Trong Lý thuyết Hệ thống, một hệ thống bao gồm các nhóm hoạt động hoặc các bộ phận có tương tác thường xuyên và phụ thuộc lẫn nhau. Có một số nguyên lý chung cho các hệ thống. Ví dụ: Nguyên lý xem xét hệ thống trong một môi trường cụ thể; khi đó, hệ thống là tập hợp các phần tử có tương tác lẫn nhau, thể hiện trong mối quan hệ với các hệ thống khác trong môi trường như một thể thống nhất.
Một nguyên lý quan trọng khác của Lý thuyết Hệ thống là tính động của “đường biên” hệ. Khi tiến hành một công việc, chúng ta có thể phải tạm thời thu nhỏ hoặc mở rộng hệ thống (thu nhỏ hoặc mở rộng phạm vi công việc) đã xác định.
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3158 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu, hệ thống hóa bản đồ giáo khoa treo tường (Địa lí THPT ban Nâng Cao), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc chuyển sang việc giải quyết những vấn đề kỹ thuật và quản lý.
Sự xuất hiện của "Lý thuyết chung của các hệ thống", một lý thuyết thuộc dạng những quan điểm khoa học chung mang tính hình thức và phổ quát, đã thúc đẩy mong muốn của công đồng khoa học muốn tiến tới phổ quát hoá các công cụ nhận thức khoa học và tiến tới sự nhận được đặc trưng mang tính luận điểm của toàn bộ các phổ quát. Một trong những nhiệm vụ chính của tiếp cận này là làm rõ và phân tích các quy luật, các quan hệ qua lại chung đối với các lĩnh vực khác nhau của hiện thực. Do vậy cách tiếp cận hệ thống đã được sử dụng trong lý thuyết đã nêu mang tính chất liên ngành, bởi vì nó tạo ra cơ hội đem những quy luật và những khái niệm từ một lĩnh vực nhận thức sang một lĩnh vực khác.
Trong chương trình xây dựng lý luận của mình ông đã chỉ ra những nhiệm vụ cơ bản của nó.
Thứ nhất, làm sáng tỏ những nguyên tắc và quy luật chung hành vi của các hệ thống, không phụ thuộc vào bản chất của các thành tố và của các quan hệ giữa chúng.
Thứ hai, xác lập những quy luật tương tự của khoa học tự nhiên nhờ tiếp cận hệ thống đối với các khách thể sinh học, xã hội.
Thứ ba, tạo ra sự hợp thức khoa học hiện đại trên cơ sở làm rõ tính tương đồng của các quy luật trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau.
Các nhiệm vụ này dẫn đến sự thay đổi nội dung trên cơ sở những quan niệm hệ thống (chỉnh thể), chức năng, cấu trúc. Chính điều này đã tạo ra những tiền đề phương pháp luận để hình thành hệ thống khái niệm mới với nội dung xác định và với quan hệ đã cho một cách rõ ràng với những chuyển đổi giữa chúng. Tổ hợp các khái niệm hệ thống là bộ khung khái niệm khởi điểm, tạo ra sơ đồ nguyên nguyên tắc của sự phân chia khách thể.
Hệ thống - khái niệm trung tâm biểu thị một tập hợp các phần tử trong sự tương tác qua lại thể hiện tính chỉnh thể và tính chung của mình.
Phần tử - đơn vị không thể chia nhỏ được nữa trong một phương thức phân chia đã cho, và nằm trong thành phần của hệ thống, việc có những mối liên hệ giữa các phần tử sẽ dẫn đến sự xuất hiện trong hệ thống chỉnh thể những tính chất mới mà không có ở phần tử trong trạng thái riêng biệt. Vi điều này,
Chỉnh thể - hình thức của tồn tại hệ thống với tư cách được xác định chặt chẽ, phản ánh sự độc lập của nó với các hệ thống khác.
Tính chỉnh thể là tính thống nhất của hệ thống như một chỉnh thể được các phần tử thể hiện trong sự tương tác qua lại thực tế của chúng. Nó là cơ sở ổn định của hệ thống.
