GVHD: Ts. Phạm Hữu Khánh Ts. Nguyễn Tấn Phong Ts. Nguyễn Thị Mai Linh Môn học: Bảo tồn đa dạng sinh học TR ƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG Nhóm 6 Vũ Quang Phụng 91502112 Võ Thị Thanh Nhã 91502072 Trần Thị Hà 91502018 Đặng Thanh Sang 41503014 Tr ư ơng Nguyễn Quỳnh Trân 91502120 I. MỤC ĐÍCH BÁO CÁO 1. Tại sao lựa chọn đề tài này? Lý do chọn đề tài này nghiên cứu : bởi vì giá trị của bảo tồn về ĐDSH là rất lớn,và VQG Cát Tiên là 1 trong những nơi làm được công việc này khá tốt và đã đạt được một số thành công nhất định. T ồn tại song song đó là những thách thức rất lớn mà nơi này đang phải đối mặt 2. Đa dạng sinh học Đa dạng sinh học (tiếng Anh: biodiversity) được định nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó 2. Đa dạng sinh học Giá trị của đa dạng sinh học là vô cùng to lớn và có thể chia thành hai loại giá trị: giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. ♦ Giá trị kinh tế trực tiếp : là giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng ♦ Giá trị gián tiếp : là những thứ mà con người không thể bán phục vụ cho các nhu cầu khác nhau. 3.Vai trò của đa dạng sinh học Đa dạng về sinh học nghiên cứu Đóng góp về y học Lợi ích nông nghiệp Nguồn cung thực phẩm Điều tiết môi trường Giá trị kinh tế Những giá trị vô hình II. GIỚI THIỆU VỀ VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN Điều kiện tự nhiên Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 6 huyện: Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lâm (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước) Hiện nay, VQG Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam Hệ thực vật Nằm giữa 2 vùng sinh học địa lý từ vùng cao nguyên T rường S ơn xuống vùng Đ ồng bằng N am bộ hội tụ được các hệ thực vật phong phú, đa dạng : Đặc trưng là các kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với thành phần các loài cây gỗ, chủ yếu thuộc các họ sao dầu và họ đậu VQG cát tiên hiện nay đã xác định được 1.610 loài Một số loài cây quý hiếm có tên trong sách đỏ như: gõ đỏ, gõ mật, cẩm lai bà rịa, cẩm lai nam, cẩm lai vú, giáng hương,.... Hệ thực vật Hệ thực vật VQG Cát Tiên được chia thành 5 kiểu rừng chính Rừng lá rộng thường xanh Rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa Rừng tre nứa thuần loại Thảm thực vật đất ngập nước Hệ động vật Nhóm Số Bộ Số Họ Số Loài Thú 12 38 113 Chim 18 64 351 Bò sát 4 17 109 Lưỡng cư 2 6 41 Côn trùng 10 68 756 Cá 9 29 159 Tổng số 55 222 1.529 Thống kê hệ động vật VQG C á t Tiên Nhóm thú :nghiên cứu đã ghi nhận được ở Cát Tiên có 113 loài thú.43 loài đang bị đe doạ tuyệt chủng.38 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007). Hệ động vật Nhóm chim : Gồm 351 loài. Trong đó có 17 loài quí hiếm đã được phát hiện và có tên trong sách đỏ Việt Nam Nhóm bò sát và lưỡng cư : Các loài bò sát có 109 loài, trong đó có 18 loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam như: cá sấu Xiêm,trăn gấm, trăn đen Các loài lưỡng cư có 41 loài, trong đó có 3 loài được ghi tên trong sách đỏ Việt Nam như cóc mắt chân dài , cóc rừng, chàng andecson Hệ động vật Nhóm côn trùng : đã ghi nhận được 756 loài. Riêng các loài bướm đã xác định được 450 loài, chiếm hơn 50% tổng số loài bướm được ghi nhận ở Việt Nam. Các loài quý hiếm có 2 loài là bướm phượng (Sách Đỏ Việt Nam năm 2007) và bướm phượng cánh sau