LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ.vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU. vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ.ix
PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN.5
1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý các khoản thu từ đất.5
1.1.1. Các khái niệm.5
1.1.2. Vai trò, đặc điểm quản lý các khoản thu từ đất đai của Nhà nước .10
1.1.3. Nội dung quản lý về các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.12
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý thu thuế từ đất đai tại Cục Thuế
tỉnh Lạng Sơn .22
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế từ đất đai .25
1.2. Kinh nghiệm về công tác quản lý các khoản thu từ đất của một số địa phương31
1.2.1. Kinh nghiệm công tác quản lý các khoản thu từ đất của Cục Thuế tỉnh
Bắc Giang.31
1.2.2. Kinh nghiệm công tác quản lý các khoản thu từ đất của Cục Thuế tỉnh
Hòa Bình.33
1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn .35
Kết luận chương 1 .37
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHOẢN THU TỪ
ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN .38
2.1. Tổng quan kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn .38
2.1.1. Về mặt vị trí địa lý, diện tích tự nhiên .38
2.1.2. Về điều kiện kinh tế-xã hội .39
118 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
b/ Việc lập, điều chỉnh, quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất:
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Lạng Sơn đã được
Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 09 tháng 1 năm 2013.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện: UBND tỉnh Lạng sơn đã tiến hành lập và
phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm
kỳ đầu (2011-2015) của 11/11 huyện, thành phố. [20].
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 về công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng
năm cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh
Lạng Sơn chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã triển khai công tác lập kế
hoạch sử dụng đất hàng năm theo đúng quy định. Đến hết tháng 12 năm 201
có 11/11 huyện, thành phố, tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất năm 201 và
đã được UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày
20 tháng 5 năm 2015 về Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (201 - 2020) cấp Quốc gia, Ủy ban nhân
dân tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo tổ chức thực hiện cơ bản hoàn thành việc lập
45
điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất
kỳ cuối (201 - 2020) cấp tỉnh, hiện nay đang rà soát trình Hội đồng nhân dân
thông qua và trình Chính phủ xét duyệt.
c/ Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất:
Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối
với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được các ngành, các địa phương phối
hợp thực hiện theo đúng quy định của nhà nước và của tỉnh. Thực hiện thẩm
định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức
xin thuê đất. Trong năm 201 : Tiếp nhận hồ sơ giao đất, cho thuê đất cho 51
tổ chức, với diện tích là 108 ha, cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất diện tích 20
ha; đấu giá quyền sử dụng đất tại các xã, phường là .954, m2; thu hồi đất
của 08 tổ chức không còn nhu cầu sử dụng đất, với diện tích là 10 ha.
Công tác giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho
các tổ chức trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ gia đình,
cá nhân để thực hiện các dự án đầu tư đã được UBND tỉnh chỉ đạo, thực hiện
đúng quy định của pháp luật. Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được
phê duyệt. Các dự án, công trình có sử dụng đất trồng lúa được thực hiện
nghiêm ngặt theo quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Việc giao đất,
cho thuê đất đáp ứng cho nhu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực và
thực hiện đúng trình tự theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. [21].
d/ Về tài chính đất đai, giá đất:
Việc xây dựng bảng giá đất được thực hiện theo đúng các quy định của pháp
luật. Thời hạn sử dụng bảng giá đất là 5 năm. Mức giá các loại đất trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn xây dựng đều nằm trong khung giá của Chính phủ, mức tối
đa đạt từ 40% đến 5% khung giá của Chính phủ. Quá trình xây dựng Bảng
giá đất, tỉnh Lạng Sơn đã thống nhất với các tỉnh giáp ranh, bảo đảm mức giá
các loại đất tại khu vực giáp ranh chênh lệch không quá 30% theo quy định
tại Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Việc điều
46
chỉnh giá đất sẽ được điều chỉnh khi điều tra và có sự biến động sẽ thực hiện
điều chỉnh. [11].
Về hệ số điều chỉnh giá đất: UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số
/QĐ-UBND ngày 15/5/2015 về việc quy định hệ số điều chỉnh giá đất để
tính thu tiền thuê đất năm 2015 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Quyết định số
1 /201 /QĐ-UBND ngày 25/3/201 về việc quy định hệ số điều chỉnh giá đất
để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất năm 201 trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn; năm 201 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 15/201 /QĐ-UBND ngày
21/4/201 về việc quy định hệ số điều chỉnh giá đất để tính thu tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất năm 201 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Quyết định số
28/2018/QĐ-UBND ngày19/01/2018 Ban hành hệ số điều chỉnh giá đất trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2018. [14], [15], [16], [17].