Quan điểm toàn thể: là quan điểm nghiên cứu của lý thuyết hệ thống
1. Khi nghiên cứu các sự vật và hiện tượng phải tôn trọng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và tinh thần: vật chất có trước tinh thần, tinh thần tác động trở lại vật chất
2. Các sự vật, hiện tượng luôn tồn tại trong mối liên hệ qua lại với nhau, luôn có sự tác động qua lại và chi phối lẫn nhau. Sự tác động giữa các sự vật bao giờ cũng mang tính đối ngẫu, tính nhân quả.
3. Các sự vật luôn vận động, không ngừng biến đổi cũng như môi trường xung quanh nó.
4. Động lực chủ yếu quyết định sự phát triển của các hệ thống nằm bên trong hệ thống, do phần điều khiển của sự vật quyết định.
Trong Lý thuyết Hệ thống, một hệ thống bao gồm các nhóm hoạt động hoặc các bộ phận có tương tác thường xuyên và phụ thuộc lẫn nhau. Có một số nguyên lý chung cho các hệ thống. Ví dụ: Nguyên lý xem xét hệ thống trong một môi trường cụ thể; khi đó, hệ thống là tập hợp các phần tử có tương tác lẫn nhau, thể hiện trong mối quan hệ với các hệ thống khác trong môi trường như một thể thống nhất.
Một nguyên lý quan trọng khác của Lý thuyết Hệ thống là tính động của “đường biên” hệ. Khi tiến hành một công việc, chúng ta có thể phải tạm thời thu nhỏ hoặc mở rộng hệ thống (thu nhỏ hoặc mở rộng phạm vi công việc) đã xác định.
Trong những năm gần đây, lĩnh vực tư duy hệ thống được phát triển để cung cấp kỹ thuật nghiên cứu hệ thống theo cách “tổng thể”, bổ sung cho phương pháp “chia nhỏ” truyền thống. Bằng cách đó, các tác giả của Lý thuyết Hệ thống hiện đại hy vọng có thể mở rộng các phương pháp tiếp cận của khoa học tự nhiên sang khoa học xã hội.
1.1.3.2. Ứng dụng của lí thuyết hệ thống
* Ứng dụng chung
Phạm vi ứng dụng của phương pháp phân tích hệ thống nói riêng, Lý thuyết Hệ thống nói chung là rất rộng. Nói chung đó là một phương pháp khoa học để giúp xử lí những vấn đề phức tạp , khi có nhiều mối quan hệ phải nghiên cứu, nhiều phương diện phải xem xét, nhiều yếu tố bất định phải tính đến, nhiều phương án khác nhau phải cân nhắc, so sánh, lựa chọn, mà thông tin có được thì không đầy đủ như mong muốn. Có thể chia các vấn đề thực tế ra làm ba loại:
Thứ nhất là những vấn đề mang nhiều quan hệ định lượng có thể diễn tả bằng ngôn ngữ toán học chặt chẽ, tức là những vấn đề có thể “hình thức hóa” được (còn gọi là những vấn đề “cấu trúc chặt”). Đối với loại này thì vận trù học là công cụ áp dụng rất có hiệu quả.
Thứ hai là những vấn đề mang nhiều quan hệ định tính, khó có thể “hình thức hóa” được (các vấn đề “phi cấu trúc”). Đối với loại này thì toán học ở trình độ hiện nay chưa dùng được mấy mà chủ yếu phaiả dùng các khoa học khác, cùng với kinh nghiệm, trực quan của người hoạt động thực tế.
Thứ ba là những vấn đề trung gian giữa hai loại trên, vừa có cả những yếu tố định lượng, tức là những vấn đề có thể “hình thức hóa” nhưng không hoàn toàn (các vấn đề “cấu trúc yếu”). Đây là loại khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực kĩ thuật, kinh tế, tự nhiên, xã hội thì phương pháp phân tích hệ thống thường rất thích hợp. Ở đây, bằng cách kết hợp các phương pháp toán học chính xác và kĩ thuật máy tính hiện đại với các thủ tục phi hình thức khác nhau và kinh nghiệm thực tiễn của chuyên gia giữa các ngành hữu quan người ta có thể đạt tới những hiểu biết sâu sắc về các hiện tượng và tìm ra những giải pháp có hiệu quả mà bằng những giải pháp thông thường ngay cả với những người thông minh nhất cũng khó nghĩ ra được.
