LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CÁM ƠN. ii
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU. vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. viii
PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI
THÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI .6
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý khai thác các công trình thủy lợi.6
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản.6
1.1.2 Đặc điểm của các công trình thủy lợi .7
1.1.3 Vai trò, chức năng của hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi.9
1.1.3.1 Vai trò của hệ thống công trình thủy lợi.9
1.1.3.2 Chức năng của hệ thống công trình thủy lợi.10
1.1.4 Nội dung của công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi .11
1.1.4.1 Nguyên tắc tổ chức quản lý, vận hành các công trình thủy lợi.11
1.1.4.2 Nội dung, yêu cầu của công tác quản lý, vận hành các công trình thủy
lợi .12
1.1.4.3 Một số mô hình tổ chức hoạt động quản lý vận hành công trình thủy lợi
.16
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi
.18
1.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý khai thác công trình thủy
lợi .21
1.2 Tổng quan thực tiễn công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi tại Việt
Nam và trên Thế giới .23
1.2.1 Tại Việt Nam .23
1.2.2 Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới về quản lý và khai thác các công
trình thủy lợi .36
99 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à
bảo dưỡng, có một số nước như Ấn độ và Pakistan chỉ bù đắp được 20 39%. Hiện
nay, một số nước như Australia và Brazin đang tính toán và điều chỉnh chính sách về
phí sử dụng nước. Ở một số nước đã bắt đầu thu lại ít nhất một phần kinh phí ban đầu
từ người sử dụng công trình thủy lợi.
* Kinh nghiệm của Trung Quốc
37
Đầu nhưng năm 80, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu chủ trương cải tổ lại hệ thống quản
lý và khai thác công trình thủy lợi để giảm bớt các xung đột về tài nguyên nước và tiến
tới thực hiện tự chủ về tài chính cũng như tăng cường quản lý địa phương. Một loạt
các mô hình dùng nước ra đời, có những mô hình thành công đó là : (i) Mô hình quản
lý có sự phối hợp giữa Nhà nước và hội dùng nước; (ii) Mô hình đấu thầu quản lý [11].
Mô hình quản lý có sự phối hợp giữa Nhà nước và hộ dùng nước: Được áp dụng lần
đầu ở Trung Quốc ở một dự án do WB tài trợ từ những năm 1980, sau đó áp dụng phổ
biến ở tỉnh Huibei, Ganus, Shangdong. Theo mô hình này, Sở Thủy lợi thành lập ban
quản lý công trình đầu mối và kênh chính thực hiện nhiệm vụ quản lý trong phạm vi từ
công trình đầu mối đến cống đầu kênh cấp I. Các Chi cục Thủy lợi địa hạt thành lập
các Ban Quản lý kênh nhánh làm nhiệm vụ quản lý kênh cấp I và cấp II. Từ kênh cấp
III trở xuống giao cho người sử dụng nước qua hội dùng nước, gọi là “WUA” trực tiếp
quản lý, tu sửa và thu thủy lợi phí. Các WUA được thành lập theo các tuyến kênh cấp
III và thường tưới cho một xã có diện tích tưới khoảng từ 350 ha đến 650 ha. WUA do
các hộ dùng nước trong tuyến kênh thành lập, hoạt động theo điều lệ của hội. Để quản
lý điều hành WUA, các hội viên bầu ra một Ban quản lý gồm một chủ tịch và từ một
đến hai phó chủ tịch và một số cán bộ chuyên môn nghiệp vụ khác như kế toán, thủ
quỹ, kỹ thuậtỞ mỗi nhóm hộ trong khu vực sản xuất (thường từ 50 đến 100 hộ)
thành lập một tổ phân phối nước có một tổ trưởng và từ 2 đến 3 nhân viên giúp việc để
dẫn nước phân phối đến từng hộ nông dân, lập kế hoạch tu sửa kênh nội đồng, thu thủy
lợi phí từ các hộ nông dân nộp lên Ban Quản lý kênh nhánh.
