LỜI CAM ĐOAN. i
LỜI CẢM ƠN .iii
MỤC LỤC.iv
MỤC LỤC HÌNH VẼ .vi
LỜI NÓI ĐẦU . 1
CHƯƠNG I. CÁC PHƯƠNG PHÁP CẮT PHÔI THÉP TẤM . 5
1.1. Các phương pháp cắt phôi thép tấm . 5
1.1.1. Phương pháp cắt thủ công. 5
1.2. Cắt bằng hồ quang điện hoặc ngọn lửa khí . 6
1.3. Cắt phôi bằng plasma. 9
1.4. Cắt bằng Laser . 14
1.6. Máy cắt thép có lưỡi dao dạng đĩa. 20
CHƯƠNG II. CẮT PHÔI TẤM BẰNG ĐĨA CẮT (CON LĂN). 25
2.1. Cơ chế cắt phôi tấm bằng đĩa cắt (con lăn) . 25
2.1.1. Biến dạng của kim loại . 25
2.1.2. Sự thay đổi, biến dạng tính chất của thép tấm trong quá trình gia
công.32
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình cắt. 38
2.3. Sơ đồ nguyên lý cắt thép tấm bằng dao cắt dạng đĩa . 41
CHƯƠNG III. MÁY THÍ NGHIỆM, THIẾT KẾ ĐĨA CẮT . 45
VÀ LỰA CHỌN KHE HỞ CẮT (Z) . 45
3.1. Sơ đồ kết cấu máy cắt tôn tấm bằng đĩa cắt. 45
3.2. Cơ cấu điều chỉnh dao cắt. 49
3.3. Chọn vật liệu làm dao . 53
3.4. Thiết kế kết cấu dao cắt dạng đĩa. 55
3.5. Ứng dụng khi cắt thép CT3 . 57
80 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế, chế tạo dao cắt dạng đĩa và lựa chọn chế độ cắt hợp lý để giảm công suất tiêu thụ và nâng cao chất lượng vết cắt khi cắt thép tấm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á thành chung sản xuất.
- Có thể cắt nhiều loại vật liệu, cũng như độ dày khác nhau. Cắt plasma
có thể cắt nhiều loại vật liệu chứa sắt, hoặc không chứa sắt. độ dày cắt có thể
lên đến 80mm.
14
- Dễ dàng vận hành: Cắt plasma không yêu cầu kỹ thuật cao đối với
người vận hành, việc đào tạo cũng dễ dàng, thao tác cắt đơn giản, không cần
phải điều chỉnh nhiều khi thao tác.
- Cắt được nhiều biên dạng phức tạp.
- Tính kinh tế: Cắt plasma có tính kinh tế hơn so với cắt oxy-gas khi
cắt với các tấm dày dưới 25mm.
* Nhược điểm:
- Cắt thép tấm bằng Plasma năng suất cắt cao chiều dày cắt lớn có thể
cắt được tấm dày tới 50mm [2] tuy nhiên cắt Plasma điện cực cắt, vòi phun
thường xuyên phải thay thế làm tăng giá thành sản xuất cắt Plasma không thể
cắt với vật cắt không phải kim loại.
Hồ quang Plasma thổi kim loại nóng chảy và xỉ cháy ra khỏi rãnh căt
nó cũng nung nóng vật cắt kim loại, đầu mỏ súng cắt plasma, tất cả các điều
này có thể phát lửa và gây cháy và bỏng cho người công nhân. Súng mỏ cắt
plasma được thiết kế an toàn tự ngắt khi mất chụp sứ bảo vệ hoặc khi vòi
phun ngoài chạm điện cực. Tuy nhiên do đặc tính điện áp cao để duy trì hồ
quang điện áp này dễ gây nguy hiểm nếu bị rò. Hồ quang cắt plasma có thể
gây ra bỏng mắt và da khi tiếp xúc lâu. Cắt plasma có sinh ra khói độc và khí,
nếu hít phải có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Chi phí khí cắt khá cao ảnh
hưởng tới tính kinh tế trong quá trình sản xuất [2].
Giá thành điện cực cao khi cắt chiều dài kim loại >40mm phải sử dụng
các nguồn lớn, thiết bị đắt tiền. Điện cực nhanh mòn (400 lần phát hồ
quang/điện cực [2].
1.4. Cắt bằng Laser
* Đặc điểm, công dụng:
Nguyên lý của công nghệ này là sử dụng chùm tia laser có mật độ năng
lượng cao và dẫn hội tụ lại tạo nên điểm tập trung năng lượng rất lớn dưới
15
dạng nhiệt và có khả năng nung nóng thậm chí đốt cháy vật liệu tại điểm hội
tụ đó. Một trong những ứng dụng Laser thường thấy trong công nghệ chế tạo
là Cắt vật liệu bằng tia Laser.
