LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .vi
DANH MỤC BẢNG . vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. viii
PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN MIỀN NÚI, BIÊN GIỚI .5
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của phát triển nông nghiệp .5
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của phát triển nông nghiệp trên địa bàn cấp
huyện miền núi, biên giới .5
1.1.2 Vai trò phát triển nông nghiệp ở huyện miền núi, biên giới.10
1.2 Nội dung, tiêu chí và các nhân tố tác động đến phát triển nông nghiệp .10
1.2.1 Nội dung phát triển nông nghiệptrên địa bàn cấp huyện.10
1.2.2 Tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp .23
1.2.3 Các nhân tố tác động đến phát triển nông nghiệp ở địa phương miền núi,
biên giới .27
1.3 Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển nông nghiệp .30
1.4 Những công trình nghiên cứu có liên quan.36
Tiểu kết chương 1.39
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN LỘC BÌNH,
TỈNH LẠNG SƠN .41
2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng
Sơn.41
2.1.1 Điều kiện tự nhiên.41
2.1.2 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội .42
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển nông nghiệp .44
2.2 Thực trạng phát triển nông nghiệp tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn .46
2.2.1 Thực trạng quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương .46
119 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bác. Dựa trên nền tảng sắn có của vùng này có diện tích đồng cỏ lớn và phát triển
được gia súc với quy mô tập trung, tiện cho việc quản lý và phòng chống dịch bệnh,...
Chăn nuôi lợn và gia cầm tại thị trấn Lộc Bình, thị trấn Na Dương, Đồng Bục, Tú
Đoạn.
+ Vùng trồng cây lâm nghiệp: Lợi Bác, Tĩnh Bắc, Tam Gia, Tú Mịch, Nhượng Bạn,
Minh Phát
- Về xây dựng, q y hoạch đất đai đối ới s n x ất nông nghi p
Bảng 2.2. Biến động sử dụng đất huyện Lộc Bình năm 2015-2018
Đơn ị tính Ha
Stt Chỉ tiêu
Diện tích năm
2015
Diện tích
năm 2018
Diện tích
tăng(+)
giảm (-)
Tổng diện tích tự nhiên 99.834,00 100.094,98 260,98
I Đất nông nghiệp 44.447,71 79.670,76 35.223,05
1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.173,23 12.449,76 2.276,53
1.1 Đất trồng lúa nước 5.418,85 5.419,51 0,66
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 1.981,90 2.731,16 749,26
1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.832,88 2.583,87 750,99
1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại 2.921,50 4.446,38 1.524,88
2 Đất lâm nghiệp 34.197,00 67.112,32 32.915,32
2.1 Đất rừng phòng hộ 10.260,25 14.144,63 3.884,38
2.2 Đất rừng sản xuất 23.936,75 52.967,69 29.030,94
3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 77,48 106,18 28,70
4 Đất nông nghiệp còn lại 2,50
II Đất phi nông nghiệp 3.036,92 5.709,02 2.672,10
III Đất chưa sử dụng 52.349,37 14.715,20 -37.634,17
Ng ồn Q y hoạch sử dụng đất đến năm 2022 h y n Lộc Bình.
48
Biểu đồ 2. 1. Biến động sử dụng đất huyện Lộc Bình năm 2015-2018
Ng ồn Q y hoạch sử dụng đất đến năm 2022 h y n Lộc Bình.
Theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2015, diện tích đất tự nhiên toàn huyện có
100.094,98 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp có 79.670,76 ha, chiếm 79,60%
diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất trồng lúa chiếm 5,41%, đất trồng cây lâu năm
chiếm 2,58%, đất rừng phòng hộ chiếm 14,13%, đất rừng sản xuất chiếm 52,91%, đất
nuôi trồng thuỷ sản chiếm 0,11%; Diện tích đất đang sử dụng vào mục đích phi nông
nghiệp có 5.709,02 ha, chiếm 5,70% diện tích đất tự nhiên; Diện tích đất chưa sử dụng
là 14.715,20 ha chiếm 14,70% diện tích đất tự nhiên. Trong tổng số diện tích đất đang
sử dụng, chiếm tỷ lệ lớn nhất là đất lâm nghiệp 67,05% và đất sản xuất nông nghiệp
chiếm tỷ lệ 12,44% [11].
