LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CÁM ƠN. ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH.vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU. vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ. viii
PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BỆNH
VIỆN CÔNG TUYẾN HUYỆN.5
1.1 Tổng quan về bệnh viện công .5
1.1.1 Khái niệm về bệnh viện công .5
1.1.2 Đặc điểm về bệnh viện công.6
1.1.3 Vai trò của bệnh viện công tuyến huyện .7
1.1.4 Tổ chức hệ thống quản lý tài chính tại bệnh viện công tuyến huyện. .7
1.1.5 Phân cấp quản lý tài chính tại bệnh viện công tuyến huyện.9
1.2 Cơ chế tự chủ tài chính đối với bệnh viện công tuyến huyện.10
1.2.1 Khái niệm tự chủ tài chính.10
1.2.2 Mục đích và mục tiêu của các đơn vị sự nghiệp công lập .12
1.2.3 Điều kiện tự chủ tài chính của bệnh viện công tuyến huyện .13
1.2.4 Nguồn thu, nhiệm vụ chi của đơn vị tự chủ tài chính.13
ế
90 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ theo cơ chế tự chủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát triển của Bệnh viện, của ngành.
Nhìn chung các trang thiết bị của bệnh viện chủ yếu được đầu tư từ nguồn NSNN, quỹ
phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị nên còn hạn chế. Sự trang bị chỉ mang tính
chắp vá, khắc phục tạm thời cho những nhu cầu quá bức thiết của các khoa, phòng
trong bệnh viện tránh sự trì trệ hoàn toàn của mọi hoạt động liên quan đến công tác
cận lâm sàng thiết yếu nhất. So với danh mục trang thiết bị chuẩn do Bộ y tế ban hành
thì bệnh viện còn thiếu nhiều về chủng loại và số lượng.
2.1.6 Cơ cấu tổ chức của bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ
Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Võ là Bệnh viện đa khoa tuyến huyện, hạng II, có chức
năng khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân huyện Quế Võ và
một số huyện lân cận trong tỉnh Bắc Ninh. Nhiệm vụ cụ thể được giao: Cấp cứu,
khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế; nghiên cứu khoa học về y học; chỉ đạo
tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật; phòng bệnh; hợp tác quốc tế về tham gia các
chương trình hợp tác y tế với các tổ chức và cá nhân nước ngoài theo qui định của Nhà
nước; Quản lý kinh tế-y tế
33
- Khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng: Là tuyến tiếp nhận, khám, cấp cứu, chữa
bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân mắc các bệnh ngộ độc, dịch bệnh từ các
tuyến dưới gửi đến. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mắc các bệnh mà Bệnh viện (tuyến
huyện) không thể điều trị được thì Bệnh viện tiếp tục chuyển viện nội trú lên tuyến cao
hơn như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, Bệnh viện Sản – Nhi Bắc Ninh;
- Phòng chống các dịch bệnh:Phối hợp với Phòng y tế, trung tâm y tế huyện Quế Võ
để phát hiện, dự phòng, ngăn chặn, hạn chế lây lan, dập tắt dịch bệnh, đặc biệt là dịch
nguy hiểm và dịch mới phát sinh;
- Nghiên cứu khoa học:Nghiên cứu khoa học về y học, các sáng kiến nhằm cải tiến kỹ
thuật, kỹ thuật vượt tuyến giúp xây dựng các biện pháp phòng, chống các dịch bệnh
nguy hiểm, tối nguy hiểm, các bệnh dịch mới phát sinh, nâng cao trình độ chuyên
môn;
- Đào tạo cán bộ:Là cơ sở thực hành về khám, chữa bệnh của trường trung cấp y tế
Bắc Ninh và một số trường Cao đẳng, Trung cấp Y Dược trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
và các tỉnh lân cận;