Về tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất: UBND tỉnh Lạng Sơn ban
hành Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 12/02/2015 Quy định mức tỷ lệ
phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất; Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND
ngày 28/02/2018 Quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. [18], [19].
Trong vòng 5 năm (từ năm 2013 đến năm 2018) tỉnh Lạng Sơn đã có quyết
định cho phép 496 dự án được giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án
đầu tư khu đô thị, nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh, Theo số liệu thống kê
của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn số lượng dự án được giao
đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được thể hiện ở bảng 2.1. [21].
47
Như vậy, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn số diện tích đất dự án được Nhà nước
giao và cho thuê năm 2013 chiếm 45,7%; năm 2014 chiếm 38,9%; năm 2015
chiếm 57,1%; năm 2016 chiếm 43,0%; năm 2017 chiếm 23,4%; năm 2018
chiếm 39,8% so với tổng diện tích đất được Nhà nước giao và cho thuê đất.
Số lượng dự án được giao và cho thuê đất trên địa bàn tỉnh giảm theo từng
năm, đặc biệt là năm 2018. Nguyên nhân do những năm gần đây, kinh tế suy
thoái, thị trường bất động sản trầm lắng, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó
khăn về kinh tế, đã rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói
riêng và trên cả nước nói chung đã rơi vào tình trạng phá sản. Chính vì vậy,
số dự án xin giao đất và thuê đất giảm đáng kể. Trên thực tế, trong những
năm vừa qua, công tác quản lý dự án sau khi được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất vẫn còn hạn chế, số lượng các dự án chậm tiến độ triển khai (hay
thường gọi là dự án “treo”) vẫn còn, đất bị chuyển nhượng trái pháp luật, bị
lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, một số chủ đầu tư chậm thực hiện nghĩa vụ
tài chính với Nhà nước. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
(2013-2018)
Đơn vị tính: ha
TT Thời gian
Dự án được giao đất, cho thuê đất Tổng iện t ch đất
giao, cho thuê
Số lượng Diện t ch
1 Năm 2013 109 9.331,9 20.421,6
2 Năm 2014 95 5.864,7 15.089,9
3 Năm 2015 83 1.801,1 3.154,8
4 Năm 201 64 1.627,7 3.781,1
5 Năm 201 59 1.184,5 5.060,9
6 Năm 2018 56 1.254,6 3.155,6
Tổng cộng 466 21.064,5 50.663,9
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, 2019
48
Lạng Sơn, tính đến hết năm 2018 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã kiểm tra và
xử lý thu hồi đất sử dụng sai mục đích và thu hồi đất đối với những dự án
chậm triển khai là 55 dự án với diện tích 3. 08,8 ha trên tổng số 466 dự án,
diện tích 21.064,5 ha được Nhà nước giao và cho thuê, chiếm tỷ lệ 17,6 % số
lượng dự án được Nhà nước giao và cho thuê.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, nguyên nhân khiến các
chủ đầu tư chậm triển khai dự án là do Nhà nước thay đổi, bổ sung chính sách
làm phát sinh khó khăn vướng mắc khi xử lý giai đoạn chuyển tiếp giữa các
thời kỳ, nhất là các dự án có quy mô lớn, thời gian thực hiện kéo dài. Một số
trường hợp, chủ đầu tư thiếu vốn, chưa nỗ lực, có tâm lý chờ thị trường bất
động sản bớt “trầm lắng” mới triển khai. Có trường hợp chủ đầu tư là doanh
nghiệp nhỏ, năng lực yếu nhưng lại được giao đất dự án quy mô lớn. Một số
khác đủ điều kiện khởi công nhưng lại xin điều chỉnh cục bộ quy hoạch,
chuyển mục đích sử dụng đất, muốn đầu tư sang lĩnh vực khác nhằm nâng cao
hiệu quả đầu tư cũng khiến dự án “treo” thời gian dài.