Hình 1.6. Sơ đồ nguyên lý cắt bằng tia Laser
Theo nguyên lý hình thành Laser CO2, khi hỗn hợp khí CO2, N2, He bị
kích thích bởi điện áp phân cực với hiệu điện thế và tần số cao sẽ xảy ra quá
trình chuyển hóa giữa các trạng thái năng lượng, là nguyên nhân tạo ra các
luồng hạt Photon dưới dạng sóng bức xạ với 02 bước sóng chính là 10,4
Micromet và 9,4 Micromet. Đáng chú ý nhất là bước sóng 10,4µm vừa có
16
tính chất dao động nhiệt - mang năng lượng nhiệt cao nhưng cũng mang
những tính chất của ánh sáng mặc dù không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Bức xạ này được gọi là Laser và do hình thành từ sự dao động phân tử khí
CO2 nên còn gọi là Laser CO2.
Do 2 tính chất vật lý như nói trên, Laser CO2 rất phù hợp trong ứng
dụng cắt vật liệu. Thứ nhất, với tính chất vật lý dao động nhiệt, Laser CO2
mang theo nguồn năng lượng lớn, tốc độ rất cao dưới dạng nhiệt nên có thể
sử dụng để nung nóng hoặc thậm chí đốt cháy vật liệu tại những vị trí tác
động. Thứ 2 là tính chất vật lý của ánh sáng như phản xạ (khi gặp gương
phản xạ), khúc xạ khi đi qua các môi trường trong suốt có hệ số khúc xạ
(chiết suất) khác nhau. Với tính chất phản xạ, khúc xạ, chúng ta có thể sử
dụng các dụng cụ quang học như gương phản xạ để chuyển hướng đường đi
của chùm tia, sử dụng thấu kính để hội tụ chùm tia làm tăng lên nhiều lần mật
độ năng lượng của chùm tia. Trên cơ sở đó chúng ta có được 2 yếu tố then
chốt là khuếch đại năng lượng tới ngưỡng cần thiết và dẫn nguồn năng lượng
đó tới vị trí cần gia công. Việc di chuyển đầu cắt trong quá trình gia công (do
Hệ máy chính, hệ điều khiển CNC đảm nhiệm) luôn luôn đảm bảo đường đi
của chùm tia Laser khi tới trước thấu kính hội tụ không bị suy giảm, giữ được
hướng và điểm hội tụ do đó luôn là điểm tập trung mật độ năng lượng cao
nhất dù ở các vị trí khác nhau trong quá trình di chuyển cắt.
Nguồn Laser CO2 có cấu tạo phức tạp tùy thuộc vào công nghệ chế tạo
của các hãng khác nhau nhưng có thể chia thành các nhóm bộ phận chính
sau: buồng cộng hưởng dao động; Bơm nhồi để tạo vận tốc luồng hỗn hợp
khí tới hơn 200m/s (720km/h), Bơm xả để xả hỗn hợp khí trong quá trình duy
trì áp suất và chất lượng khí của buồn cộng hưởng; Hệ thống tạo điện cao áp
RF với điện áp 3~4KV hoặc cao hơn, tần số tới 2MHz; Hệ thống các cảm
biến nhiệt độ, cảm biến áp suất, cảm biến lưu lượng nước làm mát, cảm biến
17
công suất Laser chuyên dụng Hệ thống đường ống dẫn nước làm mát tuần
hoàn tới các điểm phát sinh nhiệt độ.
* Ưu điểm:
Công nghệ gia công này có những ưu điểm vượt trội so với một số
công nghệ gia công truyền thống trong cùng nhóm ứng dụng như: cho năng
suất rất cao (tốc độ gia công lớn), chất lượng gia công bề mặt đẹp –vết cắt
nhỏ gọn, cắt được biên dạng phức tạp (quá trình cắt laser thường được sử
dụng là nguyên công sau cùng, không cần gia công lại), gia công được nhiều
loại vật liệu cả kim loại và phi kim, gốmVật tư nhiên liệu tiêu hao ít.
* Nhược điểm:
Nhược điểm của phương pháp này là hệ thống thiết bị, công nghệ phức
tạp nên giá thành cao, khó làm chủ công nghệ thiết bị, không thích hợp với
một số sản phẩm yêu cầu ít phát sinh nhiệt tại bề mặt gia công, ngoài ra tia
laser không cắt được một số kim loại có tính chất hấp thụ laser như đồng,
không cắt được vật liệu có độ dày lớn.
