Như vậy chi phí phế liệu, phế phẩm do quản lý và kỹ thuật gây ra là: 391.920.150 VNĐ trong năm 1999.
Nguyên nhân:
- Định mức tiêu hao vật tư và cấp phát vật tư cho sản phẩm chưa chặt chẽ.
- Hạn chế về tay nghề và công nghệ sản xuất.
- Chế độ quản lý lao động, quản lý tiền lương chưa hợp lý chưa làm cho CBNV nêu cao tính chủ động trong kinh doanh.
73 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Cơ khí và Thương mại Hải Phòng - Tổng công ty thương mại và xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra, từ việc chuẩn bị cho sản xuất đến điều hành sản xuất tiêu thụ sản phẩm thu hồi vốn, lãi.
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh cần có các biện pháp quản lý sau:
Tổ chức sắp xếp nhân sự phù hợp với qui mô sản xuất.
Các biện pháp sử dụng lao động máy móc thiết bị đạt hiệu quả cao.
Các giải pháp sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu, năng lượng.
phần II
phân tích thực trạng về HIệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí và thương mại Hải Phòng
2.1. những đặc điểm kinh tế kỹ thuật có liên quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành
Nhà máy cơ khí 82 là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty thương mại và xây dựng - Bộ GTVT được thành lập theo quyết định số 4894 QĐ/TCCB-LĐ ngày 4-5-1993 với chức năng nhiệm vụ:
sửa chữa , đóng mới các phương tiện vận tải thủy
trung đại tu ôtô, xe máy cho các đơn vị
dịch vụ vật tư thiết bị phục vụ ngành đóng tàu
Bên cạnh đó nhà máy mở rộng năng lực đóng mới, ngoài sản phẩm tàu hàng trên 200 tấn lắp máy Đức 6NVD36 - công suất 300 cv, nhà máy còn đóng thêm mặt hàng tàu du lịch 50 khách, tàu tuần tra lắp máy 345 cv của hãng VOLVO- PENTA Thụy Điển.
Đến tháng 4/1996 theo chỉ đạo của Bộ GTVT về sắp xếp lại các doanh nghiệp, nhà máy được đổi tên thành Công ty cơ khí và thương mại Hải Phòng theo QĐ số 2387/1996 QĐ Bộ GTVT và hoạt động cho đến nay với chức năng nhiệm vụ:
Đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ, ngoài những sản phẩm truyền thống ra công ty còn sản xuất và đóng mới tàu cá, lắp máy 600 cv của hãng Cumins(Mỹ), từ vỏ compesite(nhựa) lắp hai máy nhân 435 cv của hãng Caterpilar.
Dịch vụ vật tư kim khí, xuất nhập khẩu các thiết bị máy móc cơ khí, thiết bị phục vụ ngành đóng tàu.
Ngoài tôn tấm, thép hình các loại, máy tàu thuỷ Tiệp, Liên Xô(cũ), Công ty còn có dịch vụ bán nhôm tấm các loại có chiều dài từ 2 mm đến 20 mm...
Dịch vụ vận tải: vận chuyển sắt thép và vật liệu xây dựng bằng đường bộ và đường thủy.
Hiện nay nền kinh tế nước ta được xác định theo văn kiện của đại hội đảng VII ĐCSVN là : "Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước ". Các doanh nghiệp đã có nhiếu sự thay đổi trong sự thay đổi chung của xã hội. Công ty cơ khí và thương mại Hải Phòng đang trên đà phát triển các mặt hàng truyền thống đã và đang được khẳng định trên thị trường. Các mặt hàng mới dần chiếm lĩnh thị trường ngành, thị trường vùng và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng doanh thu.
Căn cứ pháp lý :
+Tên doanh nghiệp : Công ty cơ khí và thương mại Hải Phòng
+Giám đốc : Ngô thế cừ
+Địa chỉ : An Hồng- an Hải - Hải Phòng
+Điện thoại : 031.971804
+Tài khoản :360111000305 Ngân hàng ngoại thương Hải Phòng
2.1.2. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty :
GIáM ĐốC
Pgđ
Kinh doanh
Pgđ
Kỹ thuật
Pgđ
Chính trị
Phòng
Vật tư KD
Phòng
Kế toán
Phòng
KHKT
Phòng
Vận tải
Phòng
Hành chính
Phân xưởng vỏ
Phân xưởng mộc trang trí
Phân xưởng điện cơ
GIáM ĐốC
Pgđ
Kinh doanh
Pgđ
Kỹ thuật
Pgđ
Chính trị
Phòng
Vật tư KD
Phòng
Kế toán
Phòng
KHKT
Phòng
Vận tải
Phòng
Hành chính
Phân xưởng vỏ
Phân xưởng mộc trang trí
Phân xưởng điện cơ
Công ty cơ khí và thương mại Hải Phòng tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Phòng ban là các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho giám đốc trong điều hành quản lý doanh nghiệp và thực hiện các chức năng chuyên môn nhằm chấp hành tốt chế độ quản lý kinh tế của đơn vị, của Bộ GTVT theo chủ trương chính sách của đảng, của nhà nước ta.