2.2.3. Thực trạng công tác quản lý các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Lạng
Sơn
Công tác quản lý các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn theo các chức
năng cơ bản, tương ứng với các quy trình thực hiện đó là: Tuyên truyền hỗ trợ
NNT, Kê khai và kế toán thuế, Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Kiểm tra thuế,
Thanh tra thuế. Cụ thế như sau:
2.2.3.1. Công tác Tuyên truyền hỗ trợ NNT
Phòng Tuyên truyền hỗ trợ NNT giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện
công tác này, với số lượng các đơn vị được Nhà nước cho thuê đất, giao đất
có thu tiền sử dụng đất, các tổ chức, cá nhân nộp thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp, các tổ chức, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất diễn ra thường
xuyên, liên tục... Điều này đòi hỏi công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT phải
dàn trải và thực hiện quản lý sâu đi với tất cả các đơn vị thuộc Cục Thuế quản
lý (Đội Tuyên truyền và hỗ trợ NNT tại Chi cục Thuế chỉ thực hiện hỗ trợ với
các đơn vị được phân cấp về Chi cục Thuế quản lý).
49
Khó khăn trong công tác tuyên truyền NNT, do từ nhận thức của các tổ chức, cá
nhân, một số đơn vị hiểu biết nhưng cũng phớt lờ các quy định để tránh phát sinh
nghĩa vụ liên quan đến thuế. Một phần do sự hiểu biết hạn chế về quy định của
pháp luật trong lĩnh vực đất đai ở các đơn vị này gây ra tình trạng NNT không thực
hiện đầy đủ việc kê khai và nộp thuế đất đai vào ngân sách Nhà nước.
- Thực hiện các buổi tập huấn về chính sách đất đai là cần thiết:
Bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT luôn là bộ phận tiên phong trong việc cập nhật,
hệ thống chính sách thuế để vừa phố biến tới toàn bộ đội ngũ công chức thuế,
những người thi hành pháp luật về thuế để nắm vững, nắm rõ những quy định hiện
hành; vừa tuyên truyền, phổ biến đến NNT để thực hiện đúng nghĩa vụ về các
khoản thu thuế đất đối với Nhà nước. Các chính sách về các khoản thu thuế từ đất
đai vừa được hướng dẫn thực hiện chung dưới Luật quản lý thuế, vừa được hướng
dẫn chi tiết cụ thể trong Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Những
năm trở lại đây không chỉ ngành thuế Lạng Sơn mà trên toàn ngành thuế, các khoản
thu liên quan đến đất đai là chuyên đề được quan tâm, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện
rất sát sao. Bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT đã tổ chức các buổi tập huấn về các
chính sách liên quan đến các khoản thu từ đất cùng các sắc thuế khác ở các thời
điểm có sự thay đổi về chính sách thuế. Như thời điểm Nghị định số 4 /2014/NĐ-
CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Thông tư 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định
số 4 /2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; căn cứ xác định đơn giá thuê
đất; quy định về thời gian xác định miễn, giảm tiền thuê đất và tổ chức thực hiện
theo các quy định tại Nghị định số 4 /2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền
sử dụng đất; Thông tư số 76/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn
Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; căn cứ tính tiền sử
dụng đất; xử lý miễn, giảm tiền sử dụng đất; xử lý bồi thường giải phóng mặt bằng;
ghi nợ tiền sử dụng đất ... [12], [13].
Bộ phận tuyên truyền hỗ trợ đã kết hợp với các phòng chức năng tổ chức tập huấn
về chính sách các khoản thu thuế liên quan đến đất đai cho các đơn vị quản lý trên
50
địa bàn và việc tập huấn thường được kết hợp cùng với tập huấn các chính sách về
thuế khác.
Bảng 2.2. Tổng hợp số liệu tập huấn về các khoản thu từ đất tại văn phòng Cục
Thuế tỉnh Lạng Sơn trên số cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT năm
2013 đến năm 2018
Năm
Số buổi
tập huấn
(buổi)
Số cán bộ làm việc tại
Bộ phận tuyên truyền
hỗ trợ (người)
Số buổi tập huấn trên số cán
bộ tuyên truyền hỗ trợ
(buổi/người)
2013 1 10 1/10
2014 2 9 1/4,5
2015 2 9 1/4,5
2016 2 6 1/3
2017 2 6 1/3
2018 2 6 1/3
(Nguồn: Báo cáo công tác tuyên truyền hỗ trợ của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn)
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy được rằng số buổi tập huấn về chính sách
đất đai được tổ chức chưa nhiều, đạt tỷ lệ thấp về số buổi tập huấn trên số cán
bộ tuyên truyền hỗ trợ. Từ năm 2013 đến năm 2018, trung bình mỗi năm tổ
chức được 1 buổi tập huấn với tỷ lệ khoảng 3 cán bộ tuyên truyền trên 1 buổi
tập huấn. Điều này đặt ra câu hỏi cho bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT trong
việc tăng số lượng buổi tập huấn trong thời gian tới để tuyên truyền, phổ biến
sâu rộng hơn chính sách pháp luật thuế nói chung cũng như về thuế đất đai
nói riêng.