Mô hình đấu thầu quản lý : được áp dụng ở khu tưới Jingui, xây dựng từ năm 1932,
lấy nước tưới từ sông Jinghe, diện tích tưới là 42.667 ha. Khu tưới Jingui có 25 kênh
chính và kênh cấp 2 với tổng chiều dài 3.804 km, 536 kênh cấp 3 có chiều dài 1.392
km. Đấu thầu quản lý thực chất là đấu giá “ ba quyền” của các kênh nhánh, có nghĩa là
Ban quản lý khu tưới chuyển giao quyền pháp nhân, quyền sử dụng và quyền quản lý
các kênh nhánh cho tổ chức hoặc cá nhân theo phương thức cạnh tranh công khai,
công bằng. Đối tượng dự thầu là tất cả những người dùng nước được hội đồng của các
thôn, xã hưởng lợi đề cử. Người dự thầu phải xây dựng kế hoạch chi tiết về quản lý,
bảo dưỡng và phục hồi hoạt động của kênh mương, đồng thời xác định chắc chắn về
38
ngân sách chi cho sửa chữa phục hồi kênh mương. Ban quản lý khu tưới sẽ đánh giá,
xác định mức giá nước và các cam kết của người dự thầu, thông báo công khai trước
công chúng để người dân dễ kiểm soát. Quản lý độc lập, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi
là một ưu điểm của phương thức này, nhờ đó đã tạo nên sự năng động trong công tác
quản lý, vận hành, tu sửa công trình, tối đa hóa việc phân phối nước, tối đa hóa hoạt
động khôi phục bảo vệ công trình để tăng diện tích tưới, giảm các mối liên kết trung
gian để giảm chi phí cấp nước, nâng cao chất lượng dịch vụ và làm tăng lợi nhuận cho
khu tưới.
* Kinh nghiệm của Australia
Tại lưu vực miền Nam Murray – Darling, năm 1992 thu thủy lợi phí đáp ứng được
80% chi phí vận hành và bảo dưỡng nhưng đến năm 1996 thu thủy lợi phí đã đáp ứng
được 100% chi phí vận hành và bảo dưỡng công trình. Giá cả cũng khác nhau giữa các
vùng. Ở bang Victoria mức thu gần đảm bảo chi phí vận hành và bảo dưỡng. Ở bang
New South Wen trong nội bang chỉ thu 0,92 USD/1000 m
3
(năm 1995), trong khi đó
nếu nước được đưa sang bang Victoria thì giá nước tăng gấp 3,6 lần.
* Kinh nghiệm của Ấn Độ
Mức thu dao động từ 6 – 1000Rs/ha. Mức thu thủy lợi phí cũng tính theo diện tích và
loại cây trồng. Cũng trong thời gian từ 1979 – 1990, mức thu đối với lúa nước từ 40 –
220 Rs/ha tùy theo vùng lãnh thổ, mức thu đối với lúa mỳ từ 29 – 143 Rs/ha và mức
thu đối với mía từ 62 – 830Rs/ha.
1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý khai thác công trình thủy
lợi
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình thủy lợi hiện có phục vụ tốt sản xuất
nông nghiệp, dân sinh, kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái được coi là
nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay. Với định hướng trên trong những năm qua ở nước
ta đã và đang xuất hiện một số mô hình quản lý mới, bước đầu đã mang lại hiệu quả
rất đáng ghi nhận. Nhưng bên cạnh những mô hình đạt hiệu quả tốt thì vẫn còn tồn tại
nhiều tổ chức quản lý chưa đạt hiệu quả, còn nhiều bất cập trong quản lý vận hành. Từ
những ví dụ về mô hình quản lý trên thế giới và những mô hình đạt hiệu quả tốt mà tác
giả đã nêu trên ứng với điều kiện cụ thể của nước ta có thể học hỏi và vận dụng và rút
39
ra những bài học kinh nghiệm vào quản lý vận hành ở Việt Nam cũng như tỉnh Lạng
Sơn nói riêng.