- Chỉ đạo tuyến: Giúp Giám đốc Sở y tế Bắc Ninh hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
chuyên môn, kỹ thuật về các lĩnh vực: Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ
truyền, dược đối với các trạm y tế cơ sở;
- Hợp tác quốc tế:Chủ động khai thác, thiết lập mối quan hệ hợp tác, học hỏi kinh
nghiệm từ các chuyên gia về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học; xây dựng các dự
án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức quốc tế theo quy định của
pháp luật;
- Quản lý đơn vị :Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị, sắp xếp tổ
chức bộ máy, biên chế, quản lý cán bộ, viên chức, lao động, tiền lương, tài chính, vật
tư, trang thiết bị kỹ thuật của đơn vị theo quy định của Nhà nước;
- Công tác xử lý chất thải và môi trường xung quanh Bệnh viện:Theo Sở Y tế tỉnh Bắc
Ninh, các cơ sở y tế trong tỉnh thực hiện khá tốt các quy định về quản lý chất thải y tế,
nhất là quan tâm đầu tư hệ thống xử lý chất thải lỏng để bảo vệ môi trường, Bệnh viện
34
Đa khoa huyện Quế Võ cũng nằm trong số đó. Hơn nữa, Bệnh viện còn tổ chức thực
hiện biện pháp thu gom xử lý chất thải y tế rắn, đầu tư lò đốt chất thải y tế rắn nhằm cơ
bản xử lý chất thải y tế rắn. Nhờ trang bị lò đốt công suất cao, bệnh viện còn hỗ trợ
cho một số cơ sở y tế chưa đủ điều kiện trang bị hệ thống xử lý chất thải rắn của ngành
y tế. Việc thu gom rác được tiến hành thường xuyên hàng ngày, đảm bảo môi trường
bệnh viện sạch sẽ.
- Ngoài các nhiệm vụ trên Bệnh viện còn có các nhiệm vụ của một cơ quan đóng trên
địa bàn huyện Quế Võ:Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp
luật, thực hiện mọi chỉ tiêu kế hoạch được nhà nước giao cho đảm bảo hoàn thành tốt
cả về số lượng và chất lượng, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do giám đốc Sở
y tế tỉnh Bắc Ninh và UBND huyện Quế Võ.
35
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Võ
(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ- Hành chính quản trị - BVĐK huyện Quế Võ).
Hiện nay, Bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ có cơ cấu tổ chức với:
- Ban giám đốc: 04 người ( 01 giám đốc và 03 phó giám đốc).
Ban giám đốc
Các phòng Khoa dược Khoa cận
lâm sàng
Các khoa
chuyên môn
Phòng tổ chức
cán bộ hành
chính quản trị
Phòng tài
chính – kế
toán
Phòng kế
hoạch
Phòng vật tư
– thiết bị Y tế
Chuẩn đoán
hình ảnh
Xét nghiệm
Khoa khám
bệnh
Khoa hồi
sức cấp cứu
Khoa liên
chuyên
khoa
Khoa
ngoại
Khoa nội –
Nhi - Lây
Khoa
phụ sản
36
Giám đốc: phụ trách chung của bệnh viện trước giám đốc Sở Y tế, chủ tịch UBND
huyện.
Các phó giám đốc: Có phó giám đốc phụ trách chuyên môn, phó giám đốc phụ trách
hành chính, phó giám đốc phụ trách hoạt động của các phòng chức năng.
- 04 phòng chức năng :
Phòng Kế hoạch tổng hợp:
Tổ chức, theo dõi, đôn dốc, đánh giá, hiệu quả việc thực hiện kế hoạch, quy chế Bệnh
viện để báo cáo giám đốc xem xét, chỉ đạo.
Tổng kết đánh giá công tác chuyên môn, triển khai công tác nghiên cứu khoa học
trong toàn Bệnh viện.
Tổ chức việc điều hoà phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong bệnh viện, giữa
bệnh viện với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh,
chữa bệnh của Bệnh viện.
Đảm bảo việc lưu trữ, thống kê, khai thác hồ sơ theo bệnh án theo quy định.
Tổ chức công tác thường trực toàn Bệnh viện.
Xây dựng quy hoạch phát triển chuyên môn kỹ thuật của Bệnh viện để trình giám đốc
xét duyệt và báo cáo cấp trên.
