GIÁO ÁN
Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
Tiết 2 : KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh cần:
1. Về kiến thức:
Trình bày và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành hiện đại hóa đất nước.
2. Về kĩ năng:
Nhận xét, phân tích bảng số liệu, lược đồ (bản đồ) để có được những hiểu biết nêu trên.
3. Về thái độ:
Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc.
II. CHUẨN BỊ
- Bản đồ kinh tế chung Trung Quốc
- Một số hình ảnh về hoạt động kinh tế của Trung Quốc (nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Mở bài: Nền kinh tế Trung Quốc đang là một trong những điểm sáng nhất về tăng trưởng. Sự vượt trội của nền kinh tế Trung Quốc đã trở thành một sự kiện nổi bật và Trung Quốc đã có khả năng can thiệp sâu rộng, biến đổi bộ mặt kinh tế toàn cầu ?
11 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 Bài 10: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Tiết 1, 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Lan
Mã SV: 655603042
Môn: Áp dụng PPDHTC trong dạy học Địa Lý
Bài 10 : CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA
( TRUNG QUỐC)
Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh đạt được:
1. Kiến thức:
- Biết được đặc điểm của tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc.
- Phân tích được những thuận lợi, khó khăn do các đặc điểm đó gây ra đối với sự phát triển đất nước Trung Quốc.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ (lược đồ), biểu đồ, tư liệu trong bài, liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm tự nhiên, dân cư Trung Quốc.
3. Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn trong mối quan hệ Việt – Trung.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
- Sử dụng bảng số liệu thống kê.
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ.
- Sử dụng biểu đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ địa lí tự nhiên Trung Quốc.
- Các bảng số liệu, biểu đồ trong sách giáo khoa.
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, tập bản đồ thế giới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2. Hình thành kiến thức mới
Mở bài: Gv đưa ra câu hỏi: “Kể về những điều em biết về đất nước Trung Quốc?” và mời 3,4 hs trả lời. Qua câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học
3. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và lãnh thổ ( 7 phút)
- Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở.
- Hình thức: Cá nhân
Bước 1: GV giới thiệu khái quát về đất nước Trung Quốc, sau đó yêu cầu HS nghiên cứu SGK và quan sát bản đồ các nước trên Thế giới để trả lời các câu hỏi sau:
- Hãy xác định vị trí địa lý và lãnh thổ của Trung Quốc:
+ Nằm ở khu vực nào của châu Á?
+ Hệ tọa độ địa lí?
+ Giáp với những quốc gia và vùng biển nào?
- Nhận xét vị trí địa lý có ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên và phát triển kinh tế của Trung Quốc?
Bước 2: HS dựa vào bản đồ để xác định vị trí, tiếp giáp, tả lời các câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên ( 17 phút)
- Phương pháp: Các mảnh ghép, thảo luận nhóm
- Hình thức: nhóm
Bước 1: GV hướng dẫn HS cách xác định kinh tuyến 1050Đ, yêu cầu HS dùng bút chì kẻ đường kinh tuyến 1050Đ vào lược đồ hình 10.1 trong SGK.
Bước 2: GV sử dụng phương pháp các mảnh ghứp chia lớp thành 4 nhóm chuyên gia, giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên và những thuận lợi, khó khăn ở các miền tự nhiên:
- Nhóm 1: Tìm hiểu về địa hình miền đông, tây
- Nhóm 2: Tìm hiểu về khoảng sản miền đông, tây
- Nhóm 3: Tìm hiểu về khí hậu miền đông, tây
-Nhóm 4: tìm hiểu về song ngòi miền đông, tây
Vòng 2: GV ghép nhóm mới, mỗi nhóm bao gồm các thành viên của 4 nhóm chuyên gia để hoàn thiện bảng kiến thức.
Hoàn thành bảng kiến thức sau:
ĐKTN
Miền Đông
Miền Tây
Địa hình
? Thuận lơi, khó khăn
? Thuận lơi, khó khăn
Khoáng sản
? Thuận lơi, khó khăn
? Thuận lơi, khó khăn
Khí hậu
? Thuận lơi, khó khăn
? Thuận lơi, khó khăn
Sông ngòi
? Thuận lơi, khó khăn
? Thuận lơi, khó khăn
Bước 2: Các nhóm thảo luận điền thông tin vào bảng, sau đó gv mời ngẫu nhiên 1 thành viên trong lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung .
Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức
Hoạt động 3: Tìm hiểu về dân cư và xã hội ( 15 phút)
- Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, trực quan
- Hình thức: cả lớp.
Bước 1: GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK và hình 10.3,10.4 để trả lời các câu hỏi:
- Trình bày những đặc điểm nổi bật về dân cư Trung Quốc. Những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục?
- Nhận xét sự thay đổi về quy mô dân số, số dân thành thị và nông thôn của Trung Quốc?
- Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư Trung Quốc?
Bước 2: Một HS trình bày, các HS khác nhận xét và bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét và kết luận.
Bước 4: GV yêu cầu HS đọc mục III.2 SGK Kết hợp với những hiểu biết của mình hãy chứng minh Trung Quốc có nền văn minh lâu đời và nền giáo dục phát triển?
- Hãy kể tên một số thành tựu và phát minh của Trung Quốc?
Bước 5: HS nêu nhận xét, bổ sung và kết luận.
I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:
- Diện tích lớn thứ 4 trên thế TG sau: LBN, Ca na đa, Hoa Kì.
- Vị trí địa lí:
+ Nằm ở khu vực Đông Á
+ Tọa độ địa lí:
. Vĩ độ: từ 20ºB đến 53ºB
. Kinh độ: từ 73ºĐ đến 135ºĐ
+ Tiếp giáp với 14 quốc gia, phía Đông tiếp giáp với TBD.
- Có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương, 2 đặc khu hành chính, đảo Đài Loan.
=> Đánh giá:
- Thuận lợi:
+ Dễ dàng giao lưu, mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới.
+ Cảnh quan thiên nhiên đa dạng.
+ Phát triển kinh tế biển.
- Khó khăn:
+ Nhiều thiên tai: bão, lũ lụt
+ Khó khăn trong công tác quản lí đất nước.
II. Điều kiện tự nhiên:
- Sự đa dạng của tự nhiên TQ được thể hiện qua sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây.
(PHỤ LỤC)
III. Dân cư và xã hội:
1. Dân cư
- Dân số đông nhất thế giới, chiếm 1/5 dân số thế giới.
- Năm 2016 dân số ~ 1,4 tỉ người. (nội dung này em chỉ cần lien hệ, không cần cho HS ghi)
- Có thành phần dân tộc đa dạng: gồm 56 dân tộc ( trên 90% là người Hán)
- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm do TQ thi hành chính sách DS triệt để (năm 2005 còn 0,6%) nhưng số người tăng hàng năm vẫn nhiều.
- Phân bố dân cư không đều: chủ yếu tập trung ở miền Đông, miền Tây thưa thớt
* Thuận lợi và Khó khăn ( phần này GV cho HS đánh giá, không phải ghi)
2. Xã hội:
- Chú trọng đầu tư phát triển giáo dục, chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.
- Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nhân lực dồi dào là tiềm năng lớn của Trung Quốc.
- Một số công trình kiến trúc nổi tiếng: Vạn Lí Trường Thành, Thiên Đàn.
- Một số phát minh quan trọng của thế giới: La Bàn, thuốc súng, kĩ thuật in, giấy.
IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập ( 5 phút)
1. Tổng kết:
- GV đưa ra câu hỏi củng cố:
+ Phân tích thuận lợi và khó khăn giữa miền Đông và miền Tây tác động như thế nào đến kinh tế Trung Quốc?
2. Hướng dẫn học tập:
- Trả lời các câu hỏi SGK trang 90.
- Đọc trước tiết 2: Kinh tế
PHỤ LỤC
Điều kiện tự nhiên của miền Đông và miền Tây Trung Quốc
ĐKTN
Miền tây
Miền đông
Đánh giá
Thuận lợi
Khó khăn
Địa hình, đất đai
Núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa
Vùng núi thấp và các đồng bằng châu thổ, đất phù sa màu mỡ (đồng bằng:..)
