Giáo án các môn khối 5 - Tuần 13

Địa lí:

CÔNG NGHIỆP (TIẾP THEO)

I. Mục tiêu :

- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp:

+ Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.

+ Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.

+ Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.

- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,.

- HS khá, giỏi:

 + Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

 + Giải thích vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển: do có nhiều lao động, ngui6n2 nguyên liệu và người tiêu thụ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bản đồ Kinh tế Việt Nam; Tranh, ảnh về một số ngành công nghiệp

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc9 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 Thứ ba ngày 2 tháng 12 năm 2014 LVBD Toán: LUYỆN TẬP PHÉP NHÂN SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu : Giúp học sinh : - Nắm vững cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên, nhân 1 số thập phân với 1 số thập phân. - Rèn kỹ năng giải toán có liên quan II. Đồ dùng dạy học: - Hệ thống bài tập III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1 : Củng cố kiến thức đã học - GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân - GV nhận xét, chốt kiến thức HĐ2 : Hướng dẫn luyện tập - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Xác định dạng toán, tìm cách làm - Cho HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu - GV chấm một số bài - Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải. Bài tập1: Đặt tính rồi tính: a) 65,8 x 1,47 b) 54,7 x 37,2 c) 5,03 x 68,2 d) 1,03 x 12,75 Bài tập 2 : Tìm x a) x : 9,03 = 2,1 b) x : (2,5 + 2.7) = 1,09 c) x – 0,897 = 1,05 x 82,6 Bài tập 3 : Chiều rộng của một đám đất hình chữ nhật là 16,5m, chiều rộng bằng chiều dài. Trên thửa ruộng đó người ta trồng cà chua. Hỏi người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ cà chua biết mỗi mét vuông thu hoạch được 6,8kg cà chua. 4. Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. - 2 HS nối tiếp nhau nhắc lại quy tắc - Cả lớp nhận xét, bổ sung - HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số thập phân. - HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập. - HS lên lần lượt chữa từng bài Đáp án a) 96,726 b) 2034,84 c) 343,046 d) 13,1325 Đáp án a) x = 18,963 b) x = 5,668 c) x = 87,627 Bài giải : Chiều dài của một đám đất hình chữ nhật là: 16,5 : = 49,5 (m) Diện tích của một đám đất hình chữ nhật là: 49,5 x 16,5 = 816,75 (m2) Người ta thu hoạch được số tạ cà chua là: 6,8 x 816,75 = 5553,9 (kg) = 55,539 tạ Đáp số: 55.539 tạ - Lắng nghe Khoa học : ĐÁ VÔI I. Mục tiêu: - Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi. - Quan sát, nhận biết đá vôi. II. Đồ dùng dạy học: - HS sưu tầm các tranh ảnh về hang, động đá vôi : Động Phong Nha, vịnh Hạ Long - Đá vôi, III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Bài cũ: - Hãy nêu tính chất của nhôm ? - Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm cần lưu ý những điều gì? - 3 HS trả lời, lớp theo dõi và nhận xét. 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Tìm hiểu một số vùng núi đá vôi của nước ta. - HS quan sát hình minh họa trang 54 SGK, đọc tên các vùng núi đá vôi đó. Em còn biết ở vùng nào nước ta có nhiều đá vôi và núi đá vôi? - HS tiếp nối nhau kể tên nhũng địa danh mà mình biết - HS quan sát tranh động Phong Nha, vịnh Hạ Long Kết luận: Ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động, di tích lịch sử. HĐ3: Tìm hiểu tính chất của đá vôi HS hoạt động theo nhóm, cùng làm thí nghiệm như sau: TN 1 : Cọ xát 2 hòn đá vào nhau. Quan sát chỗ cọ xát và nhận xét. - Gọi một nhóm môt tả hiện tượng và kết quả thí nghiệm, các nhóm khác bổ sung. TN 2 : Dùng bơm tiêm hút giấm trong lọ. + Nhỏ giấm vào hòn đá vôi và hòn đá cuội + Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra. Qua 2 thí nghiệm trên, em thấy đá vôi có tính chất gì? - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành một nhóm cùng làm thí nghiệm theo hướng dẫn. - Đại diện nhóm lên trình bày. HĐ4: Tìm