1. Miệng: không có răng, mỏ do sự biến đổi của xương tiền hàm và xương hàm dưới nên cứng, gia càm dùng mỏ để lấy thức ăn. Mỏ gà ngắn nhọn, dầy và khỏe, được bao phủ bởi một lớp sừng cứng.
Lươi dễ cử động, lưỡi gà hình mũi tên, có rãnh ở trên để giữa nước khi uống. Tuyến nước bọt kém phát triển.
Vòm khẩu cái hẹp, có dạng tam giác, có khe thông với hốc mũi
2. Yết hầu: liền với miệng, không có màng khẩu cái.
3. Thực quản: to và dài, chạy từ yết hầu đến tiền vị, đoạn trước khi vào lồng ngực, có chỗ phình to gọi là diều. Thức ăn ở đây được tẩm ướt làm mềm và được đưa xuống tiền vị nhờ sự co bóp của cơ trên thành diều và áp vào mặt ngoài của diều.
4. Dạ dầy: có 2 phần dạ dầy tuyến và dạ dày cơ:
a. Dạ dầy tuyến: là một túi hình bầu dục dài, nằm bên trái của mặt phẳng giữa. Thành dạ dày tuyến tương đối dầy, niêm mạc mặt trong của dạ dầy tuyến có nhiều tuyến tiết dịch tiêu hóa, thức ăn qua đây được tẩm dịch tiêu hóa rồi xuống dạ dầy cơ.
b. Dạ dầy cơ: tiếp nối với dạ dầy tuyến bởi một eo hẹp, nằm giữa vùng bụng, dạ dầy cơ có hình lăm trụ, 2 mặt lồi. Dạ dầy cơ là nơi nghiền thức ăn nhờ cấu tạo bởi lớp cơ dầy và mặt trong có lớp niêm mạc hóa sừng. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của một số ít sạn có trong dạ dầy cơ.
5. Ruột: có 2 phần: ruột non và ruột già. Chiều dài dài chung của ruột phụ thuộc vào cách cho ăn (thành phần, số lượng thức ăn, và số lần ăn), vào tuổi và đặc điểm giống.
a. Ruột non: dài khoảng 150- 200 cm, gồm có 2 phần:
Tá tràng: gấp khúc thành 2 nhánh song song, gọi là quai tá tràng, dài khoảng 20 cm, ở giữa quai có chứa tụy tạng.
Không- hồi tràng: cuộc khúc trong xoang bụng và được kết dính bởi màng treo ruột non.
b. Ruột già: gồm 2 phần:
+ Manh tràng: gồm 2 nhánh, xuất phát từ phần cuối của ruột non, hướng về phía trước, mỗi nhánh dài khoảng 15- 20 cm.
+ Trực tràng: bắt đầu từ manh tràng đến lỗ huyệt, đoạn này dài khoảng 6 cm.
Lỗ huyệt: còn gọi là ổ nhớp hay xoang tiết niệu sinh dục, là một xoang nở rộng, ở đây thường có chứa phân, có lẫn nước tiểu. Trong xoang này có chứa bộ phận giao hợp của gia cầm.
17 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2980 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khảo sát ảnh hưởng của thức ăn bã cafe đã xử lí lên chất lượng thịt của gà nòi giai đoạn từ 8-16 tuần tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi là một ngành truyền thống lâu đời tại Việt Nam, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Bên cạnh việc cung cấp nguồn protein chính cho con người, nó còn tạo công ăn việc làm cho người dân. Theo số liệu thống kê, nhu cầu tiêu dùng thịt gia cầm liên tục tăng lên qua các năm Như ở thập niên 90, người dân Việt Nam chỉ tiêu thụ khoảng 3,1 kg thịt gà/người/năm thì đến năm 2003 đã là 12 kg thịt gà/người/năm.
Thức ăn chăn nuôi chiếm phần lớn trong chi phí nuôi, số liệu thống kê cho thấy năm 2009 Việt Nam đã chi trên 2,1 tỉ USD để nhập khẩu các loại TACN và nguyên liệu trong đó trên 1 tỉ USD để mua khô dầu đậu tương, trên 300 triệu USD mua bắp, trên 280 triệu USD mua bột cá, xương thịt..., những sản phẩm có thể sản xuất trong nước. Do sự tăng giá của các loại thức ăn chăn nuôi dẫn đến việc tận dụng các phụ phế phẩm từ ngành công nghiệp như bã cà phê, DDGS… được nhiều người quan tâm và việc sử dụng các phụ phẩm này trong chăn nuôi có xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây, một mặt vừa giảm giá thành khi chăn nuôi, mặt khác lại giảm chi phí xử lí chất thải môi trường.
