Amoni hydroxit-NH4OH
Là chất lỏng không màu, trong suốt có mùi khai khó chịu, khi đun đến nhiệt độ sôi thì khí amoniac sẽ bay hết; khí NH3 không màu, nhẹ hơn không khí và hòa tan trong nước ở nhiệt độ bình thường. Amoni hydroxit kỹ thuật thường có hàm lượng NH3 là 20-25%, không được có mặt các tạp chất cặn, đặt biệt không chứa sắt. NH4OH có khả năng hòa tan đồng tạo thành dung dịch đồng amoni. Cần bảo quản NH4OH trong chai lọ đậy nút kín, để nơi thoáng mát, tránh nóng, tránh hơi NH4OH làm tổn thương đến mắt, màng niêm mạc mũi, gây buồn nôn, nhức đầu.
Trong ngành dệt nhuộm, dùng tạo môi trường kiềm yếu trong giai đoạn giặt – tẩy trắng vải sợi từ xơ động vật, dùng tẩy các vết ố, vết bẩn hoặc pha chế dung môi hòa tan cllulose.
17 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6404 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các chất trợ dùng trong dệt nhuộm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh đạo đức là một vấn đề quan trọng liên quan đến ý thức đúng đắn nhất. Những tiêu chuẩn về công việc là một vấn đề dễ gây xúc cảm và với sự nỗ lực rất lớn. Việc tham gia vào những sáng kiến kinh doanh đạo đức, đào tạo nhà cung cấp của mình và đảm bảo khả năng chịu đựng của nhà cung cấp, tính năng động của nhà máy cũng như là bao gồm cả việc kinh doanh không gian lận là những vấn đề quan trọng và ranh giới này vẫn đang biến động liên tục và luôn tiến về phía trước. Liên quan tới các loại hoá chất, quy tắc là rất quan trọng và có liên quan tới tất cả các sản phẩm được bán ra. Điều quan trọng là gây dựng nên sự am hiểu về ngành công nghiệp hóa chất, đưa ra những mục tiêu và kiểm soát những hoá chất quan trọng. Khách hàng luôn yêu cầu một sự rõ ràng tổng thể trong những sản phẩm mà họ mua. Việc tìm ra nguồn gốc rất quan trọng có liên quan tới nguồn tổng thể. Để duy trì và có được niềm tin với khách hàng về tên hàng hiệu của mình, người bán phải có một người đứng đầu và minh chứng được sự cam kết về vấn đề gì và với ai. Một nhà kinh doanh sở hữu được những ảnh hưởng và nền văn hóa cần phải làm theo bản năng hơn là làm theo quy tắc. Các công ty phải có được kỹ năng để quản lý được mối quan hệ và tính không kiên định. Một quy trình tổng thể cần phải rõ ràng nhưng hệ thống cấp bậc phải gọn gàng với sự bảo đảm xếp thành bậc tin tưởng vào quyền ưu tiên. Các nhà nghiên cứu cũng đã thảo luận về tình hình điều chỉnh chi tiết về chống ô nhiễm và quá trình kiểm soát trong nước Anh. Liên quan tới việc xin giấy phép về khả năng sản xuất là khả năng tiềm năng căn cứ vào hoạt động 24 giờ/ngày và cả công việc quét dọn. Tất cả địa điểm mà vượt chỉ tiêu ngưỡng yêu cầu thì được phép hoạt động. Nếu hoạt động mà không được phép thì đó là vi phạm và kết quả là sẽ bị truy tố. Khi xin chứng chỉ phải mô tả quy trình gia công/nhà máy, đưa ra số liệu (ví dụ như không khí, nước) và đánh giá sử ảnh hưởng chẳng hạn như xử lý nước thải hay là miêu tả cách tránh ô nhiễm/các biện pháp kiểm soát. Sự cho phép bao gồm các điều kiện như giới hạn thoát ra không được vượt quá. Đây là một tài liệu sống và các bản báo cáo phải được ghi và lưu lại. Việc vi phạm một điều kiện là phạm pháp, trong khi đó thì quy trình sản xuất lại phải kiểm tra lại để xin phép. Người quản lý