vàng, bướm phượng cánh kiếm. Nhóm cá nước ngọt : Gồm 159 loài. Trong đó, có 1 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 và Sách Đỏ IUCN 2008. Vùng đệm Quy mô: tổng diện tích Vườn quốc gia Cát Tiên là 73.878 ha, nằm trên địa bàn 3 tỉnh: Đồng Nai: 38.100 ha; Lâm Đồng: 30.635 ha; Bình Phước: 5.143 ha Vùng đệm nằm bao quanh Vườn quốc gia có diện tích 183.479 ha, thuộc địa bàn 4 tỉnh. Trong vùng đệm có 29.631 hộ dân cư với 139.344 nhân khẩu. Vùng đệm đầu tư bằng dự án Bảo vệ rừng và phát triển nông thôn vay vốn của Ngân hàng thế giới (WB) Rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp giao cho tổ chức,hộ gia đình và cá nhân là 64,875 ha Vùng đệm kinh tế xã hội :khoảng 118,604 ha,bao gồm 31 xã và 2 thị trấn Những đặc điểm kinh tế_xã hội của vùng đệm VQG Cát Tiên Nông nghiệp là thu nhập chính của người dân tại đây,trồng chủ yếu cây dài ngài như cao su,điều,.. Thu nhập không ổn định,những ngày mất mùa,nông dân vào rừng khai thác lâm sản Nhiều diện tích đất rừng bị chuyển mục đích sử dụng,mất đi diện tích vùng đệm,làm tang sức ép với vùng lõi. Việc phát triển cây cao su góp phần nâng cao kinh tế của vùng nhưng về mặt xã hội còn những hạn chế Những hoạt động vào rừng của người dân Khai thác củi,gỗ,mật ong Thu hái Ươi,bời lời Lấy dây,đọt mây,măng Lồ ô Săn bắt cá,bẫy động vật rừng III. Những đe dọa hiện hữu Hoạt động khai thác lâm sản trái phép quy mô nhỏ vẫn thường xuyên xảy ra vì mang lại nguồn thu nhập rất cao cho người dân ở đây Khai thác các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (đọt mây, lá nhíp, song mây, dầu cây, ) Lấn chiếm rừng để sản xuất nông nghiệp Một số hình ảnh và khai thác lâm sản trái phép Chăn thả gia súc:tập quán chăn nuôi trâu bò thả rông kiếm ăn trong rừng đã ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên rừng Cháy rừng: nguy cơ cháy rừng trong mùa khô vẫn ở mức độ cao tại một số khu vực như vùng bản ngập Tình trạng khai thác các nguồn lợi khác: như khai thác cá ( bằng xung điện ),vật liệu xây dựng trên sông Đồng Nai ảnh hưởng không nhỏ đến sự thay đổi dòng chảy làm xói lở bờ song tác động đến sự phân bố của ngồn lợi thủy sản Khai thác cát trái phép và đốt phá rừng ở VQG Cát Tiên Sự xâm lấn của các loài ngoại lai: Sự xâm lấn của các loài ngoại lai ( cây Mai dương, cỏ trấp ) cũng là một trong những nguy cơ gây khó khan cho công tác bảo tồn các hệ sinh thái rừng ở đây Xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Đồng Nai Ô nhiễm nguồn nước do sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang d ã Cây mai d ư ơng gây hại lớn đến VQG Xây đập thủy điện trên sông Đồng Nai IV. Những đe dọa tiềm năng Gia tăng dân số, sự đói nghèo : Nhiều hộ thôn bản của cộng đồng dân cư nằm giáp ranh và trong ranh giới của VQG Cát Tiên.Do thiếu thốn các điều kiện sinh hoạt,kinh tế.Đây là nguy cơ quan trọng tác động đến tài nguyên thực vật của VQG Cát Tiên. Khi đất sản xuất ít,người dân đã xâm phạm VQG lấy diện tích canh tác nông nghiệp,hái nông sản,săn bắt động vật rừng. Tình trạng nghèo đói trong khu vực làm tăng áp lực đối với rừng tự nhiên của VQG Cát Tiên Nhận thức : Nhận thức của người dân về sự quan trọng VQG Cát Tiên còn hạn chế Trình độ dân trí còn thấp Hiệu lực pháp luật và chính sách còn hạn chế, hành lang pháp lý chưa đủ mạnh.Các vụ vượt quá thẩm quyền chuyển cấp trên, thời gian xử lí kéo dài, nên chưa có tác