Đề tài Ảnh hưởng của phân hữu cơ trong cải thiện tính chất vật lý đất

Phân rác

Đó là loại phân hữu cơ được chế biến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ, chất thải rắn thành phố v.v. được ủ với một số phân men như phân chuồng, nước giải, lân, vôi cho đến khi hoai mục.

Phân rác có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng và thay đổi trong những giới hạn rất lớn tuỳ thuộc vào bản chất và thành phần của rác.

Nguyên liệu để làm phân rác có các loại sau đây:

- Rác các loại (các chất phế thải đã loại bỏ các tạp chất không phải là hữu cơ, các chất không oai mục được).

- Tàn dư thực vật sau khi thu hoạch như rơm rạ, thân lá cây.

- Các chất gây men và phụ trợ (phân chuồng oai mục, vôi, nước tiểu, bùn, phân lân, tro bếp).

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5872 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của phân hữu cơ trong cải thiện tính chất vật lý đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0,50 0,37 - 1.3.2.1 Sự chuyển hoá chất hữu cơ trong đất Theo Trần Văn Chính, 2006, các chất hữu cơ trong đất có quá trình biến đổi phức tạp với sự tham gia trực tiếp của các vi sinh vật đất và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố của môi trường đất. Xác vi sinh vật tồn tại trên mặt đất hoặc trong các tầng đất, trong quá trình phân giải chúng mất cấu trúc hình dạng còn các hợp chất cấu tạo nên xác sinh vật thì bị chuyển đổi thành các hợp chất linh hoạt hơn, dễ tan hơn. Một phần hợp chất này được khoáng hoá hoàn toàn để tạo ra sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O (Nguyễn Thế Đặng, 1999). Các chất hữu cơ khi đi vào đất sẽ chịu tác động của hai quá trình xảy ra là quá trình khoáng hoá và quá trình mùn hoá, tuỳ theo điều kiện đất đai và hoạt động của vi sinh vật mà một trong hai quá trình trên chiếm ưu thế. Xác hữu cơ Các hợp chất mùn Các hợp chất khoáng Mùn hoá Khoáng hoá nhanh Khoáng hoá từ từ Hình 1: Sơ đồ chuyển hóa chất hữu cơ (Nguồn: Nguyễn Thế Đặng, 1999). a. Quá trình khoáng hoá Theo Trần Văn Chính, 2006, khoáng hoá là quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ thành các chất khoáng đơn giản như CO2, H2O, NO3, NH4+, Ca2+, Mg2+, K+… Đây là quá trình biến đổi phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trước hết các chất hữu cơ phức tạp bị phân giải thành các chất hữu cơ đơn giản hơn gọi là các sản phẩm trung gian. Sau đó, các hợp chất trung gian này tiếp tục bị phân huỷ tạo thành các sản phẩm cuối cùng là các chất khoáng. Theo Lê Văn Khoa, 2000, tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường và hoạt động của vi sinh vật đất mà quá trình khoáng hoá chất hữu cơ theo hai con đường khác nhau là thối mục và thối rửa. Thối mục là quá trình khoáng hoá chất hỡu cơ trong điều kiện có đầy đủ oxy. Sản phẩm cuối cùng của quá trình này chủ yếu là các chất ở dạng oxy hoá như CO2, H2O, NO3-, ….