Phòng Điều dưỡng- công tác xã hội:
Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
của bệnh viện cho người bệnh ngay từ khi người bệnh vào khoa khám bệnh hoặc
phòng khám bệnh
Phòng Tổ chức cán bộ - Hành chính Quản trị:
Căn cứ vào nhiệm vụ chung của bệnh viện, lập kế hoạch tổ chức bộ máy, quản lý và
sắp xếp nhân lực để trình Giám đốc xét duyệt và tổ chức thực hiện.
37
Tổ chức thực hiện công tác cán bộ, quản lý hồ sơ lý lịch theo phương pháp khoa học,
làm thống kê báo cáo theo quy định.
ổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quan hệ chặt chẽ với các tổ chức
Đảng, chính quyền địa phương để phối hợp công tác trong công việc có liên quan.
Phòng Tài chính kế toán:
Phòng Tài chính Kế toán của Bệnh viện là một phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo trực
tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt
động tài chính kế toán của Bệnh viện.
- 04 khoa lâm sàng:
Khám chữa bệnh cho mọi đối tượng có nhu cầu: BHYT đúng tuyến, tự nguyện.
Khám, cấp giấy chứng nhận sức khỏe học tập, lao động và người điều khiển các
phương tiện giao thông cơ giới trong nước.
Khám kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các cá nhân và tập thể.
Lấy bệnh phẩm xét nghiệm tại nhà, xét nghiệm theo yêu cầu.
Khám chữa bệnh và Điều trị ban ngày theo yêu cầu.
Khám chữa bệnh theo yêu cầu ngoài giờ ngày thứ 7, chủ nhật.
Khoa Cấp cứu :
Giải quyết các cấp cứu thông thường;
Tiếp tục cấp cứu, hồi sức tích cực người bệnh tuyến trước chuyển về, người bệnh nặng
của các khoa lâm sàng trong bệnh viện;
Các trường hợp người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì hội chẩn, mời
tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh lên tuyến trên.
Tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tiếp nhận các cấp cứu hàng loạt.
Khoa liên chuyên khoa:
38
Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa răng-hàm-mặt, Tổ chức
công tác phẫu thuật tạo hình hàm mặt, bệnh tai – mũi - họng theo đúng quy định của
Nhà nước.
Khoa ngoại: Thực hiện nhiệm vụ khám và điều trị bệnh bằng phẫu thuật, thủ thuật với
các bệnh về tiêu hóa gan mật, sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản các bệnh về hậu
môn trực tràng, các bệnh lý về sinh dục
Tham gia công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến, tiếp nhận kỹ thuật mới với các bệnh về ổ
bụng tiết niệu, gan mật từ tuyến trên.
Khoa sản: Khoa Sản bệnh là khoa lâm sàng tiếp nhận điều trị và chăm sóc các sản phụ
có thai kèm bệnh lý (tiểu đường, tiền sản giật, suy tim, bệnh hô hấp, tăng huyết áp
cường giáp,) và hậu sản bệnh lý, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc
Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về việc tổ chức thực hiện các hoạt
động điều trị và chăm sóc các sản phụ có thai và hậu sản bệnh lý tại khoa.
Khoa Nội tổng hợp – Nhi – Lây: Khoa nội tổng hợp điều trị các bệnh về: tim mạch ,
hô hấp , tiêu hóa , nội tiết , truyền nhiễm Và còn phối hợp với các chuyên khoa sâu
như ngoại , hồi sức cấp cứu , chấn thương chỉnh hình, vật lý trị liệu – phục hồi chức
năng để đảm bảo trong công tác chẩn đoán và điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Thực hiện khám và điều trị nội trú, ngoại trú cho bệnh nhân là trẻ em dưới 15 tuổi, đa
phần là các bệnh về hô hấp như viêm mũi họng, viêm phế quản,viêm phổi kết hợp
vật lý trị liệu hô hấp giúp lấy hết đàm nhớt ở đường hô hấp, làm thông thoáng đường
thở, nhờ đó quá trình điều trị hiệu quả hơn, rút ngắn được thời gian điều trị.
