MỤC LỤC
PHAÀN MÔÛ ÑAÀU
1. lyù do choïn ñeà taøi. 1
2. Mục Tiêu nghiên cứu: 1
3. Đối tương và phạm vi nghiên cứu. 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu. 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu. 2
a. không gian 2
b. Thời gian 2
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 3
1. Khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 3
1. 1 Vài nét sơ lược về công ty 3
1. 2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh. 3
1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy. 4
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn. 5
2.1. Cơ sở lý luận. 5
2.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 5
2.1.2 Các nội dung và lý luận liên quan. 6
a. Bộ tiêu chuẩn SA8000: 6
b. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000. 7
c. Bộ quy tắc ứng xử CoC 9
2. 2. Cơ sở thực tiễn. 11
2.2.1 Vấn đề CSR ở các nước phát triển: 11
2.2.2 Vấn đề CSR ở Việt Nam. 12
3. Lợi ích của việc thực hiện CSR. 14
3.1 Giảm chi phí và tăng năng suất 14
3.2 Tăng doanh thu 15
3.3 Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty 15
3.4 Thu hút nguồn lao động giỏi 15
3.5 Ví dụ ở Việt Nam 16
Chương 2 : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN SA8000 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ LUYỆN KIM 17
1.Các yêu cầu của tiêu chuẩn SA8000 khi áp dụng tại công ty: 17
1.1. Điều khoản chung 17
1.2. Đào tạo và học nghề: 18
1.3. Quan hệ lao động 18
1.4. Chế độ tiền lương 19
1.5. Thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi 19 1.6. An toàn vệ sinh lao động 20
1.7. Hệ thống quản lý thực hiện và kiểm tra giám sát 22
2. Tác động của SA8000 đối với hoạt động kinh doanh của công ty. 22
2.1 Tác động đến người lao động 22
2.2 Tác động đến khách hang 22
2.3 Về thị trường: 23
2.4 Về kinh tế: 23
2.5 Quản lý rủi ro: 23
3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty khi áp dụng tiêu chuẩn SA8000 24
3.1 Thuận lơi. 24
3.2 Khó khăn. 24
Chương 3 : GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 26
1.Nhận xét chung về công tác quản trị chất lượng tại Công ty. 26
1.1Ưu điểm: 26
1.2Nhược điểm: 26
2. Một số kiến nghị 26
KẾT LUẬN 28
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6550 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng việc thưc hiện tiêu chuẩn SA8000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t có hạI khác, các xử lý phát ra hoặc thảI ra phảI đạt đến hoặc vượt quá yêu cầu tốI thiểu mà phát luật quy định.
10. Các Hệ thống Quản lý
Công ty cung ứng sẽ đặt ra và thực hiện một chính sách đối với khả năng chịu trách nhiệm về mặt xã hội, một hệ thống quản lý để đảm bảo rằng các yêu cầu của Bộ luật Ứng xử BSCI có thể được đáp ứng cũng như thiết lập và tuân thủ chính sách chống hối lộ/chống tham nhũng trong tất cả các hoạt động kinh doanh của họ. Ban quản lý phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng và cải thiện liên tục bằng cách thực hiện các biện pháp sửa chữa và đánh giá định kỳ về Bộ luật Ứng xử cũng như việc trao đổi thông tin về các yêu cầu của Bộ luật Ứng xử cho mọi người lao động. Cũng cần phải chỉ rõ những mối quan tâm về việc không tuân thủ Bộ luật Ứng xử này của người lao động.
2. 2. Cơ sở thực tiễn.
2.2.1 Vấn đề CSR ở các nước phát triển:
Người tiêu dùng ở các nước Âu – Mỹ hiện nay không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến cách thức các công ty làm ra sản phẩm đó, có thân thiện với công đồng, môi trường sinh thái, nhân đạo và lành mạnh. Nhiều phong trào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và môi trường phát triển rất mạnh. Chẳng hạn như phong trào tẩy chay thực phẩm gây béo phì nhằm vào các công ty sản xuất đồ ăn nhanh, nước giải khát có ga, phong trào thương mại công bằng, phong trào tẩy chay sản phẩm làm bằng lông thú, tẩy chay sản phẩm bóc lột lao động trẻ em, phong trào tiêu dùng theo lương tâm.