Đương nhiên cách phân biệt ba loại vấn đề như trên chỉ có ý nghĩa tương đối vì toán học và kĩ thuật máy tính điện tử để xử lí thông tin ngày càng phát triển thỉ khả năng nghiên cứu và xử lí các hiện tượng thực tế bằng các công cụ ấy càng tăng thêm.
* Ứng dụng trong dạy - học Địa lí ở trường THPT
Bản thân khoa học Địa lí là một khoa học đa ngành (hai nhánh chính theo quan niệm của trường phái Địa lí Xôviết là: Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội). Bộ môn Địa lí trong nhà trường phổ thông nói chung, trong trường THPT nói riêng phản ánh nội dung, cấu trúc của ngành khoa học tương ứng. Xét theo nội dung, có thể chia môn Địa lí ở trường THPT làm hai mảng: Địa lí tự nhiên (Địa lí tự nhiên đại cương, Địa lí tự nhiên khu vực, Địa lí tự nhiên Việt Nam) và Địa lí kinh tế - xã hội (Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, Địa lí kinh tế - xã hội khu vực, Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam).
Do đặc thù môn học nên việc ứng dụng Lý thuyết Hệ thống vào dạy học Địa lí trong nhà trường THPT có nhiều thuận lợi và được chú trọng. Các nội dung dạy học Địa lí ở trường THPT, áp dụng Lý thuyết Hệ thống, được xâu chuỗi theo các mối liên hệ, sơ đồ hóa giúp cho việc học tập của học sinh được thuận lợi, hệ thống và khoa học. Mỗi nội dung Địa lí (kiến thức, kĩ năng kĩ xảo Địa lí) đưa ra đều được xác định mối quan hệ với những nội dung đã học, sẽ học trong chương trình lớp học, cấp học. Ví dụ như, các kiến thức và kĩ năng bản đồ không chỉ được trang bị và rèn luyện ở những bài học ở đầu chương trình Địa lí lớp 10 mà còn được bổ sung, rèn luyện liên tục ở các bài thực hành tiếp theo của chương trình Địa lí lớp 10, lớp 11 và lớp 12. Các nội dung này không lặp lại mà được xây dựng theo cấu trúc vòng tròn đồng tâm nâng cao, tức là các nội dung này sẽ được nhắc lại với yêu cầu cao hơn đối với học sinh ở các bài sau, lớp sau của chương trình.
Việc vận dụng sáng tạo Lý thuyết Hệ thống vào dạy học Địa lí trong nhà trường THPT là vấn đề của từng giáo viên, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của đơn vị giáo dục. Tuy nhiên, trước hết Lý thuyết Hệ thống và ứng dụng của nó phải được nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc thì mới đem lại hiệu quả cao.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Việc sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí THPT
1.2.1.1. Ý nghĩa của bản đồ giáo khoa
- Ở trường phổ thông đang sử dụng rất nhiều đồ dùng dạy học Địa lí khác nhau như tranh ảnh, bảng biểu, băng hình, bản đồ, biểu đồ… nhưng quan trọng nhất trong số đó là BĐGK (trong đó đặc biệt là BĐGK treo tường).
BĐGK là bộ phận khăng khít không thể tách rời môn học Địa lí và Lịch sử trong nhà trường phổ thông. Bởi vì môn Địa lí và Lịch sử trong nhà trường chọn lọc và trình bày những tri thức Địa lí và Lịch sử bằng ngôn ngữ tự nhiên, còn BĐGK phản ánh chúng bằng ngôn ngữ bản đồ. Sự phối hợp giữa ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ bản đồ làm cho việc phản ánh thực tế Địa lí, Lịch sử sinh động hơn, đầy đủ hơn, giúp cho việc nhận thức thực tế Địa lí và Lịch sử dễ dàng hơn. Chính vì vậy, môn Địa lí và Lịch sử trong nhà trường luôn luôn gắn bó với BĐGK như hình với bóng.
- BĐGK là công cụ duy nhất giúp thầy và trò có khả năng nhìn bao quát được các hiện tượng diễn ra trên một khoảng không gian rộng lớn không thể tri giác trực tiếp được.