Được sự phân công của Bộ môn Di truyền Giống nông nghiệp, Khoa Nông nghiệp và SHUD chúng tôi tiến hành đề tài “KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN BÃ CAFE ĐÃ XỬ LÍ LÊN CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA GÀ NÒI GIAI ĐOẠN TỪ 8 – 16 TUẦN TUỔI” với mục tiêu của đề tài:
- Khảo sát ảnh hưởng của bã cà phê lên năng suất sinh trưởng của gà Nòi.
- Khảo sát ảnh hưởng cũa bã cà phê đã xử lí lên chất lượng thịt của giống gà này.
CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
I. GIỚI THIỆU VỀ GIỐNG GÀ VIỆT NAM
Việt Nam hiện có hơn 50 giống vật nuôi thì gà chiếm đến hơn 12, còn nếu tính cả các dòng, thì con số lên đến hàng chục. Sự đa dạng, thậm chí có những giống rất lạ mắt làm cho gà có nhiều khả năng đáp ứng nhu cầu của con người nhất.
GÀ HỒ
Gà Hồ có nguồn gốc và phân bố ở vùng Hồ nay là làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Gà bắt đầu đẻ lúc 185 ngày tuổi. Một năm gà đẻ 3-4 lứa, mỗi lứa đẻ được 10-15 quả, khối lượng 50-55 gam/quả. Gà Hồ có thịt ngọt, thơm, thớ thịt to. Là biểu tượng văn hóa – tranh gà Hồ - của vùng Kinh Bắc.
Con trống có đầu hình công, mình hình cốc, cánh hình vỏ trai, duôi hình nơm, da chân đỏ nành, mào xuýt, diều cân ở giữa, bàn chân ngắn, đùi dài, vòng chân tròn, các ngón tách rời nhau, da vàng, màu lông mận chín hay mận đen. Con mái có màu đất thô hay màu quả nhãn, ngực nở, chân cao vừa phải, mao xuýt, thân hình chắc chắn. Khối lượng mới nở: 45 gam/con, lúc trưởng thành con trống nặng 4,5-5,5 kg, con mái nặng 3,5-4,0 kg/con.
GÀ ĐÔNG TẢO
Gà Đông Tảo có nguồn gốc và phân bố ở Xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, một số được nuôi tại Hà Nội. Gà bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp thì 10 tháng sẽ đẻ 70 quả. Khối lượng trứng 48-55 gam/quả. Thường được dùng để cúng tế - hội hè. Nó là vật nuôi cổ truyền vùng này.
Đặc điểm nổi bật của giống này là chân to và thô, gà mới nở có lông trắng đục, gà mái trưởng thành có lông màu vàng nhạt, nâu nhạt, gà trống có màu lông mận chín pha đen, đỉnh duôi và cánh có màu lông đen ánh xanh. Mào kép, nụ “ hoa hồng”, “bèo dâu”. Thân hình to, ngực sâu lườn rộng dài. Xương to. Dáng đi chậm chạp, nặng nề. Khối lượng mới nở 38-40 gam. Mọc lông chậm. Lúc trưởng thành con trống nặng 4,5 kg, con mái nặng 3.5 kg.
3. GÀ CHỌI ( GÀ NÒI)
Gà Nòi có nguồn từ rất đời ở Việt Nam và phân bố ở nhiều nơi. Gà bắt đầu đẻ: 1 năm tuổi. Mỗi lứa đẻ 5-8 trứng, mỗi năm đẻ 4-5 lứa.
Gà trống có cổ trụi, màu đỏ. Thân hình to lớn, chắc, gọn, xương to, cơ bắp phát triển, chân cao to khỏe. Cựa ngắn hoặc không phát triển. Trông hung dữ. Gà có lông thưa, ít lông ở đầu, cổ và chân đùi. Màu lông đa dạng: đen tuyền, xám, đỏ, trắng … Màu da đầu, cổ, ức, đùi có màu đỏ, các phần khác có màu vàng, trắng. Gà trống trưởng thành nặng 4-5 kg/con.
4. GÀ ÁC
Gà Ác có nguồn gốc từ Miền Nam – Việt Nam và phân bố tập trung ở Long An, Hà Nội. Gà bắt đầu đẻ lúc 110-120 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi ấp, một năm đẻ 90-100 quả trứng. Khối lượng trứng 30 gam/quả. Thịt màu đen, xương đen. Hàm lượng axit glutamic trong thịt khá cao. Được xem là “gà thuốc”. Thịt ngon và hơi dai.