Ngoài các nguy cơ mất an toàn nói chung như các nhóm thiết bị gia
công chế tạo khác, khi vận hành hoặc sửa chữa thiết bị cắt bằng Laser CO2
cần đặc biệt lưu ý những điểm sau:
- Nguy hiểm từ điện cao áp: để tạo ra Laser, hệ thống sử dụng điện
công nghiệp thông thường 3pha/220V/50Hz hoặc 3pha/380V/50Hz qua các
mạch khuếch đại điện áp và điều chế xung tạo thành điện cao áp với tần số
cao và công suất lớn: điện áp >2000V (có những thiết bị sử dụng tới
18.000V), tần số tới 2MHz hoặc cao hơn; công suất tới hàng chục Kw. Đây là
điện áp đặc biệt nguy hiểm đối với con người. Trong nguồn Laser CO2, các
điểm có điện cao áp thường được bảo vệ kín để giảm thiểu sự rò rỉ và tiếp
xúc. Tuy nhiên khi làm việc tại các khu vực này, cần mang găng tay cao su,
đi ủng cách điện, tránh đứng hoặc tiếp xúc với bề mặt ẩm ướt hoặc chi tiết
18
dẫn điện, không mang đồ dùng trang sức trên người bằng kim loại vì có thể
gây phóng điện hoặc va chạm gây cháy chập.
- Nguy hiểm từ nguồn nhiệt: Có 2 dạng nguy cơ gây bỏng là do tiếp
xúc với các điểm nhiệt độ cao và bỏng do tiếp xúc chùm tia Laser. Các điểm
có nhiệt độ cao như: buồng cộng hưởng, đường ống dẫn khí từ buồng cộng
hưởng, bơm nhồi, bơm xả, gương phản xạ, cảm biến Laser. Ngoài ra tia Lase
CO2 với bước sóng 10,4 m và 9,4µm là dạng sóng mang tính chất của sóng
ánh sáng nhưng không nhìn thấy bằng mắt thường nên cần hết sức cẩn thận,
tia này đặc biệt nguy hiểm đối với mắt và da. Khi phải thao tác căn chỉnh
hướng phản xạ chùm tia hoặc bào trì sửa chữa, cần chú ý chỉ cho hệ thống ở
trạng thái kích hoạt laser khi đã đóng kín các tấm che bảo vệ, ngoài nên sử
dụng các đồ bảo hộ hoặc các vật liệu che chắn có tính chất hấp thụ tia Laser
như nhựa acrylic tại những khu vực có khả năng phát tán chùm tia.
1.5. Cắt phôi bằng máy cắt lưỡi song song
Hình 1.7. Sơ đồ dao lưỡi song song
19
Thật chất của quá trình cắt đứt kim loại bằng áp lực lưỡi cắt là sự
biến dạng dẻo sau đó đến phá huỷ kim loại. Quá trình cắt đứt vật liệu chia
làm ba giai đoạn liên tục.
Giai đoạn 1: đây là giai đoạn biến dạng đàn hồi.
Giai đoạn 2: là giai đoạn biến dạng dẻo.
Dao đi xuống làm cho lực cắt tăng lên vượt quá điểm tới hạn, kim
loại bị biến dạng dẻo. Biến dạng dẻo này phát sinh ngay ở mép của dao
cắt, ứng suất tập trung làm phát sinh dòng chảy kim loại tạo thành vùng
kim loại bị chèn ép. Sự chèn ép cục bộ đó sẽ phát triển đến khi toàn bộ
chiều dày của kim loại đạt đến ứng suất đủ để làm xuất hiện đường trượt.
Những đường trượt này tạo ra đường dẻo hẹp hình bình hành khi cắt, do
đó biến dạng trượt kèm theo uốn và kéo các thớ kim loại cho đến khi bắt
đầu xuất hiện các vết nứt. Giai đoạn này dao cắt từ 20 50% chiều dày
kim loại.
Giai đoạn 3: Dao tiếp xúc đi xuống, tại thời điểm khi ứng lực gần
đến giới hạn bền, các vết nứt xuất hiện từ hai mép của dao tiến sâu vào vật
liệu và làm đứt rời vật liệu.
* Ưu điểm:
Mặt phẳng cắt đẹp, hành trình nhỏ, thời gian ngắn.
Có thể cắt được chi tiết có chiểu rộng 3200mm, chiều dày cắt tới
60mm [14].