công ty và nhà máy phải biết được địa điểm, xí nghiệp nào trong trường hợp có trục trặc, thiết lập biện pháp ngăn chặn và tránh ô nhiễm, điều hành và bảo vệ các khu vực này. Bắt buộc phải có hệ thống quản lý môi trường. Hệ thống này bao gồm một chương trình bảo dưỡng phòng ngừa, lưu giữ những báo cáo và đưa ra biện pháp dựa vào việc làm việc tuân theo đúng yêu cầu. Các bản báo cáo trình bày phải được ghi trong sổ chung và phải được truy cập chung ví dụ như các nhóm có ảnh hưởng về chính trị. Hệ thống quản lý môi trường phải kết hợp với những bước thủ tục viết tay, đào tạo, định rõ trách nhiệm của từng người và đáp lại những lời phàn nàn/việc rắc rối cùng với những báo cáo về hành động khắc phục/cải tiến. Việc tránh khỏi ô nhiễm thông qua nguồn thích hợp ví dụ như tránh các loại xơ gia công có chứa thuốc trừ sâu, tránh thải ra VOC (cácbon hữu cơ dễ bay hơi), cất giữ nguyên liệu đúng và có xử lý phù hợp,... là những yếu tố quan trọng. BAT (Công nghệ có sẵn tốt nhất) phải được ứng dụng cùng với những lưu ý chỉ dẫn thích hợp. Các nhà nghiên cứu cũng đã bàn bạc về chi phí phù hợp và những bước thực hiện bắt buộc chính thức, chỉ ra được những rủi ro và lợi ích/cơ hội với công việc kinh doanh. Những chi phí có thêm để tránh ô nhiễm và nguồn thường xuyên thiếu/những ý kiến chuyên môn. Khách hàng vẫn còn thiếu về sự hiểu biết/sở thích và chưa có những lĩnh vực vui chơi ở mức quy mô toàn cầu. Tuy vậy, công việc cải tiến vẫn có thể tạo cơ hội thu được lợi tức, những kết quả tốt và niềm tin của khách hàng. Dưới đây là những điểm quan trọng trong khi xem xét về những vấn đề môi trường:- Các bảng số liệu về an toàn vật liệu phải có những chi tiết về tính an toàn và sức khoẻ một cách xác thực trong quá trình lưu kho, sử dụng và thải đi an toàn.- Sử dụng APEO (các sản phẩm không có ôxít êtylen phênon ankyn).- Tốt nhất là sử dụng nhà cung cấp thuốc nhuộm của công ty ETAD.- Không được dùng loại thuốc nhuộm azô có chứa những amin thơm bị cấm. Các chất màu azô không xếp vào những loại bị cấm này.- Không khuyên dùng hình thức nhuộm có crôm hoá sau và dần dần cuối cùng là không dùng đến nữa.- Danh sách 21 loại thuốc nhuộm phân tán không được sử dụng do khả năng của chứng viêm da tiếp xúc.- Các chất trợ nhuộm được halogen hoá không được dùng.- Phải sử dụng công nghệ nhuộm phủ màu dạng nước.- Polyvinynclorít phải chứa phthalate và không được dùng cho quần áo trẻ em.- Các hợp chất organo thiếc và những hoá chất bảo quản như PCP (penta clorofenon) không được dùng.- Gần đây, formanđêhyt được fân loại lại thành chất gây ung thư dựa theo những chứng cứ mới. Vì thế, xử lý hoàn tất dễ chăm sóc ít formalđêhyt và không có formalđêhyt sẽ được dùng trong tương lai.- Bioxít ngày càng là mối quan tâm và không dùng cho quần áo trẻ em.- Natricácbonát ăn da nên được sản xuất theo quy trình không có thuỷ ngân.- Hoá chất xử lý chống nhạy không được đưa vào quần áo.- Có những giới hạn cụ thể về các loại thuốc trừ sâu.- Chất làm trắng có thành phần clorin không được dùng và các quy trình dựa trên permonosunphát được dùng cho quy trình chống nhàu cho len.- Florocácbon tạo ra pơflorooctanyn sunphônát trong khi gia công không được dùng.