Đây là quá trình toả nhiệt và kết quả là làm tăng nhiệt độ của đất.Thối rữa là quá trình kỵ khí diễn ra trong điều kiện thiếu oxy. Sản phẩm của quá trình thối rữa ở dạng oxy hoá như CO2, H2O, và còn một lượng lớn các chất ở dạng khử như CH4, H2S, NH3,… Theo Trần Văn Chính, 2006, quá trình khoáng hoá nói chung xảy ra trong mọi điều kiện, nhưng tốc độ khoáng hoá rất khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố: Thành phần chất hữu cơ: nếu hữu cơ chứa nhiều loại đường đơn, tinh bột, chứa nhiều đạm, có chứa Ca2+, Mg2+, K+, thì khoáng hoá nhanh. Nếu chứa nhiều linhin, tamin, và các hợp chất cao phân tử khác thì khoáng hoá chậm hơn. Ẩm độ: Nếu quá cao dẫn đến yếm khí thì tốc độ khoáng hoá chậm, nếu quá trình khô hạn thì hạn chế vi sinh vật phát triển và càng làm chậm quá trình khoáng hoá. Ẩm độ khoảng 70- 80% là thích hợp nhất cho quá trình khoáng hoá. Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho quá trình khoáng hoá mạnh vào khoảng 25-35oC. Cao hơn hoặc thấp quá đều hạn chế tốc độ khoáng hoá. pH của đất: Trong khoảng 6.5- 7.5 là thận lợi nhất cho quá trình khoáng hoá. Ở Việt Nam các quá trình khoáng hoá diễn ra rất mạnh, phân giải ra nhiều dưỡng chất cho cây trồng, nhưng đồng thời chất hữu cơ và chất mùn trong đất bị phá huỷ nhanh chóng làm cho đất ít mùn và đạm, vì vậy đối với đất nhẹ cần có biện pháp làm giảm tốc độ khoáng hoá. b. Quá trình mùn hoá TheoTrần Văn Chính, 2006, mùn hoá là quá trình tổng hợp những sản phẩm phân giải xác hữu cơ dẫn đến sự hình thành những hợp chất mùn. Mùn là những hợp chất hữu cơ cao phân tử phức tạp mà phân tử bao gồm nhiều đơn vị cấu tạo khác nhau, chúng được nối với nhau bằng các cầu nối. Mỗi đơn vị cấu tạo bao gồm nhân vòng, mạch nhánh, chúng chứa nhiều nhóm định chức khác nhau và mang tính axit. Theo Vacsman, 1936, nhân của chất mùn được hình thành do lignin kết hợp với các chất khoáng kiềm trong đất, sau đó các phản ứng oxy hoá sẽ gắn kết thêm các axit hữu cơ khác để hình thành chất mùn. Trong quá trình phân giải các xác hữu cơ, một loại sản phẩm màu đen vô định hình, có thành phần phức tạp được hình thành gọi là chất mùn. Quá trình hình thành mùn phải từ những phản phẩm phân giải của xác hữu cơ và sự tổng hợp những hợp chất được phân giải của vi sinh vật đất. Các phản ứng xảy ra trong quá trình hình thành mùn là các phản ứng sinh hoá với sự tham gia của các enzim do vi sinh vật tiết ra. Như vậy, đầu tiên xác hữu cơ sẽ bị vi sinh vật phân giải để tạo ra các sản phẩm trung gian. Một phần các sản phẩm này khó bị phân giải tiếp hình thành nên các axit mùn nhờ tác dụng oxy hoá và trùng hợp, kết hợp với các axit amin, polipeptit khác, do men của vi sinh vật đảm nhận. Quá trình mùn hoá xảy ra song song với quá trình khoáng hoá, nhưng các điều kiện ảnh hưởng tới chúng có khác nhau. Các yếu tố chính ảnh hưởng tới quá trình mùn hoá là: Chế độ nhiệt, không khí, nước của đất, thành phần cơ giới và các tính chất lý hoá của đất, thành phần và cường độ hoạt động của vi sinh vật đất, thành phần xác vi sinh vật đất 1.3.2.2 Vai trò của chất hữu cơ trong đất Theo Trần Văn Chính, 2006, chất hữu cơ trong đất có thành phần phức tạp bao gồm chất mùn, chất không phải là chất mùn và các vi sinh vật. Chúng có ý nghĩa quan trọng và có ảnh hưởng đến nhiều tính chất lý, hoá và sinh học đất. Đối với cây trồng và vi sinh vật đất: Mùn là kho thức ăn cho cây và vi sinh vật. Chất hữu cơ và mùn đều chứa một lượng khá lớn các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng và vi sinh vật như: N, P, K, S, Ca, Mg và các nguyên tố vi lượng. Trong đó đặc biệt là N. Các nguyên tố dinh dưỡng có ở trong chất hữu cơ và mùn được giải phóng từ từ cho cây