Đồ án Thết kế máy mài phẳng M7120A

I. Quá trình cắt gọt khi mài:

I.1. Mở đầu:

Quá trình mài là nguyên công cuối cùng trong qúa trình công nghệ gia công chi tiết, nó qui định độ chính xác và độ bóng của chi tiết gia công.Vì vậy nguyên công mài là nguyên công mài đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm tạo thành của qui trình gia công.

Quá trình mài kim loại là quá trình cắt gọt của đá vào chi tiết, tạo rất nhiều phoi vụn do sự ma sát cắt gọt và sự cạo miết của các hạt mài vào chi tiết gia công mài có những đặc điểm khác với các phương pháp gia công cắt gọt khác như: tiện, phay, bào.

Ở đá mài các lưỡi cắt không giống nhau.

Hình dáng hìng học của mỗi hạt mài khác nhau, bán kính góc lượng ở đỉnh hạt mài cũng khác nhau, hướng của góc cắt sắp xếp hổn loạn, không thuận lợi cho thoát phoi.

Độ cứng hạt mài cao, do đó có thể cắt được những loại vật liệu mà các dụng cụ cắt gọt khác không cắt được như : thép đã tôi, hợp kim cứng.

Tốc độ cắt khi mài rất cao, cùng một lúc, trong một thời gian ngắn có nhiều hạt mài tham gia cắt gọt và tạo ra nhiều phoi vun.

Hạt mài có độ giòn cao, cho nên hạt mài dễ bị vỡ vụn tạo thành những hạt mới với những lưỡi cắt mới hoặc bậc ra khỏi chất kết dính.

Do nhiều hạt cùng tham gia cắt gọt và hướng góc cắt của các hạt không phù hợp nhau, tạo ra ma sát gọi là hiện tương “cắt và cọ sát” làm cho chi tiết bị nung nóng rất nhanh và nhiệt độ ở vùng mài rất lớn.

Hạt mài có nhiều cạnh cắt và có bán kính tròn ở đỉnh trong quá trình làm việc, bán kính này tăng lên đến một trị số nhất định, lực cắt tác dụng lên hạt mài tăng lên làm cho áp lực tác dụng vào nó tăng lên đến trị số đủ lớn có thể phá các hạt mài thành những hạt khác nhau, tạo ra những lưỡi cắt mới hoặc có thể làm bật ra khỏi đá mài. Vì vậy trong quá trình mài, việc tách phoi phụ thuộc vào hình dạng của các hạt mài. Quá trình tách phoi của hạt mài có thể chia ra làm 3 giai đoạn sau:

Gọi bán kính cong của hạt mài là chiều dày của lớp kim loại hớt đi là a. Ở giai đoạn đầu (hình 1a) mũi hạt mài bắt đầu va đập vào các bề mặt gia công lực này phụ thuộc vào tốc độ mài và trị số lượng chạy dao (lượng tiến dọc hoặc ngang của đá). Nếu bán kíhn cong của hạt mài rất nhỏ thì độ bền động học của nó cũng rất nhỏ, khi va đập và tiếp xúc với vât mài, hạt mài sẽ bị phá hủy không thể cắt gọt được. Nếu mũi hạt mài có bán kính cong hợp lí thì cắt gọt được thuận lợi. Trường hợp có bán kính cong của hạt mài lớn hơn chiều dày a rất nhiều , hạt mài sẽ trượt trên bề mặt vật mài, làm cho áp lực tăng dần, ở thời điểm này vật bị nung nóng và giữ lượng nhiệt lớn .

 

doc74 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 5592 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thết kế máy mài phẳng M7120A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTOANTAP.DOC
  • docBIA.DOC
  • dwgDINH-S~1.DWG
  • docDOC1.DOC
  • dwgD-TMINH1.DWG
  • dwgHOPTOC~1.DWG
  • dwgHOPTOC~2.DWG
  • dwgKET-CAU1.DWG
  • bk1KET-CAU1.BK1
  • dwgKETCAU~1.DWG
  • dwgNHAN.DWG
  • dwgSODODO~1.DWG
  • dwgSODODO~2.DWG
  • dwgSODODO~3.DWG
  • dwgSODO-T~1.DWG
  • dwgTN.DWG
  • docTOANTA~1.DOC
  • docTOANTAP2.DOC
  • dwgTONGTH~1.DWG
  • dwgTRUC_C~1.DWG
Tài liệu liên quan