Giám đốc(GĐ): là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật và các cơ quan pháp lý cấp trên trong các hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc là người có quyền điều hành sản xuất kinh doanh cao nhất trong doanh nghiệp. Giám đốc có quyền trình nên người quyết định thành lập doanh nghiệp trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật PGĐ, Kế Toán Trưởng. Đối với các chức danh khác và cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, Giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc kỷ luật theo qui định của pháp luật. Giám đốc chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và nhà nước về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán tài chính, phòng vận tải và công tác nhân sự của Công ty.
Phó Giám Đốc(PGĐ): giúp GĐ điều hành doanh nghiệp theo sự phân công và uỷ quyền của GĐ đồng thời chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ này.
PGĐ Kinh Doanh: chịu trách nhiệm trước GĐ chỉ đạo trực tiếp phòng vật tư và công tác kinh doanh vật tư kim khí, dịch vụ vận tải, cấp nguyên vật liệu và phụ trách tiêu thụ sản phẩm, chịu trách nhiệm giao dịch đối ngoại, mở rộng thị trường nhằm đa dạng hoá các sản phẩm và các loại hình sản xuất kinh doanh.
PGĐ Kỹ Thuật: Chịu trách nhiệm trước GĐ về việc lập kế hoạch sản xuất và về kỹ thuật công nghệ chất lượng sản phẩm, chỉ đạo sản xuất, thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty hàng tháng, quý, năm theo đúng tiến độ đề ra chỉ đạo việc nâng cao chất lượng sản phẩm cải tiến và áp dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, xây dựng các chỉ tiêu định mức về kỹ thuật cho từng loại sản phẩm, trực tiếp chỉ đạo phòng kế hoạch kỹ thuật.
PGĐ Chính Trị: phụ trách công tác chính trị, tư tưởng, an ninh, đời sống của cán bộ công nhân viên trực tiếp phụ trách phòng hành chính.
Phòng kế toán tài chính.
Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn, ngắn hạn trình nên GĐ công ty đồng thời có trách nhiệm thực hiện cũng như quản lý các nghiệp vụ các chỉ tiêu về tài chính.
Thanh quyết toán, tạm ứng tiền lương cho cán bộ công nhân viên.
Thực hiện các công tác chuyên môn nghiệp vụ như: công tác hạch toán, thống kê, quyết toán, thu thập số liệu, hiệu chỉnh và lập các báo cáo tài chính kịp thời, đúng chế độ của nhà nước quy định.
Lập kế hoạch chỉ tiêu và dự phòng để phục vụ kịp thời và chủ động cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tổng hợp số liệu, xử lý phân tích các hoạt động kinh tế theo kỳ báo cáo.
Mở sổ sách theo dõi toàn bộ tài sản của công ty, định kỳ kiểm kê đánh giá TSCĐ của công ty, tính toán khấu hao thu hồi để tái sản xuất mở rộng. Thường xuyên theo dõi nguồn vật tư hàng hoá, hàng tồn kho nguồn vốn lưu động để đề suất với GĐ Công ty những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Giám sát kiểm tra các hợp đồng kinh tế mua bán vật tư hàng hoá, mua sắm thiết bị tài sản thanh quyết toán và thanh lý các hợp đồng trên khi đã thực hiện xong hợp đồng.
Phối kết hợp với các phòng ban liên quan để xác định chi phí sản xuất, giá hành sản phẩm, các chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh để làm cơ sở hạch toán.
Phòng khoa học kỹ thuật:
Chức năng kế hoạch
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và tham mưu cho Giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, các kế hoạch sản xuất ngắn hạn, trung hạn và theo dõi biểu tính toán giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Nắm chắc năng lực của công ty về máy móc thiết bị, lao động, nhà xưởng dể đề ra kế hoạch phù hợp với khẳ năng của công ty.