Đối với cơ sở hạ tầng : Để quản lý vận hành CTTL đặt hiệu quả cao thì cơ sở hạ tầng
đóng vai trò rất quan trọng. Từ lâu các nước trên thế giới đã áp dụng mô hình tưới tiêu
công nghệ cao, quy mô về cơ sở hạ tầng hiện đại đáp ứng phương pháp tưới tiên tiến,
tiết kiệm nước như mô hình tưới phun mưa, tưới nhỏ giọtHiện nay, ở Việt Nam
cũng như tỉnh Lạng Sơn nói riêng hệ thống công trình thủy lợi chủ yếu tập chung cung
cấp nước cho cây lúa, phần lớn cây trồng cạn chưa có tưới hoặc tưới bằng các biện
pháp lạc hậu và lãng phí nước. Vì vậy, chúng ta nên học hỏi nước bạn để đầu tư những
hệ thống CTTL có quy mô phù hợp với các biện pháp tưới tiêu tiên tiến tương ứng với
điều kiện tưới tiêu ở nước ta.
Loại hình, tổ chức quản lý : Hiện nay bộ máy quản lý khai thác công trình thủy lợi ở
Việt Nam còn cồng kềnh, đội ngũ cán bộ, nhân viên có xu hướng tăng, năng suất lao
động thấp, chất lượng quản lý không cao. Vì vậy, chúng ta nên học hỏi quản lý và khai
thác dự án tưới ở Colombia, mô hình quản lý tưới đơn giản, dễ quản lý vận hành, hoạt
động đạt hiệu quả cao, người sử dụng nước tự chủ trong việc sử dụng nước, đảm bảo
được sự công bằng trong việc phân phối nước.
Phương thức hoạt động : Ở Việt Nam tuy đã có một số tổ chức hoạt động theo phương
thức đấu thầu, đặt hàng như một số tỉnh đã nêu trên nhưng vẫn còn đa số các doanh
nghiệp khai thác công trình thủy lợi hoạt động theo phương thức giao kế hoạch, công
tác quản lý khai thác CTTL theo cơ chế này hạn chế quyền tự chủ của doanh nghiệp,
mặt khác thiếu công cụ giám sát cho cơ quan nhà nước chuyên ngành. Chúng ta phải
thay đổi đồng bộ, áp dụng những phương thức quản lý tiến tiến, đạt hiệu quả cao theo
cơ chế thị trường, tạo sự cạnh tranh, công bằng, thu hút được đầu tư của các doanh
nghiệp tư nhân như một số nước trên thế giới đã làm.
1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở trong nước và trên thế giới nhiều công trình nghiên cữu đề tài về quản lý khai thác
công trình thủy lợi với các tỉnh, vùng miền khác nhau. Mỗi một khu vực khác nhau mà
có các phương pháp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi khác nhau. Với
40
cách tiếp cận cũng như phương pháp nghiên cứu khác nhau, mỗi tác giả đã tìm ra cho
mình những hướng đi phù hợp để đạt được hiệu quả cao, Điển hình như:
1.3.1 Kết quả điều tra về quản lý, khai thác và sử dụng công trình thủy lợi
Ngày 31/8/2015 Bộ Nông nghiệp & PTNT công bố kết quả điều tra về quản lý, khai
thác và sử dụng công trình thủy lợi tại quyết định số 3511/QĐ-BNN-TCTL trong đó
có những số liệu tổng hợp, số liệu riêng của 06 vùng kinh tế. Số lượng các đơn vị tham
gia hoạt động quản lý khai thác CTTL và số lượng người tham gia trong cả nước, cùng
với đó là thống kê các mô hình hoạt động. Kết quả tưới tiêu phục vụ sản xuất nông
nghiệp với cơ cấu từng vụ và loại cây trồng. Số lượng, chủng loại các CTTL từ hồ
chứa, đập dâng, trạm bơm, kênh mương ở các cấp độ quản lý.