trồng, vi sinh vật sử dụng. Ngoài ra mùn còn chứa một số chất kích thích sinh trưởng làm tăng hoạt động của bộ rễ, hạt nảy mầm. Mùn còn làm tăng năng lực của đất là cây trồng ít bị sâu bệnh (Vũ Hữu Yêm, 1995). Đối với lý tính của đất: Chất hữu cơ và mùn cải thiện thành phần cơ giới đất và trạng thái kết cấu đất. Vì vậy, đất nhiều mùn thì có chế độ nước, không khí và nhiệt độ tốt phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển, cho năng suất cao. Đối với hoá tính đất: chất hữu cơ và mùn tham gia vào các phản ứng hoá học của đất. Đặc biệt mùn năng cao tính đệm của đất. Mùn ảnh hưởng đến trạng thái oxy hoá- khử, ảnh hưởng đến dung tích hấp thu và chi phối đến các chỉ tiêu hoá tính khác của đất. Nhìn chung chất hữu cơ có ảnh hưởng rất đa dạng đến các tính chất của đất. Trong điều kiện bình thường các tác động này theo hướng cải thiện hoá lý tính của đất, giúp đất ổn định cấu trúc (Trần Văn Chính, 2006 ). 1.3.3 Phân hữu cơ 1.3.3.1 Khái niệm chung về phân hữu cơ Phân hữu cơ là tên gọi chung cho các loại phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ như dư thừa thực vật, rơm rạ, phân súc vật, phân chuồng, phân rác và phân xanh hoặc các phế phẩm nông nghiệp và công nghiệp vùi trực tiếp vào đất hay ủ thành phân. Sau khi phân giải có khả năng cung cấp dưỡng chất cho cây trồng. Quan trọng hơn nó có khả năng tái tạo lớn. Phân hữu cơ được đánh giá chủ yếu dựa vào hàm lượng chất hữu cơ (%), hoặc chất mùn có trong phân, đây là nguồn phân quý, không những tăng năng suất cây trồng mà còn làm tăng hiệu lực của phân hoá học, cải tạo và năng cao độ phì nhiêu của đất (Đỗ Thanh Ren, 2004). Theo Michel Vilain, 1989, đề nghị phân loại theo mức độ khoáng hoá chất hữu cơ hay khả năng tạo mùn của chất hữu cơ. Chất hữu cơ có tỷ lệ C/N cao được vùi trực tiếp vào đất không qua chế biến, chức năng chủ yếu là cải tạo đất thì được gọi là chất hữu cơ cải tạo đất. Chất hữu cơ qua chế biến hay không thông qua chế biến có tỷ lệ C/N thấp gọi là phân hữu cơ (Vũ Hữu Yêm, 2005). Kinh nghiệm trong quá trình sử dụng, nghiên cứu phân bón cho thấy để đảm bảo năng suất cao và ổn định, việc cung cấp dưỡng chất cho cây trồng chỉ dựa vào phân vô cơ chưa đủ, mà phải có phân hữu cơ ít nhất 25% trong tổng số dinh dưỡng (Vũ Hữu Yêm, 2005). 1.3.3.2 Các loại phân hữu cơ *Phân chuồng Phân chuồng là một loại phân gia súc, gia cầm với xác bã thực vật. Phân chứa đủ 3 chất dinh dưỡng cơ bản là đạm, lân và kali cần thiết cho tất cả các loại cây trồng. Ngoài ra phân còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng như là B, Cu, Mo, Mn…và những chất kích thích sinh trưởng như Auxin, heteroauxin, các loại vitamin như Vitamin A, Vitamin C, Vitamin B…Hàng năm thế giới sản xuất khoảng 14 tỷ tấn tương đương với 7- 8 triệu tấn đạm, 3- 4 triệu tấn P2O5, 8-9 triệu tấn K2O. Ở nước ta, hàng năm nông dân sản xuất và sử dụng khoảng 50 triệu tấn, chủ yếu là phân heo và phân trâu bò, tương đương với 270.000 tấn urê (Nguyễn Thị Quý Mùi, 1999). Theo Ngô Ngọc Hưng, 2004, những chất dinh dưỡng có trong phân chuồng đều là những chất tương đối dễ tiêu, nhận được từ sự khoáng hóa chất hữu cơ. Do đó phân chuồng với liều lượng thích hợp, sẽ cung cấp thức ăn từ từ cho cây, không gây hiện tượng héo lá, hoặc lốp đỏ như trường hợp bón nhiều phân đạm