Tập đọc:
CHÚ ĐI TUẦN
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ.
- Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. (Trả lời được các câu hỏi 1, 3; thuộc lòng những câu thơ yêu thích).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài học
- Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
19 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 23 năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mới:
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Hình thành biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi- mét khối
+ GV giới thiệu từng hình lập phương cạnh 1dm và 1cm để HS quan sát
- GV giới thiệu cm3 và dm3
+ Xăng- ti- mét khối là thể tích của HLP có cạch dài 1 xăng ti mét.
* Xăng- ti- mét khối viết tắt là : cm3
+ Đề- xi- mét khối là thể tích của HLP có cạch dài 1 đề- xi- mét.
* Đề- xi- mét khối viết tắt là : dm3
+ Xếp các hình lập phương có thể tích một 1cm3 vào “đầy kín” trong hình lập phương có thể tích 1dm3. trên mô hình là lớp xếp đầu tiên. Hãy quan sát và cho biết lớp này xếp được bao nhiêu hình lập phương có thể tích 1cm3.
+ Xếp được bao nhiêu lớp như thế thì sẽ “đậy kín” hình lập phương 1 dm3 ?
+ Như vậy hình lập phương thể tích 1dm3 gồm bao nhiêu hình lập phương thể tích 1cm3?
- GV nêu : Hình lập phương cạnh 1dm gồm 10 x 10 x 10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm.
Ta có : 1dm3 = 1000 cm3
HĐ3. Thực hành
Bài 1:
- Giao phiếu học tập
- Nhận xét, chốt ý đúng
- Chốt lại kĩ năng đọc, viết các số đo
Bài 2:
- Hướng dẫn HS làm bài.
- GV viết lên bảng các trường hợp
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
- GV nhận xét, kết luận.
- Củng cố mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo cm3 và dm3
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS nêu khái niệm về xăng - ti -mét vuông và đề- xi- mét vuông
+ HS quan sát mô hình trực quan và nhắc lại về cm3 và dm3
- HS nghe và nhắc lại.
- Đọc và viết kí hiệu cm3
- HS nghe và nhắc lại.
- Đọc và viết kí hiệu dm3
- HS quan sát mô hình.
+ Lớp xếp đầu tiên có 10 hàng, mỗi hàng có 10 hình, vậy có 10 x 10 = 100 hình.
+ Xếp được 10 lớp như thế (vì 1dm = 10cm)
+ Hình lập phương thể tích 1dm3 gồm 1000 hình lập phương thể tích 1cm3
- HS nhắc lại.
- 1vài HS nhắc lại kết luận
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Cả lớp làm bài vào phiếu 1số HS nêu kết quả để thống nhất.
- HS đổi phiếu để kiểm tra kết quả
- 2 HS đọc số của bài.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- 1 HS khá làm bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở.
- HS theo dõi và thực hiện cùng GV
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- Phần b dành cho HS khá, giỏi.
- HS nhận xét.
- 1, 2 HS nêu lại mối quan hệ về cm3 và dm3.
Khoa học:
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể tên được một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.
* Quan tâm đến giáo dục SDNL tiết kiệm và hiệu quả
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nêu nhận xét, ghi điểm
2. Dạy bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học.
HĐ2: Tìm hiểu về một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Giao nhiệm vụ học tập.
- Kết luận
* Chúng ta cần phải làm gì để tránh lãng phí nguồn năng lượng điện?
HĐ3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?”.
- GV nêu yêu cầu: Nêu được những dẫn chứng về vai trò của điện trong mọi mặt của đời sống?
- Phổ biến luật chơi, giao nhiệm vụ học tập: Trong thời gian 5 phút, các nhóm trình bày những dẫn chứng về vai trò của điện trong đời sống hàng ngày vào bảng phụ. Đội nào tìm được nhiều dẫn chứng trong thời gian nhanh nhất đội đó sẽ chiến thắng.
- Bình chọn nhóm tốt nhất để tuyên dương
- Kết luận
3. Củng cố, dặn dò
* Với những lợi ích to lớn của năng lượng điện, chúng ta có nên sử dụng thật nhiều thiết bị dùng điện không? Và khi dùng cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học
- 2 HS nêu:
+ Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong cuộc sống hàng ngày.