Gà có tầm vóc nhỏ. Lông màu trắng tuyền, lông mọc cả ở ngón… Mào trống thuộc mào cờ, đỏ nhạt và pha màu xanh đen. Chân thường có 5 ngón (ngũ trảo) chứ không như các loại gà khác (4 ngón). Mỏ, chân, da, thịt, xương đều đen. Khối lượng mới nở: 18-20 gam/con. Lúc trưởng thành con trống nặng 700-750 gam, con mái nặng 550-600 gam/con.
5. GÀ HY – LINE
Gà Hy – Line có nguồn gốc từ dòng gà trứng cao sản của Mỹ. Đã nhập vào nước ta các dòng: Hyline Brown (Xí nghiệp gà giống trứng dòng thuần Ba Vì, 1995), và phân bố ở miền Nam. Gà bắt đầu đẻ lúc 18 tuần tuổi, đến 80 tuần tuổi đẻ được 340 quả. Trứng gà Hyline màu nâu.
Lúc mới nở gà mái có lông màu nâu, gà trống có màu trắng. Cũng có ngoại hình giống gà Brown Nick. Dòng Hyline Brown có màu lông vàng sậm, mào đơn, da vàng.
6. GÀ ISA
Gà ISA có nguồn gốc từ gà thịt của hãng HUBRD – ISA, Pháp. Đã nhập vào nước ta các dòng: ISA-MPK 30, ISA-Brown, ISA-JA57 (được nuôi tại Xí nghiệp gà giống Hòa Bình, nhập từ năm 1999), gà ISA được nuôi nhiều ở miền Bắc, miền Trung. Năng của giống thay đổi tùy theo dòng: Tuổi thành thục sinh dục từ 23-26 tuần. Sản lượng trứng: 110-170 quả/mái.
Gà có màu sắc lông đa dạng tùy theo từng dòng. Gà ISA-JA57 có mỏ, chân, da màu vàng. Khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi: 1,6 đến 2,8 kg/con.
7. GÀ BROWN NICK
Gà Brown Nick có nguồn gốc từ dòng gà trứng cao sản của Mỹ và phân bố ở Hồ Chí Minh, một số tỉnh phía Nam, Bắc. Năng. Gà bắt đầu đẻ lúc 18 tuần tuổi. Sản lượng trứng 305-325 quả/56 tuần. Khối lượng trứng: 62-64 gam/quả.
Lúc mới nở gà trống có lông màu trắng, gà mái màu nâu có 2 sọc ở lưng. Khối lượng mới nỏ: 36 gam/con, khối lượng lúc trưởng thành 1,8 kg/con.
8. GÀ BÌNH THẮNG
Gà Bình Thắng có nguồn gốc do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Bình Thắng (Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam) lai tạo nên từ hai dòng gà Goldline 54 và Rốt-Ri (Việt Nam). Gà Bình Thắng phân bố ở Bình Thắng – Bình Dương và một số tỉnh phía Nam. Năng suất trứng một năm đạt 180-200 quả/mái.
Gà có lông nâu nhạt. Mào đơn, chân vàng. Khối lượng gà lúc 5 tháng tuổi: gà trống nặng 2-2,2 kg. gà mái nặng 1,5-1,7 kg/con.
9. GÀ BE
Gà BE có nguồn gốc từ dòng gà thịt của Cuba, nhập vào Việt Nam từ năm 1993 với 4 dòng B1, E1, B4 và D3. Gà Be phân bố ở Tam Đảo – Vĩnh Phú. Khi lai dòng E3 và B4 tạo nên con lai Broiler nặng 2,2 kg lúc 7 tuần tuổi.
Gà có màu lông trắng tuyền, tốc độ mọc lông nhanh. Thân hình cân đối, lườn và đùi tương đối phát triển. Khối lượng gà trống nặng 4,5-5 kg, gà mái nặng 3,5-4 kg/con.
10. GÀ SASSO
Gà SASSO là một dòng gà thịt của Hãng SASSO (Pháp), được nhập năm 2002, hiện phân bố tại Tam Đảo – Vĩnh Phú, trại thực nghiệm Liên Minh – Hà Tây và một số nơi miền Bắc. Dòng trống: Đàn ồng bà có năng suất trứng 65 tuần: 180 quả. Khối lượng trứng 50gam/quả.
Dòng trống: Con trống lông màu nâu, con mái lông màu trắng. Dòng mái: Lông màu nâu. Dòng thương phẩm: Lông màu nâu vàng hoặc nâu đỏ; chân, mỏ và da màu vàng. Khối lượng lúc 9 tuần tuổi nặng 2,5 kg/con.