1.3.2 Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước
- Bài báo Hiện trạng tổ chức quản lý và giải pháp nâng cao hiệu quả các hệ thống thủy
lợi - TS Đoàn Thế Lợi_ Trung tâm nghiên cứu kinh tế thủy lợi – viện Khoa học Thủy
lợi. Tác giả cũng đã nêu lên thực trạng mô hình tổ chức quản lý khai thác CTTL trên
phạm vi cả nước trong đó nhấn mạnh vào 04 nhóm nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu
quả quản lý khai thác CTTL từ đó đưa ra một số giải pháp chính.
- Bài báo Chính sách TLP ở Việt Nam- Bàn luận và phân tích dưới góc độ kinh tế học-
PGS.TS Nguyễn Trung Dũng _Khoa Kinh tế và Quản lý- Trường Đại học Thủy lợi.
Từ thực trạng quản lý CTTL và chế độ chính sách về thủy lợi phí (TLP), tác giả đã
phân tích chính sách TLP của Việt Nam từ năm 1949 đến nay. Qua đó đề xuất một số
giải pháp điều chỉnh chính sách TLP qua đó nâng cao hiệu quả quản lý khai thác
CTTL.
- Báo cáo nghiên cứu khoa học Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế tổng hợp của
CTTL phục vụ tiêu thoát nước- PGS.TS Nguyễn Bá Uân_Khoa Kinh tế và Quản lý-
Trường Đại học Thủy lợi. Với mục tiêu là nghiên cứu phương pháp xác định hiệu quả
kinh tế tổng hợp của công trình tiêu thoát nước phục vụ nông nghiệp để xem xét tính
hiệu quả của hệ thống công trình tiêu thoát nước trong giai đoạn quản lý vận hành. Tác
giả đã đưa ra các cơ sở nghiên cứu, cùng các quan điểm và phương pháp xác định hiệu
41
quả kinh tế của loại hình công trình này từ đó đề xuất các bước tính toán cụ thể các
thành phần lợi ích trong xác định hiệu quả kinh tế công trình tiêu thoát nước.
1.3.3 Các luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Vòng (2012), luận văn thạc sĩ kinh tế : “Giải pháp nâng cao kết quả sử
dụng các công trình thủy nông trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”,
trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Luận văn đưa ra một số kết quả đạt được về
nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, mà công trình thủy lợi mang lại trên địa bàn
huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Bên cạnh những kết quả đạt đó còn có những hạn
chế cần khắc phục và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình thủy
lợi trên địa bàn nghiên cứu.
Mai Thùy Dung (2012), luận văn thạc sĩ “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai
thác các công trình thủy lợi do công ty TNHH MTV thủy lợi Can Lộc quản lý trên địa
bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh”. Trường Đại học Nông nghiệp. Luận văn làm nổi
bật thực trang công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Can Lộc và tình hình quản lý
công trình thủy lợi hiện nay và biện Pháp tăng cường quản lý khai thác các công
trình thủy lợi trên địa bàn nghiên cứu.
Vũ Thị Phương (2014), luận văn thạc sĩ “ Đề xuất một số giải pháp nhắm tăng cường
công tác quản lý khai thác các hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam
Định”. Trường đại học Thủy Lợi. Luận văn dựa trên cơ sỏ lý luận và thực tiễn về công
tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi và những phân tích, đánh giá thực
trạng công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định
trong thời gian vừa qua, đề tài nghiên cứu tìm ra một số giải pháp nhằm tăng cường
công tác quản lý khai thác các hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam
Định.