BĐGK mở rộng khái niệm không gian cho học sinh, cho phép các em thiết lập mối quan hệ tương hỗ và nhân quả của các hiện tượng và các quá trình trong tự nhiên và trong xã hội, phát triển óc tư duy logic và óc quan sát, hình thành cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, xây dựng tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc với Tổ quốc mình. BĐGK có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành trong học sinh quy luật phân bố các đối tượng Địa lí, quy luật phân bố lực lượng sản xuất của một đơn vị lãnh thổ (một vùng, một quốc gia…) nghĩa là BĐGK giúp cho học sinh hiểu được trên lãnh thổ có cái gì, ở đâu và tại sao? BĐGK phản ánh đầy đủ về sự khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, việc phát triển tổng hợp và chuyên môn hóa các ngành sản xuất, việc hoàn thiện sự phân công lao động xã hội giữa các vùng kinh tế… BĐGK giúp cho giáo viên trình bày các mối liên hệ kinh tế nội, ngoại vùng phát triển mối liên kết kinh tế giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
BĐGK là mô hình – hình ảnh kí hiệu tổng hợp đặc biệt, nó trình bày những đặc điểm không gian dứoi dạng tổng quát, trực quan và dễ hiểu, nó được sử dụng không chỉ như những thành tựu nghiên cứu phân bố không gian, tuyên truyền những thành tựu kinh tế trong công cuộc xậy dựng xã hội ở nước ta mà còn là công cụ quan trọng để dự báo và kế hoạch hóa trong tương lai.
1.2.1.2. Việc sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí THPT
Bản đồ địa lí không thể thiếu trong công tác nghiên cứu khoa học, nó là phương tiện nghiên cứu của các ngành khoa học về Trái Đất, lịch sử, văn hoá xã hội. Bản đồ giúp các nhà khoa học tìm hiểu những quy luật phân bố, sự lan truyền của các đối tượng, hiện tượng và những mối tương quan của chúng trong không gian, cho phép phát hiện những quy luật tồn tại và dự đoán con đường phát triển của chúng trong tương lai. Bất cứ sự nghiên cứu địa lí nào cũng bắt đầu bằng bản đồ và kết thúc cũng bằng bản đồ (bản đồ là Alfa và Ômêga của Địa lí). Trước, trong khi nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phải tìm hiểu địa phương, phân tích các đối tượng nghiên cứu trên bản đồ và sau khi nghiên cứu, nhưng kết mới được thể hiện trên bản đồ. Như vậy, bản đồ địa lí luôn được xem là một tiêu chuẩn của phát triển Địa lí.
Trong dạy học Địa lí, bản đồ giữ vai trò rất quan trọng. Bản đồ là kho tàng trữ các tri thức Địa lí đã tích luỹ được, là kênh hình của sách giáo khoa địa lí. Bản đồ vừa là nội dung vừa là phương tiện đặc thù không thể thiếu trong dạy học địa lí. Nếu như trong nghiên cứu địa lí một lãnh thổ phải bắt đầu bằng bản đồ thì trong dạy - học địa lí, khi trình bày về một lãnh thổ, ngay từ những kiến thức đầu tiên như vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ đến những đặc điểm địa lí khái quát nhất đều phải được chỉ ra trên bản đồ. Trên cơ sở cái “nền” đó, giáo viên đưa vào và khắc sâu những kiến thức cho học sinh. Vì thế, việc dạy - học địa lí, thiếu bản đồ là điều không thể chấp nhận.