Điều phối công việc tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận sản xuất nhằm thực hiện đúng tiến độ sản xuất kinh doanh như kế hoạch đề ra. Bổ sung và điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh khi có biến động để đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thị trường.
Chức năng kỹ thuật công nghệ .
Nghiên cứu thiết kế các sản phẩm mới và không ngừng cải tiến hoàn thiện các sản phẩm xây dựng quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm phù hợp nhất với điều kiện năng lực của đơn vị thiết kế cải tiến các thiết bị chuyên dùng trong các dây chuyền công nghệ chế tạo sản phẩm, bố trí mặt bằng sản xuất cho phù hợp với quy trình sản xuất .
Xây dựng định mức vật tư, nguyên nhiên vật liệu và định mức lao động cho sản phẩm, thường xuyên xem xét theo dõi việc thực hiện định mức vật tư nguyên liệu, nhiên liệu, định mức lao động nhằm phát huy kịp thời những mặt mạnh và khắc phục những điểm yếu cho phù hợp với tình hình thực tế sản xuất.
Nghiên cứu và áp dụng những đề tài, hợp lý hoá trong sản xuất, quản lý sản xuất, cải tiến kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp.
Cung cấp đầy đủ các tài liệu bồi dưỡng kiến thức, trình độ tay nghề về lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các kỳ thi nâng bậc được tổ chức hàng năm tại công ty.
Hợp tác KHKT đối với các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước. Tiến tới thực hiện CNH-HĐH trong lĩnh vực- công nghệ sản xuất để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ công nghệ so với các đơn vị khác trong ngành, lựa chọn các giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất cho quá trình đầu tư thiết bị chế tạo sản phẩm mới.
Quản lý chất lượng và các phương tiện phục vụ đo đạc kiểm tra, xây dựng quy trình kiểm tra nội bộ, thực hiện quy phạm ngành đóng tàu.
Quản lý hồ sơ máy móc thiết bị, thường xuyên có kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng định kỳ.
Phòng vật tư kinh doanh
Nắm vững thị trường cung cầu vật tư kim khí, tiếp cận với khách hàng và có quan hệ tốt với khách hàng, bạn hàng, xác định chính xác những bạn hàng cần được cung cấp và cung cấp có hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch mua bán vật tư để phục vụ kịp thời cho nhiệm vụ sản xuất chính của công ty.
Khai thác tốt nguồn vật tư hàng hoá đảm bảo chất lượng nhanh nhạy đáp ứng nhu cầu thị trường trong kinh doanh vật tư kim khí. Có kế hoạch dự trữ hợp lý các loại vật tư nhất là vật tư khan hiếm.
Đưa chỉ tiêu lợi nhuận lên hàng đầu trong kinh doanh vật tư.
Phòng vận tải
Xây dựng kế hoạch vận tải nội bộ doanh nghiệp và kế hoạch vận tải
hàng hoá cho các bạn hàng khác.
Tổ chức khai thác tốt các mặt hàng để nâng cao hiệu suất của phương tiện và hiệu quả của doanh nghiệp.
Có kế hoạch sửa chữa tu bổ phương tiện thường xuyên cũng như có kế hoạch dự phòng những hỏng hóc đột xuất xảy ra.
Phòng hành chính tổ chức
Làm nhiệm vụ quản lý hành chính, văn thư bảo vệ trong công ty.
Quản lý các công văn giấy tờ, con dấu và các thủ tục hành chính phân công bố trí lực lượng bảo vệ tuần tra canh gác.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị trong nội bộ và an toàn trong sản xuất kinh doanh.
Là nơi giải quyết các chế độ chính sách và phúc lợi có liên quan đến lợi ích của người lao động và cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
a. Lao động:
Bước vào cơ chế thị trường, Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong đó có vấn đề về lao động. Với tổng số lượng lao động là 350 người, vấn đề đặt ra trước mắt của công ty là phải giải quyết công ăn việc làm để đảm bảo thu nhập cho toàn bộ lao động của công ty, sau đó là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao thu nhập cho nhười lao động. Song khi bước sang cơ chế mới, công ty thực hiện các chính sách đãi ngộ chưa được thoả đáng đối với cán bộ khoa học kỹ thuật nên đã để mất đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ tay nghề cao dẫn đến một sự thiếu hụt về lao động có kỹ thuật như các kỹ sư thiết kế, công nhân thợ bậc cao. Đây chính là lực cản trong quá trình chuyển hướng sản xuất của công ty.