hóa học dễ hòa tan. Bảng 12: Thành phần dinh dưỡng của phân chuồng (Đơn vị: % ) (Cục Khuyến nông Khuyến lâm, 2004) Loại phân H2O N P2O5 K2O CaO MgO Heo 82.0 0.80 0.41 0.26 0.09 0.10 Trâu bò 83.1 0.29 0.17 1.00 0.35 0.13 Ngựa 75.7 0.44 0.35 0.35 0.15 0.12 Gà 56.0 1.63 1.54 0.85 2.40 0.74 Vịt 56.0 1.00 1.40 0.62 1.70 0.35 Để phân chuồng có hiệu quả cao, cần phải bảo quản tốt. Phân chuồng dùng để bón lót, liều lượng bón tùy theo loại cây và loại đất. Phân chuồng có thể bón rãi, sau đó vùi lấp đất ngay để tránh mất đạm. Đối với phân chuồng chưa hoai mục, nên bón sớm từ 7- 5 ngày trước khi gieo trồng. *Phân xanh Phân xanh là loại phân hữu cơ, sử dụng các loại bộ phận trên mặt đất của cây. Phân xanh thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ. Vì vậy, phân xanh chỉ phát huy hiệu quả sau khi được phân huỷ. Cho nên người ta thường dùng phân xanh để bón lót cho cây hàng năm hoặc dùng để tủ gốc cho cây lâu năm. Tuy vậy, ở một số địa phương vùng Trung Bộ, phân xanh được chặt nhỏ và bón cho ruộng lúa. Cây phân xanh thường là cây họ đậu, tuy vậy cũng có một số loài cây thuộc các họ khác như cỏ lào, cây quỳ dại, v.v.. cũng được nhiều nơi dùng làm phân xanh. Phân xanh có nhiều loài được nông dân gieo trồng với mục đích làm phân bón, nhưng cũng có một số loài cây mọc hoang dại được sử dụng làm phân xanh. Các loại cây họ đậu thường có các vi sinh vật cộng sinh sống trên rễ và giúp cây hút đạm từ không khí. Lượng đạm này về sau có thể cung cấp một phần cho cây trồng. Cây họ đậu còn có khả năng hút lân khó tiêu và kali từ những lớp đất sâu mạnh hơn nhiều loài cây khác. Cây phân xanh dễ trồng, phát triển nhanh và mạnh. Ngoài việc được sử dụng làm phân bón cho cây trồng, các loài cây phân xanh còn được dùng để làm cây phủ đất, cây che bóng, cây giữ đất chống xói mòn, cây cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Cây phân xanh có nhiều loài và phần lớn có khả năng thích nghi rộng cho nên cây phân xanh có thể trồng được ở nhiều nơi và có thể nói, nơi nào cũng có thể trồng được phân xanh. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta, chúng ta có tập đoàn cây phân xanh rất phong phú. Với điều kiện khí hậu ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ cao, quá trình rửa trôi, xói mòn đất diễn ra với cường độ lớn, các loại cây phân xanh  có vai trò rất to lớn trong việc gìn giữ, cải tạo đất và góp phần rất đắc lực làm tăng năng suất các loại cây trồng. Phân tích thành phần dinh dưỡng trong một số loài cây họ đậu được dùng làm phân xanh thu được  kết quả như sau: Bảng 13: Hàm lượng đạm và lân trong một số cây phân xanh (% chất khô) Cây phân xanh Đạm (N) Lân (P2O5) Muồng lá tròn 2,74 0,39 Điền thanh 2,66 0,28 Keo dậu 2,85 0,62 Chợ Mớiốt khí 2,43 0,27 Muồng sợi 1,22 0,17 Đậu đen 1,70 0,32 Bèo hoa dâu 4,75 0,64 Bèo tấm 2,80 0,39    (Nguồn: Cục khuyến nông Khuyến lâm, 2004).         