dụng răng đe và giáo dục cho công đồng Lực lượng kiểm lâm lỏng lẻo: Với tổng diện tích là 71.350 ha nhưng tổng số lực lượng kiểm lâm chỉ có 145 người. Bình quân mỗi người phải quản lí và bảo vệ trên 500ha. Vì phân bố tại 2 khu vực, tiếp giáp với nhiều địa phương nên rất khó thực hiện các biện pháp bảo vệ => đây là một khó khăn trong công tác quản lí bảo vệ rừng VQG Cát Tiên Thu nhập còn thấp so với mặt bằng xã hội và điều kiện sinh hoạt ở vùng sâu, vùng xa, khó khăn, nguy hiểm; kiểm lâm thường xuyên bị đe dọa bởi những đối tượng có hành vi xấu. Sự phân hóa xã hội sâu sắc Nhu cầu vật chất tăng,giá cao khiến người dân vào rừng khai thác lâm sản Sự kiểm soát của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế,bất cập Thú chơi cây cảnh nổi như cồn tạo ra một nguồn cầu lớn. Đặc biệt là giống cổ thụ bị khai thác trộm như Lộc Vừng, Sanh, Si, Cẩm Thị...đây là hình thức mới ở các vùng khu rừng đặc dụng Ảnh hưởng của kinh tế thị trường : Ng ư ời dân săn bắt thú rừng trái phép Tác động tiêu cực của phát triển du lịch Nguyên nhân: Ranh giới vườn quốc gia Cát Tiên không có đường mòn, đi lại khó khăn L ực lượng kiểm lâm ít,tuần tra và kiểm soát bảo vệ rừng còn mỏng manh Quản lý dân cư trên quy mô rộng gây khó khăn rất lớn đối với công tác bảo vệ rừng ,kẻ xấu lợi dụng sơ hở xâm hại đến tài nguyên VQG Kinh phí đầu tư cho các hoạt động của vườn quốc gia còn hạn chế Tác động tiêu cực của phát triển du lịch Dịch vụ tạo nên sự thu hút việc làm cho thanh niên, lao động phổ thông, lao động nông nhân của khu này chưa phát triển Xối lở sông do tàn phá cây trái phép ven sông và khai thác cát Dân số gia tăng nhanh dẫn đến nhu cầu đất nông nghiệp tăng để đảm đảm kinh tế cho cuộc sống các người dân sống bên trong vườn quốc gia và vùng đệm Thị trường buôn bán động vật hoang dã còn phổ biến Rác thải, tiếng ồn, thu hái lâm sản,... V. KếT luận Tuy nhiên, địa bàn rộng,đường ranh giới dài, lực lượng kiểm lâm hạn chế, tài nguyên rừng đa dạng với nhiều loại động thực vật có giá trị cao như thú rừng, cây cảnh quý hiếm...người dân sống ở vùng ven thì đời sống khó khăn, thu nhập thấp, trình độ hiểu biết về pháp luật, về đa dạng sinh học, về bảo tồn tài nguyên còn ở mức rất thấp gây nên những thách thức rất lớn. Vì mưu sinh, vì cải thiện cuộc sống và thu nhập, vì tập quán sử dụng tài nguyên, một số cá nhân vụ lợi vì nguồn lợi lớn là sức ép của cộng đồng địa phương sống ven rừng đối với tài nguyên thiên nhiên. Những nguyên nhân trên sẽ gây nguy cơ làm cho rừng và tài nguyên đa dạng sinh học của vườn quốc gia Cát Tiên bị đe dọa. Vì vậy rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương trong việc nâng cao đời sống vật chất, nhận thức của người dân, tăng cường công tác phổ biến luật, tăng biên chế và chính sách đãi ngộ kiểm lâm..và đặc biệt xử lý nghiêm khắc các hành vi phá rừng nhằm hoàn thiện công tác bảo vệ rừng trong thời gian tới Công tác bảo vệ và quản lý rừng trong những năm qua đã đạt được kết quả tốt Tài liệu tham khảo Sở Tài Nguyên và Môi Tr ưởng tỉnh Đồng Nai (2013), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức vè bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học tỉnh Đồng Nai Ts. Phạm Hữu Khánh, Giới thiệu Vườn Quốc Gia Cát Tiên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptda_dang_sinh_hoc_va_nhung_de_doa_hien_huutiem_nang_doi_voi_d.ppt
Tài liệu liên quan