1. Mục tiêu dạy học
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức
- Viết được bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn bài Kho báu
- Phân biệt chí hay trí, chông hay trông
- Biết phân biệt phụ âm đầu r/d hay gi
1.2. Kỹ năng
- Viết đúng, viết đẹp bài chính tả.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
1.3. Thái độ
- Yêu thích bài viết đúng, đẹp và giữ gìn vở sạch đẹp.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân
- Đọc bài chính tả.
2.2. Nhóm học tập
- Tìm các từ khó viết.
- Thảo luận nhóm đôi làm BT chính tả.
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
10 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần học 28 năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2018
TOÁN
_________________________________________
TẬP ĐỌC
TIẾT 82,83: KHO BÁU (Trang 83)
1. Mục tiêu dạy học
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức
- Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài, nghỉ hơi đúng chỗ
- Hiểu nội dung: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc ( trả lời CH 1, 2, 3, 5)
1.2. Kỹ năng
- Đọc thành tiếng, đọc hiểu.
1.3. Thái độ
- Giáo dục HS chăm học, chăm làm
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân
- Đọc bài tập đọc và trả lời các câu hỏi.
2.2. Nhóm học tập
- Thảo luận trả lời câu hỏi 5
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
* Giới thiệu bài
3.1. Hoạt động 1: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Mục tiêu: HS đọc trơn, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ trong câu và hiểu nghĩa các từ mới.
* Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu toàn bài lần 1
- HS đọc nối tiếp từng câu
- Luyện đọc từ khó: cuốc bẫm, đàng hoàng, hão huyền
- HS đọc nối tiếp đoạn
- Luyện đọc câu văn dài và nhấn giọng:
+ Ngày xưa,/ có hai vợ chồng người nông dân kia/ quanh năm hai sương một nắng,/ cuốc bẫm cày sâu.//
+ Đến vụ lúa,/ họ cấy lúa,/ gặt hái xong,/ lại trồng khoai,/ trồng cà.//
+ Theo lời cha,/ hai người con đào bới cả đám rộng/ mà chẳng thấy kho báu đâu.//
- Giải thích từ khó: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, kho báu, bội thu, của ăn của để
- Luyện đọc theo nhóm
+ HS đọc theo nhóm 2.
+ Thi đọc theo nhóm
+ HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt nhất
- Đọc đồng thanh
3.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
* Mục tiêu: Hiểu nội dung: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc ( trả lời CH 1, 2, 3, 5)
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài thông qua hệ thống các câu hỏi:
+ Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân?
+ Trước khi mất, người cha cho con biết điều gì?
+ Theo lời cha, hai người con đã làm gì?
+ Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu?
+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
- HS thảo luận nhóm 2 rút ra nội dung của bài tập đọc.
- GV kết luận: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc
3.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại
* Mục tiêu: HS đọc trơn bài tập đọc với giọng kể chậm rãi. Bước đầu biết thể hiện giọng đọc của nhân vật.
* Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu lần 2
- HS đọc bài theo vai: người dẫn truyện, Cha
- GV nhận xét
4. Kiểm tra, đánh giá
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ trong câu; bước đầu biết phân biệt lời các nhân vật.
- Trả lời đúng các câu hỏi, rút ra được nội dung bài tập đọc.
- GV nhận xét, khen ngợi những cá nhân đọc tốt, tích cực phát biểu xây dựng bài, đọc rõ lời nhân vât; nhắc nhở, động viên cá nhân nào chưa chú ý, đọc còn chậm.
5. Định hướng học tập tiếp theo
5.1. Bài tập củng cố
- Em rút ra đươc bài học gì cho băn thân sau khi học bài: Kho báu?
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau
- Cá nhân: Tập kể câu chuyện Kho báu
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy:
___________________________________________________________________
Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2018
TOÁN
____________________________________
KỂ CHUYỆN
TIẾT 26: KHO BÁU (Trang 84)
1. Mục tiêu dạy học
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức
- Biết dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn câu chuyện Kho báu
- Biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
1.2. Kĩ năng
- Kể được từng đoạn theo gợi ý
- Kể lại toàn bộ câu chuyện
1.3. Thái độ
- Tự tin, mạnh dạn tham gia kể chuyện.
- Giáo dục HS thái độ chăm chỉ học tập, làm việc
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân
- Kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý
2.2. Nhóm học tập
- Kể lại toàn bộ câu chuyện
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1: Kể từng đoạn của câu chuyện
* Mục tiêu: HS dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
* Cách tiến hành:
- HS đọc yêu cầu BT1
- GV nêu yêu cầu: Dựa theo các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện: Kho báu
- Cho HS đoc gợi ý nội dung từng đoạn của câu chuyện.
a. Đoạn 1: Hai vợ chồng chăm chỉ:
-Thức khua dạy sớm
- Không lúc nào ngơi tay
- Kết quả tốt đẹp.
b. Đoạn 2: Dăn con
- Tuổi già
- Hai người con lười biếng
- Lời dặn của người cha
c. Đoạn 3: Tìm kho báu
-Đào ruộng tìm kho báu
- Không thấy kho báu
- Hiểu lời dặn của cha.