- Để loại bỏ những vết bẩn, không nên dùng hoá chất giảm ôzôn. Nên dùng phương pháp làm cho vi khuẩn thối rữa có thành phần nước khi nào có thể được. Mỗi một hệ thống quản lý môi trường phải được đầu tư để có thể đảm bảo được quá rinh kiểm toán, làm báo cáo, các bước kiểm soát và cải tiến. Quy trình làm ẩm phải tiết kiệm nước và tiêu thụ điện năng./.Acid Acid là hợp chất mà khi hòa tan trong nước sẽ phân ly ra ion H+ và gốc acid. Trong các công đoạn xử lý hóa học vật liệu dệt có sử dụng rất nhiều các acid vô cơ và acid hữu cơ. Tùy theo yêu cầu của mỗi công đoạn xử lý mà dung dịch acid đóng vai trò:• Là tác nhân để phân giải tạp chất của vải.• Tạo môi trường cần thiết trong nhuộm, hồ hoàn tất, cầm màu.• Là tác nhân cho các phản ứng hóa học trong các quá trình nhuộm và in hoa.Tuy nhiên, khi sử dụng các dung dịch acid cần phải lưu ý:• Acid có nồng độ cao và nhiệt độ cao sẽ phá hủy mạnh một số loại xơ sợi(cellulose) nen phải dùng đúng yêu càu và phải giặt sạch.• Acid vô cơ ăn mòn kim loại nên thiết bị phải chế tạo bằng thép không gỉ.• Acid gây cháy bỏng da (đậm đặc) nên phải tuân theo các yêu cầu kĩ thuật khi pha chế, bảo quản, vận hành. Sau đây là một số các acid thường sử dụng nhất: Acid sulfuric – H2SO4ØLà chất lỏng không mùi, trong suốt, nặng hơn nước, có thể trộn với nước với mọi tỷ lệ, không bốc khói và hấp thụ hơi ẩm của không khí. Các dung dịch acid H2SO4 thường có nhiệt độ sôi trên 1000C, dung dịch đậm đặc bắt đầu sôi ở 2900C và tiếp tục tăng đến 3380C khi nồng độ đạt 98%. Acid làm cháy gỗ, giấy, da, vải sợi thực vật, vải sợi động vật và một số hợp chất hữu cơ khác, hòa tan được hầu hết các kim loại và oxit kim loại. Khối lượng riêng của dung dịch acid thay đổi theo nồng độ, nồng độ càng cao khối lượng riêng càng lớn. Bảo quản acid H2SO4 trong các dụng cụ thủy tinh hoặc nhựa đặc biệt, tránh kim loại và các chất dễ cháy. Khi pha trộn ¬H2SO4 với nước cần phải đổ từ từ acid vào nước và khuấy đều, tuyệt đối không được đổ nước vào acid (sẽ làm dung dịch bắn tung tóe gây bỏng). Trong trường hợp bị bỏng acid phải lập tức rửa thật nhiều nước lạnh lên chỗ bỏng, sau đó dùng dung dịch 2-5% Na2CO3 rửa lại để trung hòa hết lượng acid trên chỗ bỏng. Khi có hỏa hoạn xảy ra tại nơi có H2SO4, không được dùng nước mà phải dùng cát (tro) dập tắt lửa và bình bọt chữa cháy. Trong ngành dệt nhuộm, H2SO4 được sử dụng trong các công đoạn tẩy trắng, nhuộm và in hoa để trung hòa kiềm còn lại trên vải và hiện màu thuốc nhuộm hòan nguyên trong phương pháp nhuộm (in hoa) nitrit (hiện nay rất ít dùng phương pháp này). Acid clohidric- HCl (M=36,5; N=36,5)ØLà chất lỏng màu vàng nhạt, có mùi hắc và khói bốc ra do có khí HCl thoát ra, acid HCl kỹ thuật thường chứa 27,5-38% HCl tương đương với khối lượng riêng d=1,14-1,195.Trong ngành công nghiệp dệt nhuộm, chỉ cho phép chứa hàm lượng sắt nhỏ hơn 0,03%. Acid HCl được bảo quản trong các chai thủy tinh nắp nhám. Acid formic- HCOOH (M=46; N=46)Ø Là chất lỏng không màu có mùi hắc khó chịu thường chứa 80-90% HCOOH, riêng loại acid khan có thể chứa tới 99,7%HCOOH. Có thể hòa tan acid trong nước cồn với mọi tỷ lệ. Acid formic là chất khử mạnh, bị oxy hóa nhanh trong môi trường trung tính và kiềm, là acid rất độc, hơi acid formic gây tổn thương mạnh cho mắt, niêm mạc và khí