11. GÀ SAO
Cả 3 dòng gà sao đều có ngoại hình đồng nhất. Ở 1 ngày tuổi gà sao có bộ lông màu cánh sẻ, có những đường kẻ sọc chạy mdaif từ đầu đến cuối thân. Mỏ và chân màu hồng, chân có 4 ngón và có 2 hàng vả.
Giai đoạn trưởng tành gà sao có bộ lông màu xám đen, nhỏ, thân hình thoi, lưng hơi gù, duôi cúp, đầu không có mào thay vào đó là mấu sừng, mấu sửng này tăng sinh khoảng 1,5-2 cm. Mào tích của gà sao màu trắng hồng và có 2 loại: một loại hình lá dẹp áp sát vào cổ, còn một loại hình lá hoa đá rủ xuống. Da mặt và cổ gà sao không có lông, lớp da trần này có màu xanh da trời, dưới cổ có yếm thịt mỏng chân khô, đặc biệt con trống không có cựa.
12. GÀ TAM HOÀNG
Có mầu lông tương đối đồng nhất. Dòng Jiangcun: mầu vàng nhạt, trọng lượng lúc 10 tuần tuổi đạt 1,4kg/con, số lượng trứng 155 quả/mái/năm, lượng thức ăn tiêu tốn 2,85kg/kg tăng trọng. Dòng 882: mầu vàng sậm, chân cao, da vàng, mào đơn, nuôi 3-5 tháng đạt 1,6 - 2kg, lượng thức ăn tiêu tốn 2,75kg/kg tăng trọng. Tỷ lệ nuôi sống (sau ba tháng có thể đạt 91- 96%, số lượng trứng hằng năm 148 quả/con, trọng lượng 40g/trứng, tỷ lệ nở 80 - 85%, thời gian khai thác: 52 tuần.
13. GÀ RI
Con mái có màu lông không đồng nhất, vàng rơm, vàng đất, có đốm đen ở cổ, đuôi và đầu cánh. Một năm tuổi, gà mái nặng 1,2 - 1,4 kg. Gà mái 4 - 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ. Sức đẻ năm đầu 100 - 110 trứng, trứng nặng 40 - 45 g, vỏ màu trắng. Gà đẻ theo từng đợt 15 - 20 trứng, nghỉ đẻ và đòi ấp. Nuôi con khéo. Gà ri thích hợp với nuôi chăn thả, chịu đựng tốt điều kiện thức ăn nghèo dinh dưỡng. Thuộc loại gà lấy trứng, thịt. Thịt thơm ngon. Con trống lông màu đỏ tía, đuôi đen có ánh xanh, mào sớm phát triển, ba tháng đã biết gáy. Một năm tuổi gà trống nặng 1,5 - 2 kg.
14. GÀ AI CẬP
Gà Ai Cập là giống gà thả vườn của Ai Cập, có năng suất trứng đạt 200-220 quả/mái/năm, tỷ lệ lòng đỏ cao, chất lượng trứng thơm ngon, được nhập vào nước ta tháng 4 năm 1997. Gà Ai Cập có tầm vóc nhỏ, nhanh nhẹn, thịt chắc, chân cao, tiết diện hình nêm thể hiện rõ hướng chuyên dụng trứng. Đến 20 tuần tuổi kết thúc giai đoạn hậu bị, gà bước vào giai đoạn sinh sản. Gà có khả năng chống chịu bệnh tật tốt, thích hợp với nhiều phương thức chăn nuôi. Khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi 1,4 – 1,8 kg.
15. GÀ H’MÔNG
Giống gà quý có gốc từ vùng rừng núi cao một số tỉnh phía Bắc. Gà H'Mông có màu đen, xương đen, thịt đen, ít mỡ, không ngậy và rất thơm. Giống gà này không chỉ là loại thực phẩm đặc biệt ngon, mà còn được bà con vùng cao dùng làm thuốc bổ trợ tim, bổ thần kinh, chữa xương bị gãy. Giống gà này tr ước đây th ường đ ược nuôi lẻ tẻ trong các hộ đồng bào vùng cao, hiện số lư ợng chỉ còn rất ít.
II. CẤU TRÚC BỘ MÁY TIÊU HÓA GIA CẦM
Miệng: không có răng, mỏ do sự biến đổi của xương tiền hàm và xương hàm dưới nên cứng, gia càm dùng mỏ để lấy thức ăn. Mỏ gà ngắn nhọn, dầy và khỏe, được bao phủ bởi một lớp sừng cứng.