Vương Thị Hòa (2016), luận văn thạc sĩ “Tăng cường công tác quản ký khai thác các
công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”. Trường Đại học Thủy Lợi. Luận
văn làm nổi bật thực trạng công trình thủy lợi tỉnh Quảng Bình và tình hình quản lý
công trình thủy lợi hiện nay và biện pháp tăng cường công tác quản lý khai thác
công trình thủy lợi trên địa bàn nghiên cứu.
42
Kết luận chương 1
Thủy lợi là biện pháp điều hòa giữa yêu cầu về nước với lượng nước đến của thiên
nhiên trong khu vực; đó cũng là sự tổng hợp cá biện pháp nhằm khai thác, sử dụng và
bảo vệ các nguồn nước, đồng thời hạn chế những thiện hại do nước có thể gây ra.
Để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện, đáp ứng được yêu cầu trong đời sống của
nhân dân, đòi hỏi nông thôn phải có một cơ sở hạ tầng đảm bảo, mà trước hết là thủy
lợi, một lĩnh vực cơ bản có tính chất quyết định. Thủy lợi đáp ứng các yêu cầu về nước
một trong những điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển cuộc sống cũng như các
loại hình sản xuất. Đồng thời thủy lợi góp phần không nhỏ cho sự phát triển bền vững
của đất nước, không ngừng nâng cao đời sống cả về kinh tế và văn hóa – xã hội.
Để các hệ thống công trình thủy lợi phát huy hết hiệu quả đảm bảo phục vụ sản xuất
nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa thì công tác quản lý vận hành khai thác là yếu tố trọng tâm, đóng vai trò
quan trọng hiện nay.
43
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
2.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, có vị trí 20°27'-22°19' vĩ Bắc và
106°06'-107°21' kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng 55 km, phía Đông Bắc
giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc) 253 km, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang 148
km, phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh 48 km, phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn 73 km,
phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên 60 km.
Hình 2.1 Bản đồ phạm vi vùng nghiên cứu tỉnh Lạng Sơn
Lạng Sơn nằm ở vị trí điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao
Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc
Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, với 2 cửa khẩu
quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới. Mặt khác, có đường sắt liên vận
44
quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học – công nghệ với
các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng
Trung Á, châu Âu và các nước khác
2.1.1.2 Địa hình
Địa hình ở Lạng Sơn chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao trung bình là 252m so với mực
nước biển, nơi thấp nhất là 20m, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc khối núi Mẫu Sơn
1.541m. Địa hình được chia thành 3 tiểu vùng, vùng núi phía Bắc (gồm các núi đất xen
núi đã chia cắt phức tạp, tạo nên nhiều mái núi có độ dốc trên 350), vùng núi đá vôi
(thuộc cánh cung Bắc Sơn – Văn Quan – Chi Lăng - Hữu Lũng có nhiều hang động
sườn dốc đứng và nhiều đỉnh cao trên 550 m), vùng đồi, núi thấp phía Nam và Đông
Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 10
– 250
2.1.1.3 Khí hậu
Nền nhiệt không quá cao là nét đặc trưng của khí hậu Lạng Sơn. Mùa đông tương đối
dài và khá lạnh, lượng mưa trung bình năm là 1.400 – 1.500mm, với số ngày mưa là
135 ngày trong năm. Nền địa hình cao trung bình là 251m, do vậy tuy nằm ở khu vực
nhiệt đới gió mùa, nhưng khí hậu ở Lạng Sơn có nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới.
Độ ẩm cao (trên 82%) và phân bố tương đối đều trong năm. Sự phân bố khí hậu này đã
cho phép Lạng Sơn có thể phát triển đa dạng phong phú các loại cây trồng ôn đới, á
nhiệt đới, và nhiệt đới. Đặc biệt là các loại cây trồng dài ngày như hồi, trám, quýt,
hồng, đào, lê, thông, cà phê, chè, và các cây lấy gỗ
2.1.1.4 Thủy văn
Lạng Sơn có mật độ lưới sông trung bình từ 0,6 12,0 km/km2. Toàn tỉnh có 5 hệ
thống sông: Sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Lục Nam (hệ thống sông Lạng Sơn),
sông Phố Cũ, sông Đồng Quy (thuộc hệ thống sông ngắn, Quảng Ninh).