Như vậy, cần điều chỉnh, sắp xếp, sử dụng đất phi nông nghiệp ở một số lĩnh vực
nhằm đạt hiệu quả cao hơn và cần bố trí thêm diện tích. Đối với đất chưa sử dụng là
tiềm năng quan trọng để khai thác, bổ sung vào quỹ đất nông nghiệp và phi nông
nghiệp, trên cơ sở áp dụng các biện pháp khai hoang, phục hoá, cải tạo đầu tư, hướng
dẫn các biện pháp kỹ thuật thâm canh đưa các loại đất trên vào sử dụng [14].
- Hi q sử dụng đất à cách th c q n lý
Hiệu quả sử dụng đất phản ánh khả năng khai thác sức sản xuất của đất đai, của người
dân địa phương thông qua một số chỉ tiêu như tỷ lệ sử dụng đất và hệ số sử dụng đất.
44447.71
3036.92
52349.37
79670.76
5709.02
14715.2
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000
Diện tích năm 2015 (ha) Diện tích năm 2018 (ha)
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
49
Nhìn chung, việc sử dụng đất trong giai đoạn 2015-2018 trên địa bàn huyện Lộc Bình
đã đạt được những thành quả nhất định. Quá trình sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát
triển KT-XH, phát triển bộ mặt đô thị và khu dân cư nông thôn phù hợp với quy hoạch
chung của tỉnh Lạng Sơn. Diện tích đất chưa sử dụng giảm dần, chuyển sang đất lâm
nghiệp, phi nông nghiệp, tăng được diện tích đất nông nghiệp. Do huyện tập trung khai
hoang diện tích từ nguồn vốn 120 hỗ trợ cho các xã biên giới, nguồn 135 hỗ trợ cho
các xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn,... Điều này phản ánh tình hình sử dụng đất
trong thời gian qua của huyện có tính hợp lý, ổn định.
- Về q y hoạch đất đai đối ới cây trồng chủ yế của địa phương
Bảng 2.3. Diện tích một số cây trồng chính
Đơn ị tính Ha
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
Tổng số 10.703 10.773 11.306 11.314
Lúa 6.956 7.017 7.004 7.210
Ngô 2.368 2.312 2.281 2.327
Sắn 598 499 598 550
Khoai lang 401 399 384 393
Thuốc lá 283 471 926 603
Mía 45 42 83 186
Đậu tương 52 33 30 45
Ng ồn Ni n giám thống k h y n Lộc Bình từ năm 2015 đến 2018.
Tổng diện tích gieo trồng, một số cây trồng chính của huyện đều tăng lên qua các năm.
Cây lúa là cây chủ yếu của huyện diện tích năm 2015 là 6.956 ha đến năm 2018 đạt
7.210 ha, tăng lên 0
.254 ha; cây ngô cũng là cây chiếm diện tích gieo trồng lớn, các năm diện tích tăng giảm
không đáng kể tương đối ổn định; các loại cây khác không ổn định được diện tích trồng
do thị trường đầu ra khó khăn như khoai lang, mía, đậu tương; chỉ riêng cây thuốc lá
tăng lớn nhất vào năm 2017 là 926 ha, do giá trị cao và chuyển từ diện tích các loại cây
trồng khác sang trồng cây thuốc lá (thể hiện ở bảng 2.3).
50
- Về q y hoạch kết cấ hạ tầng nông nghi p, nông thôn ở địa phương
Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở toàn huyện được chú trọng, do vậy diện
mạo các khu trung tâm xã, thị trấn từng bước có sự thay đổi, phù hợp với quy hoạch và
định hướng phát triển chung. Tại các vùng nông thôn, bằng nhiều biện pháp, kết hợp
nhiều phương thức, đường nông thôn đã được nâng cấp, tạo điều kiện phát triển kinh
tế và giao lưu văn hoá [13].
Cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, thể dục thể thao và truyền thanh, truyền hình
được đặc biệt chú ý. Duy trì phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, chú trọng việc xây
dựng trường chuẩn Quốc gia. Những chỉ tiêu về bưu chính viễn thông đã vượt những
mục tiêu đề ra.
+ Giao thông: Hạ tầng giao thông huyện Lộc Bình có 2 loại hình chính là giao thông
đường bộ, giao thông đường sắt. Đường sông không phát triển do địa hình đồi núi,
sông nhỏ và dốc, nhiều ghềnh thác.
Đường quốc lộ 4B từ thành phố Lạng Sơn - Quảng Ninh qua địa phận của huyện từ
km 12 - km 39 với tổng chiều dài 27 km. Hiện nay, toàn tuyến đã được nâng cấp theo
tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi (mặt đường rộng 8-10 m), đoạn qua nội thị được
thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị hai làn xe.
Đường tỉnh lộ, đường huyện: Theo quyết định số 2071/QĐ-UB ngày 23/12/2010 của
UBND tỉnh Lạng Sơn, trên địa bàn huyện Lộc Bình có 6 tuyến đường tỉnh với tổng
chiều dài 131,3 km, đường huyện với tổng chiều dài 70 km. Nhìn chung, tất cả các
đường huyện đều thông xe tốt vào mùa khô, vào mùa mưa thì xe bị tắc tại các vị trí
ngầm tự nhiên. Các tuyến đường vẫn chưa xây dựng mặt đường (mặt đường đất). Các
công trình thoát nước vẫn chưa được xây dựng nhiều.
Đường nội thị: Thị trấn Lộc Bình với tổng chiều dài 3,2 km, hiện trạng nền đường
rộng từ 4m-10m, mặt đường rộng từ 3,5-8 m, đã được láng nhựa, hệ thống thoát nước
lắp đặt hoàn chỉnh; Thị trấn Na Dương có trục chính là Quốc lộ 4B chạy qua. Hiện
nay, đoạn đường đã được cải tạo, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường đô thị; Khu kinh tế
cửa khẩu Chi Ma hiện đang được đầu tư xây dựng theo quy hoạch chi tiết khu Kinh tế
51
cửa khẩu Chi Ma.
Đường xã, đường thôn bản: Do đặc điểm của huyện phần lớn là đồi núi dốc, nhiều khe
suối, thung lũng nên việc mở đường giao thông gặp nhiều khó khăn, nguồn kinh phí
còn hạn hẹp, việc nối mạng các tuyến đường giữa các xã lân cận với nhau chỉ là nền
đường đất mà chưa có điều kiện xây dựng mặt đường, các thôn, bản ở rải rác nên rất
khó khăn cho việc mở các tuyến đường, tổng số đường thôn là 276,7 Km nhưng chỉ có
32,8 km đường ô tô đi được.
+ Hệ thống cấp điện: Toàn huyện có 45 km lưới điện 35 KV trên tuyến, với các trạm
biến áp trung gian 35 KV/10 và 35 KV/6. Tổng dung lượng 3400KVA. Tổng dung
lượng các trạm biến áp phụ tải là 1740 KVA. Ngoài ra lưới điện 10 KV có chiều dài 2
km để phục vụ khu vực UBND huyện và dân cư thị trấn.
+ Hệ thống thuỷ lợi, và thoát nước:
Thuỷ lợi: Toàn huyện hiện có 14 hồ vừa và lớn, 21 đập dâng, 3 trạm bơm điện. Gồm
các công trình tiêu biểu sau: Hồ Tà Keo là 14 triệu m3 nước, có 45 km kênh mương;
Hồ Nà Cáy là 6 triệu m3 nước, có 16 km kênh mương; Hồ Bản Chành là 4 triệu m3
nước, có 12 km kênh mương [15].
