Đề tài Phân tích chính sách của ngành nông nghiệp tác động đến phát triển sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam kể từ thời kỳ đổi mới kinh tế đến nay

Sự cần thiết trợ giúp của Chính phủ đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn của các nước đang phát triển

1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

Nông nghệp là ngành có lịch sử phát triển lâu đời, các hoạt động nông nghiệp đã có từ hang nghìn năm nay kể từ khi con người bỏ nghề săn bắn và hái lượm. Do lịch sử lâu đời này mà nền kinh tế nông nghiệp thường được nói đến như nền kinh tế truyền thống.

Nông nghiệp là ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu nhất cho con người. Lương thực là sản phẩm chỉ có ngành nông nghiệp sản xuất ra. Con ngưới không thể sống thiếu lương thực và hơn cả là không có sản phẩm nào thay thế lương thực được. Do đó nước nào cũng phải sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan. Nông nghiệp khác cơ bản với các ngành khác ở chỗ tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai.

Ở các nước đang phát triển nông nghiệp tập trung nhiều lao động hơn hẳn so với các ngành khác, trung bình thường chiếm từ 60%-80% lực lượng lao động xã hội. Ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ là 75%.

2. Vai trò của nông nghiệp với phát triển kinh tế.

Nông nghiệp giữ vai trò quan trong trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.

Bởi vì ở các nước này đa số người dân sống dựa vào nghề nông

Trừ một số ít nước dựa vào nguồn tài nguyên phong phú để xuất khẩu, đổi lấy lương thực, còn hầu hết các nước đang phát triển phải sản xuất lương thực cho nhu cầu tiêu dùng của dân số nông thôn cũng như thành thị. Nông nghiệp còn cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế.

Khu vực nông nghiệp cũng có thể là một nguồn cung cấp vốn cho phát triển kinh tế, với ý nghĩa lớn lao là vốn tích luỹ ban đấu cho công nghiệp hoá.

Dân số nông thôn ở các nước đang phát triển còn là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm công nghiệp như tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng.

3. Sự cần thiết trợ giúp của Chính phủ đến phát triển nông nghiệp và nông thôn

Thành công hay thất bại của những nỗ lực nhằm chuyển biến nền nông nghiệp không những phụ thuộc vào khả năng sản xuất của người nông dân trong việc nâng cao năng suất cây trồng và năng suất lao động mà quan trọng hơn là phụ thuộc váo sự hỗ trợ của Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nông dân.

Trong nến nông nghiệp truyền thống người nông dân không muốn và cũng không có điều kiện áp dụng kỹ thuật mới, mà đây lại là yếu tố quyết định sự chuyển động của nông nghiệp. Do đó, Chính phủ cần có chính sách giúp đỡ về kĩ thuật và hướng dẫn họ thực hiện những biện pháp này.

Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất nhỏ, hình thức trang trại hộ gia đình là chủ yếu. Do đó họ không có khả năng xây dựng các cơ sở hạ tầng. Để giúp họ đầu tư theo mô hình lớn như hệ thống điện, đường sá, thuỷ lợi Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cho họ dưới nhiều hình thức đầu tư để tạo điều kiện phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Sản xuất nông nghiệp có độ rủi ro cao do hoạt động sản xuất của nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan, như thời tiết,sâu bệnh Mặt khác do đặc điểm về sự co giãn của cung-cầu sản phẩm nông nghiệp thường làm cho giá cả sản phẩm có biến động lớn. Do đó, Chính phủ cần có chính sách bảo hộ và trợ giúp về giá cả tạo sự ổn định cho sản xuất nông nghiệp.