Lươi dễ cử động, lưỡi gà hình mũi tên, có rãnh ở trên để giữa nước khi uống. Tuyến nước bọt kém phát triển.
Vòm khẩu cái hẹp, có dạng tam giác, có khe thông với hốc mũi
Yết hầu: liền với miệng, không có màng khẩu cái.
Thực quản: to và dài, chạy từ yết hầu đến tiền vị, đoạn trước khi vào lồng ngực, có chỗ phình to gọi là diều. Thức ăn ở đây được tẩm ướt làm mềm và được đưa xuống tiền vị nhờ sự co bóp của cơ trên thành diều và áp vào mặt ngoài của diều.
Dạ dầy: có 2 phần dạ dầy tuyến và dạ dày cơ:
Dạ dầy tuyến: là một túi hình bầu dục dài, nằm bên trái của mặt phẳng giữa. Thành dạ dày tuyến tương đối dầy, niêm mạc mặt trong của dạ dầy tuyến có nhiều tuyến tiết dịch tiêu hóa, thức ăn qua đây được tẩm dịch tiêu hóa rồi xuống dạ dầy cơ.
Dạ dầy cơ: tiếp nối với dạ dầy tuyến bởi một eo hẹp, nằm giữa vùng bụng, dạ dầy cơ có hình lăm trụ, 2 mặt lồi. Dạ dầy cơ là nơi nghiền thức ăn nhờ cấu tạo bởi lớp cơ dầy và mặt trong có lớp niêm mạc hóa sừng. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của một số ít sạn có trong dạ dầy cơ.
Ruột: có 2 phần: ruột non và ruột già. Chiều dài dài chung của ruột phụ thuộc vào cách cho ăn (thành phần, số lượng thức ăn, và số lần ăn), vào tuổi và đặc điểm giống.
Ruột non: dài khoảng 150- 200 cm, gồm có 2 phần:
Tá tràng: gấp khúc thành 2 nhánh song song, gọi là quai tá tràng, dài khoảng 20 cm, ở giữa quai có chứa tụy tạng.
Không- hồi tràng: cuộc khúc trong xoang bụng và được kết dính bởi màng treo ruột non.
Ruột già: gồm 2 phần:
+ Manh tràng: gồm 2 nhánh, xuất phát từ phần cuối của ruột non, hướng về phía trước, mỗi nhánh dài khoảng 15- 20 cm.
+ Trực tràng: bắt đầu từ manh tràng đến lỗ huyệt, đoạn này dài khoảng 6 cm.
Lỗ huyệt: còn gọi là ổ nhớp hay xoang tiết niệu sinh dục, là một xoang nở rộng, ở đây thường có chứa phân, có lẫn nước tiểu. Trong xoang này có chứa bộ phận giao hợp của gia cầm.
Túi Fabricius: là túi nhỏ nằm phía trên ổ nhớp. Niêm mạc tạo thành các nếp gấp cao, bao phủ lấy túi tuyên. Dưới niêm mạc có nhiều nốt bạch huyết (Gà có 40- 50 nốt trong một túi). Những nốt bạch huyết chứa nhiều tế bào lymphoo. Túi Fabricius phát triển mạnh ở gia cầm non, túi đạt cỡ lớn nhất khoảng 3 đến 4 tháng tuổi và bắt đầu teo khi trưởng thành. Túi Fabricius cũng kích thích hình thành kháng thể khi có sự kích thích của protein lạ, vi khuẩn.
Gan: chia làm 2 thùy chính, thùy phải to hơn thùy trái, cả 2 ôm lấy dạ dầy cơ và dạ dầy tuyến. Gan sản xuất ra dịch mật, túi mật là nơi dự trữ mật. Dịch mật đổ vào tá tràng để tiêu hóa thức ăn.
Tuy tạng: dài và hẹp, nằm trong quai tá tràng của ruột non, có 2 ống tiết đổ vào tá tràng của ruột non.
Lách: có hình hạt nhỏ, màu đỏ nâu, nằm ơ chỗ tiếp giáp dạ dầy tuyến và dạ dầy cơ. Lách là cơ quan tạo máu, nó tạo bạch cầu có tác dụng lọc. Lách cũng là nơi tiêu hủy hồng cầu già và là nơi dự trữ máu. Nhiều bệnh truyền nhiễm là lách gia cầm sưng to.
III. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA GÀ
1. Giai đoạn từ 1 ngày đến 4 tuần tuổi:
Úm gà con: đây là một trong những giai đoạn cực kỳ quan trọng. Do khả năng điều tiết nhiệt của cơ thể gà còn hạn chế và sức đề kháng chưa cao. Vì vậy chúng ta cần chú ý nhiệt độ chuồng úm bằng cách quan sát mức độ phân tán của đàn gà quanh chụp úm hay đèn úm.
Nếu nhiệt độ úm thích hợp (nhiệt độ úm tối ưu): thì gà con sởn sơ, thoải mái và lúc nào cũng thấy gà đi ăn và uống nước, phản ứng linh hoạt với tiếng ồn. Và đàn gà phân tán đều quanh chuồng nuôi. Khi nhiệt độ tối ưu thì gà ăn nhiều nhất, gà có bộ lông bóng và sạch sẽ.
Nếu nhiệt độ úm nóng quá gà con nằm xa nguồn nhiệt. Gà ăn ít, uống nhiều nước, gà há mỏ thở nhiều, gà yếu ớt và chậm lớn. Nếu nóng quá gà sẽ chết hàng loạt.
Nếu nhiệt độ úm không đủ gà con túm tụm lại dưới đèn úm hoặc chụp úm hay nằm chồng chất lên nhau để lấy nhiệt lẫn nhau. Nếu tình trạng này kéo dài gà đi phân lỏng, chân lạnh và gà kêu liên hồi không dứt trong khi thức ăn vẫn đầy máng.
Gà con mới nở chúng ta nên cho chúng uống nước có pha 10 gam glucose và 2 gam vitamin C vào 1 lít nước (cho gà uống trong 1-2 ngày đầu), sau khi gà uống nước được 1-2 giờ chúng ta mới cho gà tập ăn thức ăn như tấm, bắp… Lưu ý cho gà ăn thật ít và ăn nhiều lần trong ngày (trên 5 lần). Người chăn nuôi có thể gõ nhẹ tay vào khay tập ăn để gọi gà vào ăn và sang ngày thứ 2 chúng ta cho gà ăn thức ăn hỗn hợp với ME khoảng 2950-3000 Kcal/kg thức ăn và mức protein khoảng 21-22 %. Đến ngày thứ 3 chuyển khay tập ăn sang máng tròn hay máng dài và máng ăn máng uống phải bố trí thuận tiện cho gà lấy thức ăn nước uống. Và vào ngày này nên cho gà uống một trong các loại kháng sinh sau và cho uống liên tục trong 3-4 ngày như Spiramycin (Suanovil), Tylosin, Colistin… để gà tăng thêm sức đề kháng với bệnh tật và nâng cao tỷ lệ nuôi sống. Đến tuần thứ 2 chúng ta bắt đầu cho gà uống thuốc phòng bệnh cầu trùng (Eimeria) như Esb3, Anticox, Baycox, Rigercoccin… liệu trình sử dụng cần tuân thủ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Lưu ý: vì bệnh cầu trùng gà rất dễ kháng thuốc cho nên sau mỗi đợt nuôi cần phải thay đổi thuốc.
2. Giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi:
Gà ăn nhiều, lớn nhanh và bắt đầu hoàn thiện dần bộ lông. Đây cũng là giai đoạn thả gà ra vườn (nên thả gà lúc trời có nắng) để cho gà tự tìm thêm nguồn thức ăn trong vườn, nhằm tạo ra hương vị cho sản phẩm, đồng thời trong khẩu phần ăn chúng ta có thể giảm lượng bột cá và tăng cường thức ăn hạt. Giai đoạn này cho gà ăn (tự do) với nhu cầu dinh dưỡng ME khoảng 3000-3050 Kcal/kg thức ăn và mức protein khoảng 17-18%. Tuy nhiên vào những ngày thời tiết nóng, nhất là vào khoảng10-16 giờ nên hạn chế hay tốt nhất chúng ta không nên cho gà ăn, mà cho gà uống nước mát pha với vitamin C hay antistress, nhằm hạn chế stress nhiệt. Cuối giai đoạn này cần tiến hành xổ giun sán cho gà, có thể dùng thuốc xổ như levamisol, dovenix,… hay hạt cau xay ra rồi trộn vào trong thức ăn như trong nhân gian thường hay làm, nhằm hạn chế đàn gà ăn nhiều chậm lớn, còi cọc và tăng tỷ lệ chết.