- Giải đáp vướng mắc của NNT:
Cơ chế NNT tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm đòi hỏi NNT cũng phải tự
cập nhật các chính sách về thuế cho đơn vị mình, và trong quá trình thực hiện,
51
có phát sinh vướng mắc thì gửi văn bản hỏi, gửi email, điện thoại hoặc trực
tiếp đến cơ quan thuế để được giải đáp. Bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT là
bộ phận có trách nhiệm giải đáp vướng mắc cho NNT, công tác này được
thực hiện kết hợp với các phòng chức năng có liên quan, để cùng đưa ra câu
trả lời thỏa đáng nhất cho NNT. [25].
Bảng 2.3. Số lượt giải đáp vướng mắc về chính sách liên quan đến các khoản thu từ
đất đai qua điện thoại và tiếp xúc trực tiếp tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn
từ năm 2013 đến năm 2018
Năm
Số lượt giải đáp
bằng điện thoại
và trực tiếp
(lượt)
Số cán bộ làm việc tại
Bộ phận tuyên truyền
hỗ trợ (người)
Số lượt giải đáp vướng
mắc trên số cán bộ
tuyên truyền hỗ trợ
(lượt/người)
2013 95 10 9,5/1
2014 115 9 12,7/1
2015 94 9 10,4/1
2016 110 6 18,3/1
2017 106 6 17,6/1
2018 125 6 20,8/1
(Nguồn: Báo cáo công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn)
Từ năm 2013 đến năm 2018, bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT đã thực hiện
hướng dẫn giải đáp chính sách thuế cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,
NNT bằng các hình thức trực tiếp tại cơ quan Thuế, qua điện thoại và bằng
văn bản. Số lượt giải đáp vướng mắc về các khoản thu liên quan đến đất đai
trên số cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT là khá cao.
- Giải đáp vướng mắc bằng văn bản:
Từ năm 2013 đến năm 2018, phòng tuyên truyền hỗ trợ trả lời 90 văn bản cho NNT
thắc mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai trên tổng số 450 văn bản trả lời. Nội dung
vướng mắc chủ yếu là căn cứ tính đơn giá thuê đất, căn cứ xác định miễn, giảm tiền
thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp... Những vướng mắc
52
đồng thời là cơ sở để bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ NNT tổng hợp, đề xuất, kiến
nghị lên cơ quan cấp trên để sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách đất đai cho
phù hợp.
- Tuyên truyền qua các kênh thông tin:
Công tác tuyên truyền chính sách các khoản thu từ đất cũng được chú trọng trong
thời gian qua. Đặc biệt, trang thông tin điện tử của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn được
thành lập và vận hành chính thức từ ngày 13/3/2012. Trang thông tin Cục Thuế tỉnh
Lạng Sơn là nơi cung cấp các văn bản, chính sách thuế được cập nhật thường
xuyên và liên tục, đăng tải thông tin, hình ảnh hoạt động của ngành thuế Lạng Sơn,
với hơn 20 lượt hỏi đáp trả lời chính sách. Wesite Cục Thuế Lạng Sơn là kênh
thông tin hỗ trợ hiệu quả cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế nói chung và các khoản
thu từ đất đai nói riêng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Phòng tuyên truyền hỗ trợ NNT phối hợp với các cơ quan báo, đài, các tổ chức
đoàn thể quần chúng đăng nhiều tin, bài, hình ảnh vể công tác phát động thi đua
hoàn thành nhiệm vụ toàn ngành, việc triển khai các quy định mới về chính sách
đất đai.
Với những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ
NNT, qua khảo sát ý kiến đánh giá từ 100 NNT cho thấy, mức độ hài lòng về công
tác tuyên truyền hỗ trợ tương đối tốt, số liệu được tổng hợp tại bảng 2.5.