 

doc32 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 6595 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chính sách của ngành nông nghiệp tác động đến phát triển sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam kể từ thời kỳ đổi mới kinh tế đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Vào thế kỷ XXI, nông nghiệp vẫn tiếp tục là công cụ chính cho sự phát triển bền vững và giảm nghèo, ¾ số người nghèo tại các nước đang phát triển sống ở khu vực nông thôn- 2,1 tỷ người sống dưới mức 2$/ngày và 880 triệu người sống dưới mức 1$/ngày. Sinh kế của họ hầu như phụ thuộc vào nông nghiệp. Dù họ ở đâu và làm gì thì phát triển nông nghiệp vẫn là việc cấp bách để đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỉ về giảm một nửa số dân đang phải chịu cảnh nghèo đói vào năm 2015 và tiếp tục giảm nghèo trên diện rộng. Việt Nam là một trong những nước có xuất phát điểm kinh tế thấp. Nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, ngành nông nghiệp Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Hàng loạt các chính sách phát triển của nông nghiệp – nông thôn ra đời nhằm hỗ trợ, khuyến khích sự tăng trưởng đó. Và tuy nền nông nghiệp rất rộng lớn, đa dạng và thay đổi nhanh chóng nhưng với các chính sách đúng đắn và đầu tư hỗ trợ cấp địa phương, quốc gia và rộng hơn nữa là toàn cầu, nông nghiệp vẫn tạo ra các cơ hội mới cho hàng trăm triệu người nghèo nông thôn thoát nghèo. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận và xem xét lại một cách nghiêm túc vấn đề phát triển nông nghiệp và coi đó như một vấn đề trung tâm của mục tiêu phát triển quốc gia. Với những lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Phân tích chính sách của ngành nông nghiệp tác động đến phát triển sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam kể từ thời kỳ đổi mới kinh tế đến nay”. Với sự giúp đỡ của GS. TS. Phan Thị Nhiệm, tôi đã nỗ lực để hoàn thành bài viết. Mặc dù vậy, việc mắc phải những sai sót là điều không thể tránh khỏi, vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía cô giáo bài viết của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Chương I Sự cần thiết trợ giúp của Chính phủ đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn của các nước đang phát triển Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Nông nghệp là ngành có lịch sử phát triển lâu đời, các hoạt động nông nghiệp đã có từ hang nghìn năm nay kể từ khi con người bỏ nghề săn bắn và hái lượm. Do lịch sử lâu đời này mà nền kinh tế nông nghiệp thường được nói đến như nền kinh tế truyền thống. Nông nghiệp là ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu nhất cho con người. Lương thực là sản phẩm chỉ có ngành nông nghiệp sản xuất ra. Con ngưới không thể sống thiếu lương thực và hơn cả là không có sản phẩm nào thay thế lương thực được. Do đó nước nào cũng phải sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực. Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan. Nông nghiệp khác cơ bản với các ngành khác ở chỗ tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai. Ở các nước đang phát triển nông nghiệp tập trung nhiều lao động hơn hẳn so với các ngành khác, trung bình thường chiếm từ 60%-80% lực lượng lao động xã hội. Ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ là 75%. 