Ngày nay, bản đồ còn là một phương tiện có hiệu quả để phổ biến các tri thức, nâng cao dân trí, cung cấp nhưng hiểu biết về khoa học Trái Đất, về các nước trên thế giới, về quê hương đất nước, từ đó giáo dục lòng yêu nước, yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
“Nói một cách ngắn gọn bản đồ và các phần tử đồ hoạ khác tập hợp thành một trong ba mô hình truyền tin chủ yếu cùng với từ ngữ và những con số. Vì chủ thể khác biệt của địa lí học, ngôn ngữ bản đồ là ngôn ngữ khác biệt của địa lí. Vì vậy sự tinh tế khi đọc bản đồ và tổ hợp chúng cùng với khả năng phiên dịch giữa những ngôn ngữ bản đồ, từ ngữ và những con số là cơ sở để nghiên cứu và thực hành địa lí học” (John Berchert)
Hiện nay, vấn đề sử dụng hiệu quả hệ thống BĐGK (trong đó có BĐGK treo tường) trong dạy học Địa lí trong nhà trường THPT vẫn còn rất nhiều vấn đề, đặc biệt là ở các trường ở vùng sâu, vùng xa. Với sự quan tâm và tạo điều kiện của ngành Giáo dục – Đào tạo, hiện nay, hệ thống BĐGK đã và đang được tăng cường trang bị cho các trường phổ thông (đặc biệt là các trường THPT) trên toàn quốc nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, do điều kiện khác nhau về nhiều mặt, việc sử dụng BĐGK trong dạy học ở các địa phương khác nhau có những tồn tại khác nhau nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao, đặc biệt là ở các trường vùng sâu, vùng xa mặt bằng nhận thức của học sinh còn hạn chế bên cạnh nhiều khó khăn khác (cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy hoc của nhà trường …)
1.2.2. Sự cần thiết của việc hệ thống hóa BĐGK treo tường trong dạy học Địa lí THPT
Bản đồ địa lí là những mô hình hình ảnh, phản ánh sự vật, hiện tượng, quá trình... ở những không gian khác nhau, với những đặc điểm, tính chất, số lượng, chất lượng và cấu trúc khác nhau trên Trái Đất bằng ngôn ngữ đặc biệt. Bản đồ là phương tiện trực quan, nguồn trí thức quan trọng. Qua bản đồ học sinh có thể nhìn bao quát những khu vực lãnh thổ rộng lớn, xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà họ chưa bao giờ có điều kiện đi đến tận nơi để quan sát. Vì không phải là môn học riêng ở trường phổ thông nên những kiến thức về bản đồ phải dạy lồng vào các kiến thức địa lí và ngược lại, từ kiến thức về bản đồ giúp học sinh hình thành những biểu tượng, kĩ năng địa lí dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.
Hiện nay số lượng, chất lượng cũng như việc sử dụng BĐGK treo tường trọng dạy – học Địa lí ở trường phổ thông còn chưa đáp ứng được nhu cầu và sự phát triển của yêu cầu dạy và học, đặc biệt là trong xu hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm đã và đang trở thành phương pháp tích cực, hiệu quả và được coi trọng.
Hệ thống hóa BĐGK treo tường là một việc làm cần thiết, là cơ sở cho việc chuẩn bị phương pháp, phương tiện dạy học của giáo viên nói riêng, của quá trình dạy học nói chung.
- Về mặt số lượng: Hệ thống hóa BĐGK treo tường giúp cho việc chuẩn bị kĩ về mặt số lượng, xác định được số bản đồ tối thiểu, số bản đồ tối ưu cho mỗi tiết học, bài học, lớp học cũng như cho cả chương trình Địa lí THPT.
- Về mặt chất lượng: Hệ thống hóa BĐGK hoa treo tường về mặt chất lượng cùng với hệ thống hóa BĐGK treo tường về mặt số lượng giúp xác định phương pháp dạy học phù hợp cho mỗi hình thức tổ chức dạy học.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG BẢN ĐỒ GIÁO KHOA TREO TƯỜNG
TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ THPH
2.1. Chương trình Địa lí THPT (ban Nâng Cao)
2.1.1. Hệ thống tri thức Địa lí trong nhà trường phổ thông
Các tri thức Địa lí được dạy trong nhà trường phổ thông gồm có một hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo Địa lí được lựa chọn trong hệ thống tri thức của khoa học Địa lí và được sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhằm cung cấp một dung lượng kiến thức và giáo dục học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông.
Hệ thống tri thức Địa lí được lựa chon để đưa vào chương trình học trong nhà trường phổ thông là những vấn đề cơ bản nhất (được hiểu là những tri thức thuộc khoa học Địa lí quan trọng nhất, cần thiết nhất, giúp cho người học sinh có thể tiếp tục học tập và tham gia vào cuộc sống hiện tại và tương lai).