* Nhược điểm:
Lực cắt lớn đường tác dụng lực cắt trên hai lưỡi cắt không nằm trên
một đường thẳng có khoảng cách z và a do đó tạo mômen lực làm phôi
quay đi một góc o2010 , tăng lượng khe hở S sẽ làm giảm chất lượng
mép cắt
20
Chỉ cắt được đường thẳng với chiều rộng nhỏ hơn chiều dài của
lưỡi cắt (B<L) [14]
1.6. Máy cắt thép có lưỡi dao dạng đĩa
Hình 1.8. Sơ đồ bố trí dao đĩa
Quá trình cắt kim loại tấm dày trên máy cắt dao đĩa được thực hiện
bằng những đĩa dao quay tròn, đĩa dao trên và đĩa dao dưới được quay
ngược chiều nhau cùng một tốc độ góc ( ), vật liệu cắt được chuyển dịch
nhờ lực ma sát giữa kim loại và dao đĩa. Vị trí và kích thước đĩa dao được
xác định phụ thuộc vào chiều dày vật liệu cắt.
Đặc điểm nổi bật khi cắt trên máy cắt dao đĩa là với một đường kính
đĩa dao xác định, máy cắt không những chỉ cắt kim loại mà còn giữ chặt
và kéo kim loại vào vùng cắt. Vì vậy chiều dài của dải cắt là không giới
hạn.
Khi S < 3mm (chiều dày vật liệu) D = 60S [14]
S = (410)mm (1.1) [14] D = (4050) S (1.2) [14]
S> 10 mm [14] D = 30S [14]
D: đường kính của dao cắt.
21
Để mặt cắt thẳng và đẹp không có ba via thì máy cắt đĩa phải có độ ăn
dao.
h = (0,20,3) S (1.3)
S chiều dày tấm tôn.
Khe hở giữa hai dao: Z = (0,10,15) S (1.4)
Dao chế tạo xong đạt độ cứng 60HRC, góc ăn dao < 140
Góc trước: = 10 1030’
Ngoài ra để khắc phục hiện tượng quay tấm kim loại ta phải mài góc
trước = 8100. Nhưng ít dùng vì để tận dụng tuổi bền dao.
* Ưu điểm:
- Kết cấu máy đơn giản
- Cắt tuần tự từng điểm một quá trình cắt liên tục.
- Cắt được được chiều dài không hạn chế và có thể cắt được các
đường tròn khi gắn bộ khởi động từ điều chỉnh quá trình cắt.
- Không tốn thời gian cho hành trình chạy không, năng suất cao.
* Nhược điểm:
- Các thao tác đều thực hiện bằng thủ công (lấy dấu, đưa phôi vào và
đưa phôi ra).
- Khi cắt các đường không phải đường thẳng cần lắp thêm bộ khởi
động từ để điều chỉnh tốc độ cắt.
Kết luận chương 1:
- Với phương pháp cắt thủ công:
+ Tốn nhiều thời gian, các vết cắt không được thẳng và sản phẩm tạo
ra không đảm bảo yêu cầu về độ chính xác, chiều dày cắt nhỏ, năng xuất
cắt rất thấp.
+ Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các phân xưởng thủ công, cắt
các loại thép tấm có chiều dày bé và diện tích nhỏ.
22
+ Chỉ áp dụng cắt những tấm thép có chiều dày và diện tích nhỏ. Chủ
yếu dùng trong các xưởng sản xuất vừa và nhỏ.
- Với phương pháp cắt bằng ngọn lửa khí:
+ Đây là phương pháp cắt phụ thuộc vào sự điều khiển của con
người, sản phẩm làm ra phụ thuộc vào tay nghề người công nhân đứng
máy, sai số trong quá trình cắt là lớn vì phụ thuộc vào kinh nghiệm của
người công nhân, các quá trình điều chỉnh chế độ cắt, lưu lượng cắt đều do
con người đảm nhận. Do phải làm việc thủ công nên năng suất lao động
không cao, vết cắt không tốt bằng vết cắt cơ học, hiệu quả kinh tế cũng
thấp. Đối với cắt bằng Gas – Oxy người công nhân còn phải đối mặt với
nguy cơ tai nạn lao động cao do nổ bình. Chi phí khí cắt khá cao ảnh
hưởng tới tính kinh tế trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên cắt bằng ngọn
lửa khí thuận lợi trong các điều kiện thi công ngoài công trường hoặc các
vị trí khó cắt trong không gian.
+ Không cắt được Al, Cu, thép không rỉtốc độ cắt nhỏ hơn
800mm/phút [2].