2. Vai trò của nông nghiệp với phát triển kinh tế. Nông nghiệp giữ vai trò quan trong trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Bởi vì ở các nước này đa số người dân sống dựa vào nghề nông Trừ một số ít nước dựa vào nguồn tài nguyên phong phú để xuất khẩu, đổi lấy lương thực, còn hầu hết các nước đang phát triển phải sản xuất lương thực cho nhu cầu tiêu dùng của dân số nông thôn cũng như thành thị. Nông nghiệp còn cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế. Khu vực nông nghiệp cũng có thể là một nguồn cung cấp vốn cho phát triển kinh tế, với ý nghĩa lớn lao là vốn tích luỹ ban đấu cho công nghiệp hoá. Dân số nông thôn ở các nước đang phát triển còn là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm công nghiệp như tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng. 3. Sự cần thiết trợ giúp của Chính phủ đến phát triển nông nghiệp và nông thôn Thành công hay thất bại của những nỗ lực nhằm chuyển biến nền nông nghiệp không những phụ thuộc vào khả năng sản xuất của người nông dân trong việc nâng cao năng suất cây trồng và năng suất lao động mà quan trọng hơn là phụ thuộc váo sự hỗ trợ của Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nông dân. Trong nến nông nghiệp truyền thống người nông dân không muốn và cũng không có điều kiện áp dụng kỹ thuật mới, mà đây lại là yếu tố quyết định sự chuyển động của nông nghiệp. Do đó, Chính phủ cần có chính sách giúp đỡ về kĩ thuật và hướng dẫn họ thực hiện những biện pháp này. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất nhỏ, hình thức trang trại hộ gia đình là chủ yếu. Do đó họ không có khả năng xây dựng các cơ sở hạ tầng. Để giúp họ đầu tư theo mô hình lớn như hệ thống điện, đường sá, thuỷ lợi…Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cho họ dưới nhiều hình thức đầu tư để tạo điều kiện phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá. Sản xuất nông nghiệp có độ rủi ro cao do hoạt động sản xuất của nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan, như thời tiết,sâu bệnh… Mặt khác do đặc điểm về sự co giãn của cung-cầu sản phẩm nông nghiệp thường làm cho giá cả sản phẩm có biến động lớn. Do đó, Chính phủ cần có chính sách bảo hộ và trợ giúp về giá cả tạo sự ổn định cho sản xuất nông nghiệp. 4. Kinh nghiệm của các nước đi trước 4.1 Kinh nghiệm chung ở các nước đang phát triển Chính sách kinh tế đối với nông nghiệp và nông thôn ở một số nước: Các chính sách tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, bao gồm: Chính sách về ruộng đất. Chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất, bao gồm các chính sách về tín dụng, các chính sách tạo vốn, các chính sách hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu. Chính sách nghiên cứu, triển khai nông nghiệp nhằm giúp nông dân nâng cao các kiến thức sản xuất. Các chính sách hỗ trợ đầu ra của sản xuất. Các chính sách đối với nông thôn, thủy lợi phí. Các chính sách tác động gián tiếp đến sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, bao gồm: Chính sách hỗ trợ, điều tiết sản xuất nông nghiệp, thông qua việc thúc đẩy hay hạn chế xuất khẩu. Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho kinh tế nông thôn. Chính sách trợ cấp lương thực và thực phẩm cho cho tiêu dùng (trợ cấp tiêu dùng trong xã hội). Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp – dịch vụ nông thôn. Bài học kinh nghiệm từ lý luận và thực tiễn các nước: Chính sách kinh tế của các chính phủ đối với nông nghiệp – nông thôn thường thực hiện: Coi trọng phát triển sản xuất, tạo cơ sở đảm bảo an toàn lương thực và những nhu yếu phẩm quan trọng nhất cho nông thôn và an toàn xã hội. Trợ giúp nông dân nghèo ở nông thôn là tư tưởng chung nhất trong chính sách đối với nông nghiệp – nông thôn. Cùng với khuyến khích phát triển sản xuất, chính sách phải hướng vào tái tạo các nguồn lực đầu vào và bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo sự phát triển nông nghiệp lâu bền. Sự lựa chọn chính sách phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, đối với từng khu vực nông thôn có trình độ phát triển khác nhau đóng vai trò quyết định đối với sự thành công của các chính sách. Cải cách và