Cây phân xanh có khả năng thích nghi lớn, nhưng không phải loài cây nào ở đâu trồng cũng được. Năng suất chất xanh và khả năng phát triển của các loài cây có thể thay đổi tuỳ theo chân đất và điều kiện cụ thể ở từng nơi. Có loài thích hợp ở ruộng lúa, có loài thích hợp ở các chân đất đồi, có loài thích hợp ở các chân đất cát, có loài thích hợp ở các tỉnh Nam Bộ, có loài thích hợp ở các tỉnh miền núi phía Bắc, v.v.. Vì vậy, cần lựa chọn các loài thích hợp với điều kiện của địa phương để trồng mới thu được kết quả tốt. Cây phân xanh cũng thường chỉ phát huy tác dụng trong những cơ cấu nhất định với các loài cây trồng, vì vậy cần lựa chọn những cơ cấu cây trồng hợp lý với thành phần cây phân xanh phù hợp để trồng xen, trồng gối hoặc luân canh. Cách sử dụng phân xanh: Có nhiều cách, nhưng chủ yếu là các cách sau đây: - Khi cây phân xanh ra hoa, người ta cày vùi chúng vào đất vì lúc này cây phân xanh có năng suất sinh khối cao, cây chưa có hạt nên hạt chưa rụng xuống đất mọc thành cây con gây trở ngại cho việc trồng cây chính vụ sau.  - Dùng cây phân xanh bón lót cho cây trồng lúc làm đất - Đưa vào hệ thống luân canh, sau một số vụ trồng cây trồng chính, người ta trồng một vụ cây phân xanh để làm tốt đất và loại trừ một số loài sâu bệnh của cây trồng chính. - Tủ gốc, phủ luống, cho cây lâu năm. *Phân rác   Đó là loại phân hữu cơ được chế biến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ, chất thải rắn thành phố v.v.. được ủ với một số phân men như phân chuồng, nước giải, lân, vôi… cho đến khi hoai mục. Phân rác có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng và thay đổi trong những giới hạn rất lớn tuỳ thuộc vào bản chất và thành phần của rác. Nguyên liệu để làm phân rác có các loại sau đây:            - Rác các loại (các chất phế thải đã loại bỏ các tạp chất không phải là hữu cơ, các chất không oai mục được).            - Tàn dư thực vật sau khi thu hoạch như rơm rạ, thân lá cây. - Các chất gây men và phụ trợ (phân chuồng oai mục, vôi, nước tiểu, bùn, phân lân, tro bếp). *Phân vi sinh vật  Đó là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v..  Để chế biến phân vi sinh vật, các loài vi sinh vật được nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm. Khi đạt đến nồng độ các tế bào vi sinh vật khá cao người ta trộn với các chất phụ gia rồi làm khô đóng vào bao.   Trong những năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã tổ chức sản xuất công nghiệp một số loại phân vi sinh vật và đem bán ở thị trường trong nước. Một số loại phân vi sinh vật được bán rộng rãi trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, các loại phân vi sinh vật còn rất ít và chỉ là bộ phận nhỏ so với phân hoá học trên thị trường phân bón.   Phân vi sinh vật cố định đạm. Có nhiều loài vi sinh vật có khả năng cố định N từ không khí. Đáng chú ý có các loài: tảo lam (Cyanobacterium), vi khuẩn Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhyzobium; xạ khuẩn Actinomyces.   Phần lớn các loài vi khuẩn cố định đạm thường sống cộng sinh với các cây họ đậu. Chúng xâm nhập vào rễ cây và sống cộng sinh trong đó, tạo thành các nốt sần ở rễ cây. Chúng sử dụng chất hữu cơ của cây để sinh trưởng đồng thời hút đạm từ không khí để cung cấp cho cây, một phần tích luỹ lại trong cơ thể chúng.   Tảo lam cộng sinh với bèo hoa dâu và hút đạm tích luỹ lại làm cho bèo hoa dâu có hàm lượng đạm cao, trở thành cây phân xanh rất quý.   