HS kể trong nhóm
- HS kể trước lớp
- HS nhận xét
- GV nhận xét, khen ngợi
3.2. Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện
* Mục tiêu: HS kể lại toàn bộ câu chuyện
* Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu: Kể lại toàn bộ câu chuyện
- HS kể theo nhóm 3
- HS thi kể theo nhóm.
- Cả lớp, GV nhận xét
- Lớp bình chọn nhóm kể chuyện hay nhất.
- GV nhận xét, khen ngợi
4. Kiểm tra, đánh giá
- Biết dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn câu chuyện Kho báu
- Biết kể lại toàn bộ câu chuyện
- GV nhân xét, khen ngợi những cá nhân, nhóm kể hay, cá nhân có tiến bộ, mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia kể chuyện. Động viên, khích lệ những cá nhân, nhóm kể chưa hay.
5. Định hướng học tập tiếp theo
5.1. Bài tập củng cố
- Qua câu chuyện này, bài học mà em rút ra được bài học gì cho bản thân?
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau
- Đọc bài Cây dừa trang 88
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy:
__________________________
CHÍNH TẢ (Nghe- viết)
TIẾT 55: KHO BÁU(Trang 85)
1. Mục tiêu dạy học
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức
- Viết được bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn bài Kho báu
- Phân biệt chí hay trí, chông hay trông
- Biết phân biệt phụ âm đầu r/d hay gi
1.2. Kỹ năng
- Viết đúng, viết đẹp bài chính tả.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
1.3. Thái độ
- Yêu thích bài viết đúng, đẹp và giữ gìn vở sạch đẹp.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân
- Đọc bài chính tả.
2.2. Nhóm học tập
- Tìm các từ khó viết.
- Thảo luận nhóm đôi làm BT chính tả.
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1: Viết chính tả
* Mục tiêu: Viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài Kho báu
* Cách tiến hành:
- GV đọc bài chính tả, 1 HS khá đọc.
- Hướng dẫn HS ghi nhớ nội dung bài chính tả:
+ Hai vợ chồng người nông dân quanh năm làm việc như thế nào?
+ Hai ông bà thường ra đồng và trở về nhà khi nào?
+ Đến vụ lúa, vụ khoai họ làm gì?
- Hướng dẫn viết từ khó:
+ Tìm các từ khó viết: quanh năm, cuốc bẫm, trồng khoai
+ HS luyện viết từ khó ra giấy nháp
- Hướng dẫn trình bày:
+ Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
+ Bài viết có những dấu câu gì?
- GV đọc, HS viết bài chính tả
- GV bao quát lớp, uốn nắn cho HS về tư thế ngồi, cách cầm bút, nhắc nhở một số HS viết các nét cho đủ, tròn và lưu ý khoảng cách giữa các chữ.
- GV đọc lại để HS soát lỗi.
- Nhắc HS soát lỗi. GV lưu ý những chỗ viết hoa, những từ dễ lẫn để HS soát lỗi cho đúng.
- GV thu vở một số HS để nhận xét.
3.2. Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả
Bài 2
* Mục đích của bài tâp:
* Cách tiến hành: - Phân biệt chí hay trí, chông hay trông
- HS đọc yêu cầu bài tập: Điền chí hay trí, chông hay trông vào chỗ trống
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài tập
- Chữa bài:
a. chí hay trí: chí dũng, chí hướng, trí khí, trí nhớ, trí óc, trí thức, mưu trí
b. chông hay trông: chông chênh, chông gai, chông tre, bàn chông, trông bé ngủ, trông ngóng
Bài 3
* Mục đích của bài tâp: phân biệt phụ âm đầu r/d hay gi
* Cách tiến hành:
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài
- Nhận xét, chữa bài
Lưng trời gió vút, diều ngân vẳng
Khắp chốn cành cao chim ríu ran
- HS đọc bài chữa.