Các thành phần của nội dung học vấn Địa lí dạy trong nhà trường phổ thông có thể được tóm tắt theo sơ đồ hình 2.1
Hình 2.1. Sơ đồ nội dung chương trình môn Địa lí trong trường phổ thông
- Các kiến thức Địa lí: Là thành phần chủ yếu của nội dung học vấn Địa lí. Các kiến thức Địa lí có thể phân ra hai nhóm: các kiến thức thực tiễn (hay các kinh nghiệm) và các kiến thức lí thuyết
+ Các kiến thức thực tiễn (hay kinh nghiệm) là những kiến thức phản ánh những đặc điểm bên ngoài của các sự vật hiện tượng Địa lí mà học sinh có thể nhận biết được một cách tương đối dễ dàngbằng con đường kinh nghiệm, dựa vào các giác quan của bản thân. Thuộc nhóm này có các số liệu, biểu tượng và các mô hình sáng tạo về Địa lí.
+ Các kiến thức lí thuyết là những kiến thức đã được khái quát hóa phản ánh bản chất của các sự vật, hiện tượng Địa lí với những đặc điểm và những mối quan hệ bên trong của chúng. Thuộc các kiến thức Địa lí lí thuyết có các khái niệm Địa lí, các mối quan hệ nhân quả, các quy luật, các học thuyết, các tư tưởng, các vấn đề phương pháp luận của Địa lí học, các kiến thức về phương pháp học tập và nghiên cứu Địa lí.
- Các kĩ năng, kĩ xảo Địa lí
Hiện nay, trong môn Địa lí, việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinhđều nhằm cào bốn hướng sau:
+ Kĩ năng làm việc với bản đồ, khai thác các kiến thức Địa lí tàng trữ trong bản đồ.
Trong nhóm kĩ năng này có các kĩ năng định hướng trên bản đồ, đo tính tìm tọa độ Địa lí trên bản đồ, xác định vị trí của các đối tượng Địa lí trên bản đồ, đọc bản đồ và sử dụng bản đồ…
+ Kĩ năng khảo sát các hiện tượng Địa lí ngoài thực địa.
Thuộc nhóm kĩ năng này có các kĩ năng quan sát, phân tích hiện tượng, đo đạc với các dụng cụ quan trắc đơn giản về thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn…
+ Kĩ năng nghiên cứu, làm việc với các tài liệu Địa lí.
Kĩ năng đọc, thành lập các biểu đồ, phân tích các số liệu thống kê, các mô hình Địa lí, các lát cắt Địa lí tự nhiên tổng hợp…
+ Kĩ năng học tập, nghiên cứu Địa lí
Trong nhóm kĩ năng này có các kĩ năng làm việc với sách giáo khoa Địa lí, các tài liệu Địa lí tham khảo, kĩ năng mô tả, viết và trình bày những vấn đề về Địa lí…
2.1.2. Tính hệ thống của chương trình Địa lí THPT ban Nâng Cao
Chương trình Địa lí THPT ban C nói riêng và chương trình môn Địa lí THPT nói chung là một bộ phận trong hệ thống chương trình Địa lí phổ thông. Vì vậy, nội dung chương trình Địa lí THPT ban C cũng có cấu trúc như nội dung chương trình Địa lí THPT, thể hiện ở mục trên đã trình bày.
Môn Địa lí ở nhà trường phổ thông gồm ba mạch nội dung: Địa lí đại cương, Địa lí thế giới (Địa lí khu vực) và Địa lí Việt Nam (Địa lí Tổ quốc).
Ở cấp Tiểu học, một số yếu tố Địa lí được bố trí trong các chủ đề có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh trong môn Tự nhiên – Xã hội của các lớp 1, 2, 3 và một số kiến thức ban đầu về Địa lí tự nhiên đại cương trong môn Khoa học của lớp 4, 5, nhằm giúp các em gắn bó với cuộc sống ở địa phương hơn. Những kiến thức Địa lí thế giới và Địa lí Việt Nam của cấp học này được xếp trong chương trình Lịch sử và Địa lí lớp 4, lớp 5.