Trước áp lực xã hội hầu hết các công ty lớn đã chủ động đưa CSR vào chương trình hoạt động của mình một cách nghiêm túc. Hàng nghìn chương trình đã được thực hiện như tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải carbon, xóa mù chữ, xây dựng trường học cứu trợ, ủng hộ nạn nhân thiên tai, thành lập quỹ và trung tâm nghiên cứu vắc xin phòng chống ADIS và các bệnh dịch khác ở các nước nhiệt đới, đang phát triển. Có thể kể đến các tên tuổi đi đầu trong các hoạt động này như: TNT, Google, Intel, Unilever, CocaCola, GE, Nokia, HSBC, Levi Strauss, GlaxoSmithKline, Bayer, DuPont, Toyota, Sony, UTC, Samsung, Gap, BP, ExxonMobil…theo tổ chức Giving USA Fuondation số tiền các doanh nghiệp đóng góp cho các hoạt động trên toàn thế giới lên đến 13,77 tỷ USD ( năm 2005 ) và gần 1000 công ty được đánh giá là “ công dân doanh nghiệp tốt”. Nổi bật là trường hợp nhân hàng Grameen do TS. Muhammad Yunus đã cung cấp tín dụng vi mô cho 6,6 triệu người, trong đó 97% là phụ nữ nghèo ở Bangladesh vay tiền để cải thiện cuộc sống ( ông được trao giải Nobel hòa bình năm 2006 ).
Hiện nay,hầu hết các công ty đa quốc gia đều xây dựng các bộ quy tắc ứng xử )code of conduct) có tính chất chuẩn mực áp dụng đối với nhân viên của mình trên toàn thế giới.Lợi ích đạt được qua những cam kết CSR đã được ghi nhận.Không những hình ảnh công ty được cải thiện trong mắt công chúng và người dân địa phương giúp công ty tăng doanh số bán hàng hay thực hiện các thủ tục đầu tư được thuận lợi,mà ngay trong nội bộ công ty ,sự hài long và gắn bó của nhân viên với công ty cũng tăng lên,cũng như các chương trình tiết kiệm năng lượng giúp giảm chi phí hoạt động cho công ty không nhỏ.
Có thể nói CSR đã có chỗ đứng khá vững chắc trong nhận thức của giới doanh nghiệp.Một số trung tâm,viện nghiên cứu về trách nhiệm doanh nghiệp đã được các trường đại học ở Mỹ thành lập.78% sinh viên ngành quản trị doanh nghiệp cho rằng chủ đề CSR nên được đưa vào các chương trình giảng dạy.Trong cuộc khảo sát của công ty McKinsey năm 2007, 84% số quản trị viên cao cấp được hỏi cho rằng đóng góp vào các mục tiêu xã hội của cộng đồng cần được tiến hành song song với việc gia tăng giá trị cổ đông,trong khi chỉ có 16% cho rằng lợi nhuận là mục tiêu duy nhất.51% và 48% ý kiến lần lượt cho rằng môi trường(trong số 15 vấn đề chính trị-xã hội khác nhau) là vấn đề hàng đầu tập trung sự chú ý của công luận và có ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đối với giá trị cổ đông trong 5 năm tới.Khi được hỏi về ảnh hưởng xấu mà các công ty có thể gây ra cho cộng đồng,65% trả lời-ô nhiễm môi trường,40% - đặt lợi nhuận lên trên sức khỏe con người,30%-gây áp lực chính trị.Về các ảnh hưởng tích cực mà doanh nghiệp đem lại thì tạo việc làm được xếp cao nhất(65%),tiến bộ khoa học công nghệ(43%),cung cấp sản phẩm-dịch vụ cho nhu cầu con người(41%),nộp thuế(35%).(Với sự tham gia của 2687 quản tri viên cao cấp trong đó 36% là tổng giám đốc của các công ty lớn trên khắp thế giới.)
