Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 20

I. Mục tiêu

 - Củng cố dấu hiện và cách so sánh các số trong phạm vi 10000

 - Củng cố về số lớn nhất, bé nhất; củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo đại lượng cùng loại

II. Hoạt động dạy học

 1. Giới thiệu bài

 2. Nội dung

 HS nhắc lại các cách so sánh:

 * So sánh hai số có số chữ số khác nhau

 * So sánh hai số có số chữ số bằng nhau

 Lưu ý HS: Đối với hai số có cùng chữ số, bao giờ cũng bắt đầu so sánh từ cặp chữ số đầu tiên bên trái, nếu chúng bằng nhau thì so sánh chữ số tiếp theo

 3. Thực hành

 HS làm trong SBT

Bài 1: Điền dấu > ,< , =

HS: Nêu yêu cầu của bài, nêu các số đã cho

HS: Làm bài

HS: chữa bài trên bảng

GV cùng HS nhận xét, chữa bài để củng cố cách so sánh các số có bốn chữ số.

 

doc9 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2012 Tiết 1: Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Củng cố về đọc, viết các số có bốn chữ số - Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong từng dãy số. II. Hoạt động dạy học Hướng dẫn HS làm bài tập SBT Bài 1: Viết theo mẫu - Học sinh nêu yêu cầu của bài - T Chép yêu cầu và nội dung bài 1 lên bảng, H lên làm mẫu - H nhắc lại cách viết số. H làm bài vào vở - Trong khi học sinh làm bài, GV quan sát và giúp đỡ HS kém - HS lên bảng chữa bài, HS nhận xét, T nhận xét và củng cố cách viết số có bốn chữ số Bài 2 : Viết theo mẫu T: Hướng dẫn học sinh nêu bài mẫu rồi tự làm và chữa bài +Số 1942 là số có mấy chữ số, khi đọc ta đọc như thế nào ? ( đọc từ hàng nghìn rồi đến hàng trăm, hàng chục rồi đến hàng đơn vị. Khi đọc số ta viết bằng chữ. ) + Khi viết số ta viết như thế nào? ( Ta viết bằng số và viết từ hàng nghìn rồi đến hàng trăm, hàng chục sau đó đến hàng đơn vị ) T: nhận xét và chốt bài làm đúng H: Nhắc lại cách đọc và viết số có bốn chữ số Bài 3: điền số thích hợp vào chỗ trống H: Nêu yêu cầu của bài và nội dung ý a,T Chép ý a lên bảng và hướng dẫn mẫu + Tìm quy luật của dãy số đã cho (Số thứ nhất là số 8650, số thứ hai là 8651, số thứ ba là 8652.Đây là ba số liên tiếp nhau hơn kém nhau một đơn vị. Chính vì vậy nên số tiếp theo là số 8653.Tương tự hướng dẫn học sinh tìm sác số còn lại ) Bài 4: H: Nêu yêu cầu của bài,T vẽ tia số lên bảng và hướng dẫn học sinh làm bài + Tìm quy luật của dãy số (là các số tròn nghìn, số ở vạch thứ hai hơn số ở vạch thứ nhất một nghìn. Số ở vạch thứ ba là 2000, hơn số ở vạch thứ hai là 1000. Như vậy đây là dãy số tròn chục mà hai số liên tiếp nhau hơn kém nhau 1000 ) + Học sinh tự tìm số thích hợp và điền vào chỗ chấm T: Nhận xét, chữa bài và khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ *. Củng cố, dặn dò. Tiết 2: Đạo đức ôn bài: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế I. Mục tiêu - Học sinh biết: Trẻ có quyền được kết giao bạn bè, được đối xử bình đẳng.Thiếu nhi thế giới đều là anh em do đó cần phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế - Tích cực tham gia vào hoạt động giao lưu với các bạn thiếu nhi của các nước khác - Có thái độ tôn trọng, hữu nghị với bạn bè thiếu nhi các nước khác. * KNS: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, KN ứng xử, KN bình luận. II. Hoạt động dạy học Bài 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: các nhóm trưng bày tranh, ảnh và các tư liệu mà các em đã sưu tầm được. - Các nhóm làm việc. - Cả lớp đi xem, khen những nhóm học sinh đã sưu tầm được nhiều tranh, ảnh hoặc các tư liệu. GV nhận xét, khen những nhóm đã sưu tầm được nhiều tư liệu hoặc có những sáng tác tốt về chủ đề bài học. Bài 2:Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi các nước. - Học sinh làm việc theo nhóm đã được phân công. - Sau khi thảo luận xong, học sinh tiến hành làm việc cá nhân: Mỗi em viết một bức thư gửi cho các bạn thiếu nhi nước ngoài theo gợi ý sau: + Em sẽ viết thư cho bạn thiếu nhi nước nào ? + Nội dung bức thư sẽ viết những gì ? Bài 3:Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế. Cho học sinh múa, hát, kể chuyện... về tình đpàn kết thiếu nhi quốc tế * Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học . - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tiết 3: Luyện đọc ở lại với chiến khu I. Mục tiêu Rèn kĩ năng đọc : - Đọc đúng các từ ngữ: một lượt, ánh lên, trìu mến, yên lặng, lên tiếng... - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật - Hiểu nội dung của câu chuyện: Ca ngợi tinh yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. III Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài Hướng dẫn học sinh luyện đọc - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh ) - Đọc từng đoạn trước lớp - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài - GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, phân biệt lời kể của các nhân vật - Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ mới:Tập đặt câu nhanh với từ lán, thống thiết - Đọc đoạn trong nhóm + Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn 2, 3, 4 của bài Đọc trước lớp, trả lời lại các câu hỏi: * Đoạn 1 - Trung đoàn trưởng gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ? - Học sinh trả lời, H nhận xét, T nhận xét và bổ sung Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để thông báo tình hình chiến khu rất khó khăn, gan khổ, các em khó lòng mà chịu nổi, nên trung đoàn cho các em về sống với gia đình. Nghe trung đoàn trưởng nói vậy, các chiến sĩ nhỏ đã làm gì? thày trò ta cùng tìm hiểu đoạn 2 của bài * Gọi H đọc đoạn 2 cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa - Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “Ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại ,, ( Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu) - Thái độ của các bạn sau đó như thế nào ? - Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà? - Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động? ( Mừng rất ngây thơ, chân thành xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về ) * Đoạn 3 + Thái độ của trung đoàn trưởng như thế nào khi nghe lời van xin của các bạn? ( Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt trước những lời van xin thống thiết, van xin được chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ tuổi. Ông hứa sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em ) * Một học sinh đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm theo + Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài ( Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh buốt ) GV: Qua câu chuyện này, các em hiểu điều gì về các chiến sĩ Vệ quốc đoàn nhỏ tuổi? ( ...Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc ) * Luyện đọc lại - Một học sinh giỏi đọc mẫu đoạn 2 - Hai tốp học sinh đọc phân vai - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất 3 Củng cố, dặn dò - Một học sinh nói về nội dung của câu chuyện - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Thứ tư ngày 1 tháng 2 năm 2012 Tiết 1: Toán ôn tập I. Mục tiêu - Củng cố dấu hiện và cách so sánh các số trong phạm vi 10000 - Củng cố về số lớn nhất, bé nhất; củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo đại lượng cùng loại II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung HS nhắc lại các cách so sánh: * So sánh