quản. Dung dịch đậm đặc gây bỏng da rất lau khỏi và rất đau, nên bảo quản trong bình thủy tinh nút kín. Trong ngành dệt nhuộm, in hoa acid formic được sử dụng để tạo môi trường acid, có thể thay thế acid acetic để giảm tải lượng ô nhiễm môi trường. Acid acetic- CH3COOHØ Là chất lỏng không màu có mùi chua hắc, nhiệt độ sôi cao 1180C, hòa tan tốt trong nước, cồn và eter. Acid acetic ở dạng đậm đặc có tính độc hại và có tác dụng mạnh lên da gây bỏng, nên đựng trong các thủy tinh hoặc nhựa đặc biệt và bảo quản ở nơi khô ráo. Acid acetic được sử dụng trong các công đọan nấu tẩy để trung hòa lượng kiềm dư, tạo môi trường acid trung bình trong công đọan nhuộm. Acid oxalicØ Là những tinh thể không màu hoặc bột kết tinh ngậm nước. Khi đun nóng đến 1000C sẽ mất nước và ở nhiệt độ 1890C sẽ bị phân hủy. Acid oxalic hòa tan trong nước nhưng độ hòa tan không lớn, nó phụ thuộc vào nhiệt độ, dễ gây ngộ độc cho cơ thể nếu để dây vào thức ăn. Dung dịch acid oxalic dễ bị phân hủy ngoài ánh sáng và không khí cho nên cần lưu ý sau khi pha dung dịch phải dùng ngay, không để lâu. Acid oxalic có tính khử nên nó dễ bị oxi hóa nên cần bảo quản kín và nơi khô ráo. Acid oxalic có thể dùng thay thế cho acid acetic, acid formic nhưng ít được sử dụng. AcidØ lactic-CH3CHOH-COOH; Acid tactric-HOOC-CHOH-CHOH-COOH Được sử dụng để thay thế cho acid acetic trong tẩy, nhuộm và hoàn tất. Acid citric- HOOC-CH2-COH-COOH-CH2-COOHØ Là những tinh thể màu trắng không mùi có hàm lượng nguyên chất 99-99,5%C6H8O7.H2O. Acid citric dễ hòa tan trong nước, có vị chua. Vì acid dễ hút ẩm và tinh thể dễ bị chảy nước nên bảo quản ở nơi khô ráo. Dung dịch acid citric được sử dụng để tẩy một số vết màu, hồ chống nhàu tơ tằm, hòa tan thuốc nhuộm bazơ và có thể thay thế acid acetic hoặc acid formic.Bazơ Là các chất khi hòa tan trong nước sẽ phân ly ra gốc hydroxyl (OH-). Trong số các hợp chất bazơ thì xút (NaOH) là được sử dụng nhiều nhất trong ngành dệt, nhuộm, in hoa. KOH có sử dụng ít hơn vì giá thành cao. Amoni hydroxit-NH4OHØ Là chất lỏng không màu, trong suốt có mùi khai khó chịu, khi đun đến nhiệt độ sôi thì khí amoniac sẽ bay hết; khí NH3 không màu, nhẹ hơn không khí và hòa tan trong nước ở nhiệt độ bình thường. Amoni hydroxit kỹ thuật thường có hàm lượng NH3 là 20-25%, không được có mặt các tạp chất cặn, đặt biệt không chứa sắt. NH4OH có khả năng hòa tan đồng tạo thành dung dịch đồng amoni. Cần bảo quản NH4OH trong chai lọ đậy nút kín, để nơi thoáng mát, tránh nóng, tránh hơi NH4OH làm tổn thương đến mắt, màng niêm mạc mũi, gây buồn nôn, nhức đầu. Trong ngành dệt nhuộm, dùng tạo môi trường kiềm yếu trong giai đoạn giặt – tẩy trắng vải sợi từ xơ động vật, dùng tẩy các vết ố, vết bẩn hoặc pha chế dung môi hòa tan cllulose. Natri hydroxit-NaOHØ NaOH còn có tên thương mại là xút ăn da, ở dạng tinh khiết nó là các hạt màu trắng, để ra không khí sẽ hút ẩm và chảy nước. Nhưng nếu để lâu, chúng sẽ hút thụ CO2 của không khí tạo thành lớp vỏ cứng không chảy nước nữa. Xút kĩ thuật thường được bán rộng rãi với các dạng: rắn, lỏng; hàm lượng xút và tạp chất tùy thuộc vào phương pháp sản xuất. Xút hòa tan trong nước kèm theo tỏa nhiệt, muốn hòa tan nhanh không nên đổ nhiều nước để dung dịch tăng nhanh nhiệt