2.2.2 Vấn đề CSR ở Việt Nam.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và các bên liên quan về CSR, coi CSR là một nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự về phát triển bền vững. Các tổ chức phát triển quốc tế tại Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều trong thúc đẩy và triển khai CSR. Các chương trình và dự án liên quan tới CSR tập trung vào một số nội dung quan trọng của CSR tùy thuộc vào mục tiêu của dự án, nguồn lực và kinh nghiệm sẵn có.
Các nội dung đó bao gồm: điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động, môi trường, chất lượng và năng suất, quan hệ lao động và quản lý nguồn nhân lực. Dịch vụ tư vấn và cấp chứng chỉ cho các hệ thống quản lý đang phát triển và mở rộng, ví dụ như Hệ thống quản lý chất lượng (ISO9000), Hệ thống quản lý môi trường (ISO14000), Lao động và trách nhiệm xã hội (SA8000)...
Tuy nhiên còn một số trở ngại trong việc thực hiện CSR tại Việt Nam như: Khái niệm CSR vẫn còn mới đối với rất nhiều doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trong khi đó các bên liên quan chưa có kế hoạch dài hạn và chiến lược khi triển khai các chương trình CSR. Năng lực quản lý và kiến thức chuyên môn trong thực hiện CSR ở doanh nghiệp còn hạn chế.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là cần phải hiểu đúng và thống nhất thế nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trên thực tế rất dễ hiểu lầm khái niệm trách nhiệm xã hội theo nghĩa “truyền thống”, tức là doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội như là một hoạt động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy việc thực hiện cho đến nay vẫn còn hạn chế. Do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội đem lại, nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội, như xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường,… như trong vấn đề lạm phát: Khi lạm phát tăng cao làm chi phí đầu vào tăng mạnh, các doanh nghiệp thường có xu hướng tăng giá các mặt hàng để bảo toàn lợi nhuận. Việc này lại khiến cho lạm phát trở nên trầm trọng hơn và càng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp chia sẻ gánh nặng với người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp cố tình tăng giá, đầu cơ nhằm trục lợi trong bối cảnh nền kinh tế bị lạm phát. Tại thời điểm tháng 11/2008, tốc độ gia tăng lạm phát đã và đang chậm lại, thế nhưng, bất chấp phản ứng của người tiêu dùng và yêu cầu của Chính phủ, giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu đối với người dân vẫn “đứng” hoặc tăng cao hơn. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã lợi dụng các sự kiện bão lụt, ngập úng,… để tăng giá, hoặc không chịu giảm giá. Có thể thấy rõ rằng, hầu hết người dân bình thường với thu nhập trung bình, hoặc thấp đều bị ảnh hưởng lớn từ mặt bằng giá cả quá cao.
Trong vấn đề gây ô nhiễm môi trường: Để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình. Đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng, việc các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường đang trở nên nhức nhối và gây bất bình trong xã hội, như vụ phát hiện Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, cùng các hành vi gây ô nhiễm môi trường có hệ thống của nhiều công ty khác. Như vậy, đối với trường hợp Vedan, việc kinh doanh của họ là không có đạo đức và hành xử vô trách nhiệm với môi trường, người lao động và ngay cả với xã hội đang nuôi dưỡng công ty.