Hệ thống thoát nước: Chưa có trạm xử lý nước thải, nước bẩn, nước thải công nghiệp
mà để tự thấm xuống đất hoặc chảy tự nhiên trên nền đất xuống ruộng trũng ra suối và
chảy ra sông Kỳ Cùng; nước thải bệnh viện huyện khi đầu tư xây dựng đều có hệ
thống xử lý nước thải được xử lý đơn giản bằng bể lắng trước khi xả vào hệ thống
thoát nước chung của thị trấn.
+ Bưu chính - viễn thông
Hệ thống bưu chính viễn thông phát triển mạnh, các xã trên địa bàn được được phủ
sóng di động, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội. Đã có 29/29 xã, thị trấn có điện thoại bàn, với số máy điện thoại đã được lắp
đặt lên đến trên 8.968 chiếc, ước trên địa bàn có trên 15.500 thuê bao điện thoại di
động, 17/29 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá. Bưu tá xã được bố trí đều 29/29 xã,
thị trấn có báo đọc trong ngày. Nhìn chung hiện trạng mạng Bưu chính khá tốt, mạng
52
viễn thông có độ phủ sóng rộng, trung tâm các xã đã được phủ sóng di động, huyện có
đường truyền dẫn là cáp quang hoặc cáp đồng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu dịch vụ thông
tin và Internet của các cơ quan và nhân dân [15].
2.2.2 Thực trạng thu hút và sử dụng các nguồn lực phát triển nông nghiệp ở địa
phương
- Về th hút à sử dụng ốn
Trong những năm qua, triển khai vận dụng cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực đầu tư phát
triển vào địa bàn, huyện đã tận dụng mọi nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng sản xuất và
kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
+ Nguồn vốn từ ngân sách: Tổng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước do huyện quản
lý thời kỳ 2014-2018 là 330 tỷ đồng; trong đó giai đoạn 2015-2016 là 120 tỷ đồng; giai
đoạn 2017-2018 đạt trên 210 tỉ đồng, tăng 57% so giai đoạn 2015-2016; bình quân mỗi
năm 25 tỷ đồng. Chủ yếu là nguồn vốn thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia [16].
Vốn ngân sách tập trung chủ yếu cho xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở của trung
tâm huyện lỵ, hạ tầng du lịch, giáo dục, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông, các trụ sở
xã, nguồn vốn dành cho các ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ lệ thấp.
+ Vốn từ doanh nghiệp: Thu hút vốn từ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp, đối với huyện Lộc Bình trong những năm qua với nguồn vốn không đáng kể.
Vì do đặc điểm của đầu tư trong nông nghiệp ở huyện miền núi là khả năng thu hồi
vốn chậm hoặc không có khả năng thu hồi vốn, rủi ro cao nên rất khó thu hút được các
nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
+ Nguồn vốn từ các hộ dân: Nguồn vốn này được đầu tư để phát triển sản xuất, mua
sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, mua phân bón, giống mới,... Hiện
nay, vốn đầu tư của các hộ nông dân được tập trung vào mở rộng quy mô sản xuất
hàng hoá theo mô hình trang trại với số vốn đầu tư tương đối lớn. Ngoài ra thực hiện
chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm trong những năm gần đây, nguồn vốn tích
luỹ của người dân đã đầu tư vào mở các tuyến đường dân sinh bằng đường bê tông,
kênh mương, nhà nước hỗ trợ xi măng người dân bỏ sức lao động và một phần vốn,...
53
+ Nguồn vốn tín dụng ngân hàng
Dịch vụ tín dụng ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển nông
nghiệp của huyện. Hiện nay trên địa bàn huyện có 01 chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện và 01 Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách -
Xã hội huyện, tại các xã, thị trấn điều hình thành các tổ vay vốn thông qua việc uỷ thác
để ký kết với các hội đoàn thể.
