Giáo án các môn khối 5 - Tuần 19

Đạo đức:

EM YÊU QUÊ HƯƠNG (TIẾT 1)

I. Mục tiêu:

- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.

- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.

- Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.

* Quan tâm đến giáo dục BVMT và giáo dục KNS

II. Đồ dùng dạy học:

- Giấy, bút màu

- Các câu thơ, bài hát,. ( nếu có )

- Tranh ảnh về quê hương nơi HS đang sống.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Thứ ba ngày 13 tháng 1 năm 2015 LVBD Toán : LUYỆN TẬP TÍNH DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC, HÌNH THANG I. Mục tiêu: - HS nắm vững được cách tính diện tính hình thang, hình tam giác để vận dụng vào giải toán II. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Củng cố kiến thức đã học - GV nhận xét, chốt kiến thức HĐ2: Hướng dẫn luyện tập - GV nêu bài tập Bài tập 1. Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy(a) và chiều cao(h) như sau: a) a = 2,3 cm h = 2,5cm b) a = 4dm h = 25cm Bài tập 2. Tính diện tích hình thang biết: a) Trung bình cộng hai đáy là 5,6dm và chiều cao bằng 43cm. b) Đáy lớn 56cm, đáy bé kém đáy lớn 12cm và chiều cao bằng một nửa đáy lớn. *Bài tập 3. Cho tam giác ABC, đáy BC = 12cm. kéo dài cạnh đáy BC về phía C một đoạn CD = 4cm thì diện tích tăng thêm 18 cm2. Tính diện tích tam giác ABC? - GV nhận xét, chấm bài HĐ3. Củng cố dặn dò - Nhận xét, tuyên dương - 2 HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình tam giác và hình thang. - Cả lớp nhận xét, bổ sung - 3 HS nối tiếp đọc các bài tập - HS tự làm bài vào vở, 3 HS làm vào bảng phụ sau đó trình bày. - Cả lớp cùng chữa bài * Bài 3 HS làm theo nhóm trọng tâm Khoa học: SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC I. Mục tiêu: - Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng. * Quan tâm đến giáo dục KNS II. Đồ dùng dạy học: - Hình vẽ trong SGK trang 70, 71. - Một ít đường kính trắng, lon sữa bò sạch. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: ® Giáo viên nhận xét. 2. Bài mới: *Hoạt động 1: Thí nghiệm + Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác tương tự như hai thí nghiệm trên gọi là gì? + Sự biến đổi hoá học là gì? - GV kết luận Hoạt động 2: Thảo luận. - GV kết luận : Trường hợp này là sự biến đổi lý học +Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao em kết luận như vậy? +Trường hợp nào có sự biến đổi lí học? Tại sao em kết luận như vậy? 3. Củng cố, dặn dò: - Thế nào là sự biến đổi hoá học? - Nhận xét tiết học. - 2 Hs trả lời câu hỏi: + Thế nào là dung dịch ? Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì + Nêu các cách tách các chất trong dung dịch để tạo ra nước cất và muối biển - Nhóm trưởng điều khiển làm thí nghiệm. + Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy. + Thí nghiệm 2: Chưng đường trên ngọn lửa. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. - Các nhóm khác bổ sung. - 2 em ngồi gần nhau xé mảnh giấy thành những mảnh nhỏ và cho biết tờ giấy vẫn giữ nguyên tính chất ban đầu của nó hay biến đổi thành chất khác - HS thực hành, thảo luận theo nhóm 4 - Đại diện các nhóm trả lời, mỗi nhóm trả lời một câu hỏi . - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 1 số HS trả lời HDTH: LUYỆN TẬP ĐỌC VÀ THUỘC LÒNG I. Mục tiêu: - Giúp HS rèn kĩ năng đọc và thuộc lòng các bài tập đọc đã học trong học kì I II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc cho HS bốc thăm III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Củng cố kiến thức - GV kết luận 2. Thực hành 2. Tổng kết - GV nhận xét, tuyên dương - Lần lượt HS nêu tên các bài tập đọc đã học theo từng chủ điểm - HS lần lượt lên bốc thăm các bài đọc để đọc và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Cả lớp nhận xét - Chọn các HS giỏi thi đọc diễn cảm bài tập đọc mà em yêu thích cho cả lớp nghe. - Cả lớp bình chọn bạn đọc hay. HĐGDNGLL: THKNS: TẠO CẢM HỨNG HỌC TẬP (TIẾT 2) Đã soạn ở tuần 17 Thứ năm ngày 15 tháng 1 năm 2015 Đạo đức: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (TIẾT 1) I. Mục tiêu: - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương. - Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương. - Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương. * Quan tâm đến giáo dục BVMT và giáo dục KNS II. Đồ dùng dạy học: - Giấy, bút màu - Các câu thơ, bài hát,... ( nếu có ) - Tranh ảnh về quê hương nơi HS đang sống. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - GV nhận xét 2. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài: HĐ2: Tìm hiểu truyện - Vì sao dân làng gắn bó với cây đa? - Bạn Hà đã góp tiền để làm già? Vì sao? - GV kết luận: Đó là việc làm thể hiện lòng yêu quê hương của bạn Hà. - Giới thiệu một số tranh, ảnh. * Qua câu chuyện của bạn Hà em thấy đối với quê hương chúng ta phải như thế nào? - Ghi nhớ: * HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập 1 - GV kết luận: Trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương * HĐ3 : Liên hệ thực tế - Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình? - Bạn đã làm được những việc để thể hiện tình yêu quê hương? - GV kết luận. GV liên hệ: Tích cực các h/đ BVMT là thể hiện tình yêu quê hương. 3. Củng cố, dặn dò: - Vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh ảnh ... - Các nhóm chuẩn bị bài thơ, bài hát ... nói về tình yêu quê hương. - Nhận xét tiết học, biểu dương - 1 HS nhắc lại các bài đã học trong học kì I - 1 em đọc truyện "Cây đa làng em" - Cả lớp đọc thầm, thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày - ... cây đa đã có từ lâu đời. - ... chữa bệnh cho cây đa. - HS bổ sung - HS quan sát, nêu nội dung tranh. - ... chúng ta phải gắn bó, yêu quý và bảo vệ quê hương. - 1 – 3 HS đọc ghi nhớ. - HS đọc nội dung bài tập, thảo luận theo cặp - Đại diện nhóm trình bày - HS bổ sung - HS tự giới thiệu với nhau - HS trao đổi - HS trình bày - Lắng nghe, liên hệ. - Theo dõi, thực hiện Địa lí: CHÂU Á I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS: - Nhớ tên các châu lục, đại dương. - Biết dựa vào lược đồ hoặc bản đồ nêu được vị trí địa lí , giới hạn của châu Á. - Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiiên châu á. - Đọc được tên các dạy núi, đồng bằng lớn của châu á. - Nêu được một số cảnh thiên nhiên châu Á và nhận biết được chúng thuộc khu nào của châu Á. II. Đồ dùng dạy học: - Quả địa cầu. - Bản đồ tự nhiên châu Á. - Tranh ảnh về một số cảnh thiên nhiên châu Á. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài. HĐ2. Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn - Bước 1: Y/c HS quan sát hình trong sgk và trả lời các câu hỏi sau: + Dựa vào hình 1, cho biết tên các châu lục và đại dương mà châu á tiếp giáp? + Châu á nằm ở bán cầu bắc hay bán cầu nam trải từ vùng nào đến vùng nào trên trái đất? + Châu á chịu ảnh hưởng của các đới khí hậu nào? - GV chốt kiến thức HĐ2. Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên: a. Diện tích và dân số châu á: - GV treo bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để so sánh diện tích châu á với diện tích các châu lục khác? + Quan sát các ảnh trong hình 2, rồi tìm trên hình 3các chữ a, b , c, d, e cho biết các cảnh thiên nhiên đó được chụp ở những khu vực nào của châu á? - Nhận xét 3. Củng cố, dặn dò - Nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học - HS Làm việc theo nhóm. - HS quan sát hình trong sgk và trả lời các câu hỏi + Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương +Phía Đông giáp với Thái Bình Dương + Phía Nam giáp ấn Độ Dương. + Phía Tây Nam giáp với Châu Phi + Phía Tây và Tây Bắc giáp với Châu Âu. - Châu á nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng cực Bắc đến quá xích đạo. - Châu á chị ảnh hưởng của cả ba đới khí hậu : + Hàn đới ở phía Bắc á. + Ôn đới ở giữa lục địa Châu á. + Nhiệt đới ở Nam á. - Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. - Các nhóm nhận xét, bổ sung - HS làm việc theo nhóm. + Diện tích châu á lớn nhất trong 6 châu lục . gấp 5 lần diện tích châu Đại Dương, hơn 4 lần diện tích châu Âu, hơn 3 lần diện tích châu Nam Cực. + Dân số châu á đứng thứ nhất trong tất cả các châu lục. - Đại diện các nhóm lên trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung Hướng dẫn thực hành: THỰC HÀNH XEM BẢN ĐỒ THẾ GIỚI I. Mục tiêu: - HS nắm vững cách tìm các yếu tố địa lí đã cho trên bản đồ II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên, bản đồ hành chính thế giới, châu Á III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1: Hệ thống, củng cố các kiến thức đã học về bản đồ HĐ 2: Hướng dẫn thực hành - GV treo lần lượt từng bản đồ đã chuẩn bị lên bảng - GV nhận xét HĐ 3: Tổng kết tiết học - HS chỉ các phương hướng trên bản đồ - HS nêu cách sử dụng bản đồ - HS lần lượt lên chỉ: + Vị trí, giới hạn của các châu lục trên bản đồ + Dựa vào bản đồ, HS tìm hiểu xem châu lục nào có diện tích lớn nhất thế giới + HS nêu tên các châu lục và đại dương tiếp giáp với châu Á. + HS chỉ trên bản đồ những đất nước thuộc khu vực châu Á; những dãy núi, những con sông lớn ở châu Á + HS dựa vào chú thích để chỉ những khu vực có nhiều khoáng sản - Cả lớp nhận xét, bổ sung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchiều.doc
Tài liệu liên quan