Khoa Y học cổ truyền: Khám và điều trị các bệnh về chuyên khoa Y học cổ truyền -
Phục hồi chức năng
01 Khoa hậu cần: Khoa Dược: Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng,
chất lượng cho nhu cầu điều trị, chẩn đoán và các yêu cầu chữa bệnh khác.
Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu.
Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công
39
tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong
muốn của thuốc.
- 02 Khoa Cận lâm sàng: Khoa chẩn đoán hình ảnh, Khoa xét nghiệm: Thực hiện các
kỹ thuật tạo ảnh y học, để chẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị bằng các thiết bị
X.quang, siêu âm, điện võng mạc, điện chẩm, sắc giác, đo công suất thuỷ tinh thể...
Bảng 2.3 Đội ngũ nhân lực của BVĐK huyện Quế Võ tính đến 31/12/2018
Đơn vị tính: người
Phân loại nhân lực Số lượng Phân loại nhân lực Số lượng
a. Tổng số Bác sĩ 38 d. Tổng số điều dưỡng 47
Bác sĩ chuyên khoa II 04 Cử nhân điều dưỡng 05
Bác sĩ chuyên khoa I 08 Cao đẳng điều dưỡng 03
Thạc sĩ – Bác sĩ 02 Trung cấp điều dưỡng 39
Bác sĩ đa khoa 24 e. Tổng số nữ hộ sinh 06
b. Tổng số dược sĩ 06 Nữ hộ sinh cao đẳng 02
Thạc sĩ Dược 01 Nữ hộ sinh trung cấp 04
Dược sĩ Trung học 05 f. Tổng số kỹ thuật viên 06
c. Tổng số cán bộ TCKT 09 Kĩ thuật viên đại học 02
- Thạc sĩ 02 Kĩ thuật viên cao đẳng 04
- Cử nhân kế toán 06 g. Tổng số cán bộ khác 28
- Cao đẳng kế toán 02 Kĩ sư công nghệ thông tin 02
Y sĩ đông y 05
Hợp đồng 68 20
Lái xe 01
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Hành chính quản trị; BVĐK huyện Quế Võ).
Nhân lực là một trong những vấn đề chủ lực nhất của Bệnh viện, Bệnh viện luôn cố
gắng thực hiện quản lý tốt về mặt nhân sự, kiểm tra giám sát chặt chẽ, giáo dục
CBCCVC chấp hành đúng đắn nội quy quy định của Bệnh viện và thực hiện tốt các
quy chế của Bộ Y tế và Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh. Kịp thời thực hiện các thủ tục ký hợp
đồng lao động cho CBCCVC, đảm bảo cho toàn thể CBCCVC Bệnh viện được hưởng
đầy đủ các quyền lợi về BHXH, BHYT đúng luật lao động. Do đặc thù của ngành
40
nghề hoạt động nên phần lớn cán bộ, viên chức làm việc tại Bệnh viện phần lớn là các
y tá, bác sỹ, y sỹ, kĩ thuật viên.
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện
Quế Võ theo cơ chế tự chủ
2.2.1 Các yếu tố khách quan
a. Chính sách, pháp luật của Nhà nước
Với chính sách xã hội hóa Y tế các sở hữu trong Y tế trở nên đa dạng tạo điều kiện
tăng nguồn lực xã hội để phát triển Y tế. Chính sách này cho phép các bệnh viện đa
dạng hóa việc khai thác các nguồn tài chính phục vụ công tác khám chữa bệnh: xây
dựng khoa khám và điều trị tự nguyện; phát triển thnahf bệnh viện bán công. Chính
sách xã hội hóa thúc đẩy canh tranh giữa các bệnh viện công lập và dân lập, cũng như
bệnh viện công với nhau, đòi hỏi bệnh viện phải nâng cao chất lượng hoạt động khám
chữa bệnh và quản lý tài chính theo hướng công bằng và hiệu quả hơn.