- Với phương pháp cắt bằng Plasma:
+ Cắt thép tấm bằng Plasma năng suất cắt cao chiều dày cắt lớn có
thể cắt được tấm dày tới 50mm [2] tuy nhiên cắt Plasma điện cực cắt, vòi
phun thường xuyên phải thay thế làm tăng giá thành sản xuất cắt Plasma
không thể cắt với vật cắt không phải kim loại.
+ Hồ quang Plasma thổi kim loại nóng chảy và xỉ cháy ra khỏi rãnh
cắt nó cũng nung nóng vật cắt kim loại, đầu mỏ súng cắt plasma, tất cả các
điều này có thể phát lửa và gây cháy và bỏng cho người công nhân. Súng
mỏ cắt plasma được thiết kế an toàn tự ngắt khi mất chụp sứ bảo vệ hoặc
khi vòi phun ngoài chạm điện cực. Tuy nhiên do đặc tính điện áp cao để duy
trì hồ quang điện áp này dễ gây nguy hiểm nếu bị rò. Hồ quang cắt plasma có
23
thể gây ra bỏng mắt và da khi tiếp xúc lâu. Cắt plasma có sinh ra khói độc và
khí, nếu hít phải có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Chi phí khí cắt khá cao
ảnh hưởng tới tính kinh tế trong quá trình sản xuất [2]
- Với phương pháp cắt bằng tia Laser:
+ Công nghệ phức tạp nên giá thành cao, khó làm chủ công nghệ thiết
bị, không thích hợp với một số sản phẩm yêu cầu ít phát sinh nhiệt tại bề
mặt gia công, ngoài ra tia laser không cắt được một số kim loại có tính
chất hấp thụ laser như đồng, không cắt được vật liệu có độ dày lớn.
+ Hiệu suất thấp.
+ Khó điều chỉnh công suất đầu ra.
+ Khả năng điều chỉnh độ lệch tia kém.
+ Có kỹ thuật cao, đầu tư cao.
+ Cần phải xác định chính xác điểm gia công.
- Với phương pháp cắt bằng máy cắt thép có lưỡi dao dạng đĩa
+ Kết cấu máy đơn giản không tốn nhiều chi phí về kinh tế trong
quá trình chế tạo.
+ Cắt tuần tự từng điểm một, quá trình cắt liên tục.
+ Không tốn thời gian cho hành trình chạy không, năng suất cao.
+ Cắt được được chiều dài không hạn chế rất phù hợp cho các quá
trình gia công như gia công các kết cấu dầm I (Cần cắt những tấm tôn có
chiều dài lớn mà các phương pháp khác khó thực hiện được) gia công các
tấm cốp pha trong ngành xây dựng (cốp pha cột, cốp pha cống...) đặc biệt
là trong các trường dạy nghề hiện nay cụ thể như nghề hàn, nghề phay...
ứng dụng trong bộ môn chế tạo phôi là hết sức cần thiết giảm được rất
24
nhiều chi phí về kinh tế cho nguyên công chế tạo phôi (loại bỏ được chi
phí như: chi phí khí ga, ôxy, axetylen...)
Trong công nghệ gia công không tạo phoi, việc cắt phôi tấm kim
loại bằng dụng cụ cắt dạng đĩa với đường tạo hình (đường cắt) được sử
dụng với chiều dài cắt không giới hạn. Với đường cắt có hình dáng phức
tạp, cần phối hợp và thực hiện đồng thời các thành phần chuyển động chạy
dao trên máy cắt, điều khiển chạy dao linh hoạt thường dùng các phương
pháp cắt Laser, Plasma trên máy cắt có phần mềm CAD/CAM để thiết
kế, lập trình tự động diều khiển quá trình cắt hợp lý, hiệu quả và năng
xuất. Tuy nhiên, máy cắt thép tấm sử dụng dao cắt dạng đĩa vẫn được lựa
chọn khi cắt các tấm dài, sản xuất loạt nhỏ vì cấu tạo máy đơn giản, công
suất tiêu thụ không cao, dụng cụ cắt đơn giản, chi phí thiết bị không cao.
Trong khi đó chưa có nghiên cứu cắt thép bằng lưỡi dao dạng đĩa cho
những trường hợp cắt thép tấm cụ thể. Vì vậy, cắt phôi tấm bằng dao cắt
dạng đĩa vẫn được các nhà kỹ thuật quan tâm, việc nghiên cứu “Thiết kế,
chế tạo dao cắt dạng đĩa và lựa chọn chế độ cắt hợp lý để giảm công
suất tiêu thụ và nâng cao chất lượng vết cắt khi cắt thép tấm” là có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn.