2.1.1.5 Tài nguyên đất
Quỹ đất của Lạng Sơn rất đa dạng và phong phú có tổng diện tích tự nhiên là 832.076
ha, chiếm 2,51% diện tích đất tự nhiên cả nước (diện tích cả nước 33.105.140 ha).
45
Đất nông nghiệp: Toàn tỉnh có 666.142 ha, chiếm 80,06% diện tích tự nhiên. Trong
đó:
Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích 106.778 ha, chiếm 16,03% diện tích đất nông
nghiệp. Bao gồm: đất trồng cây hàng năm 75.810 ha, (đất lúa 42.005 ha); đất trồng cây
lâu năm 30.968 ha.
Đất lâm nghiệp: 558.081 ha, chiếm 83,78% diện tích đất nông nghiệp.
Đất nuôi trồng thuỷ sản: 1.185 ha, chiếm 0,18% diện tích đất nông nghiệp.
Đất nông nghiệp khác: 988 ha, chiếm 0,01% diện tích đất nông nghiệp.
Đất phi nông nghiệp: Toàn tỉnh có 43.721 ha, chiếm 5,25% diện tích đất tự nhiên.
Đất chưa sử dụng: diện tích còn 122.202 ha, chiếm 14,55% diện tích tự nhiên. trong đó
chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng, đây là tiềm năng và cũng là thế mạnh để phát
triển lâm nghiệp, phát triển các loại nông sản đặc sản xứ lạnh có giá trị kinh tế cao
như: hoa, quả, thảo dược,...
Quỹ đất tối đa phân theo độ dốc thích hợp cao với cây nông nghiệp chỉ khoảng 52.186
ha (độ dốc <3o), tương đối thích hợp 84.587 ha (độ dốc <15o), do vậy khâu chọn lựa
địa hình trong các kế hoạch khai thác đất để phát triển nông nghiệp bền vững có thể
đảm bảo 16,44% diện tích đất tự nhiên.
2.1.1.6 Tài nguyên rừng
Theo tài liệu quy hoạch nông nghiệp của Tỉnh, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là
277.394 ha, chiếm 33,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó, rừng tự nhiên 185.457 ha,
rừng trồng 91.937 ha. Diện tích đất chưa sử dụng, sông, suối, núi, đá là 467.366 ha,
chiếm 43,02% diện tích đất tự nhiên. Như vậy, tiềm năng về đất còn rất lớn cho việc
thúc đẩy phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển nông nghiệp
trong những năm tới.
2.1.1.7 Tài nguyên khoáng sản
Theo số liệu điều tra địa chất cho thấy, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Lạng Sơn
không nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, nhưng lại khá phong phú, đa dạng về chủng loại
46
như than nâu ở Na Dương (Lộc Bình); than bùn ở Bình Gia; phốtphorit ở Hữu Lũng;
bôxít ở Văn Lãng, Cao Lộc; vàng ở Tân Văn, Văn Mịch (Bình Gia); vàng sa khoáng ở
vùng Bản Trại, Đào Viên (Tràng Định); đá vôi, cát, cuội, sỏi có ở hầu hết các nơi trong
tỉnh với trữ lượng lớn và đang được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng, thạch anh
ở vùng Mẫu Sơn (Lộc Bình); quặng sắt ở Chi Lăng và một số loại khác như măng gan,
đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, thiếc, chưa được điều tra, đánh giá trữ lượng.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 10%/năm, giai đoạn
2006 - 2008 là 11,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và tích cực, tỷ trọng
ngành nông, lâm nghiệp trong GDP giảm từ 51,04% năm 2000 xuống còn 39,34%
năm 2008, ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 12,59% lên 21,39%, ngành dịch vụ
tăng từ 36,37% lên 39,27%. GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 10,37 triệu đồng.