Về chính sách viện phí: Trước thời kỳ đổi mới, các bệnh viện được nhà nước bao cấp
hoàn toàn, nhân dân được khám chữa bệnh miễn phí. Bước sang thời kỳ đổi mới
nguồn NSNN không thể đảm bảo cho công tác chăm sóc sức khỏe nên vấn đề tài
chính cho bệnh viện càng trở nên bức xúc. Năm 1989 Nhf nước ban hành chính sách
thu một phần viện phí, chính sách này đã tăng nguồn tài chính cho hoạt động của
bệnh viện góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Về chính sách bảo hiểm Y tế: Bảo hiểm Y tế triển khai ở Việt Nam từ năm 1993 và
trong những năm qua tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý tài chính bệnh viện công.
Song các loại hình bảo hiểm tự nguyện chưa đa dạng phong phú chưa thu hút được
đối tượng tham gia. Theo số liệu của BHXH tính đến cuối năm 2015 tổng số người
tham gia bảo hiểm Y tế là 68,7 triệu người tham gia bảo hiểm Y tế đạt tỷ lệ 77% dân
số.
b. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Tăng trưởng kinh tế những năm gần đây tương đối cao và ổn định; cơ sở hạ tầng phát
triển mạnh mẽ, lạm phát được kiềm chế, đầu tư cho Y tế nói chung đặc biệt là cho các
41
bệnh viện tăng nhiều. Chi NSNN cho y tế hằng năm chiếm khoảng 1% GDP.Tình
trạng đói nghèo được cải thiện.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội đất nước, trình độ dân trí và mức sống được
nâng cao. Nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tăng nhanh về số lượng và đòi
hỏi chất lượng cao hơn. Mặc dù nền kinh tế tăng trưởng tương đối mạnh nhưng do
xuất phát điểm thấp lại chưa được vững chắc, các lĩnh vực xã hội khác như vẫn đề giáo
dục, an sinh xã hội, mooi trường cũng đòi hỏi cấp bách phải chi rất nhiều dẫn đến đầu
tư cho ngành y tế còn chưa tương xứng. Do mức sống của người dân nói chung là thấp
nên khả năng thu viện phí để tài đầu tư mở rộng bệnh viện còn rất hạn chế.
2.2.2 Các yếu tố chủ quan
a. Đội ngũ nhân lực chuyên môn
Con người là nhân tố trung tâm và quyết định sự thành công của bệnh viện. Đặc biệt
do đặc thù của bệnh viện là cung cấp dịch vụ phục vụ chăm sóc con người nên yếu tố
nhân lực của bệnh viện ngày càng quan trọng. Nó đòi hỏi bác sĩ, nhân vien của bệnh
viện phải có y đức có tay nghề chuyên môn tốt.
Trong đội ngũ nhân lực của bệnh viện thì ban lãnh đạo các bộ phận quản lý bệnh viện
mà trực tiếp là bộ phận quản lý tài chính là những người đưa ra các quyết định tài
chính, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động và sự phát triển của bệnh viện nói
chung. Với đội ngũ cán bộ quản lý tài chính có chuyên môn nghiệp vụ, có hiểu biết,
kinh nghiệm, năng động và trung thực là điều kiện tiền đề để công tác quản lý tài
chính của bênh viện đi vào nề nếp và ngày càng hoàn thiện góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý tài chính tại bệnh viện.
b. Phương hướng chiến lược phát triển của bệnh viện
Phương hướng chiến lược phát triển của bệnh viện quyết định trực tiếp tới hoạt động
tài chính cũng như quản lý tài chính của bệnh viện. Do đó bệnh viện phải xác định
được chính xác, đúng đắn phưng hướng chiến lược phát triển của mình để từ đó xây
dựng mục tiêu, giải pháp quản lý tài chính phù hợp. Mục tiêu chung mà quản lý tài
chính của bệnh viện công phải hướng đến là tính hiệu quả và công bằng
42
c. Quy mô phát triển và chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện
Khi quy mô và chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện tăng lên lại đòi hỏi các bệnh
viện phải đòi hỏi các bệnh viện phải đầu tư mua sắm thiết bị, phương tiện hiện đại, kỹ
thuật mới cũng như phải đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ
nhân lực. Tuy nhiên nếu xác định quy mô bệnh viện phù hợp và nâng cao được chất
lượng khám chữa bệnh viện sẽ tạo cơ sở để tăng thu nhập và cân đối thu chi tài chính
của bệnh viện.