Thời gian gần đây, cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra các chủng vi sinh vật cố định đạm có nhiều đặc điểm tốt: khả năng cố định đạm cao, khả năng cộng sinh tốt. Công nghệ sinh học cũng giúp tạo ra những chủng vi sinh vật có đặc tính cạnh tranh cao với các loài vi sinh vật trong đất. Mặt khác, công nghệ sinh học đã cho phép các nhà khoa học tách được gen quy định đặc tính cố định đạm từ vi khuẩn và đem cấy vào nhân tế bào cây trồng, làm cho một số loài cây trồng cũng tạo được khả năng cố định đạm như vi khuẩn.   Hiện nay trên thị trường phân bón nước ta, phân vi sinh vật cố định đạm được bán dưới các tên thương phẩm sau đây:             Phân nitragin chứa vi khuẩn nốt sần cây đậu tương.             Phân rhidafo chứa vi khuẩn nốt sần cây lạc.             Azotobacterin chứa vi khuẩn hút đạm tự do.             Azozin chứa vi khuẩn hút đạm từ không khí sống trong ruộng lúa. Loại phân này có thể trộn với hạt giống lúa. Vi sinh vật hoà tan lân. Cây chỉ có thể hút được lân từ đất dưới dạng hoà tan trong dung dịch đất. Vì vậy, cây chỉ có thể hút được lân ở dạng dễ tiêu trong đất. Lân ở dạng khó tan trong đất cây không hút được. Vì vậy, có nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất đen, v.v.. hàm lượng lân trong đất khá cao, nhưng cây không hút được vì lân ở dưới dạng khó hoà tan.  Trong đất thường tồn tại một nhóm vi sinh vật có khả năng hoà tan lân. Nhóm vi sinh vật này được các nhà khoa học đặt tên cho là nhóm hoà tan lân, các nước nói tiếng Anh đặt tên cho nhóm này là PSM – phosphate solubilizing microorganisms).  Nhóm hoà tan lân bao gồm: Aspergillus niger, một số loài thuộc các chi vi khuẩn Pseudomonas, Bacillus, Micrococens. Nhóm vi sinh vật này dễ dàng nuôi cấy trên môi trường nhân tạo. Nhiều nơi người ta đã đưa trộn sinh khối hoặc bào tử các loại vi sinh vật hoà tan lân sau khi nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm, với bột phosphorit hoặc apatit rồi bón cho cây. Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật đem lại hiệu quả cao ở những vùng đất cây bị thiếu lân. *Các loại phân hữu cơ khác:   Có nhiều dạng chất hữu cơ, nhiều hỗn hợp các chất hữu cơ khác nhau, nhiều hỗn hợp chất hữu cơ và các chất vô cơ được sử dụng làm phân bón cho cây trồng.   Dưới đây xin nêu một số loại phân thường gặp trong sản xuất ở nước ta:   * Phân than bùn:             Than bùn được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau. Xác thực vật được tích tụ lại, được đất vùi lấp và chịu tác động của điều kiện ngập nước trong nhiều năm. Với điều kiện phân huỷ yếm khí các xác thực vật được chuyển thành than bùn.             Trong than bùn có hàm lượng chất vô cơ là 18 – 24%, phần còn lại là các chất hữu cơ. Theo số liệu điều tra của các nhà khoa học, trên thế giới trữ lượng than bùn có khoảng 300 tỷ tấn, chiếm 1.5% diện tích bề mặt quả đất. Than bùn được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong nông nghiệp than bùn được sử dụng để làm phân bón và tăng chất hữu cơ cho đất.             Than bùn cho phản ứng chua. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn thay đổi tuỳ thuộc vào thành phần các loài thực vật và quá trình phân huỷ các chất hữu cơ. Số liệu phân tích than bùn ở một số địa điểm có than bùn miền Đông Nam Bộ thu được như sau: Bảng 14: Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn ở miền Đông Nam Bộ Đơn vị % Chất dinh dưỡng Địa điểm lấy than bùn Tây Ninh Củ Chi Mộc Hoá Duyên Hải N 0,38 0,09 0,16 – 0,91 0,64 P2O5 0,03 0,1 – 0,3 0,16 0,11 K2O 0,37 0,1 – 0,5 0,31 0,42 pH 3,4 3,5 3,2 2,6 (Nguồn: Hồ Thìn, Võ Đình Ngô – Trung tâm địa học, Phân viện khoa học Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, 2001).             