Bảng 2.4. Vốn vay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Đơn ị tính Tri đồng
Năm
Chỉ tiêu
Dư nợ Cơ cấu Số lượng khách hàng
Tổng số
Ngắn
hạn
Trung
hạn
%
Ngắn
hạn
Trung
hạn
Tổng
số
DN tư
nhân
Hộ cá
thể
2015 116.413 56.591 58.882 100 49 51 2.655 13 2.642
2016 138.018 76.638 61.380 100 56 44 2.619 16 2.603
2017 160.248 59.229 65.019 100 59 41 2.286 19 2.267
2018 174.347 94.901 79.446 100 54 46 2.169 19 2.150
Ng ồn Ngân hàng Nông nghi p à PTNT h y n Lộc Bình.
Kết quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2018
với tổng dư nợ 174.347 triệu đồng với 2.150 hộ vay vốn, tăng 57.934 triệu đồng so với
năm 2015. Trong tổng dư nợ, cơ cấu vốn trung hạn bình quân qua các năm chiếm gần
44,72%, cơ cấu vốn ngắn hạn bình quân qua các năm chiếm tỷ lệ gần 55,28% và đối
tượng khách hàng chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể. Điều này chứng tỏ nhu cầu vay
vốn của người dân là lớn, để đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, mua
giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, phục vụ tiêu dùng,...
Vốn vay của Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện đến năm 2018 với tổng dư nợ là
188.261 triệu đồng với 8.526 hộ dư nợ, tăng 107.471 triệu đồng so với năm 2015.
Khác với nguồn vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ cấu
nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện chủ yếu là trong trung hạn
bình quân qua các năm chiếm 99,5% so với tổng dư nợ, đối với nguồn vốn vay này
chủ yếu tập trung cho Dự án phát triển ngành lâm nghiệp, chăn nuôi và đối tượng của
54
Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện chủ yếu là các hộ nghèo nên chủ yếu tập trung
là hộ kinh doanh cá thể. Nguồn vốn ngắn hạn do cơ chế, chính sách vay vốn của Ngân
hàng Chính sách - Xã hội huyện là cho vay để phát triển sản xuất, người vay vốn có
phương án sản xuất cụ thể nên thời gian cho vay phù thuộc vào chu kỳ sản xuất nguồn
vốn vay chủ yếu là ngắn hạn chiếm tỷ lệ thấp 0,5% qua các năm [15].
Bảng 2.5. Vốn vay Ngân hàng Chính sách - Xã hội
Đơn ị tính Tri đồng
Năm
Chỉ tiêu
Dư nợ Cơ cấu Số lượng khách hàng
Tổng số
Ngắn
hạn
Trung
hạn
%
Ngắn
hạn
Trung
hạn
Tổng số
DN tư
nhân
Hộ cá
thể
2015 80.790 305 80.485 100 0,4 99,6 7.509 4 7.504
2016 103.149 450 102.699 100 0,4 99,6 8.000 4 7.996
2017 143.888 568 143.320 100 0,4 99,6 7.724 4 7.720
2018 188.261 663 187.598 100 0,4 99,6 8.529 3 8.526
Ng ồn Ngân hàng Chính sách - Xã hội h y n Lộc Bình.
+ Nguồn vốn khác: Vốn trái phiếu Chính phủ đã được dành cho các trường học, thư
viện, nhà văn hoá tại các xã, thị trấn. Ngoài ra, huyện còn lồng ghép các nguồn vốn
120,134, 135, vốn các chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, Ngoài
các nguồn vốn trên chủ trương của huyện là huy động nhiều nguồn từ vốn vay, vốn
của các doanh nghiệp và vốn trong nhân dân.
- Về ch yển giao tiến ộ công ngh ào s n x ất nông nghi p
+ Giống cây trồng, vật nuôi: Hoạt động quản lý chất lượng nguồn giống cây trồng, vật
nuôi, công tác khuyến nông ngày càng được tăng cường. Huyện đã chú trọng xây dựng
các mô hình trình diễn giống mới, tập huấn chuyển giao kỹ thuật về trồng trọt, chăn
nuôi cho người dân, bình quân mỗi năm thực hiện 2 mô hình trình diễn giống mới, 6 -
10 lớp tập huấn. Nhờ vậy, một số cây trồng chính của huyện tăng lên cả về diện tích,
năng suất, sản lượng. Năng suất lúa bình quân 3,1 tấn/ha năm 2015 đến năm 2018 là
3,8 tấn/ha; Cây ngô năng suất từ 4,8 tấn/ha năm 2015 tăng lên 5,4 tấn/ha năm 2018
[11].