2.3 Thực trạng về công tác quản lý Quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa
huyện Quế Võ theo cơ chế tự chủ
2.3.1 Công tác lập dự toán
Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Võ là đơn vị HCSN được hưởng ngân sách trực tiếp
của Sở Y tế nên hàng năm bệnh viện tiến hành lập Dự toán thu, chi NSNN gửi Sở xem
xét phê duyệt. Dự toán thu, chi ngân sách tại đơn vị đnợc thực hiện theo phương pháp
lập dự toán trên cơ sở quá khứ.
Phòng Tài chính – kế toán là bộ máy tham mưu cho ban giám đốc về quản lý tài chính
tại bệnh viện. Việc lập dự toán được tiến hành trên cở nghiêm cứu kỹ các yếu tố:
phương hướng nhiệm vụ chung của bệnh viện trong năm tới, kế hoạch hoạt động của
bệnh viện với các mục tiêu cụ thể, mục tiêu chung.
Nội dung lập dự toán thu, chi: Trước tiên, đối với dự toán thu, xuất phát từ đặc điểm
của bệnh viện là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, nguồn thu chủ yếu là thu Viện phí
và thu BHYT.
2.3.1.1 Kết quả thu của bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ giai đoạn năm 2014-2018
Bảng 2.4 Kết quả thu của Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Võ giai đoạn 2014-2018
Đơn vị tính:Triệu đồng
STT Kế hoạch thu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Nhóm thu từ khám bệnh BHYT, viện phí 28.148 36.031 37.401 41.141 42.257
2 Nhóm thu từ Ngân sách nhà nước 4.493 2.329 2.097 1.841 1.752
3 Nhóm thu từ liên kết 1.756 4.732 4.836 5.320 5.480
4 Nhóm thu từ xã hội hóa xã hội 1.893 2.081 2.182 2.275 2.295
43
5 Nhóm thu khác 241 567 613 744 780
Tổng thu 36.531 45.740 47.129 51.321 52.564
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014-2018 – BVĐK huyện Quế Võ).
Qua bảng tổng hợp các nguồn thu giai đoạn năm 2014-2018 ở trên ta thấy tỷ trọng các
nguồn thu qua các năm đã có sự thay đổi đáng kể, tỷ trọng nguồn kinh phí do NSNN
cấp có xu hướng giảm dần qua các năm trong khi đó nguồn thu sự nghiệp đã nhanh
chóng chiếm tỷ trọng lớn. Điều này là hợp lý và thể hiện được tác dụng của cơ chế tự
chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp nói chung và bệnh viện đa khoa huyện Quế
Võ nói riêng.
Vấn đề này có ảnh hưởng đáng kể đến công tác kế toán tại đơn vị như sau:
- Thứ nhất: Đối với các nguồn thu từ NSNN mặc dù có xu hướng giảm
nhưng vẫn là nguồn thu quan trọng của Bệnh viện. Các khoản thu này được Nhà
nước phân bổ và phải tuân thủ chặt chẽ chế độ chi tiêu của Nhà nước do đó công
tác kế toán của đơn vị cần đảm bảo tính tuân thủ các quy định chế độ tài chính,
kế toán hiện hành để sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí do NSNN cấp.
- Thứ hai: Đối với khoản thu phí, lệ phí mặc dù đây là khoản thu Nhà
nước khống chế mức thu theo khung giá nhưng có xu hướng ngày càng tăng.
Do đó nhu cầu đặt ra là phải áp dụng hợp lý phnơng pháp kế toán các khoản
thu để đảm bảo thu đúng, thu đủ, nâng cao quyền tự chủ của đơn vị trong quá
trình huy động và sử dụng nguồn kinh phí này.