Tổng sản lượng lương thực năm 2008 đạt 286,69 nghìn tấn, bình quân đầu người
378kg, cơ bản đảm bảo nhu cầu về lương thực ở khu vực nông thôn. Độ che phủ rừng
đạt 46,3% năm 2008. Có một số chuyên canh cây ăn quả (vải, na, hồng, quýt), cây
công nghiệp, cây đặc sản (hồi, thuốc lá, chè, thông), cây lấy gỗ (keo, bạch đàn,
mỡ).
Các ngành công nghiệp chủ đạo là khai thác mỏ (than, đá, bô-xit, sắt), công nghiệp
chế biến (vật liệu xây dựng, cơ khí và hàng tiêu dùng, chế biến nông lâm sản) sản
xuất điện. Nhà máy nhiệt điện Na Dương công suất 100 MW, Nhà máy Xi măng Hồng
Phong... hoạt động ổn định; đang xây dựng Nhà máy Xi măng Đồng Bành công suất
91 vận tấn/năm, nhà máy xi măng lò quay Hồng Phong công suất 350 nghìn tấn/năm
và một số nhà máy thuỷ điện nhỏ. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn là:
điện, xi măng, đá xây dựng,, than đá, quặng sắt,máy bơm nước, bánh kẹo, gốm xứ...
Năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều với Trung Quốc qua địa bàn tỉnh
đạt 1,5 tỷ USD, có 1.000 doanh nghiệp của cả nước tham gia xuất nhập khẩu qua địa
bàn; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ đạt 6.100 tỷ đồng; có 1,7 triệu lượt người
đến tham quan, du lịch, trong đó khách quốc tế 180 nghìn lượt.
47
Tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở vào năm 2006; có 58
trường học đạt chuẩn quốc gia. Có 170 trạm y tế xã có bác sỹ, 190 xã đạt chuẩn quốc
gia về y tế xã; 36% thôn, bản, khối phố có nhà văn hoá; có 137 điểm bưu điện văn hoá
xã; 55,8% xã, phường, thị trấn có sân tập thể thao.
Với vai trò là điểm đầu của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung
Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và cửa ngõ nối Trung Quốc với các nước
ASEAN, Lạng Sơn đang tập trung khai thác các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, xây
dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn thành vùng kinh tế
động lực, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại và dịch vụ với mục tiêu sau năm
2010 phát triển thành trục tứ giác kinh tế trọng điểm Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng -
Quảng Ninh, góp phần nâng cao vị thế không chỉ riêng của Lạng Sơn và mà cả Việt
Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển.
2.2 Thực trạng công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi của tỉnh Lạng Sơn
từ năm 2014-2018
2.2.1 Các văn bản hiện hành về công tác quản lý, vận hành công trình thủy lợi
Căn cứ Luật số 08/2017/QH14 của Quốc Hội: Luật Thủy lợi [2];
Luật số 23/2012/QH13 của Quốc Hội: Luật Hợp tác xã [3];
Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính Phủ về sản xuất
và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích [4];
Căn cứ Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy
định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi [5];
Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2018 Nghị định của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi [6];
Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn về quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi [7];
2.2.2 Hệ thống tổ chức
Đến nay, Lạng Sơn đã xây dựng được 1.059 công trình thuỷ lợi kiên cố, trong đó có
271 hồ chứa, 692 đập dâng, 96 trạm bơm điện. Ngoài ra nhân dân còn tự đầu tư xây
48
dựng được 2.334 công trình tạm và guồng cọn và bằng các biện pháp công trình, khả
năng của các công trình thuỷ lợi đã phục vụ tưới cho lúa xuân gần 15.000 ha, cho lúa
vụ mùa là trên 26.000 ha và đã góp phần đắc lực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nông nghiệp, đã từng bước đáp ứng được yêu cầu phục vụ đa mục tiêu, không
những tưới cho lúa và hoa màu mà còn tưới cho cây ăn quả, cây công nghiệp, cấp
nước cho nuôi trồng thuỷ sản, cho sinh hoạt, cấp nước cho công nghiệp.