55
+ Trang bị máy móc cho các hoạt động chủ yếu: Với đặc thù là huyện miền núi biên
giới, địa hình phức tạp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp manh mún. Việc đưa máy
móc vào sản xuất nông nghiệp là rất khó khăn. Tuy vậy trong những năm gần đây được
sự hỗ trợ về nguồn vốn mua sắm thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất và từ nguồn tích luỹ
các hộ gia đình đã trang bị các máy cày bừa, máy tuốt lúa, máy bơm nước với công suất
nhỏ để phục vụ chính cho gia đình giảm được sức người, tăng năng suất lao động.
+ Ứng dụng công nghệ thu hoạch và bảo quản nông sản chủ yếu: Trong sản xuất nông
nghiệp, thu hoạch và bảo quản là khâu cuối cùng quyết định về chất lượng và giá trị của
sản phẩm, mặc dù vậy trên địa bàn chưa hình thành được các cơ sở thu mua sản phẩm
để bảo quản tập trung, chủ yếu các hộ vẫn theo phong tục tập quán thu hoạch thủ công,
bảo quản sản phẩm tại nhà. Nên chất lượng sản phẩm và giá trị không cao khi đưa ra thị
trường trao đổi, đây là những khó khăn chung của các huyện miền núi hiện nay.
- Về th hút à sử dụng lao động ở kh ực nông nghi p, nông thôn
+ Công tác đào tạo nghề cho nông dân: Với một lực lượng lao động khá dồi dào và
làm việc ở các lĩnh vực tương đối đồng đều, đặc biệt là lao động nông thôn chiếm phần
đa đại đa số là lao động trong nông nghiệp chiếm 78,8% năm 2015 đến năm 2018
chiếm 63,3% (thể hiện trong bảng 2.6). Do vậy, đào tạo nghề cho nông dân đối với các
ngành nghề mới và các dự án chuyển giao công nghệ là một chủ trương lớn. Trong
những năm gần đây đã có nhiều chương trình của Đảng và Nhà nước hỗ trợ kinh phí
cho đào tạo nghề đối với lao động khu vực nông thôn, gần đây Chính Phủ ban hành
Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020”. Trên cơ sở đó hàng năm huyện đã phối hợp với các
trung tâm dạy nghề của tỉnh, mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với các
ngành nghề chính: Chăn nuôi, trồng trọt, cơ khí,... giai đoạn 2015-2018 bình quân mỗi
năm mở từ 15-20 lớp nghề ngắn hạn với số lượng lao động tham gia gần 506 người,
những năm gần đây nhất huyện đã thành lập trung tâm dạy nghề được đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất theo nguồn vốn của tỉnh, đã góp phần vào việc nâng cao trình độ tay
nghề cho lao động nông thôn, tạo được cơ hội việc làm cho lao động đã qua đào tạo,
tăng thu nhập,... trong năm 2017-2018 tuyển sinh 17 lớp với số lao động tham gia 473
người [11].
56
Bảng 2.6. Tình hình lao động trên địa bàn huyện Lộc Bình
Đơn ị tính Người
Năm Tổng số
Lao độngtrong độ tuổi Lao động theo ngành nghề
Thành thị Nông thôn
Lao động
NLN
Lao động
CN-XD
Lao động
dịch vụ
2015 36.701 13.506 23.195 24.788 5.663 6.250
2016 42.101 17.935 24.166 27.366 7.010 7.726
2017 41.183 18.120 23.063 26.407 7.108 7.668
2018 43.562 19.201 24.361 27.553 7.933 8.076
Ng ồn Ni n giám thống k năm 2015 đến năm 2018.