Vì vậy hiện nay song song với việc đầu tư trang thiết bị hiện đại ,vấn đề sử dụng và tuyển dụng lao động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của công ty. Công ty tiến hàng sắp xếp lại tổ chức bố trí đúng người đúng việc nên cán bộ công nhân viên yên tâm gắn bó với công ty. Công ty đã bố trí và tạo điều kiện cho cán bộ và công nhân viên tham gia các lớp, khoá đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ phục vụ cho mục đích sản xuất và kinh doanh của công ty. Cụ thể, đối với đội ngũ cán bộ thường được cử tham gia các lớp nâng cao kiến thức quản trị kinh doanh, tiếp cận với các công nghệ sản xuất mới. Còn đội ngũ công nhân được tham gia các khoá nâng cao tay nghề sản xuất tuy nhiên số lượng vẫn còn hạn chế. Có thể nói rằng đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề là một nguồn lực, tài sản vô cùng quí giá của công ty, là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Biểu 1 : Khái quát cơ cấu và trình độ lao động của công ty
S
t
t
Phân hạng cán bộ lao động
Phân theo trình độ đào tạo và cấp bậc
tổng số
đại học
cao đẳng
Trung cấp
cnkt bậc 5 trở lên
cnkt bậc 4 trở xuống
Lao động phổ thông
1
Lãnh đạo công ty
2
2
135
2
Cán bộ phòng ban
14
4
7
3
3
Chuyên viên KINH Tế
28
16
12
4
Lao động phổ thông
100
5
95
5
Công nhân
211
76
135
Tổng
355
22
7
20
76
135
95
22
Qua bảng trên cho ta thấy trình độ đại học = x 100% = 6.19% 355
211
Số công nhân kỹ thuật = x 100% = 59.43%
355
135
Số thợ bậc 4 trở xuống = x 100% = 38.02%
335
Với 59.43% số lao động là công nhân kỹ thuật, đây cũng là một tỷ lệ khá cao phù hợp với thực tế môi trường làm việc của công ty là luôn tiếp xúc với máy móc, từ đó dễ tiếp thu học hỏi cái mới, làm quen với kỹ thuật máy móc hiện đại. Tuy nhiên, số lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 6.19% đây là một tỷ lệ thấp trong một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí và đóng mới, sửa chữa tàu. Đồng thời số thợ bậc 4 trở xuống chiếm tới 38.02% trong tổng số công nhân kỹ thuật, do đó công ty cần khuyến khích tuyển dụng và nâng cao trình độ bậc thợ của công nhân và trình độ cán bộ quản lý của công ty nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao đối với nghề đóng mới và sửa chữa tàu. Đây cũng là yêu cầu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê thì tỉ lệ nữ là 28 người chiếm 7.88% trong tổng số lao động, phần lớn là lao động gián tiếp. Đây là một tỉ lệ thích hợp với công ty bởi vì đặc điểm sản xuất của công ty là lao động nặng nhọc, vất vả độc hại nên việc này phù hợp với nam giới. Đồng thời, độ tuổi trung bình của công nhân viên trong công ty là 45 tuổi là cao với điều kiện môi trường làm việc nặng nhọc. Điều nay ảnh hướng khá lớn đến năng suất sản xuất và kinh doanh, sự phát triển lâu dài của công ty. Vì vậy trong tương lai, công ty cần có kế hoạch bổ sung cán bộ công nhân trẻ tuổi, năng động nhằm trẻ hoá đội ngũ cán bộ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với những đòi hỏi khắt khe của thị trường.
Nói tóm lại trong thời gian tới công ty cần phát huy hơn nữa nội lực, khai thác triệt để tiềm năng chất xám của mình, có như vậy công ty mới thành công trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động hoạt sản xuất kinh doanh của mình.
b. Cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị.