Than bùn có hợp chất bitumic rất khó phân giải. Nếu bón trực tiếp cho cây không những không có tác dụng tốt mà còn làm giảm năng suất cây trồng. Vì vậy, than bùn muốn dùng làm phân bón phải khử hết bitumic.             Trong than bùn có axit humic, có tác dụng kích thích tăng trưởng của cây. Hàm lượng đạm tổng số trong than bùn cao hơn trong phân chuồng  gấp 2 – 7 lần, nhưng chủ yếu ở dưới dạng hữu cơ. Các chất đạm này cần được phân huỷ thành đạm vô cơ cây mới sử dụng được.             Để bón cho cây, người ta không sử dụng than bùn để bón trực tiếp. Thường than bùn được ủ với phân chuồng, phân rác, phân bắc, nước giải, sau đó mới đem bón cho cây. Trong quá trình ủ, hoạt động của các loài vi sinh làm phân huỷ các chất có hại và khoáng hoá các chất hữu cơ tạo thành chất dinh dưỡng cho cây. * Phân tro, phân dơi          Tro các loại được sử dụng làm phân bón rất có hiệu quả ở những loại đất thiếu kali hoặc trong trường hợp bón quá nhiều phân đạm.          Trong tro có 1 – 30% K2O và 0.6 – 19% P2O5. Tro có thể dùng bón trực tiếp cho cây hoặc dùng làm chất độn, chất trộn với phân chuồng, phân bắc, nước tiểu… Kali trong tro dễ hoà tan. Trong tro còn có silic, lân, magiê, vi lượng với hàm lượng tương đối cao. Tro có tính kiềm nên phát huy tác dụng tốt trên các loại đất chua.          Phân dơi có hàm lượng lân rất cao. Nhiều gia đình nông dân đã vào các hang động trong núi đá, thu gom phân dơi về bón ruộng, bón cho cây trồng và đã thu được kết quả tốt. Nhiều hộ nông dân đã nuôi dơi để lấy phân bón ruộng. 1.3.3.3 Vai trò của phân hữu cơ 1.3.3.3.1 Vai trò của phân hữu cơ đối với cây trồng Chất hữu cơ là nguồn dự trữ và cung cấp dưỡn chất cho cây trồng. Thành phần của chất hữu cơ nói chung bao gồm C, O, H. Ngoài ra chúng chứa một lượng đáng kể các chất khoáng như N, P, K và nhiều chất khoáng khác cần thiết cho cây trồng. Cây có thể hút trực tiếp một lượng chất đạm hữu cơ dưới dạng Amino Axit như: Alanine, Glyeine, còn thông thường cây hút các chất dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng có được từ sự khoáng hóa chất hữu cơ. Ví dụ: Cây lúa hút 80% chất đạm từ sự khoáng hóa chất hữu cơ trong đất, ngay khi đất được bón phân (Đỗ Thị Thanh ren, 1993). Nhiều chất hữu cơ có hoạt tính sinh học cao, đặc biệt là các axit mùn có tác dụng kích thích sinh trưởng và phát triển rễ cây trồng, làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào. Có khả năng làm tăng hoạt tính của enzim oxy hóa khử, làm tăng khả năng sử dụng dưỡng chất của cây trồng. Bón kết hợp thích đáng giữa phân hóa học và phân hữu cơ sẽ có tác dụng tăng năng suất cây trồng. Phân hữu cơ có chứa đầy đủ các lạo chất khoáng cần thiết cho cây trồng nhưng hàm lượng không nhiều. Mặc dù phân hữu cơ có tác dụng tức thời như phân hóa học, nhưng bón số lượng lớn thì tác dụng của nó không thua kém phân hoá học (Nguyễn Thanh Hùng, 1984). 