+ Phát triển các dịch vụ cung cấp thông tin về thị trường lao động: Thông tin thị
trường lao động là cầu nối giữa doanh nghiệp (chủ sử dụng lao động) với người lao
động, kết nối người lao động vào lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo khả năng cho họ
nhận được những thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bản thân,
cũng như nuôi sống gia đình... Tuy vậy, công tác này trên địa bàn chưa phát triển,
hàng năm chủ yếu nhờ vào việc tổ chức tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm của
Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh trên địa bàn huyện thì người lao động mới có cơ hội
tiếp cận thông tin về việc làm, hơn thế nữa người lao động nông thôn thường khác tự
tìm đến các khu công nghiệp tỉnh lân cận để tìm kiếm việc làm (lao động phổ thông).
Do điều kiện phát triển khu công nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn Lộc Bình
nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung chưa phát triển, các doanh nghiệp thu hút nhiều
lao động chưa phát triển.
+ Xây dựng chính sách thu hút cán bộ kỹ thuật cho khu vực nông nghiệp, nông thôn:
Trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ luôn được
quan tâm. Luân chuyển 08 cán bộ có trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo
đức có tâm huyết xuống cơ sở đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt (bí thư, chủ tịch
UBND xã, thị trấn), cử 48 đồng chí tham gia đào tạo, bồi dưỡng tại tỉnh và Trung
ương; mở các lớp bồi dưỡng tại huyện được 60 lớp trên 3.000 học viên tham gia [11].
2.2.3 Thực trạng về mối liên kết đối với phát triển nông nghiệp
- Về li n kết giữa nông nghi p - công nghi p - dịch ụ
57
+ Liên kết nông nghiệp - công nghiệp: Trên địa bàn huyện chưa phát triển các cơ sở
chế biến nông sản, do đó chất lượng và giá trị của nông sản thấp. Chủ yếu phát triển
các cơ sở chế biến lâm sản, đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên
liệu, đổi mới thiết bị và công nghệ, tăng thêm cơ sở và công suất, làm cho năng lực
chế biến lâm sản tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, các doanh nghiệp cũng
đã xúc tiến nhanh việc tiếp cận thị trường trong và ngoài tỉnh, bố trí lại sản xuất, đa
dạng hoá sản phẩm và cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng thị
trường. Tuy nhiên công nghiệp phát triển còn chậm, các cơ sở công nghiệp chế biến
chưa phát triển tương xứng với sản lượng và phổ biến là quy mô nhỏ, các cơ sở mới
được xây dựng có máy móc, thiết bị tương đối hiện đại chưa có. Thực trạng đó dẫn
đến tỷ trọng lâm sản qua chế biến công nghiệp đạt thấp, làm cho giá trị kinh tế của lâm
sản thấp.
+ Liên kết giữa nông nghiệp với dịch vụ: Dịch vụ cung cấp giống cây trồng, vật nuôi,
phân bón,... ngày càng phát triển. Hàng năm lượng giống cây trồng đưa vào địa bàn để
cung cấp, phục vụ nhân dân do Công ty giống cây trồng tỉnh cung ứng. Tỉnh có chính
sách trợ cước, giá cho giống cây trồng, do vậy điều dễ thấy lượng giống mới tăng
nhanh từ 58,5 tấn năm 2015 đến năm 2018 là 142 tấn. Trên địa bàn huyện có 02 cơ sở
vườn ươm hàng năm cung cấp trên 2 triệu cây giống, chủ yếu là giống cây lâm nghiệp
phục vụ cho công tác trồng rừng. Mạng lưới dịch vụ tín dụng ngân hàng phát triển
mạnh cả về quy mô, loại hình và địa bàn, đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần
kinh tế hoạt động [11].