độ. Khi đun nóng xút sẽ hòa tan nhanh hơn, đặc biệt không được thả xút vào dung dịch đang sôi dễ gây bỏng, tránh để xút bắn vào người sẽ gây bỏng. Trong trường hợp bị bỏng xút, phải rửa ngay bằng tia nước mạnh, sau đó bôi dầu thực vật lên chỗ bỏng. nếu xút bắn vào mắt phải dùng ống phun dầu thực vật hoặc lòng trắng trứng vào mắt để rửa. Xút có thể trung hòa bằng dung dịch acid acetic 2-5% (loại tinh khiết). Xút được bảo quản trong các thùng phuy bằng sắt, trong các bao polietylen hoặc trong chai lọ nhựa, thủy tinh.Tránh để xút trong các dụng cụ bằng nhôm, cần bảo quản nơi khô ráo, cách ly với nước và tránh bị đốt nóng. Xút là kiềm mạnh, dễ kiếm, rẽ tiền, rất thông dụng nên được sử dụng nhiều trong các công đoạn nấu tẩy, làm bóng, nhuộm,in hoa.
Muối Muối là một hợp chất được tạo thành trong các phản ứng giữa acid hoặc oxit acid với bazơ hoặc oxit bazơ. Trong công nghệ nhuộm, mỗi công đoạn khác nhau có sử dụng một lượng các loại muối khá lớn. Theo tính chất hóa học muối được chia thành các nhóm sau:• Muối trung tính: là muối mà trong nước chúng phân ly không tạo thành các ion H+ và OH-: Na2SO4, NaNO3, NaCl.• Muối acid: là những muối mà dung dịch của nó gồm có ion kim loại, gốc acid và cả ion H+; NaHSO3, NaHSO4.• Muối bazơ: trong dung dịch có chứa ion kim loại, gốc acid và cảion OH-: Pb(OH)NO3¬, Al(OH)(CH3COOH)2 Natri clorua (muối ăn)- NaCl ( M=58)Ø Nacl tinh khiết là những hạt tinh thể không ngậm nước, ít hút ẩm, có nhiệt độ nóng chảy 8000C. Trong sản xuất, muối ăn có nhiều loại : phụ thuộc vào phương pháp khai thác muối, nơi khai thác muối, độ tinh chế muối, độ nghiền muối và công dụng của nó. Muối mỏ có độ tinh khiết cao hơn muối biển , muối mỏ chứa 95-99% NaCl và các cặn không tan là 0,23-0,39%, muối biển chỉ chứa 75-88% NaCl và lượng tạp chất cao hơn. Muối ăn thường được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp. trong công nghiệp dệt nhuộm, muối ăn được sử dụng rất nhiều trong nhuộm: nhuộm thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộmhoạt tính, thuốc nhuộm lưu huỳnh, thuốc nhuộm hoàn nguyên, thuốc nhuộm acid. Khi cần làm lạnh dưới 0oC có thể dùng NaCl trộn với đá tạo tác nhân làm lạnh. Natri sunfat – Na2SO4 (M=142)Ø Na2SO4 có nhiệt độ nóng chảy 884oC, trong công nghiệp thường ở dạng tinh thể ngậm nước Na2SO4.10H2O có nhiệt độ nóng chảy 324oC, khối lượng riêng d = 1,46. Loại này còn có tên gọi là muối “Glauber”, là những tinh thể không màu có vị cay, hòa tan trong dung dịch tạo muối trung tính. Trong muối kĩ thuật có chứa các tạp chất như: muối sunfat của kali, canxi, clorua của natri , kali, magiê và cả muối sắt, hàm lượng muối ăn cho phép nhỏ hơn 0,29-1,2%, hàm lượng sắt nhỏ hơn 0,2%, hàm lượng NaSO4 không được nhỏ hơn 92%. Muối glauber được sử dụng nhiều trong nhuộm các loại thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm hoạt tính, thuốc nhuộm acid. Natri cacbonat- Na2CO3 (M=106)Ø Na2CO3 thường gặp ở dạng bột xốp màu trắng, loại kĩ thuật cũng có hàm lượng Na2CO3 khá cao, lượng tạp chất ít và thường là natri sunfat và natri clorua. Na2CO3 hòa tan trong nước có tỏa nhiệt và dung dịch tạo thành có tính kiềm. Soda được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp dệt: dùng trong nấu tẩy vải sợi, làm