Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn địa lí khối trung học cơ sở

- Trong thực tế không phải bài nào cũng có thể sử dụng giáo án điện tử, chúng ta cần phải biết chọn lọc các bài có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao.

- Ngay từ đầu năm học giáo viên bộ môn phải có kế hoạch về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy cho những bài nào? chương nào? khối nào? từ đó giáo viên sẽ chủ động trong quá trình tìm kiếm tư liệu, thiết kế bài giảng điện tử.

- Đối với bộ môn Địa Lí khối THCS việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy chỉ thực sự thích hợp với những dạng bài như: Bài Ôn tập, Bài thực hành, các bài về cảnh quan môi trường là những bài đòi hỏi sử dụng nhiều kênh hình, các bản đồ, biểu đồ các Videos

- Giáo viên tuyệt đối không được lạm dụng CNTT vào giảng dạy. Cần tránh khuynh hướng ứng dụng CNTT một cách hình thức, nặng về trình diễn, lớp học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng làm loãng đi trọng tâm của bài học, không phải tiết học nào cũng phải ứng dụng CNTT, các hiệu ứng CNTT phải đưa vào đúng nơi, đúng lúc, phù hợp với tình huống sư phạm đặt ra.

 

doc6 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 10934 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn địa lí khối trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐÔNG HÀ TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG =====@&?===== HỘI THẢO BÁO CÁO ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÍ KHỐI THCS I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cho đến nay phải nói rằng không một ai nghi ngờ về vai trò to lớn và những tác dụng kỳ diệu của CNTT trong các lĩnh vực của đời sống. Trong giáo dục, việc ứng dụng CNTT trên thực tế cũng đã đem lại kết quả đáng kể và những chuyển biến lớn trong dạy học, bước đầu góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các bộ môn văn hoá, CNTT với ưu thế đặc biệt chẳng những đã có tác dụng thiết thực nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ lên lớp của Giáo viên mà còn đang được đẩy mạnh làm khâu đột phá để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Từ năm học 2004 – 2005 sau khi được trường cử đi dự các lớp tập huấn của Sở GD – ĐT về ứng dụng CNTT vào giảng dạy và nghiên cứu một số bài dạy mẫu trên đĩa của giáo viên dự thi do Bộ GD-ĐT tổ chức tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như sau khi được trường cử đi tham gia học hỏi ở một số tỉnh bạn bản thân tôi đã mạnh dạn ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở môn Địa lí các khối 6, 7, 8, 9. Qua bốn năm thực hiện cho đến giờ phút này chúng tôi có thể khẳng định việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở môn Địa Lí đã phát huy được hiệu quả rỏ rệt. Đặc biệt chúng tôi đã tạo được tình yêu đối với bộ môn của các em học sinh vốn chỉ yêu thích các môn của ban tự nhiên. Tuy nhiên đây là một vấn đề còn mới mẻ đối ngành giáo dục của thị xã cũng như của Tỉnh. Để có thể đi sâu, nghiên cứu, áp dụng giảng dạy, tổ chức thực hiện như thế nào cho phù hợp, đúng phương pháp, phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” đạt hiệu quả cao mà “tác dụng phụ” cũng được hạn chế đặc biệt là hiện nay lại có những quan điểm nhìn nhận khác nhau trong việc sử dụng nó như thế nào cho phù hợp là một đòi hỏi bức xúc của dạy học hiện nay. II. NỘI DUNG 1. Thực trạng việc sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học môn Địa lí hiện nay: Những năm qua việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa được thực hiện khá đồng bộ; yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng phương tiện thiết bị dạy học phù hợp, tuy nhiên thực tế các phương tiện thiết bị dạy học hiện nay ở các trường không đáp ứng được yêu cầu do không đủ về số lượng và không đảm bảo về chất lượng. Tình trạng “dạy chay, học chay” vẫn còn phổ biến ở một số trường học. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khó thực hiện triệt để được. 2. Lợi thế và vai trò của Công Nghệ thông tin trong dạy học môn Địa lí. a. Công nghệ thông tin giúp giờ dạy môn Địa lí trở nên sinh động hơn. Việc dạy học phấn trắng bảng đen đã trở nên khá đơn điệu nhàm chán khó khơi dậy hứng thú học tập tích cực, thiếu hấp dẫn ở một số bài, chương học. Bằng sự có mặt của máy vi tính, máy chiếu các phần mềm bổ trợ (Violet, Powerpoint, Encatar …) CNTT đem đến cho việc dạy học một sinh khí mới, sinh động và hấp dẫn, góp phần đưa công nghệ dạy học thoát khỏi thô sơ, khô khan, đơn điệu. Ví dụ: Đối với những bài ôn tập hay những bài thực hành địa lí với dung lượng kiến thức lớn, tranh ảnh bản đồ nhiều, nhưng thời gian ngắn gói gọn trong 45 phút nên thường những giờ học này rất nặng nề và không gây hứng thú cho các em. Nhưng cũng chính những bài học này nếu chúng ta ứng dụng CNTT thì giờ học sẽ rất hấp dẫn, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. b. Công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Địa lí nói riêng. Hình thành phương pháp tư duy mới. CNTT chính là phương tiện dạy học hiện đại đã góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nó làm cho các giờ học hấp dẫn nhờ những đoạn video clip sinh động, những hình ảnh, bản đồ với màu sắc đẹp...Minh hoạ được những hình ảnh, mô phỏng những hoạt động, quá trình hình thành, phát triển và tạo thành của các hiện tượng địa lí mà nếu không có nó thì học sinh rất khó tưởng tượng và giáo viên cũng rất khó giải thích.Thực sự tôi thấy rằng những hình ảnh minh họa đó đã thay thế cho rất nhiều lời giảng giải. Ví dụ: Những hình ảnh về quá trình chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời, vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả của nó, hoạt động của dòng biển, sơ đồ một số hình thức sản xuất trong công nghiệp.... c. Công nghệ thông tin rất tiện ích mang lại hiệu quả cao trong dạy học Địa lí. Như chúng ta đã biết cách dạy học thông thường, dạy học dựa trên lời giảng của giáo viên thì vai trò của đồ dùng dạy học mờ nhạt, cách dạy học này mang tính áp đặt khô khan, trừu tượng khó thuyết phục đối với học sinh. Sự có mặt của máy vi tính, máy chiếu với những khả năng lớn lao mà nó mang lại đặc biệt là khả năng thực hiện những vấn đề mà đồ dùng dạy học phấn trắng, bảng đen không thực hiện được: Ví dụ: Khi dạy bài 12 địa lí 6 “Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất” khi nói về mặt tích cực và hạn chế của núi lửa, động đất chúng ta có thể chiếu một đoạn phim tư liệu về tác hại của núi lửa và động đất. Từ đó yêu cầu các em rút ra nhận xét? Hay những hiện tượng tự nhiên xảy ra hằng ngày như núi lửa, động đất, sóng thần, bão, lũ lụt…Ấy vậy mà máy tính có thể làm được. 3. Những bài học Địa Lí ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao: * Địa lí khối 6: - Bài 5: “ Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ” - Bài 7: “ Sự vận động tự quay quanh trục và các hệ quả” - Bài 10: “ Cấu tạo bên trong của Trái Đất” - Bài 11: “ Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất” - Bài 12: “ Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái đất ” - Bài 13: “Địa hình bề mặt Trái Đất” - Bài 17: “Lớp vỏ khí” - Bài 19: “ Khí áp và gió trên Trái Đất” - Bài 21: “ Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa” - Bài 23: “ Sông và hồ”… * Địa lí khối 7: - Bài 3: “ Quần cư và Đô thị hoá” - Bài 5: “Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm” - Bài 10: “ Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên môi trường đới nóng” - Bài 12: “ Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng” - Bài 