Hệ thống máy móc thiết bị của Công ty cơ khí và thương mại Hải Phòng chủ yếu nhập từ các nước như Liên Xô cũ, Nhật, Pháp nhưng đều là các thiết bị được sản xuất từ lâu, công nghệ đã lạc hậu. Điều này gây bất lợi cho công ty trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đại bộ phận là thiết bị lạc hậu về kỹ thuật, độ chính xác kém nên qua nhiều năm sử dụng tuy được đưa vào sửa chữa bảo dưỡng nhiều lần nhưng do thiếu hoặc không có phụ tùng thay thế, các thiết bị càng hư hỏng nhanh. Điều này ảnh hưởng đến năng suất lao động, đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra, đến việc tăng hiệu quả kinh doanh của công ty. Mặc dù trong những năm gần đây nhận ra điều này, công ty đã mua sắm thêm một số máy móc thiết bị mới bổ sung vào nhưng tỉ lệ vẫn còn thấp tính năng lại không đồng bộ nên hiệu quả chưa được cao.
Biểu 2: Máy móc thiết bị của công ty.
Stt
Tên MM- TB
Số lượng
ồ giá(VND)
Giá trị còn lại
Năm chế tạo
1
máy hàn điện
56
166.839.800
55.613.266
1975
2
máy cắt tôn
1
350.000.000
11.666.666
1979
3
máy đột dập
1
10.050.000
3.350.000
1985
4
máy uốn tôn
1
159.000.000
530.000.000
1985
5
máy tiện
3
88.134.000
29.378.000
1980
6
máy bào
1
20.350.000
6.783.333
1980
7
máy phay
1
60.000.000
20.000.000
1975
8
máy cưa
2
11.898.000
5.945.000
1975
9
máy hàn nhôm
3
126.000.000
42.000.000
1985
10
máy định vị
1
13.080.000
4.333.333
1985
c. Công nghệ
Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:
Qui trình công nghệ của công ty theo sản xuất đơn chiếc, phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất, tính đồng bộ trong sản xuất cao, trang thiết bị thủ công đang dần dần được cơ giới hóa, hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu sản phẩm có chất lượng cao.
Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty bao gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn phóng dạng - gia công dưỡng mẫu.
Căn cứ vào bản vẽ thiết kế sản phẩm, cán bộ kỹ thuật phóng dạng tàu lên sàn họa và gia công dưỡng mẫu. ở giai đoạn này các cán bộ kỹ thuật phải xây dựng được định mức tiêu hao cho từng loại vật tư.
Giai đoạn gia công vỏ tàu.
Các phân xưởng nhận nguyên vật liệu từ kho về để gia công chế biến theo thiết kế từng phân đoạn, lắp rắp tổng đoạn, lắp rắp thân tàu, hàn kín nước và phần vỏ.
Giai đoạn lắp máy tàu và các hệ thống trang thiết bị khác.
Lắp máy chính, lắp các thiết bị tàu thuỷ vào tàu, điều chỉnh các thông số kỹ thuật và chạy thử.
Giai đoạn hoàn thiện.
Lắp rắp hệ thống điện, sơn vỏ tàu, trang trí nội thất. Tàu sau khi đã được hoàn thiện và đạt được thông số kỹ thuật thì chạy thử. Sau khi được cơ quan đăng kiểm và khách hàng kiểm tra và chấp nhận công ty sẽ bàn giao sản phẩm cho khách hàng.
d. Sản phẩm.
Sửa chữa các phương tiện thuỷ - đây là sản phẩm truyền thống của công ty.
Đóng mới phương tiện thuỷ: (ví dụ: đóng mới tàu cá 600 cv, tàu vỏ nhôm, xuồng vỏ nhôm, xuồng vỏ nhựa). Các sản phẩm đóng mới này ngày càng chiếm lĩnh được thị trường và chiếm ưu thế trong giá trị sản lượng sản xuất hàng hoá của công ty.
Dịch vụ vật tư kim khí, thiết bị phục vụ ngành đóng tàu, dịch vụ này có doanh số chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của công ty.
Dịch vụ vận tải: chuyên chở vật tư kim khí, vật tư xây dựng cho khách hàng theo từng hợp đồng cụ thể.
e. Thị trường tiêu thụ
Là một doanh nghiệp loại vừa, đóng trên địa bàn Thành phố Hải Phòng - một thành phố mà ở đó có bến cảng là đầu mối giao lưu văn hoá - kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế, đồng thời đó cũng là thành phố công nghiệp trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, một khu vực có rất nhiều nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh vật tư kim khí. Trong bối cảnh cạnh tranh như vậy, có những doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao song cũng có không ít các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ dẫn đến phá sản. Chính vì vậy việc xác định chính xác các sản phẩm kinh doanh và thị trường tiêu thụ cũng như cung cách quản lý đạt hiệu quả cao trong kinh tế là vấn đề cốt yếu để công ty tồn tại và phát triển.
Công ty xác định:
Tiếp tục giữ vững củng cố thị trường truyền thống là các bạn hàng quen thuộc.
Bên cạnh thị trường truyền thống, công ty cũng ý thức được sự cần thiết của việc mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm các bạn hàng mới bằng cách thường xuyên có sản phẩm mới tung ra thị trường. Công ty đã đầu tư công nghệ, phát triển đóng mới tàu vỏ nhôm, tàu vỏ nhựa, các loại sản phẩm cỡ vừa và nhỏ có tốc độ cao, có độ bền .. với giá cả hợp lý nhằm vào thị trường tiêu thụ là một số cơ quan đơn vị: Hải quan, Công an đường thủy, Dịch vụ du lịch và cứu hộ...
f. Nguyên vật liệu.
Các doanh nghiệp công nghiệp, đó là các cơ sở sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp trung ương hoặc địa phương, là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác trong quá trình sản xuất kinh doanh đều cần phải nghiên cứu đến đặc điểm chủng loại, nguyên vật liệu sử dụng.
Tại Công ty Cơ khí và Thương mại Hải Phòng với các sản phẩm truyền thống của ngành đóng tàu thì nguyên vật liệu chính là :
Tôn tấm và thép hình các loại: chiếm 80%.
Nhôm và đồng: chiếm 15%.
Các vật liệu chính khác: chiếm 5%.
Máy móc thiết bị lắp cho phương tiện chủ yếu là các loại máy tổng thành và phụ tùng sửa chữa .
Các nguyên vật liệu phụ: que hàn, ôxy, đất đèn, sơn các loại, dầu mỡ và các vật liệu rẻ mau hỏng khác...
2.2. Phân tích hiệu quả sxkd và hoạt động quản trị nâng cao hiệu quả hoạt động sxKd của công ty.
2.2.1. Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
a. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp.
Biểu 1:kết quả về thực hiện một số chỉ tiêu .
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Mã số
1999
2000
Chênh lệch
D
%
Tổng doanh thu
1
58.941,8
74.213,5
15.271,7
25.9
Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu
2
Các khoản giảm trừ (4+5+6+7)
3
335,7
696,3
360,6
107.4
+ Chiết khấu
4
+ Giảm giá
5
+ Giá trị hàng bán bị trả lại
6
+ Thuế doanh thu, thuế xuất khẩu (1-3)
7
335,7
696,3
360,6
107.4
1. Doanh thu thuần (1-3)
10
58.606,1
73.517,2
14.911,1
25.4
2. Giá vốn hàng bán
11
54.135,5
68.825,7
14.690,2
27.1
3. Lợi tức gộp (10 + 11)
20
4.470,6
4.691,4
220,8
4.9
4. Chi phí bán hàng
21
56,3
74,4
18,1
32.1
5. Chi phí quản lý dn
22
2.842,7
2.023,2
- 819,5
-28.8
6. Lợi tức thuần từ hd kinh doanh (20-21-22)
30
1.571,6
2.593,8
1.785
220.7
+ Thu nhập hd tài chính
31
9,5
13,6
4,1
43.2
+ Chi phí hoạt động tài chính
32
7. Lợi tức hoạt động tài chính (31-32)
40
9,5
13,6
4,1
43.2
- Các khoản thu nhập bất thường
41
21,5
56,3
34,8
161.9
- Chi phí bất thường
42
1,4
1,6
0,2
14.3
8. Lợi tức bất thường (41-42)
50
20,1
54,7
34,6
172.2
9. Tổng lợi tức trước thuế (30+40+50)
60
1.601,2
2.661,8
1.060,6
66.2
10. Thuế lợi tức phải nộp
70
400,3
665,5
265,2
66.25
11. Lợi tức sau thuế (60-70)
80
1.200.9
1.996,4
795,5
66.25
Doanh thu:
* Năm 2000 so với 1999 : Mức độ sản xuất sản phẩm chính giảm, nhưng Công ty đã có chính sách kịp thời trong công tác kinh doanh vật tư, dịch vụ vận tải cho nên doanh thu tăng nhanh:
74.213.493.000
Tỷ lệ tăng : ( - 1 ) x 100% = 25.9%
58.941.802.000
Mức tăng là: 74.213.493.000 - 58.941.802.000 = 15.271.691.000 VNĐ
Lợi nhuận:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Năm 2000 Công ty đã đạt được mức lợi nhuận là: 2.661.813.262d so với doanh lợi của năm 1999: 1.601.199.000 đ thì :
Mức tăng là: 1.996.360.262 - 1.200.899.250 = 795.461.012 VNĐ
Tỷ lệ tăng là: =
Lợi nhuận năm 2000 tăng so với năm 1999 là do kết quả từ hoạt động kinh doanh vật tư kim khí và dịch vụ vận tải tăng.