1.3.3.3.2 Vai trò của phân hữu cơ đối với đất *Cải tạo tính chất hóa học của đất Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất toàn diện, đặc biệt có khả năng cải tạo nhiều đặc tính xấu của đất ngoài việc cải tạo đất nghèo dinh dưỡng, phân hữu cơ còn làm tăng lượng chất hữu cơ và mùn trong đất mà phân hóa học không có được. Theo Nguyễn Ngọc Nông,1999, phân hữu cơ khi bón vào đất sau khi phân giải sẽ cung cấp thêm cho đất các chất khoáng làm phong phú thêm thành phần thức ăn cho cây và sau khi mùn hóa làm tăng khả năng trao đổi của đất. Đặc biệt là các axit humic trong phân có tác dụng khoáng hóa đạm rất tốt. Trong quá trình phân hủy chất hữu cơ tạo ra nhiều dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, làm giảm sự cố định K, P trong đất và có các khả năng tạo phức với kim loại. Chất mùn có khả năng tạo phức với Al làm giảm Al trao đổi và Al hòa tan trong dung dịch đất, do đó hạn chế khả năng gây độc của Al đối với cây trồng (Jones và Javis, 1982). Ảnh hưởng gián tiếp trong việc cung cấp dinh dưỡng từ bón phân hữu cơ là năng cao khả năng trao đổi cation của đất. Ngoài ra, do chất hữu cơ có khả năng trao đổi cation lớn hơn từ 2 đến 3 lần so với khoáng sét cùng khối lượng và chứa nhiều các nguyên tố đa lượng nên dễ dàng phóng thích dinh dưỡng cho cây trồng khi xảy ra quá trình khoáng hóa (Bell và Edwards, 1987). Bón phân hữu cơ đất ít bị rửa trôi thành đất bạc màu hoặc trơ cát sỏi. Chất hữu cơ có tác dụng như keo giữ lại các hạt đất rất nhỏ. Đồng thời, nếu chất mùn trong đất tăng lên thì các chất dinh dưỡng do ta bón cho cây như: N, K, P, ….cũng ít bị rửa trôi hay bay hơi đi mất. Ngoài ra, đất có tính đệm nghĩa là khi bón các loại phân hoá học hoặc vôi vào đất thì tính chất hoá học của đất như: chua, kiềm, mặn…ít tăng đột ngột nên cây trồng ít bị thiệt hại. Bón phân hữu cơ vào đất thịt nhẹ, đất xám, làm cho đất không có cấu trúc rời rạc, nhờ đó hạn chế sự bốc hơi nước, hạn chế sự rửa trôi phân khi ta bón cho cây…… Ngược lại, đất thịt nặng hoặc đất sét nếu được bón nhiều phân hữu cơ thì đất trở nên tơi xốp (Nguyễn Thanh Hùng, 1984). Hữu cơ còn tham gia tích cực vào chuyển hoá lân trong đất từ dạng khó tiêu sang dễ tiêu (Nguyễn Mỹ Hoa, 2004). Cây trồng chỉ hấp thu 50- 56% dưỡng chất từ đạm vô cơ năm đầu, phân hữu cơ chỉ khoảng 20- 30%. Do đó, liều lượng và thời gian bón rất quan trọng, nếu sử dụng phân hoá học liên tục làm cho đất chua dần, đất trở nên chai cứng, giảm năng suất cây trồng. *Cải tạo lý tính của đất Việc trộn chất hữu cơ vào đất làm tăng độ định kết cấu đất. Tác dụng ổn định cấu trúc đất phụ thuộc vào bản chất chất hữu cơ, và mức độ mùn hoá. Mùn tăng khả năng kết dính của các hạt đất để tạo thành đoàn lạp và làm giảm khả năng thấm ướt giúp cho kết cấu đất được bền trong nước (Đỗ Thanh Ren, 1998). Khi bón phân có hệ thống sẽ cải thiện tính chất vật lý của đất như chế độ nước, chế độ nhiệt của đất (Lê Văn Khoa, 1996). Đất có cấu trúc làm cho đất thoáng khí, nhiệt độ điều hoà giúp rễ cây trồng phát triển, trao đổi khí được tốt hơn, đồng thời làm giảm dung trọng và lực cản của đất. Ngược lại, sự suy giảm chất hữu cơ trong đất đưa đến giảm độ xốp và làm tăng dung trọng của đất (Tisdall và Oades, 1999). Phân hữu cơ có tác dụng làm cho đất thông thoáng tránh sự tạo ván và sự xói mòn. Cải thiện tính chất vật lý của đất, làm cho đất thoáng khí, ổn định pH, đất được giữ ẩm, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật tron

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTranTuan.doc
Tài liệu liên quan