CSR được giới thiệu vào nước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam.Các công ty này thường xây dựng được các bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực văn hóa kinh doanh có tính phổ biến để có thể áp dụng trên nhiều địa bàn thị trường khác nhau.Do đó,nội dung CSR được các công ty nước ngoài thực hiện có bài bản và đạt hiệu quả cao.Có thể lấy một số ví dụ nổi bật như chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của công ty Honda- Việt Nam;chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ em tại các tỉnh miền núi của công ty Unilever;chương trình đào tạo tin học Topic của Microsoft,Qualcomm và HP;chương trình hỗ trợ phẫu thuật dị tật tim bẩm sinh và ủng hộ nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ của VinaCapital,Samsung;chương trình khôi phục nghị lực cho trẻ em nghèo của Western Union;…
Đối với doanh nghiệp trong nước,các công ty xuất khẩu có lẽ là đối tượng đầu tiên tiếp cận với CSR.Hầu hết các đơn hàng từ châu Âu – Mỹ - Nhật đều đòi hỏi các doanh nghiệp may mặc,giày dép phải áp dụng chế độ lao động tốt (tiêu chuẩn SA8000)hay đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (đối với các xí nghiệp thủy sản)… Ngoài ra nhiều công ty tư nhân trong nước nắm bắt vấn đề CSR rất nhạy bén.Một số công ty chủ động thực hiện CSR và tạo được hình ảnh tốt đối với công chúng như các tập đoàn:Mai Linh,Tân Tạo,Duy Lợi,Kinh Đô,ACB,Sacombank,…
Nhận thức của cộng đồng và phương tiện thông tin đại chúng với CSR trong thời gian gần đây có những phát triển tích cực và nhanh chóng;một phần cũng xuất phát từ bức xúc của công luận qua những vụ ô nhiễm môi trường;nhiễm độc thực phẩm và gian lận thương mại nghiêm trọng.Đã có một số cuộc hội thảo đáng chú ý về chủ đề CSR như Diễn đàn châu Á về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lần thứ 6,được tổ chức ngày 13/10/2007 tại TP Hồ Chí Minh;và hội thảo “nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam thông qua trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” được VCCI phối hợp cùng Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức ngày 08/01/2008.Ngoài ra,Việt Nam cũng đã có diễn đàn chính thức dành riêng giới thiệu và thảo luận về CSR tại địa chỉ: do trung tâm phát triển và hội nhập(một công ty tư vần tư nhân) xây dựng,dưới sự tài trợ của tổ chức Action aid international Vietnam.
Về quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động,chúng ta có Bộ luật Lao động năm 1994,được sửa đổi 2 lần vào năm 2002 ( có nôi dung thỏa ước lao động,làm thêm giờ,bảo hiểm xã hội,trợ cấp,sa thải lao động) và vào năm 2006 (về nội dung tranh chấp lao động và đình công).Trong lĩnh vực môi trường,hoạt động CSR ở nước ta có bước tiến lớn sau khi Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được ban hành thay thế cho luật cũ năm 1994 hầu như không có hiệu lực.Tiếp theo một loạt nghị định được ban hành kịp thời để hướng dẫn luật,đưa nội dung bảo vệ môi trường vào thủ tục đầu tư,và thể chế hóa công tác quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng,thu phí nước thải công nghiệp,khai thác khoáng sản,chất thải rắn,…Về bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường,chúng ta có Cục và chi cục bảo vệ môi trường,trực thuộc trung ương và các địa phương.Đáng chú ý,sau 1 năm kể từ khi luật ban hành,cuối 2006 Bộ công an đã thành lập Cục cảnh sát môi trường và Phòng cảnh sát môi trường ở các tỉnh,thành.Đến nay,cơ quan này đã điều tra và phát hiện hàng trăm vụ ô nhiễm gây tiếng vang trong dư luận.
Thực tiễn vừa qua cho thấy,nhận thức của người dân về CSR còn kém và quản lý nhà nước lỏng lẻo,văn bản pháp luật không sát thực tế(như số tiền phạt quá thấp) đã dẫn đến tình trạng doanh nghiệp dễ dàng lách luật,chối bỏ trách nhiệm đạo đức kinh doanh (các vụ nước tương nhiễm M3CPD,sữa nhiễm melamine,cây xăng gian lận) hay gây ô nhiễm môi trường ở mức độ nghiêm trọng trong thời gian dài mà không bị xử lý (vụ Huyndai Vinashin,Vedan,Miwon).
3. Lợi ích của việc thực hiện CSR.
Những doanh nghiệp thực hiện CSR đã đạt được những lợi ích đáng kể bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. Dưới đây là một số ví dụ minh họa với mục đích giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có được nhận thức tốt hơn về CSR và để họ có thể đưa CSR vào hoạt động nhằm mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp, cho môi trường và cho xã hội.