Mức tăng: 55.812.926.000 - 31.507.654.000 = 24.305.272.000VNĐ
%
77
%
100
)
1
000
.
654
.
507
.
31
000
.
926
.
812
.
55
(
=
-
x
Tỷ lệ tăng =
Xét chỉ tiêu:
Lợi nhuận
+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = x 100%
Doanh thu
%
100
000
.
493
.
213
.
74
262
.
360
.
199
x
= = 2.625%
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu của Công ty thì có 2,6đ lãi.
Lợi nhuận
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = x 100% Tổng số vốn sản xuất
1.996.360.262
= x 100%
(40.124.758.263 + 22.567.818.010)/2
= 6.37 %
Chỉ tiêu này cho biết Công ty cứ sử dụng 100 đồng vốn vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sau một năm sẽ thu được 6.37 đồng lợi nhuận.
+ Đánh giá khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu:
Lợi nhuận
Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu = x 100% Vốn chủ sở hữu bq
199.360.262
Số cuối kỳ = x 100% = 13.39 %
( 17.816.263.944 + 12.005.142.500 )/2
Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2000 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ mang lại 13.39 đồng lãi. So với 1999 hiệu quả vốn chủ sở hữu tăng 2 đồng khi phải bỏ ra 100 đồng vốn vào kỳ sản xuất kinh doanh.
Chúng ta có thể xem xét một số chỉ tiêu hiệu quả cơ bản trong bảng sau:
Biểu 2: Các chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá hiệu quả
1. Doanh thu
74.213.493.673VNĐ
2. Lợi nhuận ròng
1.996.360.262VNĐ
3. Lợi nhuận / DOANH THU
2,625đ100đ vốn
4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh (LN/S vốn)
6,37đ/100đvốn
5. Hiệu quả vốn chủ sở hữu
0,1339
6. Sức sản xuất của vốn lưu động (DT/VLĐBQ)
2,37
7. Chi phí trên 1000đ số lượng hàng hoá so với 98
-6,52 VNĐ
8. Năng suất lao động bình quân năm
238.628.595(VNĐ/ng/năm)
9. Số quay vòng vốn lưu động (vòng)
2,9185 vòng/năm
10. Số ngày của một vòng quay ( ngày)
125,6 ngày
11. Tỷ suất tự tài trợ (%) - Năm 1999
- Năm 2000
76.89%
82.31%
12. Tỷ suất đầu tư (%) - Năm 1999
- Năm 2000
21.71%
17.7%
Ta có thể so sánh các chỉ tiêu thực hiện năm 2000 so với năm 1999 theo bảng sau:
Biểu 3: Một số chỉ tiêu so sánh năm 1999 và năm 2000
Các tỷ suất
1999
2000
So sánh
Lợi nhuận trên doanh thu
2.17%
3.5%
129%
Lợi nhuận trên vốn kinh doanh
7.09%
6.63%
93.5%
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
13.33%
14.94%
112%
Qua bảng chúng ta thấy rõ sự tăng giảm tương đối của các tỉ suất trong năm 2000 so với năm 1999.
Năm 2000 Công ty sử dụng vốn kinh doanh đạt hiệu quả thấp hơn so với năm 1999 ( 93.5%).
Lợi nhuận của Công ty trong năm 2000 được cấu thành từ các bộ phận chủ yếu sau:
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất KD = 2.593.864.192 VNĐ
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính = 13.259.000 VNĐ
- Lợi nhuận bất thường = 54.690.070 VNĐ
Nhận xét : Lợi nhuận mà Công ty thu được chủ yếu là lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chứng tỏ Công ty đã có cố gắng rất lớn trong việc đẩy mạnh sản xuất tăng mức lợi nhuận .
Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giá thành sản xuất là toàn bộ số tiền mà công ty bỏ ra trong một kỳ để sản xuất kinh doanh,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0052.doc