+ Chúng ta cần phải làm gì để sử dụng hai nguồn năng lượng trên có hiệu quả.
- Làm việc cả lớp.
- Lần lượt phát biểu ý kiến.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
- HS liên hệ việc sử dụng nguồn điện hàng ngày để trả lời
- 1 HS nhắc lại mục tiêu của hoạt động.
- Làm việc theo nhóm6, ghi kết quả trên giấy A3 bằng bút dạ.
- Đại diện nhóm đính kết quả lên bảng và trình bày.
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- HS nêu nội dung cần ghi nhớ.
- HS trả lời
Thứ ba ngày 10 tháng 2 năm 2015
Toán:
MÉT KHỐI
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: mét khối.
- Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề - xi – mét khối, xăng – ti – mét khối.
- HS khá, giỏi làm BT3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối với đề-xi- mét khối với xăng-ti-mét khối.
+ GV giới thiệu các mô hình về m3; cm3 và dm3
- GV gợi ý để HS nêu nhận xét
- GV đưa hình vẽ để HS nhận xét, kết luận về mối quan hệ
+ GV kết luận về dm3, cm3, cách đọc, viết và mối quan hệ...
- 2 HS nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo cm3 và dm3.
- HS quan sát mô hình trực quan nhận xét và nêu: Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1m
- Viết tắt: m3
- HS quan sát hình vẽ và nêu mối quan hệ giữa m3; dm3 và cm3
- HS tự rút ra kết luận về mối quan hệ giữa m3; dm3 và cm3
- HS nêu nhận xét về mối quan hệ giữa 3 đại lượng đo thể tích: Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
+ Mỗi đơn vị đo thể tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
HĐ3. Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1:
- Nhận xét, chốt ý đúng
* Chốt lại kĩ năng đọc, viết các số đo.
Bài 2:
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề
- Yêu cầu HS làm bài.
GV yêu cầu HS giải thích cách làm của một số trường hợp.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 3:
- GV nhận xét, chốt đáp án
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
a) HS đọc các số đo theo dãy một lượt.
15m3 , 205 m3, m3, 0,911 m3
- HS khác nhận xét
b) 2 HS viết vào bảng con các số đo.
7200 m3, 400 m3, m3, 0,05 m3
- HS khác tự làm bài rồi nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS làm bảng phụ, lớp thực hiện vào vở
- HS giải thích
- 1 HS nêu bài tập
- HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ sau đó trình bày
- Yêu cầu HS: Quan sát hình và dự đoán xem sau khi xếp đầy hộp ta được mấy lớp hình lập phương 1dm3 ?
- Yêu cầu HS làm bài
- 1, 2 HS nêu lại mối quan hệ giữa 3 đơn vị đo thể tích đã học.
Chính tả:
NHỚ - VIẾT: CAO BẰNG
I. Mục tiêu:
- Nhớ – viết đúng , trình bày đúng chính tả 4 đoạn bài thơ Cao Bằng .
- Biết viết đúng danh từ riêng (DTR) là tên người, tên địa lý Việt Nam .
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi các câu văn ở bài tập 2 .
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Hướng dẫn HS nhớ – viết :
- GV chú ý HS trình bày các khổ thơ 5 chữ , chú ý các chữ cần viết hoa , các dấu câu , những chữ dễ viết sai
- GV hướng dẫn viết đúng các từ dễ viết sai : Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc
- GV cho HS gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ đầu và tự viết bài .
- GV chọn chấm 8 bài của HS.
- GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
HĐ3. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài tập 2 :
- GV treo bảng phụ.
- Cho HS làm vào vở bài tập .
- GV nhận xét và ghi kết quả vào bảng phụ .
Bài tập3:
- GV nói về các địa danh trong bài .
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt .
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết tên người , tên địa lý Việt Nam .
- 1HS nhắc lại quy tắc viết tên người , tên địa lý Việt Nam .
- 2HS viết : Nông Văn Dền, Lê Thị Hồng Thắm, Cao Bằng, Long An
-HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu bài Cao Bằng
- HS đọc thầm 4 khổ thơ đầu của bài thơ trong SGK để ghi nhớ.