3.1 Giảm chi phí và tăng năng suất
Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sản xuất sạch hơn. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất bao bì lớn của Ba Lan đã tiết kiệm được 12 triệu Đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7% lượng nước sử dụng, 70% lượng chất thải nước và 87% chất thải khí.
Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Lương thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp bằng cách tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, và giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.
3.2 Tăng doanh thu
Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn, và nhờ đó tăng doanh thu. Hindustan Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại ấn Độ, vào đầu những năm 1970 chỉ hoạt động được với 50% công suất do thiếu nguồn cung ứng sữa bò từ địa phương, và do vậy đã lỗ trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, công ty đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa bò. Chương trình này bao gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phương. Nhờ chương trình này, số lượng làng cung cấp sữa bò đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho công ty hoạt động hết công suất và đã trở thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đoàn.
Rất nhiều công ty sau khi có được chứng chỉ về CSR đã tăng được doanh thu đáng kể. Ví dụ, Aserradero San Martin, một công ty sản xuất đồ gỗ ở Bolivia, sau khi có chứng chỉ bảo vệ rừng bền vững (FSC) đã tiếp cận được thị trường Bắc Mỹ và bán sản phẩm với giá cao hơn từ 10-15%.
3.3 Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty
CSR có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động. Những tập đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập đoàn của Anh chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình. Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý của mình mà còn nổi tiếng là các DN có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.
3.4 Thu hút nguồn lao động giỏi
Nguồn lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt.
Grupo M, một công ty dệt cỡ lớn ở Cộng hoà Đô-mi-ních, đã tổ chức đưa đón công nhân, có trung tâm y tế chăm sóc sức khoẻ cho công nhân và gia đình họ, tổ chức đào tạo công nhân và trả lương gấp đôi mức lương tối thiểu do quốc gia này qui định. Tổng Giám đốc, đồng thời là sáng lập viên của công ty, không lo lắng nhiều về những chi phí này mà cho rằng đó là khoản đầu tư sáng suốt. ông nói "tất cả những gì chúng tôi dành cho người lao động đều đem lại lợi ích cho công ty - đó là hiệu quả công việc, chất lượng sản phẩm, lòng trung thành và sự sáng tạo."
3.5 Ví dụ ở Việt Nam
Trong mấy năm gần đây, chủ yếu do yêu cầu của đối tác mua hàng nước ngoài, một số doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện các chương trình CSR. Khảo sát do Viện Khoa học Lao động và Xã hội tiến hành gần đây trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành dệt may và da giầy đã chỉ ra rằng nhờ thực hiện các chương trình CSR, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%.4 Ngoài hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao.
Chương 2 : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN SA8000 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ LUYỆN KIM
Công ty Cổ phần Cơ Khí Luyện Kim – SADAKIM đã áp dụng Bộ tiêu chuẩn SA 8000 từ khi công ty được cổ phần hóa từ năm thứ 3 khi công ty Cổ phần hóa thì đã áp dụng Bộ tiêu chuẩn này.
Về sản xuất: khi công ty áp dụng Bộ tiêu chẩn SA 8000 thì giúp công ty có điều kiện thuận lợi hơn trong việc sản xuất các mặt hàng xuất sang các nước mà có yêu cầu nghiêm ngặt về bộ tiêu chuẩn này. Trong quá trình hội nhập trên thị trường thì công ty không ngừng nâng cao sản xất đề tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu trong nước củng như ngoài nước.
Về Quản lý lao động trong doanh nghiệp: Từng bước được cải thiện và giảm tối đa chi phí cho việc tuyển dụng và đào tạo lao động lành nghề. Người lao động an tâm sản xuất thu nhập từng bước được cải thiện và nâng cao.