Bảng 2.4. Bảng đánh giá mức độ hài lòng của NNT đối với công tác tuyên truyền
hỗ trợ tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn năm 2019
M c độ hài lòng Kết quả khảo sát ý kiến (Phiếu) Tỷ lệ (%)
Rất hài lòng 1 1
Hài lòng 89 89
Không hài lòng 10 10
Tổng 100 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu khảo sát, 2019)
53
Số NNT được khảo sát là 100, số phiếu rất hài lòng là 01 phiếu chiếm 0,1%,
số phiếu hài lòng là 89 phiếu, bằng 89%. Số không hài lòng vẫn chiếm tỷ lệ
cao 10%, điều này cho thấy công tác tuyên truyền hỗ trợ vẫn chưa đạt hiệu
quả như yêu cầu. Công tác tuyên truyền hỗ trợ chưa lựa chọn được kênh
thông tin phù hợp để truyền tải nội dung tuyên truyền đến NNT; công tác hỗ
trợ NNT qua các kênh chưa giải đáp thỏa đáng những vướng mắc phát sinh
của NNT.
2.2.3.2. Công tác kê khai và kế toán thuế
Công tác này được thực hiện theo quy trình kê khai và kế toán thuế, do phòng
Kê khai và kế toán thuế giữ vai trò chủ đạo.
Bộ phận KK&KTT thực hiện nhiệm vụ chủ yếu liên quan tới công tác theo
dõi việc kê khai, nộp hồ sơ khai thuế và nhập các dữ liệu kê khai của NNT
vào phần mềm quản lý thuế. Đối với tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp, công việc quản lý phát sinh liên quan tới xử lý dữ
liệu kê khai trên hồ sơ khai thuế, quản lý nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn
quy định, kiểm tra việc kê khai đúng các chỉ tiêu và việc hạch toán tiền thuế
của các đơn vị. [5].
Bảng 2.5. Bảng tỷ lệ tờ khai tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp bình quân trên số cán bộ KK&KTT từ năm 2013 đến năm 2018
Năm
Số lượng hồ sơ
khai thuế (hồ sơ)
Số lượng cán bộ
Phòng KK&KTT
(người)
Bình quân hồ sơ khai
thuế/một cán bộ bộ
phận KK&KTT (hồ
sơ/người)
2013 430 12 35,8/1
2014 455 11 41,4/1
2015 480 11 43,6/1
2016 490 11 44,5/1
2017 520 11 47,3/1
2018 530 11 48,2/1
(Nguồn: tổng hợp trên ứng dụng quản lý tập trung của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn)
Nếu chỉ tính riêng về khai thuế đối với các khoản thu liên quan đến đất đai, số
lượng hồ sơ khai thuế bình quân trên 1 cán bộ bộ phận KK&KTT không
54
nhiều. Năm 2013, bình quân 1 cán bộ KK&KTT xử lý 3 hồ sơ khai thuế,
năm 2014 là 41 hồ sơ, năm 2015 là 43 hồ sơ trên 1 cán bộ, năm 201 là 44 hồ
sơ trên 1 cán bộ, năm 201 là 4 hồ sơ trên 1 cán bộ và năm 2018 là 48 hồ sơ
trên 1 cán bộ. Tuy nhiên, cũng như các bộ phận chức năng khác, thực hiện
quản lý chung các sắc thuế, nên chưa đánh giá được hiệu quả chính xác về
nguồn lực kê khai và kế toán thuế đối với các khoản thu từ đất đai. [5].
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp tỷ lệ hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn
Năm
Số hồ
sơ khai
thuế
phải
nộp (hồ
sơ)
Số hs khai
thuế đã
nộp (hồ sơ)
Số hs khai
thuế đã
nộp đúng
hạn (hồ sơ)
Tỷ lệ (%)
Số hskt đã
nộp/số hskt
phải nộp (%)
Số hskt đã
nộp đúng
hạn/số hskt
đã nộp (%)
2013 430 430 396 100 92
2014 455 455 425 100 93
2015 480 480 456 100 95
2016 490 490 470 100 96
2017 520 520 498 100 96
2018 530 530 520 100 98
(Nguồn: Ưng dụng quản lý thuế tập trung của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn)
Công tác kê khai thuế của các đơn vị khai thuế được thực hiện khá đầy đủ
theo quy định. Các khoản thu thuế liên quan đến đất đai là loại thuế khai theo
từng lần phát sinh và được thực hiện quyết toán theo năm tài chính. Tỷ lệ hồ
sơ khai thuế đã nộp của các năm đạt 100% trên số hồ sơ khai thuế phải nộp.