Ở cấp Trung học, các mạch nội dung của Địa lí được phát triển và hoàn chỉnh nhất trong chương trình môn Địa lí THPT
Mạch nội dung Địa lí đại cương (tự nhiên, kinh tế - xã hội) được đưa vào các lớp đầu cấp - lớp 10, nhằm giúp học sinh có được một hệ thống kiến thức mang tính phổ thông về bản đồ, Trái Đất – môi trường sống của con người, về dân cư trên Trái Đất làm cơ sở cho việc học Địa lí thế giới và Địa lí Việt Nam.
Mạch nội dung Địa lí thế giới - lớp 11 nhằm giúp cho học sinh nắm được những đặc điểm nổi bật về thiên nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các châu lục; về nên kinh tế thế giới đương đại, một số vấn đề mang tính toàn cầu và Địa lí một số khu vực, quốc gia đại diện cho các trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau trên thế giới, góp phần chuẩn bị hành trang cho học sinh bước vào cuộc sống trong thời đại bùng nổ thông tin và mở rộng giao lưu, hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Mạch nội dung Địa lí Việt Nam được sắp xếp ở lớp cuối cấp – lớp 12 nhằm giúp cho học sinh nắm được những đặc điểm nổi bật về thiên nhiên, dân cư, kinh tế và các vấn đề đặt ra đối với đất nước, các vùng, địa phương nơi học sinh đang sống; chuẩn bị cho phần lớn học sinh ra đời, tham gia vào quá trình lao động sản xuất.
Chủ đề bản đồ có vị trí quan trọng trong chương trình Địa lí THPT. Ngoài nhiệm vụ trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng tương đối hệ thống về bản đồ từ các lớp đầu của mỗi cấp học, những kiến thức, kĩ năng bản đồ được phát triển trong suốt quá trình học tập của học sinh phổ thông, góp phần nâng cao trình độ khoa học và tính thực tiễn của bộ môn Địa lí.
Tính tương ứng của hệ thống bản đồ giáo khoa treo tường
2.2.1. Bản đồ giáo khoa treo tường trong chương trình Địa lí THPT ban Nâng Cao
Các BĐGK treo tường trong chương trình Địa lí THPT ban Nâng Cao được sắp xếp theo nội dung các bài học của các lớp tương ứng (lớp 10, lớp 11 và lớp 12).
Các bản đồ chia làm hai mảng nội dung chính là các bản đồ Địa lí tự nhiên và các bản đồ Địa lí kinh tế - xã hội.
Bảng 2.1. Danh mục bản đồ giáo khoa năm 2008
STT
Tªn s¶n phÈm
§VT
Sè trang
Khæ (cm)
17
b¶n ®å §Þa lÝ líp 10
bé
8
N«ng nghiÖp thÕ giíi
tê
1
150x109
C«ng nghiÖp thÕ giíi
tê
1
150x109
D©n c vµ ®« thÞ thÕ giíi
tê
1
150x109
KhÝ hËu thÕ giíi
tê
1
150x109
C¸c m¶ng kiÕn t¹o, c¸c vµnh ®ai ®éng ®Êt vµ nói löa
tê
1
150x109
C¸c th¶m thùc vËt vµ c¸c nhãm ®Êt chÝnh trªn thÕ giíi
tê
1
150x109
NhiÖt ®é khÝ ¸p vµ giã
tê
1
150x109
Tù nhiªn thÕ giíi
tê
1
150x109
20
b¶n ®å ®Þa lÝ líp 11
bé
18
Hoa K× - Kinh tÕ chung
tê
1
79x109
Céng hoµ Liªn bang §øc - Kinh tÕ chung
tê
1
79x109
Céng hoµ Ph¸p - Kinh tÕ chung
tê
1
79x109
Liªn bang Nga - Kinh tÕ chung
tê
1
79x109
NhËt B¶n - Kinh tÕ chung
tê
1
79x109
Trung Quèc - Kinh tÕ chung
tê
1
79x109
Ên ®é - Kinh tÕ chung
tê
1
79x109
§«ng Nam ¸ - Kinh tÕ chung
tê
1
79x109
Ai CËp - Kinh tÕ chung
tê
1
79x109
Ch©u ¸ - §Þa lÝ tù nhiªn
tê
1
79x109
CH Liªn bang §øc vµ CH Ph¸p - §Þa lÝ tù nhiªn