mềm nước, nhuộm, giặt in và hòan tất sản phẩm. Natri silicat (thủy tinh lỏng)-Na2SiO3Ø Natri silicat kĩ thuật được sản xuất dưới hai dạng: dạng rắn là những hạt trắng trong khó hòa tan trong nước lạnh và dạng lỏng (thủy tinh lỏng) là chất lỏng sánh màu vàng nhạt. Loại thủy tinh lỏng dễ sử dụng, đặc trưng của thủy tinh lỏng được thể hiện ở đại lượng tỉ trọng d (hoặc đo bằng độ Bome) và môđun. Giá trị môđun là tỷ lệ giữa số phân tử SiO3 và Na2O có trong dung dịch. Tỷ lệ này thường dao động từ 1-3, nếu trong bột Na2SiO3 có tính kiềm. Na2SiO3 được sử dụng nhiều trong nấu tẩy vải sợi, trong nhuộm và làm nặng tơ. Natri bisunfit-NaHSO3 (M=104)Ø Là muối acid trong dung dịch tạo môi trường acid yếu, có khả năng kết hợp với oxy, lưu huỳnh, iot và H2O2 . Trong ngành dệt nhuộm, natri bisunfit được sử dụng để khử tàn clo trong vải trắng, trong công đoạn nấu tẩy vải sợi bông ở nhiệt độ cao, là chất khử oxi có trong dung dịch nấu tránh sự oxi hóa vải sợi. Natri tiosunfat-Na¬2S2O3.5H2O (M=104)Ø Là các hạt tinh thể với các kích thước khác nhau,loại kĩ thuật thông thường là bột màu trắng với hàm lượng nguyên chất từ 97-99%. Loại natri tiosunfat dùng cho phim ảnh có kích thước hạt lớn hơn và độ tinh khiết cao hơn (không nhỏ hơn 99%). Lượng tạp chất có thể là NaSO3. NaSO4 Natri tiosunfat dễ hòa tan trong nước, không hòa tan trong cồn, ở nhiệt độ 45oC tinh thể bị nóng chảy, dễ bị phân hủy khi gặp acid:Na2S2O3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 + S + H2O Là chất khử khí clo rất tốt:Na2S2O3 + Cl2 + H2O → Na2SO4 + 2HCl + S Na¬2S2O3 được sử dụng để khử tàn clo trong công đoạn tẩy trắng vải sợi bông, lanh bằng dung dịch natri hypoclorit (javen). Trong phòng thí nghiệm, Na¬2S2O3 sử dụng nhiều để định phân xác định hàm lượng H2O2, NaClO Natri acetate – CH3COONa (M=82)Ø Là những hạt tinh thể không màu, có ngậm nước, dễ hòa tan trong nước, dung dịch có tính kiềm yếu. Thường được sử dụng trong nhuộm và in hoa, là chất đệm ổn định môi trường trong quá trình phản ứng hóa học xảy ra. Natri bicacbonat – NaHCO3 (M=84)Ø Là chất bột màu trắng như bông, tan trong nước và hầu như không tan trong rượu. ở 350-400oC mất nước chuyển thành NaCO3, kết tinh dưới dạng những viên nhỏ hình tứ giác. Dùng trong nhuộm, in hoa bằng thuốc nhuộm hoạt tính. Các muối amoniØAmoni clorua – NH4Cl: dùng trong nhuộm in hoaAmoni cacbonat(NH4)2CO3: dùng giặt lenAmoni sunfat(NH4)2SO4: dùng trong quá trình nhuộmAmoni acetat CH3COONH4: tạo môi trường kiềm yếu trong nhuộm
HÓA CHẤT CHUYÊN DÙNG Trong công nghệ xử lý hóa học vật liệu dệt, các quá trình nấu tẩy, nhuộm, in hoa vải sợi thường sử dụng một số loại hóa chất chuyên dụng với những chức năng đặc trưng riêng.Các chất oxy hóa Là các chất tham gia trong phản ứng hóa học luôn có xu hướng nhận điện tử để trở về trạng thái ộn định bền vững. Trong công nghệ xử lý hóa học người ta dùng chất oxi hóa chủ yếu để tẩy trắng vải, sợi. Một số chất oxy hóa dùng để hiện màu khi nhuộm và in hoa. Khi làm việc với chất oxi hóa cần lưu ý tác dụng ăn mòn kim loại, tác dụng tự hủy nếu bị nhiễm bẩn tác nhân xúc tác và tác nhân gây cháy bỏng da nếu không sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật. Hidro peroxit H2O2 (M=34)Ø Sản phẩm kỹ thuật của