25
CHƯƠNG II. CẮT PHÔI TẤM BẰNG ĐĨA CẮT (CON LĂN)
2.1. Cơ chế cắt phôi tấm bằng đĩa cắt (con lăn)
2.1.1. Biến dạng của kim loại
Biến dạng đàn hồi, biến dạng dẻo và phá huỷ là ba quá trình nối tiếp
nhau xảy ra trong kim loại và hợp kim dưới tác dụng của ngoại lực và tải
trọng.
Hình 2.1. Biến đồ biến dạng của kim loại
Từ biểu đồ ta thấy:
Khi tải trọng tác dụng P < Pp thì biến dạng kim loại tỷ lệ bậc nhất
với tải trọng hay đây là giai đoạn biến dạng đàn hồi.
Khi tải trọng từ Pp Pa thì biến dạng tăng với tốc độ nhanh và đây
là giai đoạn biến dạng dẻo kèm theo biến dạng đàn hồi.
P Tải trọng
Pb
Pa
Pp
b
d
a
c
O a' a” l (độ biến dạng)
26
Khi tải trọng đạt đến giá trị lớn nhất Pb thì trong kim loại bắt đầu
xuất hiện vết nứt, tại đây ứng suất tăng nhanh và kích thước vết nứt tăng
lên và cuối cùng là phá huỷ kim loại.
Biến dạng đàn hồi:
Khi chịu tải, vật liệu sinh ra một phản lực cân bằng với ngoại lực.
Ứng suất là phản lực tính trên một đơn vị diện tích, ứng suất vuông góc
với mặt chịu lực gọi là ứng suất pháp , gây ra biến dạng . Ứng suất tiếp
sinh ra xê dịch trong mặt chịu lực. Ứng suất pháp ba chiều (áp lực P)
làm biến đổi thể tích V/V.
Biến dạng đàn hồi có thể do ứng suất pháp hoặc ứng suất tiếp sinh
ra như sơ đồ sau. Đó là biến dạng mất đi khi bỏ tải, tuyến tính và không có
vòng trễ.
a) b) c) d)
Hình 2.2 Biến dạng đàn hồi
a. Ứng suất kéo c. Ứng suất tiếp
b. Ứng suất nén d. Ép ba chiều
Đối với nhiều vật liệu, quan hệ tuyến tính giữa ứng suất và biến dạng
đàn hồi được mô tả bằng định luật Hooke. Phương trình cơ sở của lý
thuyết đàn hồi.
= E (cho kéo, nén)
= G (cho xê dịch)
Trong đó: E: môdun đàn hồi.
27
G: độ xê dịch
Và: P = K.V/V (cho phép ba chiều) (2.1)
K = E/[ 3(1-2)] (2.2)
G = E/[2(1-)] (2.3)
Đa số vật liệu: = 0,3
Như vậy biến dạng đàn hồi của kim loại có thể hiểu là: các nguyên tử
trong mạng tinh thể tác động qua lại với nhau bằng lực hút, lực đẩy. Bình
thường nếu khoảng cách giữa các nguyên tử bằng bán kính của nguyên tử r0
thì các nguyên tử hút với nhau. Còn khi có ngoại lực tác dụng thì mạng tinh
thể bị xô lệch mạng làm cho khoảng cách giửa các nguyên tử khác r0 thì lúc
này xuất hiện các lực tương hỗ giữa các nguyên tử về vị trí cân bằng.
Những thay đổi sau biến dạng:
Tổ chức tế vi: Biến dạng dẻo làm thay đổi rõ rệt tổ chức tế vi hay cơ tính:
Sau khi biến dạng dẻo, ngoài biên giới hạt ra, một phần khá lớn mạng
tinh thể của kim loại không sắp xếp trật tự. Mức độ biến dạng càng lớn,
mức độ xô lệch mạng tinh thể càng cao.
Trong quá trình biến dạng dẻo hình dạng hạt hay thay đổi rất nhiều,
hạt có thể bẹt và dài ra khó nhận biết được biên giới hạt trên tổ chức tế vi,
hoặc khi độ biến dạng lớn các hạt kim loại có thể bị chia cắt và trở nên
nhỏ hơn, pha thứ hai hoặc tạp chất bị nhỏ vụn ra rồi kéo dài theo phương
biến dạng (cán, kéo, rèn, ép) tạo nên tổ chức dạng thớ, làm cho kim loại bị
phá huỷ dòn theo chiều ngang thớ.
Trong quá trình trượt có kèm theo sự quay của mặt và phương trượt
với xu hướng tiến gần về trục biến dạng chính. Mức độ biến dạng càng lớn
mức độ quay càng nhiều và có thể làm cho các hạt đều có phương mạng
giống nhau được gọi là hiện tượng định hướng phương mạng hay textua.