- HS viết các từ dễ viết sai vào vở nháp
- HS nhớ - viết bài chính tả.
- 2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
- HS lắng nghe.
-1 HS nêu yêu cầu, cả lớp theo dõi SGK
- HS làm bài tập vào vở.
- HS nêu miệng kết quả và chú ý lắng nghe.
- Nêu lại quy tắc viết tên người, tên địa lý Việt Nam
- HS nêu yêu cầu của bài tập 3.
- HS lắng nghe .
- HS thảo luận nhóm đôi .
- HS trình bày kết quả
- Cả lớp nhận xét
Luyện từ và câu:
LUYỆN TẬP: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu:
- Củng cố nối các câu ghép bằng quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản; giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Điền vào chỗ trống quan hệ từ hoạc cặp quan hệ từ thích hợp để tạo ra câu ghép chỉ giả thiết - kết quả.
aNam kiên trì luyện tập cậu ấy sẽ trở thành một vận động viên giỏi.
btrời nắng quáem ở lại đừng về.
chôm ấy anh ấy cũng đến dựchắc chắn cuộc họp mặt sẽ vui hơn.
dHươu đến uống nướcRùa lại nổi lên.
Bài 2: Tìm quan hệ hoặc cặp quan hệ từ điền vào chỗ trống để tạo ra câu ghép biểu thị tương phản.
a.ai nói ngả nói nghiêng
.ta vẫn vững như kiềng ba chân.
b.bà tôi tuổi đã cao bà tôi vẫn nhanh nhẹn ,hoạt bát như hồi còn trẻ.
c.tiếng trống trường tôi đã quen nghe...hôm nay tôi thấy lạ.
dnó gặp nhiều khó khănnó vẫn học giỏi.
Bài 3: Đặt 4 câu ghép có sử dụng các cặp quan hệ từ biểu thị các mối quan hệ đã học.
- GV chấm và chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS nối tiếp nhau nhắc lại cách nối câu ghép bằng quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản; giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu bài tập, 1 HS đọc nội dung bài tập
- Cả lớp thực hiện vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ sau đó trình bày
- HS nhận xét, bổ sung
Đáp án:
a. Nếu ... thì ;
b. Nếu/ nếu như ... thì
c. Giá / giá như ... thì
d. Hễ ....thì
Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- HS chơi trò chơi tiếp sức, lần lượt lên bảng ghi các quan hệ từ hoặc các cặp quan hệ từ thích hợp.
- Cả lớp chữa bài tìm đội thắng cuộc
Bài 3: HS đặt câu vào vở sau đó trình bày bài làm của mình
- Cả lớp nhận xét câu bạn vừa đặt và tìm các quan hệ từ hoặc các cặp quan hệ từ bạn sử dụng
Thứ tư ngày 11 tháng 2 năm 2015
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết đọc, viết các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa chúng.
- Biết đổi các đơn vị đo thể tích, so sánh các số đo thể tích.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét, đánh giá
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
a) GV viết các số đo lên bảng, gọi lần lượt các HS đọc trước lớp.
- GV kết luận.
b) GV đọc cho HS cả lớp viết vào vở – gọi lần lượt từng HS lên bảng viết.
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: So sánh các số đo sau đây
- GV lưu ý HS cách chuyển đổi câu (c) để tìm ra kết quả là đưa phân số thập phân về số thập phân và đổi về đơn vị từ m3 ra dm3 để so sánh.
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học
- 2 HS:
+ Nêu tên các đơn vị đo thể tích đã học?
+ Mỗi đơn vị đo thể tích hơn kém nhau bao nhiêu lần?
Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
a) Đọc các số đo
- Lần lượt HS đọc các số đo, cả lớp nhận xét
b) Viết các số đo thể tích:
- Cả lớp viết vào vở sau đó trình bày
* HS khá giỏi làm bài tập 1b, dòng 4
Bài 2: 1HS đọc đề bài.
- Cả lớp làm việc nhóm đôi, trao đổi với bạn kết quả và giải thích vì sao đúng, vì sao sai
- Lần lượt HS nêu kết quả thảo luận của mình, cả lớp nhận xét, bổ sung
Bài 3. Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS thực hiện vào bảng phụ.