hidroperoxit bán ra thị trường có tên gọi là perhidron hoặc oxi già, thường chứa từ 30-50% H2O2. Hàm lượng H2O2 sẽ làm thay đổi tỷ trọng dung dịch và có thể dựa vào đó tính toán nồng độ%, g/l, đo độ Bome. Hidro peroxit là một acid yếu dễ bị phân hủy trong môi trường kiềm và khi có mặt kim loại: Để bảo quản H2O2 cần phải giữ chúng ở dạng thụ động tức là phải đảm bảo với môi trường pH=1-3 trong các dung dịch nhựa đặc biệt, không được đựng trong các chai lọ thủy tinh thông thường hoặc dụng cụ bằng kim loại. Khi sử dụng H2O2 phải đưa nó về dạng hoạt động tức là tạo môi trường kiềm để phản ứng oxi hóa xảy ra mạnh mẽ và nhanh hơn. Nước dùng trong tẩy bằng H2O2 phải là nước mềm không có chứa các muối sắt và các muối kim loại khác. Sử dụng H2O2 để tẩy trắng các loại vải sợi vừa đảm bảo chất lượng cao vừa không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Dung dịch H2O2 ¬ loãng 1-3% được dùng để rửa vết thương. Nhưng dung dịch đậm dặc sẽ gây phồng da. Khi bị bỏng H2O2 phải dùng nhiều nước rửa ngay vết bỏng. H2O2 có thể gây cháy khi gặp các chất hữu cơ. Trường hợp cháy ở nơi chứa H2O2 có thể dùng nước để dập tắt (nếu nơi đó không có các chất như acid, dung môi). Cần bảo quản H2O2 ở nơi thoáng , cách ly các chất cháy. Natri hipoclorit-NaOCl (M=74,5)Ø Là dung dịch không màu hoặc màu phớt vàng có mùi đặc trưng, dung dịch có tính kiềm. NaOCl là muối của acid yếu( HClO và bazơ mạnh NaOH), trong nước nó phân ly theo phản ứng sau:NaOCl = Na+ + ClO- Nhưng thông thường dung dịch natri hipoclorit có phản ứng phân ly sau:NaOCl + H2O = HClO + NaOHHClO = Cl2O + H2O Ion Cl+ có xu hướng nhận điện tử nên nó là tác nhân oxi hóa trong các phản ứng hóa học. NaOCl tham gia phản ứng nới một số chất như sau:NaOCl + HCl = NaCl + HClO2NaOCl + H2SO4 = Na2SO4 + 2HClO Khi dư lượng axit phản ứng sẽ tiếp tục:2HClO = HCl + 2O*HClO + HCl = Cl2 + H2O Khí Cl2 thoát ra dễ làm ngạt thở và gây ô nhiễm môi trường. NaOCl được trung hòa bằng H2O2 theo phản ứng :NaOCl + H2O2 = NaCl + H2O + 2O* Cả hai quá trình này đều thoát ra oxi nguyên tử có tác dụng tẩy trắng bổ sung vì oxi nguyên tử cũng là một tác nhân oxi hóa mạnh. Vì vậy, sau khi tẩy trắng bằng NaOCl có thể trung hòa lượng NaOCl dư bằng axit dư hoặc H2O2. Natri hipoclorit rất dễ bị phân hủy khi gặp ion kim loại nặng và nhiệt độ cao hơn 40oC :3NaOCl = 2NaCl + NaClO3 Cần bảo quản Natri hipoclorit trong các dụng cụ bằng sành, nhựa đặc biệt hoặc các chai lọ thủy tinh nút kín và bảo quản ở xa các kho chứa vật liệu kim loại (tránh ảnh hưởng ăn mòn) Kali permanganat – KMnO4 (M=158)Ø Được chế tạo ở dạng tinh thể màu tím sẫm có ánh kim nên được gọi là thuốc tím. Kali permanganat hòa tan trong nước, axeton, cồn và axit acetic. Dung dịch đậm đặc của nó bền hơn dung dịch loãng. Thường đựng dung dịch trong chai thủy tinh sẫm màu có nút nhám. Kali permanganat là chất oxi hóa mạnh, hỗn hợp của nó với H2SO4 đặc sẽ làm cháy giấy, bông và các chất hữu cơ khác . Trong môi trường kiềm và trung tính có khả năng oxi hóa mạnh do phản ứng:2KMnO4 = K2O + 2MnO2 + 3O* MnO2 có màu nâu và khi tác dụng môi trường axit sẽ chuyển về Mn2+ không màu. Trong môi trường axit nó phân giải theo phản ứng:2KMnO4 = K2O + 2MnO + 5O* Kali permanganat được sử dụng để tẩy trắng