đổi mới chính sách kinh tế đối với nông nghiệp – nông thôn là quá trình liên tục, không có khuôn mẫu định sẵn cho bất kỳ nước nào. Kinh tế nông nghiệp – nông thôn chỉ có thể phát triển thành công trong cơ chế thị trường khi các thể chế hoạt động đồng bộ. Tất cả các chính sách mà chính phủ có thể áp dụng đều quan trọng và cần thiết, song nên tập trung vào các chính sách :hỗ trợ vốn, kĩ thuật sản xuất; chính sách giá cả, thị trường; chính sách dầu tư cơ sở hạ tầng; chính sách nhằm giảm điều tiết kinh tế nông thôn và thực hiện bảo trợ sản xuất. Những phân tích về cơ sở khoa học và kinh nghiệm của các nước cả về mặt thành công và chưa thành công là cơ sở quan trọng để nghiên cứu, xem xét các chính sách của nước ta trong giai đoạn đổi mới vừa qua, đồng thời là căn cứ để tiếp tục kiến nghị toàn diện hệ thống chính sách trong giai đoạn mới. 4.2 Kinh nghiệm của một số nước cụ thể Phát triển là sự kế thừa và phát huy. Không một đất nước nào có thể phát triển trong sự tách biệt với các nước khác. Việt Nam cũng vậy. Trong công cuộc phát triển nông nghiệp – nông thôn, những bài học và kinh nghiệm có được từ những nước đi trước luôn là một trong những bài học quý giá góp phần vào hình thành sứ mệnh này. Việt Nam đang ở trong thời kỳ quan trọng để chuẩn bị cất cánh. Những bài học điển hình mà Việt Nam có thể học hỏi là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan. Trung Quốc Trung Quốc là một nước lớn, dân số đông. Vì vậy vấn đề tam nông (nông nghiệp- nông thôn- nông dân) đã trở thành vấn đề cơ bản của Cách mạng và xây dựng của Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng, công cuộc cải cách ở Trung Quốc và ở Việt Nam đều bắt đầu từ nông thôn. Trải qua 3 năm cải cách ở Trung Quốc, 22 năm đổi mới, nghiên cứu về tam nông và xử lý vấn đề tam nông ở Trung Quốc vừa có ý nghĩa khoa học, vừa mang tính thực tiến sâu sắc, góp phần gợi mở những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo. Trong quá trình thực hiện “bốn hiện đại hóa”, Trung Quốc bắt đầu cải cách ở nông thôn trước bằng việc khoán sản lượng tới hộ. Do được làm chủ ruộng đất, tự chủ làm ăn, tính tích cực sản xuất của người nông dân được phát huy, sản xuất lương thực nhanh chóng tăng lên, đời sống nhân dân chưa từng có sự cải thiện khá rõ nét. Một số chính sách đã được triển khai ở Trung Quốc và mang lại kết quả đáng kể: Bằng việc xóa bỏ thuế nông nghiệp, Chính phủ Trung Quốc đã chấm dứt lịch sử nông dân làm ruộng mà phải nộp thuế. Sản lượng lương thực tăng liên tục bốn năm liền 2007: 500 triệu tấn với việc xóa bỏ thuế nông nghiệp, gồm cả thuế chăn nuôi, thuế đặc sản, mỗi năm giảm nhẹ gánh nặng đóng góp cho nông dân 133,5 tỷ nhân dân tệ. Trung Quốc cũng toàn diện thực hiện giáo dục nghĩa vụ (9 năm) miến phí: không phải nộp học phí , không phải mua sách giáo khoa 150 triệu học sinh của những gia đình khó khăn được trợ cấp sinh hoạt phí toàn phần hoặc một phần. Cơ bản giải quyết được nạn tráng niên bị mù chữ tại miền Tây. Thành lập được bước đầu hệ thống y tế công và hệ thống dịch vụ khám chữa bệnh cơ bản khắp nông thôn. Cải tạo và xây dựng mới 188.000 trạm y tế hương, trấn trang bị thêm thiết bị y tế cho 117.000 trạm y tế hương, trấn…Điều kiện khám chữa bệnh ở nông thôn được cải thiện rõ rệt. Chế độ hợp tác chữa bệnh kiểu mới ở nông thôn được xác lập, đã mở rộng tới 87% huyện với 730 triệu nông dân tham gia. Hệ thống dịch vụ văn hóa công nông thôn bước đầu hoàn thiện. Hỗ trợ việc học nghề cho các tầng lớp thu nhập thấp trong toàn xã hội 66,6 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm tài chính của chính quyền trung ương, trong đó, phần đáng kể giành cho nông dân. Trung bình mỗi năm giúp 8 triệu lao động nông thôn có việc làm. Thành lập chế độ bảo đảm mức sinh