4. Kiểm tra, đánh giá
- Viết được bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn bài Kho báu
- Phân biệt chí hay trí, chông hay trông
- Biết phân biệt phụ âm đầu r/d hay gi
- Khen ngợi những cá nhân có bài viết đẹp, làm đúng BT chính tả , nhắc hs sửa lỗi sai
5. Định hướng học tập tiếp theo
5.1. Bài tập củng cố
- Tìm từ có chứa tiếng chứa phụ âm đầu ch hoặc tr
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau
- Đọc bài Cây dừa trang 88
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy:
__________________________________________________________________
Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2018
TOÁN
___________________________________
TẬP ĐỌC
TIẾT 84: CÂY DỪA (Trang 88)
1. Mục tiêu dạy học
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức
- Biết ngắt nhịp thơ hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát bài cây dừa
- Hiểu ND: Cây dừa giống như con người, biết gắn bó với đất trời, với thiên nhiên (trả lời được các CH 1, CH2; thuộc 8 dòng thơ đầu)
1.2. Kỹ năng
- Đọc thành tiếng, đọc hiểu.
1.3. Thái độ
- Giáo dục yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây dừ nói riêng và cây xanh nói chung
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân
- Đọc bài tập đọc và trả lời các câu hỏi.
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1: Luyện đọc
* Mục tiêu- Biết ngắt nhịp thơ hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát bài cây dừa
- GV đọc mẫu toàn bài tập đọc.
- HS đọc nối tiếp từng dòng
- Luyện đọc từ khó: bạc phếch, chiếc lược, bao hũ, rượu quanh, đủng đỉnh
- HS đọc từng đoạn
- Đọc câu:
+
- Giải nghĩa từ: tỏa, tàu, canh, đủng đỉnh
- Luyện đọc trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt nhất
- Đọc đồng thanh
3.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
* Mục tiêu: Hiểu ND: Cây dừa giống như con người, biết gắn bó với đất trời, với thiên nhiên (trả lời được các CH 1, CH2; thuộc 8 dòng thơ đầu)
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thông qua hệ thống các câu hỏi:
+ Các bộ phận của cây dừa( lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì?
+ Cây dừa gắn bó với thiên nhiên( gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) như thế nào?
+ Em thích những câu thơ nào? Vì sao?
- HS trả lời
HS, GV nhận xét.
- GV kết luận: Cây dừa giống như con người, biết gắn bó với đất trời, với thiên nhiên 3.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại
* Mục tiêu: HS đọc thuộc 8 dòng thơ đầu. HS đọc bài to, rõ ràng, ngắt nhịp thơ hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát bài cây dừa
* Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu lần 2
- 3 HS đọc, GV nhận xét, uốn nắn
- GV mời HS xung phong đọc trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi.
- Lớp đọc đồng thanh bài Cây dừa
4. Kiểm tra, đánh giá
- Biết ngắt nhịp thơ hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát bài cây dừa
- Hiểu ND: Cây dừa giống như con người, biết gắn bó với đất trời, với thiên nhiên (trả lời được các CH 1, CH2; thuộc 8 dòng thơ đầu)
- GV nhận xét, khen ngợi HS đọc thuộc bài thơ, nhắc nhở HS đọc chưa thuộc, đọc nhỏ cần cố gắng luyện đọc thêm.
5. Định hướng học tập tiếp theo
5.1. Bài tập củng cố
- Để cây dừa cũng như cây xanh luôn xanh tốt thì chúng ta cần phải làm gì?
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau
- Đọc bài Những quả đào trang 91
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy:
..
_____________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 28: TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: ĐỂ LÀM GÌ? DẦU CHẤM, DẤU PHẨY (Trang 87)
1. Mục tiêu dạy học
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức
- Biết một số từ ngữ về cây cối (BT1)
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gì? (BT2)
- Biết đặt dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3)
1. 2. Kĩ năng
- Kể đúng một số từ ngữ về cây cối (BT1)
- Đặt và trả lời đúng câu hỏi có cụm từ để làm gì? (BT2)
- Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong trường hợp cụ thể
1. 3. Thái độ
- Yêu thích môn học, thích quan sát các loài cây xung quanh.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân
- Trả lời câu hỏi BT1
- Điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ trống
2.2. Nhóm học tập
- Đặt và trả lời đúng câu hỏi có cụm từ để làm gì? (BT2)
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1: Từ ngữ về cây cối
Bài 1
* Mục đích của bài tập: Kể được tên các loài cây vào nhóm
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT
- GV yêu cầu HS kể tên các loài cây vào nhóm thích hợp
- HS thảo luận nhóm 2
- HS lần lượt lên điền tên các loài cây vào các nhóm:
a. Cây lương thực, thực phẩm:
b. Cây ăn quả
c .Cây lấy gỗ
d. Cây bóng mát
đ. Cây hoa
- HS, Gv Nhận xét
3.2. Hoạt động 2: Đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?
Bài 2
* Mục đích của bài tập: Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gì?
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT
- Câu Người ta trồng cây cam để làm gì? là câu hỏi có cụm từ để làm gì?
Câu Người ta trồng cây cam để ăn quả. Là câu trả lời cho câu hỏi có cụm từ để làm gì?