Tập trung dân cư đông đúc
NN trù phú
Khoáng sản
Kim loại màu, năng lượng
Kim loại đen, năng lượng
Phát triển CN
Khí hậu
Ôn đới lục địa=> hoang mạc và bán hoang mạc
Cận nhiệt gió mùa sang ôn đới gió mùa
Mưa mùa hạ cung cấp nước tưới, sản xuất
Lụt lội ở MĐ
Khô hạn MT
Sông ngòi
Thượng nguồn các con sông
Hạ nguồn
Thủy điện, GTVT
Bảng kiến thức tham khảo
ĐKTN
Miền Đông
Miền Tây
Địa hình
Vùng núi thấp và các đồng bằng màu mỡ: Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
->Thuận lợi cho PT nhiều ngành kinh tế và cư trú.
Gồm nhiều dãy núi cao , các sơn nguyên đồ sồ và các bồn địa.
à Diện tích rừng và đồng cỏ lớn, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.
-> Khó khăn cho giao thông, khai thác tài nguyên, cư trú.
Khí hậu
+ Phía bắc khí hậu ôn đới gió mùa.
+ Phía nam khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
->Phát triển nông nghiệp đa dạng.
Khí hậu lục địa khắc nghiệt, mưa ít
->Khó khăn cho sx và sinh hoạt
Sông ngòi
Nhiều sông lớn: sông Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang.
->Thuận lợi cho GTVT, nguồn nước cho sx, giao thong vận tải đường sông
Là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông lớn.
-> Có giá trị thuỷ điện lớn.
Khoáng sản
Đa dạng: Kim loại màu, khí đốt, dầu mỏ, than, sắt
->Thuận lợi phát triển công nghiệp.
Nhiều loại như: Than, sắt, dầu mỏ, thiếc, đồng...
GIÁO ÁN
Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
Tiết 2 : KINH TẾ
MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh cần:
1. Về kiến thức:
Trình bày và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành hiện đại hóa đất nước.
2. Về kĩ năng:
Nhận xét, phân tích bảng số liệu, lược đồ (bản đồ) để có được những hiểu biết nêu trên.
3. Về thái độ:
Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc.
II. CHUẨN BỊ
- Bản đồ kinh tế chung Trung Quốc
- Một số hình ảnh về hoạt động kinh tế của Trung Quốc (nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Mở bài: Nền kinh tế Trung Quốc đang là một trong những điểm sáng nhất về tăng trưởng. Sự vượt trội của nền kinh tế Trung Quốc đã trở thành một sự kiện nổi bật và Trung Quốc đã có khả năng can thiệp sâu rộng, biến đổi bộ mặt kinh tế toàn cầu ?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
GV yêu cầu HS đánh giá Trung Quốc có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển kinh tế.
+ Vị trí địa lí
+ Tài nguyên thiên thiên phong phú, đa dạng
+ Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn
GV trình bày: Mặc dù với cùng một điều kiện tự nhiên và dân cư như vậy nhưng trong suốt 30 năm từ ngày giành được độc lập (1949 -1978), Trung Quốc đã không thành công trong phát triển kinh tế. Không những vậy, công cuộc đại nhảy vọt và cuộc cách mạng văn hóa còn gây thiệt hại cho nền kinh tế. Từ năm 1978, Trung Quốc đã thay đổi đường lối phát triển, tiến hành hiện đại hóa đất nước và cải cách mở cửa; nhờ đó Trung Quốc đã đạt được nhiều thành công được thế giới ghi nhận. Vậy công cuộc hiện đại hóa đã mang lại những kết quả gì cho nền kinh tế Trung Quốc?
* Hoạt động 1: Cả lớp
- Yêu cầu HS đọc mục I, rút ra những nét nổi bật về những thành công của Trung Quốc trong việc phát triển kinh tế.
- 1 HS trình bày.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Chuyển ý: Với tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới trong những năm gần đây. Hiện nay Trung Quốc đang hoàn thành về cơ bản công cuộc hiện đại hóa công nghiệp và nông nghiệp để trở thành cường quốc kinh tế trong thế kỉ XXI.
* Hoạt động 2: Nhóm
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu ngành công nghiệp
+ Nhóm 2: Tìm hiểu ngành nông nghiệp
Các nhóm tìm hiểu về ngành kinh tế theo dàn ý:
1/ Chiến lược và biện pháp phát triển
2/ Kết quả đạt được:
+ Cơ cấu
+ Sản lượng
+ Phân bố
- HS trao đổi, thảo luận.