Năm 2013, có 92% số hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn. Năm 2014, số hồ sơ
khai thuế nộp đúng hạn là 93%. Năm 2015, có 95% số hồ sơ khai thuế đúng
hạn. Năm 201 , có 9 % số hồ sơ khai thuế đúng hạn. Năm 201 , có 9 % số
55
hồ sơ khai thuế đúng hạn và năm 2018, có 98% số hồ sơ khai thuế đúng hạn.
[5].
Bảng 2.7. Tỷ lệ hồ sơ khai thuế đúng các chỉ tiêu
Năm
Số hồ sơ khai
thuế đã
nộp(hồ sơ)
Số hồ sơ khai thuế khai
đúng các chỉ tiêu (hồ
sơ)
Tỷ lệ hồ sơ khai thuế
khai đúng các chỉ tiêu
(%)
2013 430 396 92
2014 455 425 93
2015 480 456 95
2016 490 470 96
2017 520 498 96
2018 530 520 98
(Nguồn: Ứng dụng quản lý thuế tập trung của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn)
Tỷ lệ hồ sơ khai thuế đúng các chỉ tiêu tương đối cao, năm 2013 là 92% trên
tổng số hồ sơ khai thuế đã nộp, năm 2014 là 93% trên tổng số hồ sơ đã nộp,
năm 2015 tỷ lệ là 95%, năm 201 tỷ lệ là 9 %, năm 201 tỷ lệ là 9 %, và
năm 2018 tỷ lệ là 98%. Cho thấy các đơn vị thực hiện rất tốt việc kê khai thuế
theo đúng các chỉ tiêu quy định.
Về công tác hạch toán, kế toán thu tiền thuê đất phải phân chia theo các
doanh nghiệp trung ương hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương thì
điều tiết số thu về Trung ương và các doanh nghiệp tại địa phương thì điều
tiết số thu cho địa phương; Riêng đối với số thu từ tiền sử dụng đất được điều
tiết 100% cho ngân sách địa phương. Do đó công tác kế toán thuế luôn cần
phải chi tiết đến từng địa bàn để có cơ sở hạch toán đúng số thu. [5].
56
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp chứng từ nộp các khoản thu từ đất qua công tác kê
khai và kế toán thuế từ năm 2013 đến năm 2018
Năm
Số ch ng từ nộp thuế
tài nguyên (ch ng từ)
Số ch ng từ có sai
sót (ch ng từ)
Tỷ lệ ch ng từ có sai
sót (%)
2013 280 20 7,1
2014 285 20 7,0
2015 288 25 8,7
2016 252 16 6,3
2017 272 21 7,7
2018 298 21 7,0
(Nguồn: Ưng dụng quản lý thuế tập trung của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn)
Các đơn vị thường có sai sót trong khi nộp tiền vào NSNN do nhầm mục, tiểu
mục hoặc do ghi không đúng địa chỉ, mã số thuế đơn vị, điều này gây khó
khăn trong công tác kế toán thuế, phát sinh nhiều công việc liên quan tới điều
chỉnh số thu với KBNN. Năm 2013, có 20/280 số chứng từ nộp có sai sót về
mục lục NSNN và địa bàn khai thác tài nguyên, chiếm 7,1%. Năm 2014, có
20/285 chứng từ nộp có sai sót, chiếm 7,0%. Năm 2015, có 25/288 chứng từ
có sai sót, chiếm 8,7%. Năm 201 , có 1 /252 chứng từ có sai sót, chiếm
,3%. Năm 201 , có 21/2 2 chứng từ có sai sót, chiếm , %. Năm 2018, có
21/298 chứng từ có sai sót, chiếm ,0%. Các đơn vị vẫn chưa nắm rõ các quy
định trong việc nộp tiền đúng vào NSNN, gây ra tình trạng treo số thu, số thu
không vào ngân sách kịp thời, tạo khối lượng công việc phát sinh liên quan
tới xử lý chứng từ nộp của bộ phận kế toán thuế, đồng thời tạo số nợ điều
chỉnh mà bộ phận quản lý nợ phải phối hợp cùng xử lý. Về mặt luân chuyển
số thu, chứng từ công tác kế toán thuế đang được thực hiện theo đề án hiện
đại hóa công tác thu nộp thuế thông qua kết nối thông tin giữa ngành Thuế -
57
Kho bạc - Tài chính - Hải quan và thực hiện ủy nhiệm thu thuế qua Ngân
hàng phục vụ cho việc kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế và Kho
bạc trên toàn tỉnh, do vậy việc tập hợp số thu được nhanh chóng kịp thời và
có sự thống nhất. [5].