hoạt thấp nhất ở nông thôn từ năm 2007. Hơn 35,5 triệu nông dân được đưa vào phạm vi bảo hiểm này. Cấp cho “ tam nông” 1.600 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm tài chính của chính quyền trung ương, trong đó dùng cho xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn là gần 300 tỷ nhân dân tệ. Xây mới và cải tạo 1,3 triệu km đường nông thôn, giải quyết cho 97,88 triệu cư dân nông thôn gặp khó khăn trong việc cung cấp nước uống và nước uống không an toàn. Trong 5 năm qua, đời sống nhân dân có sự cải thiện đáng kể, được nâng từ mức trung bình toàn quốc 2.622 nhân dân tệ/đầu người/năm (năm 2003) lên 4.140 nhân dân tệ (năm 2007) Các chính sách cải cách thành công đã đem lại những thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp. Tổng giá trị sản lượng thuần (đã trừ đi lạm phát) của nông – lâm - ngư nghiệp1997 tăng 3,4 lần so với 1978, bình quân tăng 6,6%/năm, gấp 2,8 lần tốc độ tăng giai đoạn trước cải cách. Trong giai đoạn 1978 – 1997, sản xuất lương thực tăng bình quân 2,6%/năm cao hơn mức tăng dân số1,5%/năm khiến bình quân lương thực đầu người tăng từ mức 306 kg/người năm 1957 lên 402kg/người năm 1997, sản lượng bông tăng 4%/năm… Năm 1998, Trung Quốc đứng đầu thế giới về nông sản chủ yếu: lương thực, thịt, bông, lạc…Nhờ sản xuất phát triển mức tiêu dùng thịt, trứng, sữa của người Trung Quốc đã đạt mức trên mức chỉ tiêu trung bình thế giới, thu nhập của người nông dân tăng 16 lần trong 20 năm cải cách. Nhà Nước Trung Quốc đã làm nên kỳ tích góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu ăn, măc cho 1,2 tỷ dân có mức sống ngày càng tăng tạo cơ sở căn bản cho quá trình công nghiệp hóa. b) Hàn Quốc Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, 60% dân số Hàn Quốc ở nông thôn.Trong đó tuyệt đại đa số là tá điền.Hầu hết ruộng đất thuộc sở hữu của giai cấp địa chủ. Cuối những năm 40, chính phủ Hàn Quốc ban hành Luật cải cách ruộng đất với hai điểm cơ bản: giới hạn quyền sở hữu ruộng đất không quá 3 ha và cấm hình thức thuê tá điền để canh tác, tuy nhiên cuộc cải cách này chỉ được thực hiện nửa vời. Cùng thời gian đó, một số chính sách có lợi cho sự phát triển nông thôn của chính quyền Păc-chung-hi được ban hành :Ngân hàng Nhà Nước cùng với các hợp tác xã tín dụng đã phát triển vốn đầu tư , góp phần thúc đẩy tỉ lệ tăng trưởng từ 1,6% thời kì 1957-1960 lên 8,8% thời kì 1962-1965. Đời sống của hàng chục triệu nhân dân được cải thiện, tạo ra thị trường nội địa rộng lớn cho việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu . Nhưng từ cuối những năm 60 Hàn Quốc quyết định chuyển sang áp dụng chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Chiến lược này đã làm giảm thu nhập của các hộ nông dân và gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ. Để trấn an tinh thần trong cả nước, chính quyền Hàn Quốc đã đề ra chương trình phát triển nông thôn với các chính sách để tăng số tiền cho nông dân vay, mua ngũ cốc của nông dân với giá cao và bán lại với giá thấp, thay giống lúa cũ bằng giống lúa mới năng suất cao, khuyến khích xây dựng cộng đồng mới ở nông thôn bằng việc thành lập các hợp tác xã sản xuất và các đội lao động để sửa chữa cầu cống, đường xá và nâng cấp nhà ở. Thời gian đầu, chương trình này đã đem lại một kết quả tích cực. Tuy nhiên sau đó lại bộc lộ những khuyết tật đáng kể. Chính sách trợ giá quá mức cho nông sản đặc biệt là việc thu mua lúa gạo của nông dân đắt gấp đôi giá thị trường thế giới, đã làm cho Ngân sách Nhà Nước thiếu hụt ngày càng lớn. Việc thay thế giống lúa mới tuy đạt được sản lượng cao hơn nhưng nông dân lại phải vay nợ để mua phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Còn việc thành lập các hợp tác xã và các hộ lao động phần nhiều không dựa