17: “Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà” - Bài 18: “ Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường ở đới ôn hoà” - Bài 20: “ Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc” - Bài 22: “ Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh” - Bài 28: “ Thực hành: Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Châu Phi” - Bài 47: “ Châu Nam Cực – Châu lục lạnh nhất thế giới” - Bài 53: “ Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của châu Âu”… * Địa lí khối 8: - Bài 4: “ Thực hành: Phân tích hoàn lưu gió mùa Châu Á” - Bài 12: “Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á” - Bài 17: “ Hiệp hội các nước Đông Nam Á” - Bài 19: “Địa hình với tác động của nội lực và ngoại lực” - Bài 20: “ Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất” - Bài 27: “ Thực hành: Đọc bản đồ Việt Nam” - Bài 33: “Đặc điểm sông ngòi Việt Nam” - Bài 38: “ Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam”… * Địa lí khối 9: - Bài 2: “ Dân số và gia tăng dân số” - Bài 9: “ Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản” - Bài 15: “ Thương mại và du lịch” - Bài 17: “ Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ” - Bài 25: “ Vùng duyên hải Nam Trung Bộ” - Bài 28: “ Vùng Tây Nguyên” - Bài 33: “ Vùng Đông Nam Bộ” - Bài 38: “ Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trừơng biển - đảo”… 4. Ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng Công nghệ thông tin và dạy học môn Địa Lí: a. Ưu điểm * Đối với Giáo viên: - Tận dụng được kho thông tin, hình ảnh khổng lồ trên mạng In ternet, phần mềm Encatar..., tạo lập bản biểu đồ, bảng số liệu nhanh chóng và chính xác, điều đó chúng ta cập nhật thông tin, tiết kiệm thời gian trong việc chuẩn bị thiết bị , đồ dùng dạy học. - Đối với việc kiểm tra đánh giá, củng cố bài với những bài tập trắc nghiệm, giải ô chữ liên quan đến những nội dung cơ bản cần ghi nhớ của bài học, đó là cách củng cố bài rất thú vị, nó tạo cho giờ học sự sôi động, vui vẻ thoải mái và khắc sâu được kiến thức. - Để soạn một tiết giáo án điện tử có thể ưng ý sẽ mất rất nhiều thời gian nhưng càng làm chúng ta sẽ càng thấy cuốn hút, hứng thú và nảy sinh thêm được những ý tưởng mới. Điều đó đã giúp chúng ta tự nâng cao trình độ tin học, mở rộng hơn kiến thức cho bản thân và lòng yêu nghề, sự sáng tạo của mỗi người cũng được bồi đắp thêm. Hơn nữa khi dạy sẽ nhàn hơn, đỡ tốn công sức trong lúc giảng bài hơn, nhất là với bộ môn chỉ 1-2 tiết một tuần như địa lí, bởi bài soạn đó sẽ sử dụng dạy cho nhiều lớp. - Trong các tiết dạy giáo án điện tử, bài dạy giáo viên hiện lên sinh động qua các slide, các hình ảnh, sơ đồ, mô hình khiến học sinh dễ hiểu, các em rất hứng thú tập trung vào giờ học giúp giáo viên tránh được tình trạng “ dạy chay” như trước đây. - Giáo án điện tử dễ bổ sung, sửa chữa, dễ trao đổi với đồng nghiệp, giáo viên tự tin khi giảng dạy. - Trong một thời gian ngắn của một tiết học , giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tiếp cận một lượng kiến thức lớn, phong phú đa dạng và sinh động “ Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng” bài giảng có phim, hình ảnh thực tế mô phỏng hợp lý, sinh động sẽ thu hút được sự thích thú say mê học tập của học sinh, lớp học sôi nổi, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, giờ dạy có hiệu quả cao hơn. * Đối với học sinh: - Thu hút được sự chú ý, tò mò, hứng thú học tập, học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo, tìm tòi và thu nhận kiến thức. - Dễ hiểu bài, nắm được bài, học sinh thực sự đóng vai trò là người trung tâm. - Cùng một thời lượng nhưng số lượng kiến thức và kỷ năng các em thu được lại nhiều hơn, cụ thể, sinh động sâu sắc và chắc chắn hơn. - Học sinh được mở rộng kiến thức từ một bài dạy, dần làm quen với các phương tiện hiện đại. b. Hạn chế * Đối với giáo viên: - Giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để soạn được một bài dạy tốt. - Không phải bài nào cũng ứng dụng được CNTT. - Trường phải đầu tư mua sắm các trang thiết bị như: Máy tính, Máy Projecter, máy ảnh kỷ thuật số, máy quét Scan…cũng như xây dựng phòng học bộ môn. - Giáo viên phải thành thạo vi tính ở trình độ A. - Giáo viên phải có một số kỷ năng cơ bản như truy cập Internet ( tìm kiếm thông tin, tra cứu, lưu dữ và xử lý thông tin…) sử dụng thành thạo một số phần mềm bổ trợ dạy học bộ môn như: Violet, Powerpoint, Flas, Media Player…Đòi hỏi giáo viên phải luôn luôn tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức, kỹ năng sử dụng máy vi tính…để ứng dụng CNTT đổi mới PPDH có hiệu quả. - Đôi khi xảy ra những sự cố bất thường như: + Mất điện + Máy bị treo + Không tương thích… - Khi đưa ra những đoạn video clip hấp dẫn, những hình ảnh đẹp, lạ mà không có sự định hướng, chỉ đạo của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu, tìm tòi kiến thức thì có thể làm cho học sinh chỉ chú ý đến hình ảnh, âm thanh, các em sẽ dễ bị phân tán, không tập trung vào nội dung cần tìm hiểu. Việc phô diễn quá mức những kỷ năng, kỷ xảo tin học trong việc tạo hiệu ứng, âm thanh cũng làm học sinh mất tập trung vào nội dung bài. Khi dạy giáo án điện tử đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt và sang tạo nếu không sẽ dấn đến việc thu hút học sinh bằng những cử chỉ, sự diễn cảm…của người thầy cũng bị giảm ý nghĩa. - Trước hết chúng ta cần phải xác định việc sử dụng công nghệ hiện đại trong giảng dạy không có nghĩa là đổi mới phương pháp dạy học mà nó chỉ hỗ trợ cho quá trình đó. Nếu chúng ta chỉ trình chiếu những trang kí tự thay cho viết bảng, đưa ra hình ảnh, bản đồ thay cho sử dụng những bản đồ, tranh vẽ bên ngoài và thuyết trình thì học sinh vẫn chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. * Đối với học sinh: - Ban đầu các em còn nhiều bỡ ngỡ, chưa làm quen với phương pháp học tập mới. - Học sinh khó ghi bài nếu Giáo viên đưa ra quá nhiều chữ trong một slide, hoặc lướt qua quá nhanh... 5. Một số kinh nghiệm của việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học có hiệu quả môn Địa Lí: - Trong thực tế không phải bài nào cũng có thể sử dụng giáo án điện tử, chúng ta cần phải biết chọn lọc các bài có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao. - Ngay từ đầu năm học giáo viên bộ môn phải có kế hoạch về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy cho những bài nào? chương nào? khối nào? từ đó giáo viên sẽ chủ động trong quá trình tìm kiếm tư liệu, thiết kế bài giảng điện tử. - Đối với bộ môn Địa Lí khối THCS việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy chỉ thực sự thích hợp với những dạng bài như: Bài Ôn tập, Bài thực hành, các bài về cảnh quan môi trường là những bài đòi hỏi sử dụng nhiều kênh hình, các bản đồ, biểu đồ các Videos… - Giáo viên tuyệt đối không được lạm dụng CNTT vào giảng dạy. Cần tránh khuynh hướng ứng dụng CNTT một cách hình thức, nặng về trình diễn, lớp học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng làm loãng đi trọng tâm của bài học, không phải tiết học nào cũng phải ứng dụng CNTT, các hiệu ứng CNTT phải đưa vào đúng nơi, đúng lúc, phù hợp với tình huống sư phạm đặt ra. - Ứng dụng CNTT phải kết hợp tốt với các PPDH phát huy tính tích cực học tập của học sinh như nêu vấn đề, thảo luận nhóm… - Trong quá trình ứng dụng CNTT đổi mới PPDH điều cần phải lưu ý là việc ứng dụng CNTT vào dạy học cần kết hợp một cách hài hoà giữa ý tưởng thiết kế nội dung bài giảng và kĩ thuật vi tính. Một mặt phải đảm bảo đặc trưng bộ môn, chuyển tải được các đơn vị kiến thức cơ bản cần