- Thứ ba: Đối với các khoản thu từ hoạt động dịch vụ cho thuê mặt
bằng tuy hiện tại chỉ là khoản thu nhỏ nhnng cũng là những khoản thu tiềm
năng, đặc biệt trong điều kiện hiện tại khi bệnh viện đnợc giao quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm trong tổ chức hoạt động và tương lai sẽ mở rộng các hoạt
đông khám chữa bệnh theo yêu cầu. Đối với các khoản thu này, đơn vị cần
xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể để đảm bảo hiệu quả của hoạt động khi triển
khai thực hiện.
2.3.1.2 Thực hiện chi của bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ giai đoạn năm 2014-2018
Bảng 2.5 Thực hiện chi của Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Võ giai đoạn 2014-2018
44
Đơn vị tính:Triệu đồng
STT Kế hoạch chi
Năm 2014
Năm 2015 Năm 2016
Năm
2017
Năm
2018
1. Kinh phí tự chủ 24.698 29.547 32.263 47.059 42.517
1.1 Nhóm chi thanh toán cá nhân 9.876 10.446 11.008 12.620 12.952
1.2
Nhóm chi quản lý hành chính, hang
hóa dịch vụ
1.983
1.150 1.958 2.329 3.058
1.3 Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn 12.839 14.367 17.328 22.145 21.957
1.4 Nhóm chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ 0 0 38 7.737 2.536
1.5 Nhóm chi khác 0 3.584 1.931 2.318 2.014
2. Kinh phí không tự chủ 2.172 3.337 3.570 4.158 3.200
2.1 Nhóm chi thanh toán cá nhân 0 0 0 0 0
2.2 Nhóm chi quản lý hành chính 0 0 0 0 0
2.3 Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn 0 1.800 1.947 2.211 1.764
2.4 Nhóm chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ 2.172 1.537 1.623 1.947 1.436
2.5 Nhóm chi khác 0 0 0 0 0
Tổng chi 26.870 32.884 35.833 51.217 45.717
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2014 -2018 – BVĐK huyện Quế Võ).
Đối với các khoản chi, để theo dõi quá trình chấp hành dự toán, đơn vị
cũng đã tiến hành theo dõi chi tiết, cụ thể từng khoản chi theo từng nhóm cụ
thể nhn dự toán đã lập và căn cứ vào các tiêu chuẩn, định mức chi do nhà
nnớc quy định cùng với quy chế chi tiêu nội bộ phối hợp với Kho bạc để thực
hiện dự toán. Trên cơ sở đó, việc chấp hành dự toán chi cũng có những ảnh hnởng cụ
thể đến công tác kế toán tại đơn vị như sau:
- Nhóm 1: Chi thanh toán cá nhân
Bao gồm chi tiền lương,tiền công, tiền thưởng và các khoản đóng góp theo lương.
Nhóm chi này chủ yếu là khoản bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo
duy trì quá trình tái sản xuất sức lao động cho cán bộ viên chức, lao động hợp
đồng của Bệnh viện. Trong những năm qua, nhóm chi này có xu hướng giảm dần từ
40% năm 2014 giảm xuống còn 30% năm 2018 , tổng số chi là do có sự giảm vì đơn vị
thực hiện chế độ tự chủ 1 phần, Cùng với nguồn NSNN cấp, Bệnh viện
45
phải tự cân đối số chi trả lương từ các nguồn khác tại đơn vị để thực hiện chế
độ lương mới, tiền lương tăng thêm cho cán bộ viên chức.
- Nhóm 2: Chi về hàng hóa dịch vụ
Đây là khoản chi chính và lớn phục vụ trực tiếp công tác khám chữa bệnh tại đơn vị
chiếm khoản 7% - 8% trên tổng chi
Việc thanh toán các khoản chi này chủ yếu dựa vào quy chế chi tiêu nội
bộ của Bệnh viện trên cơ sở các tiêu chuẩn định mức do Bộ tài chính ban
hành áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Do đó, trong công tác kế toán nói
chung và quản lý tài chính nói riêng của đơn vị phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn
định mức xác thực để ngày càng hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ, đồng thời
có biện pháp sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm, từ đó nâng cao chất lnợng
hoạt động sự nghiệp, tạo điều kiện tăng thu nhập cho CBVC.