hai số có số chữ số khác nhau * So sánh hai số có số chữ số bằng nhau Lưu ý HS: Đối với hai số có cùng chữ số, bao giờ cũng bắt đầu so sánh từ cặp chữ số đầu tiên bên trái, nếu chúng bằng nhau thì so sánh chữ số tiếp theo 3. Thực hành HS làm trong SBT Bài 1: Điền dấu > ,< , = HS: Nêu yêu cầu của bài, nêu các số đã cho HS: Làm bài HS: chữa bài trên bảng GV cùng HS nhận xét, chữa bài để củng cố cách so sánh các số có bốn chữ số. Bài 2: So sánh hai số có liên quan đến đơn vị đo độ dài - Học sinh nêu yêu cầu của bài, làm bài, nêu cách so sánh Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài 3 - Học sinh làm bài cá nhân, lên bảng chữa bài T: nhận xét, chốt lời giải đúng và củng cố kiến thức cần ghi nhớ 4. Củng cố, dặn dò Tiết 2: Tự nhiên & Xã hội ôn tập: Xã hội I. Mục tiêu Học sinh biết: - Kể tên các kiến thức đã học về xã hội. - Kể với các bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh - Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh của mình. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung Hướng dẫn HS làm bài trong SBT * Hoạt động 1: Thảo luận bài tập 1 Chia nhóm và hướng dẫn các nhóm thảo luận Thảo luận nhóm - Nêu một số hoạt động ở trường - Nói về gia đình và họ hàng - Nêu một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại. - Hoạt động bảo vệ môi trường Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình, nhóm khác nhận xét,bổ sung. GV chốt ý đúng, học sinh nhắc lại để ghi nhớ kiến thức * Hoạt động 2:Hướng dẫn HS làm bài 2 *Hoạt động 3: Vẽ tranh về gia đình, quê hương em. GV: Gợi ý nội dung tranh vẽ cho học sinh: + Phong cảnh làng + Gia đình em ( chân dung hoặc cảnh sinh hoạt ) - HS vẽ tranh theo nhóm, GV quan sát và giúp đỡ những nhóm còn lúng túng. Nếu hết giờ mà học sinh chưa vẽ xong, yêu cầu các nhóm cử đại diện nhóm về nhà hoàn thành tiếp để giờ sau nộp bài Hoạt động 4: Củng cố,dặn dò Yêu cầu những nhóm chưa hoàn thành tiếp tục hoàn thành tranh vẽ Tiết 3: Luyện từ &câu Ôn:Từ ngữ về tổ quốc. Dấu phẩy I. Mục tiêu - Củng cố kiến thức, mở rộng vốn từ về Tổ quốc - Luyện tập về dấu phẩy II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài trong SBT Tiếng Việt Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK - Học sinh làm việc theo cặp, các em viết câu trả lời ra giấy nháp - Học sinh lên bảng làm bài - Giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng: a. Nhữnh từ cùng nghĩa với từ Tổ Quốc đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn b. Những từ cùng nghĩa với từ bảo vệ Giữ gìn, gìn giữ c.Những từ cùng nghĩa với từ xây dựng dựng xây, kiến thiết H: Chép vào vở theo lời giải đúng. Bài 2 H: Nêu yêu cầu của bài T: nhắc học sinh: + Kể tự do, thoải mái và ngắn gọn những gì em biết về một vị anh hùng , chú ý nói về công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước .. + Có thể kể về vị anh hùng mà các em được biết qua các bài tập đọc, sưu tầm ngoài nhà trường,... H: thi kể, Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn có hiểu biết nhiều về các vị anh hùng. Bài 3: H: nêu yêu cầu của bài và đoạn văn T: Nhắc H đọc kĩ đoạn văn, làm bài cá nhân + Các em viết những câu in nghiêng vào vở, đặt dấu phẩy vào chỗ còn thiếu H: Làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến T cùng học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng,cả lớp chữa bài vào vở 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt - Yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thêm về 13 vị anh hùng đã nêu tên ở bài tập 2 để có thể viết tốt bài văn kể về một anh hùng chống giặc ngoại xâm ở tuần ôn tập giữa kì I. Thứ sáu ngày 3 tháng 2 năm 2012 Tiết 1: Toán ôn Phép cộng các số trong phạm vi 10000 I. Mục tiêu Giúp học sinh - Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10000. - Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng phép cộng. II. Hoạt dộng dạy học 1. Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học 2. Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập toán Bài 1: Tính - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV chép từng phép tính lên bảng sau đó gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào sách bài tập. - GV nhận xét và chốt phép tính đúng. Bài 2: Đặt tính rồi tính HS nêu yêu cầu của bài. - Bài có mấy yêu cầu? - Khi đặt tính ta cần chú ý điều gì? HS tự làm bài, chữa bài, GV chốt lời giải đúng. HS nêu lại cách dặt tính và thực hiện. Bài 3: HS đọc đề bài, làm bài cá nhân, chữa bài. - Bài được giải bằng mấy phép tính, là phép tính gì? Bài 4: GV vẽ hình như SGK lên bảng, học sinh quan sát và nêu trung điểm của mỗi cạch. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học .Hướng dẫn bài tập về nhà ( Làm bài tập 1, 3 SGK ) Tiết2: Luyện chữ Chú ở bên Bác Hồ A. Mục tiêu Rèn kỹ năng viết chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Chú ở bên Hác Hồ. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn: tr/ ch B. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả a) Chuẩn bị GV đọc lại đoạn chính tả. 2HS đọc lại đoạn thơ. Cả lớp đọc thầm theo để ghi nhớ. HS nhắc lại cách trình bày đoạn thơ. + HS đọc thầm đoạn thơ, các em tự luyện viết ra nháp những chữ mình cho là dễ viết sai. b) GV hướng dẫn HS viết bài GV cho HS ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày. HS đọc lại một lần đoạn thơ để ghi nhớ. HS gấp SGK, GV đọc cho HS viết vào vở. c) Chấm bài, chữa bài GV chấm 6 HS và nhận xét chung 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập: HS đọc bài tập ,HS làm bài cá nhân. - 3 nhóm HS lên bảng nối tiếp nhau điền tr/ch vào chỗ trống, làm xong đọc lại kết quả. Chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả. Lời giải: Công cha - trong nguồn - chảy ra - kính cha - cho tròn - chữ hiếu. 4. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học, rút kinh nghiệm cho HS về kĩ năng viết chính tả và làm bài tập. Dặn HS đọc lại các bài tập, rà soát lỗi Luyện thêm để khắc phục lỗi chính tả còn mắc. Tiết3: Hoạt động tập thể Giáo dục môi trường I. Mục tiêu -Làm cho HS biết bảo vệ môi trường và giữ cho môi trường sạch đẹp. -HS hiểu môi trường có tác dụng rất lớn đến đời sống, sức khoẻ của con người. II. Chuẩn bị. Tranh, ảnh về môi trường. III. Lên lớp 1. Giới thiệu bài 2. Bài học a. Sinh hoạt theo chủ đề. - HS kể các môi trường cần cho sự sống. - Nêu tác dụng và tác hại của môi trường khi bị ô nhiễm. ? Em phải làm gì để bảo vệ môi trường? HS phát biểu ý kiến của mình. - Thời gian còn lại cho HS thảo luận và đóng vai nói về môi trường. -Trình bày trước lớp. -GV cùng cả lớp nhận xét. b. Sinh hoạt lớp. I. Nhận xét các mặt hoạt động của tuần 20 - Về đồ dùng học tập. - Vệ sinh lớp học. - Chuyên cần. - Học bài và làm bài. II. Triển khai công việc tuần 21: - Phát động phong trào thi đua học tập. - Nề nếp học tập, truy bài đầu giờ. 3. Củng cố, dặn dò. Thực hiện bảo vệ môi trường ở nơi mình sống. BGH kí duyệt: ....................................................................................... ....................................................................................... ....................................................................................... .......................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 20 -buoi2.doc
Tài liệu liên quan