3. Giai đoạn 9 tuần tuổi đến giết thịt:
Giai đoạn này chúng ta cũng cần cho gà ăn tự do với mức ME khoảng 3050-3100 Kcal/kg thức ăn và mức protein khoảng 16-17%. Trong khẩu phần chúng ta cần tăng cường bắp vàng, đậu nành và giảm lượng bột cá (dưới 3%) để chất lượng thịt được thơm ngon, không có mùi tanh của bột cá.
IV. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA GÀ
1. Giống
Nên chọn mua con giống ở những cơ sở an toàn, có nguồn gốc từ vùng không có dịch; đã đăng ký sản xuất giống và đã công bố chất lượng con giống.
Gà con: chọn những gà có trọng lượng lớn, bụng thon nhẹ, rốn kín, mắt to sáng nhanh nhẹn, chân bóng cứng cáp, không dị tật ở mỏ, chân và gà đi lại bình thường.
Gà giò: mắt to sáng, nhanh nhẹn, mỏ không dị tật, mào tích đỏ tươi, lông bóng mượt, lỗ huyệt không dính phân.
Gà hậu bị nuôi đẻ: cần chọn những con có bộ lông óng mượt, phần bụng hông phát triển và mào tích đỏ tươi.
Gà trống: cần chọn những con to, khoẻ, chân vững chãi và mào tích đỏ tươi.
2. Nhiệt độ
Nhiệt độ úm gà lúc mới nở khoảng 33oC, sau mỗi tuần giảm 2 độ và sau 4 tuần đến khi xuất bán còn khoảng 21oC là thích hợp cho khả năng sinh trưởng và mọc lông. Còn ở gà nuôi để khai thác trứng sau 8 tuần tuổi nhu cầu nhiệt độ khoảng 18oC (thấp hơn gà nuôi thịt).
3. Ánh sáng:
Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lấy thức ăn, sinh trưởng và sức đẻ trứng của gà cho nên nếu khu vực nuôi có nhiều cây cối quá rậm rạp và có nhiều tán cây to um tùm thì chúng ta nên tỉa bớt những cành không cần thiết sao cho thoáng mát, gà dễ tìm sâu bọ, dế, trùn đất… để làm nguồn thức ăn bổ sung. Tổng thời gian chiếu sáng cho gà thịt từ 1 ngày đến 4 tuần khoảng 20-24 giờ và 10-18 giờ cho gà từ 5 tuần đến xuất bán; đối với gà nuôi đẻ trứng từ 9 đến 21 tuần cần khoảng 8-14 giờ và sau 21 tuần cần 12-16 giờ
4. Ẩm độ:
Gà con rất nhạy cảm với ẩm độ cao, cho nên chúng ta cần thông thoáng tốt. Bình thường ẩm độ trong chuồng nuôi khoảng 60-70%.
5. Thông thoáng:
Thông thoáng tốt nó giúp cung cấp đầy đủ lượng oxy cho gà, thải khí độc (NH3, H2S,…) ra khỏi chuồng nuôi, kiểm soát được ẩm độ và nhiệt độ trong chuồng nuôi, đồng thời còn giúp kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên ở gà con trong một tuần đầu nó rất cần được giữ ấm cho nên cần che chắn chuồng nuôi để khỏi mất nhiệt khu vực úm. Trong trường hợp điện bị cắt (cúp điện) nên mở rèm che chuồng nuôi ra ngay để gà khỏi bị ngộp và giẫm đạp lẫn nhau, rồi tiếp theo chúng ta mới tìm cách xử lý mất điện. Sau khi úm được 1 tuần có thể chúng ta tháo rèm che để chuồng nuôi được thông gió với tốc độ khoảng 0,2 m/giây là được, để chuồng nuôi không bị ẩm thấp làm cho gà chậm lớn và dễ bị bệnh.
6. Mật độ:
mật độ nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến sức sản xuất của gà. Khi mật độ nuôi thích hợp gà tăng trưởng tốt và ít nhiễm bệnh. Mật độ gà nuôi (lồng, sàn) từ 1 ngày đến 2 tuần tuổi từ 40-50 gà/m2 và từ 3-4 tuần khoảng 20-25 gà/m2. Sau 4 tuần có thể thả gà ra vườn với mật độ 2-3 m2/gà (tuyệt đối không thả rong gà). Tuy nhiên, trong một đợt nuôi để dễ quản lý được đàn gà chúng ta nên chia diện tích chuồng thả ra thành từng khu (quây lưới nylon) và cứ nuôi luân chuyển nhau để khai thác và tận dụng tốt nguồn thức ăn tự nhiên.
7. Thức ăn
Thực phẩm gia súc là một trong 5 yếu tố căn bản trong chăn nuôi tại Việt Nam. Lợi nhuận của trại chăn nuôi không thể không gắn liền với một khẩu phần thực phẩm chất lượng.