GV hỏi: Trong câu: Người ta trồng cây cam để ăn quả. Thì bộ phận nào trả lời cho câu hỏi để làm gì?
- HS thảo luận nhóm 2.
- GV tổ chức HS chơi trò chơi: Truyền điện?
- GV nêu cách chơi: Gv mời HS đầu tiên đặt câu hỏi có cụm từ Để làm gì sau đó truyền cho HS thứ 2. HS thứ 2 sau khi trả lời câu hỏi của HS1, rồi đặt một câu hỏi có cụm từ Để làm gì? thì truyền cho HS3, trò chơi cứ thế tiếp tục.
- GV nhận xét, khen ngợi
3.2. Hoạt động 2: Dấu chấm, dấu phẩy
Bài 3:
* Mục đích của bài tập: HS biết sử dụng đúng dấu chấm câu, dấu phẩy trong trường hợp cụ thể
- HS đọc đề bài
- HS làm bài cá nhân
- HS báo cáo kết quả bài làm
- HS, nhận xét
- GV nhận xét, chốt đáp án.
Chiều qua, Lan nhận được thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Nhưng Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư: Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt để ăn nhé!
4. Kiểm tra, đánh giá
- Biết một số từ ngữ về cây cối
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gì?
- Biết đặt dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
- GV nhận xét, khen ngợi HS học tốt; nhắc nhở HS chưa chú ý trong giờ học.
5. Định hướng học tập tiếp theo
5.1. Bài tập củng cố
- Đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau
- Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy:
__________________________________________________________________
Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2018
TOÁN__________________________
_______________________________________
TẬP VIẾT
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
TIẾT 55: CÂY DỪA (Trang 89)
1. Mục tiêu dạy học
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn hình thức đoạn thơ
- Phân biệt phụ ấm đầu s hay x, l hay n
1.2. Kỹ năng
- Viết đúng, đẹp bài chính tả
- Làm đúng các bài tập chính tả.
1.3. Thái độ
- Giáo dục HS biết yêu quý, chăm sóc bảo vệ cây cối
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân
- Đọc bài chính tả.
- Làm BT chính tả.
2.2. Nhóm học tập
- Tìm từ khó viết, dễ lẫn
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1: Viết chính tả
* Mục tiêu: HS nghe viết chính xác bài chính tả.
* Cách tiến hành:
- GV đọc bài chính tả
- 1 HS đọc.
- GV giúp HS nắm nội dung bài chính tả:
+ Các bộ phận của cây dừa( lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì?
- GV giúp HS nhận xét:
+ Cách trình bày các dòng thơ?
+ Các chữ đầu mỗi dòng thơ được viết như thế nào?
+ Trong bài có các dấu câu nào được sử dụng?
- Hướng dẫn viết từ khó:
+ Tìm từ khó viết, dễ lẫn: bạc phếch, chiếc lược, bao hũ, rượu quanh
+ Luyện viết từ khó ra giấy nháp
- Viết bài: GV đọc, HS viết bài
- GV quan sát uốn nắn cho HS về tư thế, cách cầm bút, nhắc nhở một số lưu ý khi viết chính tả.
- Soát lỗi: GV đọc chậm lại bài. HS soát lỗi.
- Thu 5 – 7 vở nhận xét
3.2. Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả
BT2
* Mục đích của BT: Phân biệt phụ ấm đầu s hay x
- Cách tiến hành
- HS đọc yêu cầu BT
- HS suy nghĩ làm BT cá nhân
- Đối chéo vở nhận xét
- GV chữa bài:
- Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con
-Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
-cây xoan, siêng năng, nước sôi, ăn xôi
BT3.
* Mục đích của BT: Phân biệt phụ ấm đầu l hay n
- Cách tiến hành
- HS đọc yêu cầu BT
- HS thảo luận nhóm đôi làm BT.
- HS nhận xét
GV nhận xét, chốt đáp án đúng:
Ngọc lan là...................những nụ lan đã he hé nở.......làn gió nhẹ.....nắng càng gắt,......ngất ngây
- GV nhận xét, khen ngợi
4. Kiểm tra, đánh giá
- Viết đúng, đẹp bài chính tả, trình bày đúng đoạn hình thức đoạn thơ, đủ dấu câu.
- Phân biệt phụ ấm đầu s hay x, l hay n
- GV thu vở nhận xét; khen ngợi những cá nhân có bài viết đẹp; động viên, khuyến khích những cá nhân có bài viết chưa đẹp, còn mắc nhiều lỗi chính tả cần cố gắng.
5. Định hướng học tập tiếp theo
5.1. Bài tập củng cố
- Tìm các từ chứa các phụ âm đầu: l hay n
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau
- Đọc bài Những quả đào SGK trang 91
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy:
______________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2018
TOÁN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 28.doc