UBND tỉnh Lạng Sơn là chủ sở hữu toàn bộ các công trình thủy lợi đã được kiên cố
trên địa bàn tỉnh; các công trình được UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho UBND các
huyện, thành phố và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình
thủy lợi Lạng Sơn (Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi) trực tiếp quản
lý và khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn.
2.2.3 Phân cấp quản lý
Thực hiện Quyết định số 26/2000/QĐ-UB ngày 27/4/2000 của Chủ tịch Ủy ban Nhân
dân tỉnh Lạng Sơn [10] về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý công trình thuỷ
lợi và cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng kiên cố hoá kênh mương, cụ thể như sau:
* Những công trình giao cho Công ty Nhà nước quản lý:
- Đối với đập dâng, kênh mương tự chảy: Có diện tích phục vụ tưới từ 10 ha đất canh
tác trở lên.
- Đối với hồ chứa: Có chiều cao đập đất từ 8 m trở lên và diện tích phục vụ tưới từ 10
ha đất canh tác trở lên.
- Đối với trạm bơm điện: Có diện tích phục vụ tưới từ 5 ha đất canh tác trở lên.
- Đối với trạm bơm thuỷ luân: Có diện tích tưới từ 10 ha đất canh tác trở lên.
- Các trạm thuỷ điện: Có công suất từ 50 KW trở lên.
* Những công trình do hợp tác xã nông nghiệp, Ban chỉ đạo sản xuất thôn bản, hợp tác
xã dùng nước, hội những người dùng nước, tổ thuỷ nông thôn bản hoặc cá nhân nhận
quản lý khai thác:
- Các đập dâng, kênh mương tự chảy: Có diện tích phục vụ tưới nhỏ hơn 10 ha.
49
- Các hồ chứa: Có chiều cao đập đất thấp hơn 8m và diện tích phục vụ tưới nhỏ hơn 10
ha.
- Các công trình cấp nước sinh hoạt ở nông thôn, kể cả hệ thống tự chảy và có động
lực.
- Các trạm bơm điện: Có diện tích phục vụ tưới nhỏ hơn 5 ha; các trạm bơm thuỷ luân
có diện tích tưới nhỏ hơn 10 ha.
- Các công trình thuỷ lợi khác chủ yếu do nhân dân và các thành phần kinh tế khác tự
đầu tư xây dựng.
Việc phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi đã được thực hiện từ năm 2001
theo Quyết định số 73/2001/UB-QĐ ngày 28/12/2001 của UBND tỉnh Lạng Sơn [10]
về việc giao các công trình thủy lợi cho UBND các huyện, thị xã và các Xí nghiệp
Thủy nông quản lý, khai thác và bảo vệ. Trong đó:
- Giao cho UBND các huyện, thị xã, để UBND các huyện, thị xã giao cho cơ sở quản
lý với tổng số 652 công trình, những công trình này được giao cho UBND xã, trưởng
thôn bản hoặc cá nhân đứng ra chịu trách nhiệm quản lý.
- Giao cho các Xí nghiệp Thủy nông (nay là các Xí nghiệp khai thác công trình thủy
lợi trực thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy
lợi Lạng Sơn) quản lý 333 công trình.
Sau năm 2001, Lạng Sơn tiếp tục được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới được thêm
một số công trình thủy lợi kiên cố đưa vào khai thác. Vì vậy, đến nay UBND t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_tang_cuong_cong_tac_quan_ly_khai_thac_cong_trinh_thuy.pdf