Để đàn gia cầm của bạn có thể tận dụng hữu hiệu lượng thực phẩm mà bạn cung cấp , cần phải thường xuyên loại trừ các mầm bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa như cầu trùng hoặc các loại giun. Ngoài ra cũng nên cung cấp bổ sung thường xuyên sinh tố cho đàn gia cầm của cũng như bổ sung Calcium và Phospho nhất là trong giai đoạn bắt đầu đẻ trứng, giai đoạn đẻ trứng cao điểm và trong mùa nắng nóng mà lúc đó sự mất mát Calcium và Phospho rất cao.
V. GIỚI THIỆU VỀ BÃ CÀ PHÊ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI
Trong khu vực ven đô thị tại Atella, người ta đã tận dụng bã cà phê có sẵn từ nhà máy hay hộ gia đình thải ra để làm thức ăn bổ sung cho gia cầm. Điều nay có ý nghĩa lớn đến trong việc xử lí chất thải của môi trường, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
Theo Habte (1989) cừu được bổ sung một lượng bã cà phê thích hợp đã được xử lí mỗi ngày thì nó sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng tốt hơn ở cừu. Điều này sẽ rất ý nghĩa cho nông dân sản xuất nhỏ lẻ quanh khu vực có nguồn bã cà phê dồi dào (các nhà máy, xí nghiệp chế biến cà phê... ). Vì vậy ta sẽ tối đa hóa được việc sử dụng các phụ phẩm và giảm tình trạng thiếu thức ăn.
(nguồn từ www.izs.it/vet_italiana)
Tận dụng bã cà phê thường được ứng dụng trên động vật nhai lại, đặc biệt là ở bò, nó có tác dụng đến dạ cỏ lên men hoặc ảnh hưởng đến sự thèm ăn.
(nguồn từ
CHƯƠNG III: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
I. PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm và thời gian
Động vật thí nghiệm
Chuồng trại
Khẩu phần cơ sở của thức ăn thí nghiệm
Dụng cụ thí nghiệm
II. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
Bố trí thí nghiệm: được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nhân tố:
- Tỉ lệ bã cà phê lần lượt là 0%; 5%; 10%; 15% trong khẩu phần.
- Giới tính gồm: con trống và con mái.
* Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, mỗi lần thí nghiệm là 10 con.
Qui trình nuôi dưỡng:
Tất cả các gà thí nghiệm được chăm sóc nuôi dưỡng cùng chế độ với các gà được nuôi chung trong chuồng. Gà được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 7h sáng và 15h chiều. Thức ăn trước khi cho ăn được cân và ghi lại trọng lượng.
Trước khi cho ăn lượng thức ăn mới, mẫu thức ăn và thức ăn thừa được giữa lại để phân tích thành phần các dưỡng chất. Việc lấy thức ăn thừa được tiến hành một lần duy nhất trong ngày và ghi lại trọng lượng.
Cuối thí nghiệm mỗi một nghiệm thức (ô) chọn ra một con trống, con mái để mổ khảo sát.
III. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI
- Lượng ăn vào (kg/con)
- Tăng trọng: cân trọng lượng ban đầu so sánh với trọng lượng các ngày nuôi hoặc tuần nuôi kế tiếp. (g/con/ngày)
- Tiêu tốn thức ăn: cân thức ăn cho ăn và thức ăn dư thừa hàng ngày để tính thức ăn tiêu tốn, là hiệu số giữa 2 số liệu này.
- Hệ số chuyển hóa thức ăn (khối lượng thức ăn thực tế/tăng trọng).
* Các chỉ tiêu về chất lượng thịt:
- Khối lượng móc hàm.
- Sức tăng trọng tuyệt đối và tương đối.
- Tiêu tốn thức ăn.
Đánh giá phẩm chất quày thịt, ta căn cứ một số chỉ tiêu như:
Phẩm chất thân thịt:
- Tỉ lệ giữa nạc-mở-xương-da so với khối lượng móc hàm.
- Tỉ lệ phần thịt có giá trị.
Phẩm chất thịt được đánh giá qua:
- Màu sắc của thịt.
- Độ to nhuyễn của sớ thịt.
- Độ mềm: liên hệ đến mức độ mập.
- Phẩm chất mở:
Màu mở.
Độ cứng mềm của mở.
Ngoài ra tình trạng bịnh lý cũng có ảnh huổng đến phẩm chất mở.
Mục Lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu Luận- Chăn Nuôi Gà.doc