1.Các yêu cầu của tiêu chuẩn SA8000 khi áp dụng tại công ty:
SA 8000 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc làm việc trong các công ước của ILO và Tuyên bố toàn cầu của Liên Hợp Quốc về Quyền con người và Công ước về Quyền của Trẻ em. Các yêu cầu của tiêu chuẩn bao gồm:
1.1. Điều khoản chung
Tiêu chuẩn này xây dựng dựa trên Bộ Luật lao động và có xem xét đến đặt điểm tình hình tại đơn vị
1. Thời Gian thử việc: Thực hiện đúng với thời gian thử việc theo quy định đúng với mọi đối tượng lao động theo bộ luật lao động
2. Lao động trẻ em: Không có công nhân làm việc dưới 15 tuổi, tuối tối thiểu cho các nước đang thực hiện công ước 138 của ILO là 14 tuổi, ngoại trừ các nước đang phát triển; cần có hành động khắc phục khi phát hiện bất cứ trường hợp lao động trẻ em nào. Không lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên
3. Lao động bắt buộc: Không có lao động bắt buộc, bao gồm các hình thức lao động trả nợ hoặc lao động nhà tù, không được phép yêu cầu đặt cọc giấy tờ tuỳ thân hoặc bằng tiền khi được tuyển dụng vào. Doanh nghiệp không được trực tiếp hỗ trợ việc sử dụng lao đông cưởng bức.
4. Đối với lao động nữ: Không có những hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người phụ nữ
- Không xa thảy và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
- Không lạm dụng sức lao động làm công việc nặng nhọc độc hại tại công ty.
- Sắp xếp công việc cho lao động nữ sau khi nghỉ hết thời gian thai sản vào làm việc lại cho phù hợp với công việc chuyên môn nghề nghiệp của người lao động và thực hiện đầy đủ các chế độ có liên quan đến lao động nữ.
1.2. Đào tạo và học nghề:
- Người lao động khi tuyển vào công ty nếu chưa có kiến thức, tay nghề phù hợp với công việc được giao thì công ty sẽ đào tạo cho phù hợp.
- Có trách nhiện nâng cao trình độ học nghề cho người lao động khi người lao động có nhu cầu.
- Có chính sách khuyến khích người lao động tự học tập nâng cao tay nghề tại các cơ sở đào tạo mà do người lao động tự chọn để học,
- Kinh phí đào tạo: Nếu do công ty đưa di đào tạo thì kinh phí công ty sẽ hỗ trợ. Nếu do người lao động tự tham gia để nâng cao tay nghề thì công ty sẽ hỗ trợ một phần tùy vào khả năng tài chính của công ty
1.3. Quan hệ lao động
1. Hợp đổng lao động: Tất cả người lao động làm việc tại công ty điều phải ký kết hợp đồng lao động theo quy định của luật lao động
2. Nội dung của hợp đồng lao động phải thể hiện đầy đủ và rõ ràng các nội dung chủ yếu sau
Nội dung việc làm
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Hình thức trả lương
Điều kiện làm việc
Chế độ bảo hiểm
3. Tôn trọng và thực hiện đúng các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng lao động
4. Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể: Phản ảnh quyền thành lập và gia nhập công đoàn và thương lượng tập thể theo sự lựa chọn của người lao động. Phải đảm bảo quyền tự do hiệp hội và thỏa ước lao động tập thể. Công ty phải thành lập đuợc Ban chấp hành công đoàn và cử đại diện tham gia vào việc ký kết thỏa ước lao động tập thể . Công nhân có quyền tự quyết và thỏa thuận với doanh nghiệp khi yêu cầu tăng ca.
5. Phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, tôn giáo, nguồn gốc, giới tính, tật nguyền, thành viên công đoàn hoặc quan điểm chính trị . Doanh nghiệp không được trực tiếp hoặc hỗ trợ việc phân biệt đối xử trong thuê mướn, trả tiền thù lao, huấn luyện, thăng tiến cho nghỉ việc dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, quốc tịch, tín ngưỡng, tàn tật, độ tuổi.