- Nhóm 3: Chi nghiệp vụ chuyên môn
Chi phí nghiệp vụ chuyên môn (máu, thuốc, hóa chất dịch truyền, y cụ, vật tư tiêu
hao...) đây là nhóm quan trọng chiếm tỷ lệ chi cao trên tổng số kinh phí chi thường
xuyên, nhóm này đòi hỏi nhiều công sức về quản lý, liên hệ chặt chẽ tới chất lượng
dịch vụ và hướng đi của đơn vị, còn gọi là nhóm “mục tiêu” đây là nhóm thiết yếu
nhất thực hiện theo yêu cầu thực tế nên Nhà nước ít khống chế sử dụng nhóm này. Chi
nghiệp vụ chuyên môn: Là khoản chi mang tính đặc thù của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực
sự nghiệp nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, hiệu quả dịch vụ công mà ngành, lĩnh
vực đó cung cấp cho xã hội.
Đây là khoản chi chính và lớn nhất phục vụ trực tiếp đến công tác khám chữa bệnh tại
đơn vị chiếm khoảng 52% tổng chi.
- Nhóm 3: Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ
Đây là nhóm chi chủ yếu sử dụng từ nguồn kinh phí do NSNN cấp
trong đó bao gồm cả nguồn vốn đầu tn XDCB do đó việc tiếp nhận và sử
dụng nguồn kinh phí này phải tuân thủ rất nghiêm ngặt các quy định hiện
46
hành và phải theo đúng dự toán do Sở y tế phê duyệt hàng năm, vì vậy yêu
cầu đặt ra cho công tác kế toán là phải phát huy năng lực quản lý để chi tiêucó hiệu
quả nguồn kinh phí đó.
Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.: Hóa chất chống nhiễm khuẩn, Mua sắm mới
tài sản cố định, Sửa chữa lớn tài sản cố định, Chi phí dịch vụ công cộng, Thông tin,
tuyên truyền..
- Nhóm 4: Nhóm chi khác
Đây là nhóm kinh phí điều hành bệnh viện, liên hệ đến nhiều hoạt động của các khoa,
phòng trong đó có nhiều chỉ tiêu gắn chặt với nhóm chuyên môn. Đây là nhóm có thể
tiết kiệm và quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu, tạo điều kiện tiết kiệm kinh phí dành cho
việc phát triển đơn vị. Bệnh viện đã chủ động định mức, quy định cụ thể về quy chế
chi tiêu nội bộ, về mức thanh toán công tác phí, chi tiếp khách, khoán sử dụng văn
phòng phẩm.... nhóm này chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu chi của các đơn vị, tiết
kiệm một lượng kinh phí không nhỏ dành chi cho các mục khác.
Chi đào tạo cán bộ đi học, chi khen thưởng thường xuyên và đột xuất
2.3.2 Công tác chấp hành dự toán
Tùy theo tình hình biến động thực tế trong năm, sau khi tiếp nhận Dự
toán thu- chi của đơn vị gửi lên, cơ quan cấp trên mà cụ thể là Sở y tế sẽ giao
dự toán xuống cho đơn vị. Trước năm 2015, việc giao dự toán của cơ quan
cấp trên tại đơn vị được căn cứ vào định mức giường bệnh và thông thường số
dự toán giao chưa bằng 1/3 số đơn vị dự toán. Và số dự toán giao được NSNN
phân bổ khá chi tiết cho các khoản mục chi cụ thể. Những năm trở lại đây,
tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, cùng với sự biến động tăng tiền lương
cho cán bộ viên chức và tăng cường tự chủ tại đơn vị, số dự toán NSNN giao
ngày càng “eo hẹp”. Từ đó, số dự toán giao không được phân bổ chi tiết như
trước mà tập trung chú trọng chủ yếu chi cho con người và một phần chi các
khoản điện, nước
47
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_tang_cuong_cong_tac_quan_ly_tai_chinh_tai_benh_vien_d.pdf