vào cơ sở tự nguyện của người dân mà do sự thúc ép của chính quyền các cấp để chạy theo các chỉ tiêu của chương trình xây dựng “cộng đồng mới” ở nông thôn. Như vậy, Nhà nước Hàn Quốc từ chỗ là một nhân tố góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân trong một thời gian đã biến thành” vật hy sinh” của chiến lược công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu. Tất cả các nhân tố nói trên đã làm sản xuất Nhà Nước sa sút và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Sự chênh lệch về mức thu nhập bình quân/ hộ gia đình, chất lượng hộ gia đình, phúc lợi xã hội và các dịch vụ công cộng khác… thúc đẩy phần lớn lực lượng lao động trẻ rời nông thôn đổ xô ra thành thị. Sự bất mãn của nông dân tăng lên dẫn đến cuộc biểu tình lớn biến thành náo loạn trước trụ sở Quốc hội Hàn Quốc ở Seoul 1988. Để làm dịu bớt tình hình, các chính quyền tiếp theo ở Seoul phải điều chỉnh chiến lược kinh tế xã hội theo hướng coi trọng tầm quan trọng của phát triển nông thôn. Kế hoạch “ mười năm cải tiến cơ cấu nông thôn” đã được đưa ra nhằm cụ thể hóa “ Kế hoạch tổng thể về phát triển toàn diện nông thôn”. Kế hoạch bao gồm bốn điều lớn: Thứ nhất: Cải thiện cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hóa và công nghiệp hóa nông thôn. Coi trọng áp dụng công nghệ sinh học (kỹ thuật gien) trong các ngành trồng trọt và chăn nuôi, mở rộng khả năng chế biến, tiếp thị nhằm biến nông nghiệp Hàn Quốc thành ngành phát triển toàn diện, có chức năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Thứ hai: Thông qua các chính sách ưu tiên về đào tạo, tuyển dụng và biện pháp khác để thu hút thêm lao động trẻ vào sản xuất nông nghiệp, giữ một tỷ lệ thích đáng thanh niên ở lại nông thôn. Thứ ba: nới lỏng những hạn chế pháp lý đối với quyền sở hữu ruộng đất tối đa để mở rộng các quy mô trang trại cùng với quá trình thúc đẩy cơ giới hóa các hoạt động canh tác. Thứ tư: nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư nông thôn lên ngang với mức bình quân của một hộ làm công ăn lương ở thành phố. Đồng thời cải thiện chất lượng các dịch vụ… Để thực hiện kế hoạch trên, chính phủ Hàn Quốc đã chi ra trên 42 tỷ won tương đương với 52,5 tỷ USD trong giai đoạn 1992-1998. Tóm lại, mặc dù đã trở thành một nước công nghiệp mới, Hàn Quốc vẫn coi trọng phát triển nông nghiệp nông thôn để đảm bảo cân đối hợp lý trong toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế xã hội. c, Đài loan: Trong số các nước Nics , Đài Loan được đánh giá là nước có mô hình thành công nhất về việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp/ đô thị với nông nghiệp/ nông thôn. Đài Loan không có các điều kiện tự nhiên thuận lợi, sau cuộc chiến tranh Trung- Nhật 1985 Đài Loan trở thành thuộc địa của Nhật và sau này khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản rời khỏi Đài Loan, chính quyền Tưởng Giới Thạch đứng lên nắm quyền cai trị ở đây. Với viện trợ kinh tế, tài chính và bảo hộ quân sự ở Mỹ, chính quyền Đài Loan đã cố gắng tìm ra các chính sách phát triển kinh tế xã hội phù hợp. Kết quả chỉ trong vòng hơn 3 thập kỷ, Đài Loan từ một nước nông nghiệp kém phát triển , nơi ngự trị của giai cấp địa chủ phát canh thu tô , đã trở thành một trong 4 con rồng châu Á. Từ 1952-1990 sản lượng nông nghiệp tăng 4,5 lần, sản lượng công nghiệp tăng 50 lần. Tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 56% tổng lao động xã hội 1952 giảm xuống còn 12,95% năm 1990 nhưng tổng sản lượng nông nghiệp lại tăng từ trên 700 triệu $ lên 12 tỷ $ riêng nông sản xuất khẩu đã tăng từ 114 triệu $ lên trên 4tỷ $. Để đạt được các thành tựu trên, Đài Loan đã sử dụng các giải pháp và biện pháp sau: - Một là: đưa lại ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện cho việc hình thành các trang trại với quy mô nhỏ bằng cách : giảm tô cho tá điền từ 50% xuống còn 37,5 % thu hoạch chủ yếu, bán chịu cho nông dân ruộng đất công cộng, trưng mua số ruộng đất của địa chủ vượt quá giới hạn quy định ( 3ha đối với ruộng nước, 6 ha đối với ruộng cạn) để bán lại cho nông dân theo phương thức trả dân. - Hai là: đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn. Việc đem lại ruộng đất cho người làm ruộng đã làm cho nông dân “ biến cát thành vàng” tạo điều kiện cho việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (giai đoạn 1953-1962) đồng thời cho phép người nông dân có thể bỏ một phần tích lũy để thực hiện một nền nông nghiệp đa canh. - Ba là: đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phát triển nông thôn. Trong nhiều thập kỷ, Đài Loan rất coi trọng phát triển rộng rãi mạng lưới giao thông vận tải – cả đường bộ, đường sắt đến khắp các vùng nông thôn, tạo điều kiện cải thiện hoạt động sản xuất, sinh hoạt ở nông thôn, đồng thời cho phép mở mang các cơ sở công nghiệp ngay tại xóm. Từ những năm 1970, chế độ giáo dục bắt buộc đã được kéo dài từ sáu thành chin năm. Trình độ học vấn của dân cư nông thôn và đô thị được nâng cao đáng kể. - Bốn là: chú ý phát triển đồng đều giữa các vùng trong nước, không tập trung quá mức vào những khu vực công nghiệp và đô thị khổng lồ. Hầu hết các cơ sở công nghiệp nhỏ vẫn được đặt tại các thôn xóm. Cách làm đó vừa không đòi hỏi bỏ vốn đầu tư lớn để xây dựng các cơ sở công nghiệp tại thành phố, vừa làm cho các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ có thể thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường trong và ngoài nước. Nhiều cơ sở cỡ trung bình và lớn cũng được rải đều ra các thành phố nhỏ và trung bình. Chiến lược này đã góp phần làm giảm sự chênh lệch về thu nhập trung bình giữa 20% dân số giàu nhất và 20% dân số nghèo nhất từ 15/1 trong những năm 1950 xuống còn 4/1 đầu những năm 1990. Năm là: Lựa chọn phương thức sử dụng đất phù hợp với các loại hình hợp tác tự nguyện để đẩy mạnh công việc khuyến nông. Công nghiệp hóa đặt ra yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất của các trang trại gia đình nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Nhưng đối với người dân Đài Loan, ruộng đất vẫn được coi là cơ sở quan trọng để đánh giá vị trí mọi gia đình trong xã hội. Do đó, mặc dù nhiều người đã chuyển sang làm những nghề phi nông nghiệp, có thu nhập cao hơn nghề nông nhưng họ vẫn muốn giữ ruộng đất để truyền lại cho con cháu. Thong tình hình ấy, người Đài Loan đã tìm ra giải pháp tích tụ ruộng đất để truyền lại ruộng đất bằng cách chuyển quyền sử dụng đất cho người khác, nhưng chủ ruộng đất vẫn giữ quyền sở hữu. Người ta gọi đó là phương thức sản xuất ủy thác. Người dân này nhận ruộng đất ủy thác của người khác để mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập. Đến nay có khoảng ¾ số trang trại đã áp dụng phương thức này. Chương II Một số chính sách kinh tế tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Một số chính sách Chính sách sử dụng đất nông nghiệp Đất đai luôn là tài sản chủ yếu của nông dân, đặc biệt là người nghèo ở nông thôn, nó là cơ sở cho các hoạt động kinh tế xã hội và sự vận hành của thị trường. Các thể chế liên quan đến đất đai, chính sách đất đai luôn chịu tác động của sự không hoàn hảo của thị trường Nói đến chính sách đất đai trong nông nghiệp trước hết là nói đến quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai cảu người nông dân, đó là yếu tố quan trọng trong các chính sách đất đai và quyết định đến cai trò của các chính sách này: Thứ nhất, việc đảm bảo quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai sẽ tăng cường khuyến khích các hộ gia đình và cá nhân