* HS khá giỏi làm bài tập 3c
- Cả lớp chữa bài trên bảng phụ, nêu kết quả và giải thích.
- HS nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh; sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết và biết trao đổi về nội dung câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các câu chuyện theo nội dung
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- Nêu mục tiêu của hoạt động.
- Viết đề bài lên bảng: Em hãy kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài, gạch chân những từ quan trọng.
- Yêu cầu HS nói tên câu chuyện sẽ kể.
HĐ3: HS thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- 2 HS lần lượt kể lại câu chuyện “Ông Nguyễn Khoa Đăng” tiết 22.
- HS lần lượt đọc đề bài trong SGK.
- Nối tiếp đọc các gợi ý trong SGK.
- HS theo dõi
- Lần lượt nói tên câu chuyện sẽ kể.
- 1 HS nhắc lại yêu cầu của hoạt động.
- Kể chuyện theo nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện trong nhóm.
- Đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung về ý nghĩa câu chuyện bạn kể.
- HS bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất; bạn đặt câu hỏi thú vị nhất.
Tập đọc:
CHÚ ĐI TUẦN
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ.
- Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. (Trả lời được các câu hỏi 1, 3; thuộc lòng những câu thơ yêu thích).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài học
- Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Hướng dẫn luyện đọc
- GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, cách đọc cho HS; hướng dẫn HS đọc đúng các câu cảm, câu hỏi: Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không ? Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé ! ,
- GV đọc diễn cảm toàn bài
HĐ3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
GV nêu câu hỏi:
- Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào ?
- Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào ?
- GV giảng bài
- GV ghi nhanh nội dung chính lên bảng
HĐ4. Luyện đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 2 khổ thơ đầu. Đọc ngắt giọng, nhấn giọng tự nhiên giữa các dòng thơ.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- 2 HS lần lượt đọc bài “ Phân xử tài tình” trả lời câu hỏi về bài đọc
- HS lắng nghe và quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- 1 HS giỏi đọc, cả lớp theo dõi.
- Từng tốp (mỗi tốp 4 HS) tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ 2 lượt.
- Học sinh phát hiện từ khó, luyện đọc từ khó.
- Một HS đọc phần chú giải từ ngữ sau bài: học sinh miền Nam, đi tuần.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe và chú ý giọng đọc
- Em hỏi bạn trả lời và ngược lại để tìm câu trả lời cho các câu hỏi:
- Đêm khuya, gió rét, mọi người đã yên giấc ngủ say.
- Tình cảm:
Từ ngữ: xưng hô thân mật (chú, cháu, các cháu ơi), dùng các từ yêu mến, lưu luyến.
Chi tiết: hỏi thăm giấc ngủ có ngon không, dặn cứ yên tâm ngủ nhé, tự nhủ đi tuần tra để giữ mãi ấm nơi cháu nằm.
+ Mong ước: Mai các cháu tung bay.
- Lần lượt HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung
- HS nêu nội dung chính của bài
- 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài thơ
- HS đọc diễn cảm 2 khổ thơ đầu.
- HS nhẩm học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt
- 1, 2 HS nhắc lại nội dung bài học
Thứ năm ngày 12 tháng 2 năm 2015
Tập làm văn:
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I. Mục tiêu:
- Lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh
( theo gợi ý trong SGK).
* Quan tâm đến giáo dục KNS
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- GV hướng dẫn HS:
+ Đây là những hoạt động do ban chỉ huy liên đội của trường tổ chức. Khi lập một CTHĐ, em cần tưởng tượng mình là liên đội trưởng hoặc liên đội phó của liên đội.
+ Khi chọn hoạt động để lập chương trình, nên chọn hoạt động em đã biết, đã tham gia. Trong trường hợp cả 5 hoạt động em đều chưa biết, chưa tham gia, em cần dựa vào kinh nghiệm tham gia các hoạt động khác để tưởng tượng và lập một CTHĐ mới.
- GV mở bảng phụ đã viết cấu trúc 3 phần của một CTHĐ
*HĐ3. Thực hành
- GV nhắc HS nên viết vắn tắt ý chính. Khi trình bày miệng mới nói thành câu.