thiết, mặt khác phải đảm bảo tính thẩm mĩ khoa học và thuận tiện trong việc sử dụng. Điều đó đòi hỏi khi thiết kế giáo án điện tử giáo viên cần nắm bắt tính hệ thống và kết cấu của một bài giảng điện tử, những thông tin, hình ảnh, đoạn phim phải được chọn lọc, phải thiết thực và phù hợp với nội dung bài giảng. Việc sử dụng kênh màu, kênh chữ phải hài hoà, hợp lí rỏ ràng. Đồng thời lượng chữ và thông tin trên một Slide cụ thể phải được trình bày một cách Lôgic, hợp lý và đảm bảo tính sư phạm. - Điều lưu ý nữa là CNTT chỉ là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp dạy chứ không phải là tất cả. Nói như chủ tịch tập đoàn Intel Craig R. Barrett (Mỹ) là: “ máy tính không kỳ diệu, con người mới kỳ diệu”. - Đặc điểm nổi bật ở đa số các em học sinh hiện nay là tính năng động, sáng tạo và yêu thích khám phá cái mới. Do vậy việc hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT phục vụ cho công tác học tập là điều nên làm để góp phần đổi mới phương pháp học tập của học sinh hiện nay. Điều đó đòi hỏi phải trang bị những kiến thức, kỹ năng vi tính cơ bản cho học sinh thông qua bộ môn tin học ở trường phổ thông. Để phát huy năng lực tự học và sáng tạo của học sinh. - Mỗi giáo viên bộ môn phải xây dựng cho mình một kho thư viện tư liệu điện tử nhằm hoàn thiện dần bộ giáo án điện tử của mình. - Nên qui định trang với hai nền màu khác nhau, hoặc hai lọai màu chữ khác nhau để phân biệt phần cần ghi bài và những phần khác. Nội dung đưa lên mỗi trang phải ngắn gọn , súc tích, có chọn lọc để nội dung bài không bị loãng - Cũng cần phải xác định rằng, dù có chuẩn bị một bài soạn giáo án điện tử chu đáo đến mấy thì tiết dạy có thành công hay không còn phụ thuộc vào tính linh hoạt, khả năng tổ chức cho học sinh hoạt động, tự làm việc, tìm tòi kiến thức của người giáo viên. Vì phát huy tính chủ động, sáng tạo của của các em luôn là linh hồn của phương pháp dạy học đổi mới. 6. Một số kiến nghị đề xuất: - Cơ quan chủ quản cấp trên nên đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các trường để mua sắm thêm các trang thiết bị, đặc biệt là các băng đĩa các phần mềm bổ trợ phục vụ dạy học. - Sở, phòng nên thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thảo rút kinh nghiệm. - Hàng năm Phòng, Sở nên tổ chức các cuộc thi sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào giảng dạy hay hội thi Giáo án điện tử. Đây cũng là dịp để mỗi giáo viên có cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ CNTT đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. - Cần có chính sách, cổ vủ động viên kịp thời những cá nhân, đơn vị có nhiều đóng góp trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. III. KẾT LUẬN ` Trên đây là một số vấn đề bản thân chúng tôi đã trải nghiệm, những suy nghĩ, trăn trở của bản thân cũng như của nhiều đồng nghiệp những người luôn quan tâm đến vấn đề ứng dụng CNTT nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa Lí, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục. Tuy nhiên làm thế nào để phát huy được tối đa những ưu việt mà CNTT đem lại cũng như hạn chế tối đa những “tác dụng phụ”, làm thế nào để học sinh được nhẹ nhàng, hứng thú trong học tập, các em thực sự yêu thích bộ môn, đó là cái đích cần hướng tới. Đồng thời qua hội thảo này để có quan điểm thống nhất của cơ quan chỉ đạo chuyên môn giúp cho giáo viên ở các trường có định hướng rỏ ràng và thống nhất, rất mong được sự chia sẻ, trao đổi, góp ý của các đồng nghiệp để tôi có thể sử dụng công nghệ hiện đại trong dạy học hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đông Hà, ngày tháng 2 năm 2009 Giáo viên báo cáo Nguyễn Thế Hùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docỨng dụng cntt vào giảng dạy môn địa lí khối thcs.doc
Tài liệu liên quan