đầu tư cũng như thường xuyên tạo cho họ khả năng tiếp cận tốt hơn với tín dụng. Thứ hai, sự phân phối đất canh tác trên thực tế có tác động tới sản lượng, điều đó có nghĩa sự bất bình đẳng cao trong phân phối đất đai làm giảm năng suất nên là quyền về đất đai được xác định rõ ràng và được đảm bảo là điều kiện then chốt đối với các hộ gia đình, đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp và sự vận hành các yếu tố thị trường. Cải cách ruộng đất thường được coi là điều kiện cần đầu tiên để phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Cải cách ruộng đất thường là việc chia lại quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai từ tay địa chủ cho nông dân, bằng các hình thức: trưng thu hoặc mua đất đai của địa chủ chia cho nông dân, chuyển nhượng đất đai từ những trang trại lớn sang trang trại nhỏ, hoặc là phân chia trang trại lớn thành các trang trại nhỏ. Cùng với cải cách ruộng đất, việc xác định hình thức sở hữu sử dụng đất đai là cơ sở hình thành phương thức sản xuất và phân phối sản phẩm nông nghiệp, có ba loại hình thức sở hữu và sử dụng đất nông nghiệp. Thứ nhất: Hình thức trang trại gia đình, hộ gia đình, các gia đình sở hữu nhưng mảnh đất nhỏ , lao động trong gia đình là chủ yếu, họ có trách nhiệm với kết quả sản xuất nên hiệu quả sử dụng cao, nhưng lại bị hạn chế bởi khả năng áp dụng kỹ thuật mới, máy móc cơ khí. Thứ hai: Là các trang trại lớn thuộc sở hữu của điền chủ tổ chức với quy mô lớn, thuê lao động quản lý, những người lao động thường là những người làm công ăn lương ít phụ thuộc vào kết quả thu hoạch. Hiệu quả phụ thuộc vào quản lý và giám sát lao động. Thứ ba: Hình thức tập thể hóa, sở hữu đất đai thuộc nhà nước, mọi người nông dân cùng sử dụng , tổ chức, phân phối dựa vào kết quả của tập thể và sự đóng góp lao động của nông dân, hạn chế của hình thức này là trách nhiệm đối với việc sử dụng đất đai sẽ không rõ ràng dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp Chính sách hỗ trợ giá trong nước Có rất nhiều biện pháp để hỗ trợ trong nước nhưng biện pháp thường được áp dụng là hỗ trợ giá dưới hình thức sau: Thứ nhất: Xử lý mối quan hệ giữa giá đầu vào và giá tiêu thụ nông sản Khi người nông dân đã có sản phẩm trao đổi trên thị trường thì họ sẽ quan tâm đến lợi nhuận và lợi nhuận của sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc vào giá bán của sản phẩm và gia mua các yêu tố đầu vào, trong đó phân bón hóa học chiếm tỷ lệ lớn. Mối quan hệ này được biểu hiện thông qua “ hệ số trao đổi sản phẩm ” In =P1/ P0 (%) In: Hệ số trao đổi sản phẩm, phản ánh % chi phí đầu vào cho một đơn vị sản phẩm đầu ra. P1: Giá bình quân các yếu tố đầu vào. P0: Giá bình quân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Về lý thuyết người nông sân sử dụng phân bón hóa học cho đến khi sản phẩm cận biên bằng chi phí cận biên ( MP = MC ) Do vậy tăng lợi nhuận từ sản xuất lúa cần tăng giá lúa hoặc giảm giá phân bón, hoặc cả hai. Mối quan hệ giữa giá lúa và giá phân bón được biểu diễn qua đồ thị:  Nếu giá lúa là P1 và chi phí cho phân bón là MC1 thì mức sản lượng là q1 TH1: Nếu giá phân bón giảm từ ( MC1 – MC2 ) và giá lúa không đổi thì sản lượng tăng từ ( q1 – q2 ) TH2: Nếu giá lúa tăng từ ( P1 – P2 ), giá phân bón không đổi, thì sản lượng sẽ tăng từ ( q1 – q3 ) TH3: Nếu giảm giá phân bón và tăng giá lúa thì sản lượng tăng từ ( q1- q4) Vì vậy: Trong chính sách giá nông sản của nhà nước cần chú ý tác động giữa giá tiêu thu nông sản và các đầu vào, đảm bảo lợi nhuận cho nông dân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích chính sách của ngành nông nghiệp tác động đến phát triển sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam kể từ thời kỳ đổi mới kinh tế đến nay.doc
Tài liệu liên quan