Bộ phận KK&KTT là bộ phận chức năng xử lý rất nhiều công việc liên quan
đến NNT, khối lượng công việc rất lớn và thường xuyên phải xử lý vi phạm
hành chính đối với các hành vi vi phạm.
Trong số 100 phiếu điều tra khảo sát học viên mời NNT tham gia đánh giá
mức độ hài lòng của NNT đối với công tác Kê khai và kế toán thuế tại Cục
Thuế tỉnh Lạng Sơn năm 2018. Tổng hợp kết quả từ phiếu khảo sát mức độ
rất hài lòng của NNT chiếm tỷ lệ 12%, mức độ hài lòng chiếm tỷ lệ 5%, mức
độ không hài lòng chiếm tỷ lệ 13% đối với công tác kê khai và kế toán thuế
và được đánh giá theo biểu sau:
Bảng 2.9. Bảng đánh giá mức độ hài lòng của NNT đối với công tác KK&KTT tại
Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn
M c độ hài lòng Kết quả khảo sát ý kiến (Phiếu) Tỷ lệ (%)
Rất hài lòng 12 12
Hài lòng 75 75
Không hài lòng 13 13
Tổng 100 100
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát, 2019)
Bộ phận KK&KTT đã rất tích cực để nâng cao hiệu quả của công tác kê khai
và kế toán thuế, nhưng với khối lượng công việc lớn và còn phát sinh nhiều
vướng mắc với bộ phận và NNT. Tuy nhiên, việc xử lý dữ liệu đúng quy trình
và kịp thời, nên công tác kê khai và kế toán thuế vẫn được ghi nhận đạt tỷ lệ
khá cao về mức độ hài lòng của NNT.
58
2.2.3.4. Công tác quản lý nợ thuế
Công tác quản lý nợ thuế là một trong bốn chức năng quản lý thuế chính, có ý
nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý thuế, đặc biệt trong việc đảm bảo
số thu NSNN. Công tác này được thực hiện theo quy trình, do phòng Quản lý
nợ và cưỡng chế nợ thuế đảm nhận. [5].
Bảng 2.10. Bảng tỷ lệ số nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế SDĐ Phi nông
nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp trên số thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Lạng
Sơn từ năm 2013 đến năm 2018
Năm
Số tiền thuế nợ
(triệu đồng)
Số tiền thuế thu vào
NSNN (triệu đồng)
Tỷ lệ số tiền thuế nợ/số
tiền thuế thu vào
NSNN (%)
2013 2.192 46.691 4,69
2014 3.260 93.438 3,49
2015 4.791 145.294 3,30
2016 37.846 264.067 14,33
2017 44.092 432.636 10,19
2018 536.715 458.976 116,94
(Nguồn: Ứng dụng quản lý thuế tập trung của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn)
Số nợ các khoản thu từ đất năm 2013 là 2.192 triệu đồng, so với số thu nộp
vào NSNN chiếm tỷ lệ 4,69%. Năm 2014, số nợ tăng lên 3.260 triệu đồng,
chiếm 3,49% so với số thu 93.438 triệu đồng. Năm 2015, số nợ là 4.791 triệu
đồng chiếm 3,3% trên số thu. Năm 201 , số nợ là 3 .84 triệu đồng chiếm
14,33 % trên số thu. Năm 201 , số nợ là 44.092 triệu đồng chiếm 10,19%.
Năm 2018, số nợ là 53 . 15 triệu đồng chiếm 11 ,94% số thu. Tình trạng nợ
đọng các khoản thu từ đất tăng cao không những ảnh hưởng đến nhiệm vụ thu
59
ngân sách mà còn ảnh hưởng đến nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ kinh
xã hội của tỉnh.
Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do nhiều dự án đã có quyết định
giao đất, quyết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_giai_phap_tang_cuong_cong_tac_quan_ly_cac_khoan_thu_t.pdf