một số sản phẩm dệt từ sợi động vật hoặc từ sợi pha tổng hợp và tẩy các vết bẩn trên vải trắng, không nên dùng tẩy trên vải sợi màu vì nó sẽ làm mất màu thuốc nhuộm. Kali bicromat – K2Cr2O7 (M=294)Ø Là những tinh thể màu đỏ da cam, kết tinh không ngậm nước, nóng chảy ở nhiệt độ 3950C và bị phân hủy ở nhiệt độ hơn 7000C . Kali bicromat hòa tan trong nước tạo thành dung dịch có tính axit. Khả năng hòa tan không cao, phụ thuộc vào nhiệt độ. Kali bicromat bền cả ở trạng thái khô cả ở trong dung dịch; nó là chất độc có hại đến màng da và những mô sụn. Khi làm việc phải đeo găng tay, khẩu trang và tránh hít thở phải bụi. Kali bicromat trước đây được sử dụng chủ yếu làm chất oxi hóa cho thuốc nhuộm hoàn nguyên không tan nhưng vì Cr6+ gây độc hại nước thải nên hiện nay không còn được dùng cho mục đích này nữa và làm chất cầm màu cho thuốc nhuộm axit, được dùng làm chất đóng rắn màng keo trong công nghệ chụp khuôn lưới để in hoa. Natri nitrit – NaNO2 (M=69)Ø Là những tinh thể màu trắng hoặc vàng nhạt dễ chảy nước và dễ bị oxi hóa thành NaNO3. Dễ hòa tan trong nước và dung dịch có tính kiềm yếu. Khi tác dụng với axit có phản ứng.NaNO2 + H2SO4 = HNO2 + NaCl2HNO2 = H2O + NO + NO2NO2 = NO + O* Khí NO màu nâu, độc, gây khó thở, cần làm việc ở nơi tủ hút. Natri nitrit được sử dụng trong quá trình nhuộm thuốc nhuôm hoàn nguyên tan và diazo hóa trong nhuộm azo không tan. Natri clorit – NaClO2 (M=90,5)Ø Là chất bột màu trắng dễ hút ẩm, dễ hòa tan trong nước. Ở nhiệt độ cao nó phân hủy:NaClO2 = NaCl + O2 Cần bảo quản trong tối nơi khô ráo và xa nơi chứa các chất hữu cơ. Dung dịch Natri clorit trong môi trường acid với ph = 3.5-4.5 sẽ có thoát ra oxi nguyên tử có tác dụng tẩy trắng vải sợi:ClO2- = Cl- + 2O* Dung dịch Natri clorit đã bị axit hóa có khả năng phản ứng rất cao, ăn mòn kim loại kể cả thép không rỉ loại thường. Vì vậy phải sử dụng từ các dụng cụ từ thép không gỉ loại đặc biệt (thép titan ) hoặc thủy tinh, gốm khi dùng Natri clorit. Đây là chất oxi hóa thường được sử dụng để tẩy trắng cho vải tổng hợp, vải sợi axetat cho chất lượng cao. Axit peraxetic – CH3COOOHØ Là chất lỏngcó mùi khó chịu, dễ cháy da và khi tiếp xúc với kim loại dễ gây cháy nổ. nhưng dung dịch loãng không ăn mòn kim loại và không gây cháy nổ. Peraxetic không bền dễ bị phân hủy: Axit peraxetic dùng để tẩy trắng vải sợi tổng hợp và các loại vải pha cho độ trắng cao, độ mao dẫn tốt và vẫn giữ được độ mềm mại cũng như độ bền.Các chất khử Chất khử là những hợp chất mà trong các phản ứng hóa học có khả năng cho điện tử. Trong xử lí hóa học vật liệu dệt chị sử dụng một số chất khử chuyên dùng cho quá trình tẩy, nhuộm. một số chất cụ thể như sau: Natri hidrosunfit – Na2S2O4 (M=174)Ø Natri hidrosunfit được sản xuất ở dạng bột trắng với hàm lượng từ 80-90%. Nó là hợp chất không bền dễ bị phân hủy trong không khí:Na2S2O4 + O2 = Na2S2O5 Thậm chí không có mặt oxi nó vẫn tự phân hủy2Na2S2O4 = Na2S2O3 + Na2S2O5 Khi bị hút ẩm nó sẽ bị phân hủy tỏa ra một lượng nhiệt lớn:Na2S2O4 + H2O = Na2S2O3 + 2NaHSO3 + Q Quá trình phân hủy này nếu xảy ra có mặt của oxi không khí và môi trường axit thì tạo ra lưu h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số hóa chất sử dụng trong ngành dệt nhuộm.doc