tê
1
79x109
Ch©u Phi - §Þa lÝ tù nhiªn
tê
1
79x109
Ch©u MÜ - §Þa lÝ tù nhiªn
tê
1
79x109
¤xtr©ylia - Kinh tÕ chung
tê
1
79x109
Ch©u Phi - Kinh tÕ x· héi
tê
1
79x109
Ch©u MÜ La tinh - Kinh tÕ x· héi
tê
1
79x109
Liªn bang Nga - §Þa lÝ tù nhiªn
tê
1
79x109
NhËt B¶n - §Þa lÝ tù nhiªn
tê
1
79x109
24
b¶n ®å ®Þa lÝ líp 12
bé
17
1. §«ng Nam ¸ - §Þa lÝ tù nhiªn
tê
1
109x079
2. ViÖt Nam §Þa chÊt - Kho¸ng s¶n
tê
1
79x109
3. ViÖt Nam - §Þa lÝ tù nhiªn
tê
1
79x109
4. ViÖt Nam - KhÝ hËu
tê
1
79x109
5. ViÖt Nam - §Êt
tê
1
79x109
6. ViÖt Nam - Thùc vËt vµ ®éng vËt
tê
1
79x109
7. ViÖt Nam - D©n c
tê
1
79x109
8. ViÖt Nam - N«ng nghiÖp, l©m nghiÖp vµ thñy s¶n
tê
1
79x109
9. ViÖt Nam - C«ng nghiÖp vµ giao th«ng vËn t¶i
tê
1
79x109
10. ViÖt Nam - Du lÞch
tê
1
79x109
11. ViÖt Nam - Kinh tÕ biÓn - ®¶o vµ c¸c vïng kinh tÕ träng ®iÓm
tê
1
79x109
12. ViÖt Nam - Th¬ng m¹i
tê
1
79x109
13. ViÖt Nam
tê
1
79x109
14. Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé, ®ång b»ng s«ng Hång - Kinh tÕ
tê
1
109x079
15. §«ng Nam Bé vµ ®ång b»ng s«ng Cöu Long - Kinh tÕ
tê
1
79x109
16. B¾c Trung Bé - Kinh tÕ
tê
1
79x109
17. Duyªn h¶i Nam Trung Bé vµ T©y Nguyªn - Kinh tÕ
tê
1
109x079
( Nguồn: Nhµ xuÊt b¶n gi¸o dôc - C«ng ty cæ phÇn b¶n ®å vµ tranh ¶nh gi¸o dôc )
2.2.2. Mối quan hệ giữa chương trình Địa lí THPT và bản đồ giáo khoa
Trong chương trình Địa lí THPT, ở lớp 10, học sinh được học về Trái Đất và các thành phần tự nhiên của Trái Đất như: địa chất kiến tạo, địa hình địa mạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật. Ở lớp 11, bên cạnh các nội dung về dân số thế giới, môi trường địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế các châu lục, các em còn được học về địa lí kinh tế - xã hội thế giới (dân cư, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và thông tin liên lạc) và Địa lí kinh tế các nước, các khu vực. Tương ứng với nội dung môn Địa lí có các nhóm BĐGK treo tường sau:
Các bản đồ về các thành phần tự nhiên của Trái Đất như: địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, cảnh quan…
Các bản đồ về dân cư thế giới: dân số, chủng tộc…
Các bản đồ về kinh tế thế giới: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải…
Các bản đồ về châu lục trên thế giới: châu Á, châu Âu, châu Mĩ …
Các bản đồ về các khu vực của châu lục: khu vực Tây Á, khu vực Mĩ Latinh …
Các bản đồ các quốc gia: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc …
Trong chương trình Địa lí lớp 12, học sinh được học các vấn đề về điều kiện tự nhiên, dân cư và các vấn đề kinh tế của Việt Nam như: Các điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, lịch sử địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật…); các vấn đề về dân cư (dân số, nguồn lao động…); các vấn đề về phát triển các ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại và du lịch…); các vấn đề phát triển kinh tế các vùng (Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu, hệ thống hóa bản đồ giáo khoa treo tường (Địa lí THPT ban Nâng Cao).doc