28
Tính chất: Biến dạng dẻo làm xuất hiện ứng suất dư biến đổi cơ, lý, hoá
tính của kim loại.
Sau khi biến dạng dẻo trong kim loại có tồn tại ứng suất dư. Người ta
chia làm hai loại: ứng suất dư tế vi và thô đại.
Ứng suất dư tế vi: Là loại ứng suất tồn tại trong kim loại. Sau khi bỏ
tải trọng biến dạng, được cân bằng trong phạm vi từng phần nhỏ của hạt
hay trong từng hạt. Nguyên nhân là do biến dạng dẻo xảy ra không đồng
nhất giữa các hạt do hình thành các mặt trượt, tạo nên xô lệch mạng. Độ
biến dạng càng lớn ứng suất dư tế vi càng tăng. Ứng suất dư tế vi gắn liền
với xô lệch mạng có tác dụng cản trở chuyển động của lệch làm tăng ứng
suất thô đại, là loại ứng suất tồn tại trong cả thể tích kim loại hay giữa các
phần sinh ra do biến dạng không đồng đều trên toàn tiết diện.
Ứng suất thô đại không có lợi là một trong những nguyên nhân gây
phá huỷ.
Biến dạng dẻo làm biến đổi cá tính của kim loại, làm tăng giới hạn
bền, giới hạn chảy, giới hạn đàn hồi.
Biến dạng dẻo làm biến đổi lý, hoá tính kim loại: Vì biến dạng dẻo
làm tăng xê lệch mạng, nhỏ hạt nên giảm tính dẫn điện (tăng điện trở), lực
kháng từ tăng lên, độ thấm từ, cảm ứng tư dủ giảm đi. Các lý tính như
nhiệt dung, hệ số giản nỡ nhiệt không đổi, hoạt tính hoạt động hoá học, nó
dễ bị ăn mòn và có khuynh hướng nứt ăn mòn.
Phá huỷ:
Quá trình biến dạng tăng dần với mức độ nào đó kim loại sẽ bị phá
huỷ. Đây là một dạng hỏng nghiêm trọng và không thể phục hồi được.
Cơ chế của quá trình phá huỷ: Đầu tiên hình thành các vết nứt từ kích
thước siêu vi mô, vi mô đến vĩ mô.
29
Phá huỷ trong điều kiện tải trọng tĩnh:
Phá huỷ có kèm theo sự biến dạng dẻo với mức độ tương đối gọi là
phá huỷ dẻo. Phá huỷ dẻo xảy ra với tốc độ nhỏ và cần nhiều năng lượng
nên ít nguy hiểm.
Điều kiện cần thiết cho phá huỷ dẻo xảy ra là biến dạng dẻo và trạng
thái ứng suất kéo ba chiều trong vùng có co thắt cục bộ.
Hình 2.3. Các dạng nứt khi phá huỷ dẻo
Phá huỷ dòn hầu như không có biến dạng dẻo vĩ mô kèm theo xảy ra
tức thời nên khá nguy hiểm. Bề ngoài mặt đứt khi phá huỷ thường vuông
góc với ứng suất pháp lớn nhất nhưng mặt vĩ mô thì có thể là theo các mặt
phẳng tinh thể xác định (mặt vỏ dòn ở bên trong mọi hạt).
Hình 2.4. Đường cong thử kéo
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phá huỷ là: nhiệt độ, tốc độ biến dạng
và tập trung ứng suất.
Giòn
Dẻo
30
Ứng suất cần thiết để phát triển vết nứt.
c =
2
1
s
C.
E2
(2.4)
E - môđun đàn hồi.
s - sức căng bề mặt.
C - kích thước đặc trưng của vết nứt ban đầu.
Phá huỷ trong điều kiện tải trọng thay đổi theo chu kỳ (phá huỷ mỏi):
Cơ chế của phá huỷ mỏi cũng xảy ra bằng cách tạo thành và phát
triển vết nứt.
Sự phá huỷ mỏi phụ thuộc vào yếu tố: Ứng suất tác dụng, số chu kỳ
tác dụng của tải trọng, yếu tố tập trung của ứng suất.
Phá huỷ ở nhiệt độ cao (phá huỷ dão):
Sự tạo nên vết nứt có thể theo cơ chế sau: Các hạt trượt lên nhau theo
biên giới hạt có tập trung ứng suất tạo ra vết nứt.
Dưới tác dụng của ngoại lực kim loại biến dạng theo các giai đoạn: biến
dạng đàn hồi, biến dạng dẻo và phá huỷ. Tuỳ theo cấu trúc tinh thể của mỗi
kim loại, các giai đoạn trên có thể xảy ra ở các mức độ khác nhau dưới tác
dụng của ngoại lực và tải trọng.