hiểu ích lợi của đá vôi - HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: đá vôi được dùng để làm gì? - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Đọc mục “Bạn cần biết” HDTH : LUYỆN VIẾT: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON I. Mục tiêu: - HS luyện viết đúng chính tả, viết đẹp đoạn “Sáng hôm ấy....em lén chạy” trong bài tập đọc “Người gác rừng tí hon”. - Giáo dục cho HS ý thức cẩn thận, trình bày vở sạch sẽ. II. Đồ dùng dạy học: - Vở luyện viết III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Hướng dẫn luyện viết - GV yêu cầu HS đọc đoạn văn luyện viết - Lưu ý HS cách trình bày có những câu hội thoại của các nhân vật - GV đọc cho HS luyện viết, đồng thời theo dõi HS viết đặc biệt là HS yếu - GV thường xuyên nhắc nhở các em tư thế ngồi và cách cầm bút - GV nhận xét những lỗi mà HS thường mắc phải HĐ3: Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Tuyên dương những HS viết tiến bộ - 2 HS đọc đoạn luyện viết - HS luyện viết từ khó: loanh quanh, tuần rừng, bìa rừng. - HS nêu những từ cần viết hoa. - HS luyện viết - 2 bạn ngồi cùng bàn đổi vở khảo bài, soát lỗi cho nhau HĐGDNGLL: THKNS: TRÍ TƯỞNG TƯỢNG (TIẾT 1) I. Mục tiêu: - Bài học giúp em hiểu và phát huy được sức mạnh của trí tưởng tượng II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Sức mạnh của trí tưởng tượng HĐ1. Thảo luận - GV chốt và rút ra bài học HĐ2. Hướng dẫn thực hành - Rút ra bài học 2. Rèn luyện tưởng tượng HĐ1. Thảo luận HĐ2. Thực hành - GV rút ra bài học 3. Luyện tập - GV hướng dẫn HS tự luyện tập - 2 HS đọc truyện “ Người đàn ông bị vùi trong tuyết” - HS thảo luận nhóm đôi “Trí tưởng tượng có sức mạnh như thế nào?” - Các nhóm trình bày ý kiến - HS làm việc theo nhóm 4, quan sát các cặp hình ảnh và nêu sự liên quan của các hình ảnh đó - Nối tiếp các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS đọc truyện “ Mơ mộng cần gắn với hành động” và suy nghĩ trả lời câu hỏi + Thế nào là mơ mộng không thực tế? - HS nối tiếp nhau nêu ý kiến của bản thân mình - HS khác nhận xét, bổ sung - HS làm việc cá nhân. Mỗi em chuẩn bị một tờ giấy A4, bút chì, bút màu - HS sẽ tưởng tưởng và vẽ lại khung cảnh mà em thoải mái nhất khi ở đó - HS trưng bày sản phẩm của mình, cùng thuyết trình về khung cảnh đó cho cả lớp cùng nghe - Cả lớp lắng nghe, tuyên dương các bạn có ý tưởng hay - Em hãy tưởng tượng về kết quả công việc của em đang làm ở hiện tại: + Trong học tập + Trong vui chơi + Trong cuộc sống gia đình Thứ năm ngày 4 tháng 12 năm 2014 Đạo đức: KÍNH GIÀ YÊU TRẺ (TIẾT 2) I. Mục tiêu: - Biết gì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ. - Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ. - Có thái độ hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ. * Quan tâm giáo dục KSN II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 2: Phương pháp: Thảo luận, sắm vai. - Nêu yêu cầu: Thảo luận nhóm xử lí 3 tình huống của bài tập. a) Trên đường đi học về, thấy 1 em bé bị lạc, đang khóc tìm mẹ. b) Thấy 2 em nhỏ đang đánh nhau để tranh giành đồ chơi. c) Đang chơi cùng bạn thì có cụ già đến hỏi đường. -Nhận xét, chốt và GD. Bài tập 3: Phương pháp: Thực hành. - Giao nhiệm vụ cho học sinh: Mỗi em tìm hiểu và ghi lại vào 1 tờ giấy nhỏ một việc làm của địa phương nhằm chăm sóc người già và thực hiện Quyền trẻ em. - Kết luận: Bài tập 4: - GV nêu yêu cầu cho HS + Ngày lễ dành cho người cao tuổi: ngày 1/ 10 hằng năm. + Ngày lễ dành cho trẻ em: ngày Quốc tế thiếu nhi 1/ 6, ngày Tết trung thu. + Các tổ chức xã hội dành cho trẻ em và người cao tuổi: Hội người cao tuổi, Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi Đồng. 3. Tổng kết, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - 2 HS đọc ghi nhớ. - Cả lớp nhận xét, bổ sung - Họat động nhóm, lớp. - HS đọc bài tập 2. - HS thảo luận nhóm học tập 6 em, bốc thăm để đóng vai xử lí tình huống - Đại diện 3 nhóm sắm vai theo 3 tình huống a; b; c. - Lớp nhận xét. - Làm việc cá nhân. - Từng tổ so sánh các phiếu của nhau, phân loại và xếp ý kiến giống nhau vào cùng nhóm. + Một nhóm lên trình bày các việc chăm sóc người già, một