- GV giữ lại trên bảng lớp CTHĐ viết tốt hơn cả cho cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh, xem như mẫu.
- GV chấm điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- 2 HS tiếp nối nhau đọc đề bài và gợi ý trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, lựa chọn 1 trong 5 hoạt động đã nêu.
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên hoạt động đã chọn để lập chương trình.
- 1 HS nhìn bảng đọc lại.
- HS lập chương trình hoạt động theo nhóm 6
- Các nhóm trình bày chương trình của mình.
- Cả lớp nhận xét
- Cả lớp bình chọn nhóm lập chương trình tốt nhất
- 1 HS đọc lại CTHĐ sau khi đã sửa chữa.
Toán:
THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
- Biết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
+ Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt? Là những mặt nào?.
+ Hình hộp chữ nhật có mấy kích thước? Là những kích thước nào?
+ Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu cạnh, bao nhiêu đỉnh?
- GV nhận xét đánh giá
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Hình thành công thức và quy tắc
a) Ví dụ :
* GV lấy hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm, chiều cao 10cm. Nêu vấn đề:
- GV : Mỗi lớp có 20 x 16 = 320 (hình lập phương 1cm3)
+ Muốn xếp đầy hộp phải xếp mấy lớp?
+ Vậy cần bao nhiêu hình để xếp đầy hộp?
+ Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật đã cho là :
20 x 16 x 10 = 3200 (cm3)
b) Quy tắc
- GV: ghi trên bảng và giải thích
- GV: chốt lại quy tắc
* GV ghi bảng: V = a x b x c (a, b, c là 3 kích thước cùng đơn vị đo)
HĐ3. Luyện tập
Bài 1 : Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c
- Hướng dẫn hs vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để tính.
- GV nhận xét, chốt đáp án
Bài 2* : Tính thể tích của khối gỗ, có kích thước cho sẵn như sgk.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ khối gỗ, tự nhận xét.
- GV nêu câu hỏi : Muốn tính được thể tích khối gỗ ta có thể làm như thế nào ?
- GV cùng HS nhận xét sửa bài
Bài 3 *: Tính thể tích của hòn đá nằm trong bể nước theo hình vẽ sgk.
- GV cùng HS nhận xét sửa bài, ghi điểm
3. Củng cố, dặn dò:
- 3 HS yếu lần lượt trả lời
- 1 HS đọc
- HS quan sát và nghe
- HS đọc ví dụ SGK
+ HS quan sát hình hộp chữ nhật đã xếp các hình lập phương 1cm3 vào đủ 1 lớp trong hộp (như mô hình)
+ HS lên đếm xem xếp 1 lớp có bao nhiêu hình lập phương 1cm3
- 10 lớp
- Cần 320 x 10 = 3200 (hình lập phương)
- HS nêu công thức từ cách làm trên của giáo viên.
- HS đọc quy tắc trong SGK.
Bài 1 : HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ sau đó trình bày
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
Bài 2* : Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Chia khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật, rồi tính thể tích từng hình sau đó cộng thể tích hai hình lại.
- HS làm vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ
- Cả lớp chữa bài
Bài 3: Gọi hs đọc đề bài.
- Khi bỏ hòn đá vào nước trong bể đã dâng lên (từ 5cm lên 7cm)
- HS nêu hướng giải bài toán.
- HS khá giỏi hoàn thành vào vở, 2 HS làm vào bảng phụ sau đó trình bày
- Chữa bài
- Nhắc lại cách tính thể tích hình hộp chữ nhật
Luyện từ và câu:
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu:
- Hiểu câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến (ND Ghi nhớ).
- Tìm câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong truyện người lái xe đãng trí (BT1, mục III); tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra các câu ghép (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét, ghi điểm HS .
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Tìm hiểu phần nhận xét và ghi nhớ
- GV ghi câu ghép lên bảng
- GV chốt lại phần kiến thức
HĐ2. Phần Luyện tập:
Bài tập 1
- GV hướng dẫn HS hiểu 2 yêu cầu của BT:
+ Tìm trong truyện câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến.
+ Phân tích cấu tạo của câu ghép đó.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV hỏi HS về tính khôi hài của mẩu chuyện vui.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2
- GV cho 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về câu ghép có quan hệ tăng tiến để viết câu cho đúng.