6. Kỷ luật: Không có hình phạt về thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng lời nói. Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng, những khoản khấu trừ vào lương không được thực hiện với hình thức kỷ luật,
1.4. Chế độ tiền lương
1. Thù lao:
Tiền lương trả cho thời gian làm việc một tuần phải đáp ứng đựoc với luật pháp và tiêu chuẩn ngành và phải đủ để đáp ứng được với nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ; không được áp dụng hình thức xử phạt bằng cách trừ lương. Có các chế độ luơng thuởng cho phù họp phải đảm bảo mức thù lao của ngưòi lao động hàng tháng khi nhận đuợc phải đáp ứng đầu đủ các nhu cầu tối thiểu cơ bản của con nguời. Thuờng xuyên nâng cao thu nhập cho nguời lao động bằng nhiều hình thức khác nhau
2. Phương pháp tính lương:
- Công ty phải xây dựng thang, bảng lương và có đăng ký với các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước theo đúng quy định.
- Xây dựng và công khai định mức lao động cho toàn công ty
- Áp dụng các chế độ phụ cấp lương theo quy định
3. Các hình thức trả lương:
- Công ty thực hiện các chế độ trả lương như: Lương thời gian, lương sản phẩm tùy theo từng bộ phận mà công ty áp dụng hình thức lương phù hợp.
- Công ty còn trả lương làm thêm giờ đúng như luật lao động,
4. Chế độ nâng bậc lương:
- Hàng năm công ty đều có nâng lương cho người lao động thông qua hội đồng lương.
- Công ty có chế độ nâng bậc lương cho công nhân heo đúng thâm niên và thời gian làm việc theo quy định.
5. Chế độ bảo hiểm xã hội:
Thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội theo bộ luật lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất. Quy định cụ thể việc thanh toán các chế độ ốm đau và thời gian người lao động nghỉ nghơi khác được hưởng lương.
1.5. Thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi
1. Thời giờ làm việc: Tuân thủ theo luật áp dụng và các tiêu chuẩn công nghiệp về số giờ làm việc trong bất kỳ trường hợp nào, thời gian làm việc bình thường không vượt quá 48 giờ/tuần và cứ bảy ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất một ngày nghỉ cho nhân viên; phải đảm bảo rằng giờ làm thêm (hơn 48 giờ/tuần) không được vượt quá 12 giờ/người/tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và những hoàn cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời gian ngắn và công việc làm thêm giờ luôn nhận được mức thù lao đúng mức. Và có sự thỏa thuận giữa ban chấp hành công đoàn với doanh nghiệp.
Thời gian làm việc được rút ngắn đối với người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại.
Công ty và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ nhưng không quá 04 giờ trong tuần và 300 giờ trong năm.
Không được sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy trở lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm việc vào ban đêm hoặc làm thêm giờ,
Lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngay 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn hưởng nguyên lương.
2. Thời gian nghỉ ngơi:
Người lao động làm việc liên tục 08 giờ thì được nghỉ ít nhất là 30 phút vẫn tính vào thời gian hưởng lương.
Người lao động làm ca đêm thì được nghỉ ít nhất là 45 phút vẫn hưởng nguyên lương.
Nười lao động làm theo ca thì nghỉ ít nhất là 12 giờ trước khi chuyển sang ca mới,
Trong tuần làm việc người sử dụng lao động phải sắp sếp cho người lao động nghỉ ít nhất 01 ngày trong tuần.
Người lao động nghỉ được hưởng nguyên lương theo đúng quy định của Bộ Luật lao động.
3. Nghỉ phép năm:
Chế độ nghỉ phép năm theo quy định của Bộ Luật lao động.
- Người lao động ở nơi xa xôi, nếu có yêu cầu thì được cộng dồn số ngày nghỉ phép năm từ 1 đến 2 năm để nghỉ một lần nhưng phải được sự chấp nhận của người sử dụng lao động tại công ty.
- Người lao động khi thôi việc thì được thanh toán tiền phép của những ngày chưa nghỉ,
1.6. An toàn vệ sinh lao động
1. Sức khoẻ và an toàn:
- Đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, có các biện pháp ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến an toàn và sức khoẻ, có đầy đủ nhà tắm và nước uống họp vệ sinh. Phải có tiêu chuẩn chính sách An toàn về vệ sinh lao động.
- Công ty phải thành lập hội đồng bảo hộ lao động, mạng lưới an toàn vệ sinh viên
- Lập kế hoạch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng việc thưc hiện tiêu chuẩn sa8000.doc