Hình 2.5- Biểu đồ biến dạng dẻo kim loại
Δl Δd Δdh
Pđh
Pd
P
31
Khi tải trọng tác dụng nhỏ hơn Pđh thì biến dạng kim loại tăng theo
đường bậc nhất, đây là giai đoạn biến dạng đàn hồi: biến dạng mất đi sau khi
khử bỏ tải trọng.
Khi tải trọng từ Pdh → Pd thì độ biến dạng tăng với tốc độ nhanh, đây
là giai đoạn biến dạng dẻo, kim loại bị biến đổi kích thước, hình dạng sau bỏ
tải trọng tác dụng lên nó.
Khi tải trọng đạt đến giá trị lớn nhất thì trong kim loại bắt đầu xuất
hiện vết nứt, tại đó ứng suất tăng nhanh và kích thướt vết nứt tăng lên, cuối cùng
kim loại bị phá huỷ. Đó là giai đoạn phá huỷ: tinh thể kim loại bị đứt rời.
Trong kim loại đơn tinh thể các nguyên tử kim loại sắp xếp theo một trật
tự xác định, mỗi nguyên tử luôn dao động xung quanh vị trí cân bằng của nó
b)
c) d)
a)
Hình 2.6- Sơ đồ biến dạng trong đơn tinh thể kim loại
Dưới tác dụng của ngoại lực hay cắt kim loại bằng áp lực, mạng tinh
thể bị biến dạng. Khi lực tác dụng nhỏ, ứng suất sinh ra trong kim loại chưa
vượt quá giới hạn đàn hồi, các nguyên tử kim loại dịch chuyển không quá
32
một thông số mạng, nếu thôi tác dụng lực thì mạng tinh thể lại trở về trạng
thái ban đầu.
Khi ứng suất sinh ra trong kim loại vượt quá giới hạn đàn hồi thì kim
loại bị biến dạng dẻo do trượt và song tính.
Theo hình thức trượt, một phần đơn tinh thể dịch chuyển song song với
phần còn lại theo một mặt phẳng nhất định, mặt phẳng này gọi là mặt trượt.
Theo hình thức song tính, một phần tinh thể vừa trượt, vừa quay đến
một vị trí mới đối xứng với phần còn lại qua một mặt phẳng gọi là mặt song
tính. Các nguyên tử kim loại trên mỗi mặt di chuyển một khoảng tỷ lệ với
khoảng cách đến mặt song tính.
Các lý thuyết và thực nghiệm cho thấy trượt là hình thức chủ yếu gây
ra biến dạng dẻo trong kim loại khi lực tác dụng lên nó sinh ra ứng suất lớn
hơn giới hạn đàn hồi nhưng chưa vượt ứng suất phá huỷ hay ứng suất giới
hạn bền của vật liệu. Đây là giai đoạn thứ hai của quá trình cắt kim loại, giai
đoạn này xảy ra trước quá trình kim loại bị phá huỷ hay quá trình kim loại bị
cắt đứt.
Trong quá trình biến dạng dẻo kim loại vì ảnh hưởng của các nhân tố
như: nhiệt độ không đều, tổ chức kim loại không đều, lực biến dạng phân bố
không đều, ma sát ngoài vv... đều làm cho kim loại sinh ra ứng suất dư, bên
trong bất cứ kim loại biến dạng dẻo nào cũng đều sinh ra ứng suất dư, sau khi
thôi tác dụng ứng suất dư vẫn còn tồn tại.
2.1.2. Sự thay đổi, biến dạng tính chất của thép tấm trong quá trình gia công
Khi cắt tính chất của thép tấm bị thay đổi. Sở dĩ như vậy là trong quá trình
cắt biến dạng dẻo nguội làm cấu trúc tinh thể thay đổi: mật độ khuyết tật tăng lên
mạnh mẽ dẫn tới độ bền kim loại tăng lên, kích thước và hình dạng các hạt kim
lọai cũng như hướng của trục tinh thể thay đổi làm phát sinh ứng suất dư và xuất
hiện những mặt trượt kích thích quá trình hóa già của kim loại.
33
Sự hóa già do biến dạng:
Hệ quả của sự hóa già kim loại là giảm tính dẻo (độ giãn dài tỷ đối
giảm) và nâng cao tính bền của kim lọai (trở lực biến dạng, giới hạn chảy v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_thiet_ke_che_tao_dao_cat_dang_dia_va_lua_chon_che_do.pdf