- Về li n kết giữa 4 nhà trong s n x ất nông nghi p Mô hình liên kết “bốn nhà” trong
sản xuất nông nghiệp, nếu được ứng dụng rộng rãi sẽ mang lại hiệu quả. Người nông
dân có điều kiện tiếp cận với tiến bộ KHKT- CN sản xuất nông nghiệp, yên tâm đầu tư
sản xuất; nhà doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định, chủ động trong chế biến và
tiêu thụ nông sản; Nhà nước, nhà khoa học nâng cao vai trò quản lý chuyển giao
KHKT- CN. Tầm quan trọng của việc liên kết là vậy, nhưng với một huyện miền núi
biên giới như Lộc Bình về nhận thức trong sản xuất nông nghiệp của người dân vẫn
còn mang nặng tính bảo thủ, sản xuất theo truyền thống của địa phương ngại làm theo
việc áp đặt,... sản phẩm sản xuất ra chỉ là tự cung, tự cấp. Hy vọng trong tương lai nhờ
58
vào công tác tuyên truyền, xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp với quy mô
lớn để từ đó nhân rộng khắp địa bàn. Như vậy sẽ thay đổi được tư duy của người dân
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
- Về li n kết ới các địa phương trong kh ực à các tr ng tâm kinh tế Phát triển
nông nghiệp không thể không gắn kết với quá trình phát triển và hiện đại hoá nông
thôn, chính vì lẽ đó trong những năm gần đây thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà
nước, Đảng bộ, chính quyền nhân dân các cấp huyện Lộc Bình đã tận dụng tất cả các
nguồn lực để tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như xây dựng các trung
tâm cụm xã, nâng cấp các tuyến đường liên thôn giữa các xã, vùng,... mục đích tăng
cường giao lưu hàng hoá nông sản, nắm bắt thông tin giữa nông thôn và thành thị,...
giảm các chi phí đầu vào trong sản xuất. Điều đó tác động tích cực đến quá trình phát
triển nông nghiệp của huyện trong trước mắt và tương lai .
2.2.4 Thực trạng thị trường đầu ra của các sản phẩm chủ lực
- Hoạt động cung cấp thông tin thị trường: Cung cấp thông tin thị trường về sản phẩm
có vai trò quan trọng trong việc trao đổi, giao lưu hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra của
địa bàn giữa các vùng. Để từ đó tăng lên về quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, chất
lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giữa các vùng, tăng thu nhập cho người
sản xuất. Thực tế công tác này chưa phát triển, việc các sản phẩm sản xuất ra của
người nông dân trên địa bàn vẫn chỉ trao đổi, giao lưu hàng hoá trong vùng chưa tiếp
cận với thị trường bên ngoài vì thiếu về các thông tin nhu cầu, thị hiếu về sản phẩm,...
- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm: Các sản phẩm có lợi thế để phát triển cả về quy
mô và khả năng cạnh tranh trên thị trường của địa phương như Đào Mẫu Sơn, khoai
lang, củ đậu, gạo đặc sản. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa quy hoạch xây dựng vùng sản
xuất tập trung cụ thể, để đầu tư phát triển theo tiêu chuẩn quy mô rộng lớn đủ điều
kiện xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tiêu thụ trên thị trường như Na Đồng Mỏ -
Chi Lăng, gạo cao sản Tràng Định.
- Hoạt động xúc tiến thương mại: Trong sản xuất nông nghiệp khi đã có sản phẩm làm
ra từ công sức của người nông, để sản phẩm được thị trường trong và ngoài vùng chấp
nhận nó thì hoạt động xúc tiến thương mại là một khâu quyết định giá trị của sản
59
phẩm, phát triển mở rộng trên thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nông nghiệp, phát
triển thương mại và ngành dịch vụ rộng lớn. Đối với các sản phẩm của địa bàn sản
xuất ra vẫn chỉ mang tính tự cung, tự cấp chưa phát triển thành hàng hoá do vậy hoạt
động này chưa phát triển. Hy vọng trong tương lai không xa địa phương sẽ cụ thể hoá
các chính sách phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế phát triển của địa phương,
để sản phẩm nâng cao được giá trị, tăng thu nhập cho người nông dân vùng miền núi
biên giới.
2.2.5 Thực trạng vai trò quản lý nhà nước và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước
đối với phát triển nông nghiệp
- Đối với lĩnh vực đất đai, xây dựng kết cấu hạ tầng: Xác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_tang_cuong_phat_trien_nong_nghiep_huyen_loc_binh_tinh.pdf