nhóm trình bày các việc thực hiện Quyền trẻ em bằng cách dán hoặc viết lên bảng. - Các nhóm khác bổ sung, thảo luận ý kiến. - HS tìm hiểu về các ngày lễ, về các tổ chức xã hội dành cho người cao tuổi và trẻ em. - Thảo luận nhóm đôi. - 1 số nhóm trình bày ý kiến. - Lớp nhận xét, bổ sung. - HS nêu ghi nhớ trong SGK Địa lí: CÔNG NGHIỆP (TIẾP THEO) I. Mục tiêu : - Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp: + Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển. + Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển. + Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. - Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp. - Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,... - HS khá, giỏi: + Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. + Giải thích vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển: do có nhiều lao động, ngui6n2 nguyên liệu và người tiêu thụ. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Kinh tế Việt Nam; Tranh, ảnh về một số ngành công nghiệp III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: + Em hãy nêu một số ngành công nghiệp của nước ta? + Em hãy nêu những sản phẩm của nghề thủ công nổi tiếng của nước ta? - GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2. Tìm hiểu sự phân bố các ngành công nghiệp - Yêu cầu HS TLCH ở mục 3 SGK - Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận, chỉ trên bản đồ từng nơi phân bố của 1 số ngành công nghiệp. + Phân bố các ngành : khai thác khoáng sản và điện - GV treo bảng phụ HS dựa vào SGK và H 3, sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng. Kết luận : + Công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển HĐ3. Tìm hiểu các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta - Cho HS làm các BT mục 4 SGK. - HS trình bày kết quả và chỉ trên bảnđồ các trung tâm công nghệp lớn ở nước ta . Kết luận : 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - 2 HS trả lời câu hỏi - Cả lớp nhận xét. Hoạt động nhóm đôi. - HS trả lời câu hỏi ở mục 3 SGK - HS trình bày kết quả thảo luận - Các HS khác lắng nghe và nhận xét. - HS dựa vào SGK và hình 3, sắp xếp các ý ở cột A với cột B - HS làm cá nhân vào vở bài tập - Họat động cá nhân. - HS làm các BT mục 4 SGK - HS trình bày kết quả và chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghệp lớn ở nước ta . - Lắng nghe - Học sinh nhắc lại nội dung cần nhớ. Hướng dẫn thực hành: LỊCH SỬ : ÔN BÀI TUẦN 11, 12 I. Mục tiêu: - HS nắm vững được thời gian, sự kiện lịch sử của dân tộc ta trong hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược. - Nắm vững được những khó khăn của đất nước sau cách mạng tháng Tám. - Giáo dục HS truyền thống yêu nước II. Đồ dùng học tập : - Phiếu học tập theo mẫu Thời gian Sự kiện lịch sử - Bảng phụ III. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hướng dẫn thực hành HDD1. Làm việc với phiếu học tập - GV nêu yêu cầu hoạt động - GV theo dõi, nhận xét 2. Hỏi nhanh, đáp nhanh - GV lần lượt nêu câu hỏi và các đáp án Câu 1: Sau ngày Cách mạng tháng Tám, đất nước ta gặp những khó khăn gì? a. Giặc ngoại xâm và nội phản đe dọa nền độc lập mới dành được b. Nạn đói kinh hoàng năm 1945 để lại hậu quả nặng nề trong đời sống c. Tuyệt đại đa số dân ta mù chữ d. Cả ba đáp án Câu 2 : Tình cảnh đó đã được ví như thế nào? a. Trứng treo đầu đẳng b. Ngàn cân treo sợi tóc c. Phong ba bão táp d. Trăm ghềnh nghìn thác Câu 3 : Nhiệm vụ cấp bách của chính quyền cách mạng lúc này a. Chống giặc Pháp, xóa bỏ tệ nạn của chế độ cũ. b. Chống giặc đói, bắt tay xây dựng đất nước. c. Chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm - HS làm việc nhóm 4, mỗi nhóm nhận 1 phiếu học tập GV chuẩn bị. Trong thời gian 7 phút, các nhóm hoàn thành các thông tin về thời gian và sự kiện lịch sử tương ứng. 2 nhóm làm vào bảng phụ kẻ sẵn - Các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung - Cả lớp lắng nghe, HS nào biết được câu trả lời thì giơ tay trả lời, trả lời đúng được nhận quà. Đáp án Câu 1 : d Câu 2 : b Câu 3 : c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchiều.doc
Tài liệu liên quan