- Cử đại diện nhóm lên trình bày, các HS thuộc nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
GV bổ sung kiến thức: Công nghiệp vũ trụ của Trung Quốc được đầu tư mạnh. Ngày 20/10/2003 Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu V chở người đi vào vũ trụ và trở về Trái đất an toàn. Đây là niềm tự hào của người Trung Quốc và khẳng định vai trò, vị trí của Trung Quốc trong nền kinh tế tri thức hiện nay.
GV đưa ra những câu hỏi gợi ý và khắc sâu kiến thức:
- Quan sát hình 10.8, nhận xét và giải thích sự phân bố và phát triển các trung tâm công nghiệp ở Trung Quốc
+ Công nghiệp phân bố chủ yếu ở miền Đông, nhất là ở vùng duyên hải, tại các TP lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu. Vì: giao lưu thuận lợi, nhiều khoáng sản, nguồn nước, nguồn nông sản dồi dào, dân cư đông đúc, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật mạnh, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài,.
+ Miền Tây: công nghiệp hạn chế, chỉ có 1 TTCN lớn là Urumsi, do còn nhiều khó khăn về nhân lực, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật.
- Vì sao có sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây?
+ Miền Đông: lượng mưa lớn, có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ, có vùng biển rộng ? phát triển trồng trọt, chăn nuôi lợn, đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Các khu vực núi thấp thuận lợi để nuôi trâu, bò.
+ Miền Tây: chủ yếu là núi, cao nguyên và các bồn địa, sa mạc khô hạn ? Không thuận lợi cho SXNN, chủ yếu là chăn nuôi gia súc lớn (cừu, ngựa).
* Hoạt động 3: Cả lớp
- Yêu cầu HS đọc SGK cho biết mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam. Phương châm hợp tác giữa 2 nước?
- Một HS trả lời, các HS khác bổ sung.
- GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức
I/ Khái quát
Năm 1978 Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa ? Kết quả:
- Tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới (8%/năm).
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đứng thứ 7 thế giới (2004).
- GDP/người tăng mạnh: 1269USD (2004).
? Kinh tế phát triển nhanh.
II/ Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
a/ Biện pháp
- Thay đổi cơ chế quản lí: Từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường.
- Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ.
b/ Kết quả
- Cơ cấu công nghiệp đa dạng. Tập trung phát triển 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.
- Nhiều mặt hàng đứng đầu thế giới về sản lượng (than, thép, xi măng, phân đạm).
- Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở miền Đông.
2. Nông nghiệp
a/ Biện pháp
- Khoán sản xuất, giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
- Cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: đường giao thông, hệ thống thủy lợi.
- Đưa khoa học kĩ thuật vào sản xuất, phổ biến giống mới.
b/ Kết quả
- Nông sản phong phú.
+ Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc: Lúa mì, ngô, củ cải đường
+ Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: Lúa gạo, chè, mía, lợn
+ Miền Tây: Gia súc lớn (cừu, ngựa)
- Nhiều nông sản có sản lượng đứng đầu thế giới (lương thực, bông, thịt lợn, thịt cừu).
- Sản xuất nông nghiệp tập trung ở các đồng bằng miền Đông.
- Hạn chế:
+ Ngành trồng trọt đóng vai trò chủ đạo
+ Bình quân lương thực/người vẫn thấp.
III/ Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam
- Trung Quốc - Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
- Kim ngạch thương mại song phương tăng nhanh.
- Phương châm hợp tác: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai".
IV- Hoạt động củng cố:
1/ Trung Quốc có thể có sự thay đổi trong phân bố công nghiệp tương tự như Hoa Kì không?
2/ Vì sao nói, việc phát triển nông nghiệp của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng tới Trung Quốc mà còn ảnh hưởng to lớn tới toàn thế giới?
V- Hoạt động nối tiếp:
Trả lời các câu hỏi cuối bài.
Chuẩn bị bài 10.3 Thực hành.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 10 Cong hoa nhan dan Trung Hoa Trung Quoc_12500194.doc