- 2 HS nêu các quan hệ từ, cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tương phản và nguyên nhân - kết quả
- HS lắng nghe.
- HS phân tích cấu tạo câu ghép, xác định các vế, các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ có trong câu ghép đó
- HS nêu các quan hệ từ, các cặp quan hệ từ có quan hệ tăng tiến và đặt câu ví dụ
- Đọc phần ghi nhớ trong SGK
- 1 HS đọc nội dung BT1.
- Gạch dưới câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến; phân tích cấu tạo của câu ghép đó xác định 2 vế câu, bộ phận C – V trong mỗi vế câu, khoanh tròn QHT nối các vế câu.
- HS làm bài theo nhóm và trình bày kết quả.
- HS trả lời
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ sau đó trình bày
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- 2 HS nhắc lại bài học
Thứ sáu ngày 13 tháng 2 năm 2015
Tập làm văn:
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
- Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình và sửa được lỗi chung; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
2. Dạy bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2: Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
- Nêu mục tiêu của hoạt động, treo bảng phụ ghi đề bài lên bảng lớp.
- Nêu nhận xét chung; treo bảng phụ ghi lỗi điển hình lên bảng lớp.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
HĐ3: Trả bài làm cho HS và hướng dẫn HS chữa bài văn.
- Trả bài làm cho HS và hướng dẫn HS tự chữa lỗi.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Khen ngợi những HS viết tiến bộ
- HS lần lượt đọc lại chương trình hoạt động đã làm lại, tiết trước.
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Làm việc theo nhóm, sửa chữa các lỗi điển hình trên bảng.
- Đại diện nhóm lần lượt lên bảng chữa lỗi trên bảng phụ.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
- Đọc lại bài văn và tự sửa bài văn của mình cho đúng.
- Lần lượt đọc lại một đoạn văn đã viết lại.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
Lịch sử:
NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA
I. Mục tiêu:
- Biết hoàn cảnh ra đời của Nhà máy cơ khí Hà Nội: Tháng 12 năm 1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được khởi công xây dựng và tháng 4 năm 1958 thì hoàn thành.
- Biết những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, vũ khí cho bộ đội.
II. Đồ dùng dạy học:
- Ảnh tư liệu SGK ; phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu về nhiệm vụ của miền Bắc sau 1954 và hoàn cảnh ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội
- GV nêu câu hỏi thảo luận
+ Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Đảng và Chính phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc là gì ?
+ Tại sao Đảng và Chính phủ lại quyết định xây dựng một nhà máy cơ khí hiện đại ?
+ Đó là nhà máy nào ?
HĐ3: Tìm hiểu quá trình xây dựng và những đóng góp của nhà máy cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- GV kết luận về phiếu làm đúng
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi: Thắng lợi của phong trào "Đồng khởi" ở tỉnh Bến Tre có tác động như thế nào đối với cách mạng miền Nam ?
- HS thảo luận nhóm 2, em hỏi bạn trả lời để tìm kết quả cho các câu hỏi sau đó trình bày trước lớp
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS làm việc nhóm 4, các em cùng đọc SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu
- Các nhóm HS đã làm vào phiếu trên giấy khổ to dán phiếu lên bảng
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét kết quả của nhóm bạn, kiểm tra lại nội dung của nhóm mình.
- HS trao đổi cả lớp theo những câu hỏi sau :
+ Kể lại quá trình xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
+ Phát biểu suy nghĩ của em về câu "Nhà máy Cơ khí Hà Nội đồ sộ vươn cao trên vùng đất trước đây là một cánh đồng, có nhiều đồn bốt và hàng rào dây thép gai của thực dân xâm lược"
Toán:
THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
- Biết công thức tính thể tích hình lập phương.
- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng dạy học toán 5.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV nhận xét, bổ sung
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Hình thành công thức tính
a) Ví dụ :
+ Hãy nhận xét hình hộp chữ nhật?
+ Vậy đó là hình gì?
* GV treo mô hình trực quan: Hình lập phương có cạnh là 3cm có thể tích là 27cm3
+ Y/c HS nêu cách
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Doc2.doc