Tuần: 25
Tiết: 43
BÀI 40. THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở
ĐÔNG NAM BỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Khắc sâu kiến thức bài 39
- Trình bày được thế mạnh, tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
2. Kĩ năng:
- Xử lí và phân tích số liệu theo yêu cầu đề bài và rút ra nhận xét cần thiết
- Biết cách viết và trình bày báo cáo
3. Thái độ: học tập và biết quản lí thời gian khi làm việc, góp phần xây dựng quê hương.
4. Định hướng phát triển năng lực:
Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng bản đồ, biểu đồ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ
- Các bảng số liệu liên quan đến nội dung bài học. Atlat địa lí VN.
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông nam bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: 8/1/2019
Tiết: 24
Tuần: 42
BÀI 39 :VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Biết được những đặc trưng khái quát của vùng so với cả nước.
- Phân tích được những khó khăn, thuận lợi trong việc phát triển KTXH của vùng.
- Hiểu và trình bày được vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, thực trạng và phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của vùng.
2. Về kĩ năng:
- Củng cố các kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, lược đồ, sưu tầ và xử lí các thông tin bài học.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày và báo cáo các vấn đề KTXH của một vùng.
3. Về thái độ, hành vi:
Thêm yêu quê hương Tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên VN treo tường. Bản đồ kinh tế vùng.
- Một số hình ảnh đặc trưng của vùng
- Atlat địa lý Việt Nam.
2. Chuẩn bị của học sinh: Atlat Địa lý Việt Nam
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC.
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài củ: Kiểm tra vỡ thực hành của học sinh.
3. Đặt vấn đề/xuất phát/khởi động
1.1 Mục tiêu:
HS thấy được vùng ĐNB có ý nghĩa quan trọng trong phát triển KT – XH
1.2. Phương thức: cá nhân
1.3. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV cho HS xem 1 số hình ảnh như: chợ Bến Thành, khai thác dầu khí, các khu công nghiệp. Gv yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình về ĐNB.
Bước 2: HS xem hình ảnh
Bước 3: HS trình bày
Bước 4: GV chuẩn kiến thức, dẫn dắt HS vào bài mới
4. Triển khai bài học:
Hoạt động 1: KHÁI QUÁT CHUNG
*Mục tiêu:
- Kể tên các tỉnh, tp của ĐNB, so sánh diện tích của ĐNB với các vùng đã học
- Khai thác kiến thức SGK, Atlat Địa lý Việt Nam
- Nêu nhận xét một số chỉ số của ĐNB so với các vùng khác, cả nước
*Phương thức:
- Phương pháp dạy học thuyết trình tích cực, đàm thoại gợi mở
- Cả lớp
*Các bước của hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: GV sd bản đồ treo tường kết hợp Atlat để hỏi:
- Kể tên các tỉnh, tp của ĐNB, so sánh diện tích của ĐNB với các vùng đã học?
- Nêu nhận xét một số chỉ số của ĐNB so với các vùng khác, cả nước
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ.
Bước 3: GV gợi ý sản phẩm.
Bước 4: HS khai thác Atlat ,SGK và trình bày
Bước 5: GV giúp hs chuẩn kiến thức.
1. KHÁI QUÁT CHUNG:
- Gồm 5 tỉnh và TPHCM
- DT nhỏ 23,6 nghìn km2 .
- DS vào loại trung bình12 triệu người(2006)
- Là vùng kinh tế dẫn đầu cả nước về GDP ( 42%), giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.
- Sớm phát triển nền kinh tế hàng hóa.
- Vấn dề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề kinh tế nổi bậc của vùng.
Hoạt động 2: Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.
* Mục tiêu:
- Nêu được thế nào là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.
- Tìm hiểu vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp,dịch vụ, nông nghiệp, lâm nghiệp, phát trển tổng hợp kinh tế biển.
- Khai thác kiến thức SGK, Atlat Địa lý Việt Nam
*Phương thức:
- Phương pháp dạy học thuyết trình tích cực, đàm thoại gợi mở
- Cặp
*Các bước của hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1:
- GV hỏi thế nào là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu?
- GV cho HS làm việc theo cặp : Tìm hiểu vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp,dịch vụ, nông nghiệp, lâm nghiệp, phát trển tổng hợp kinh tế biển.
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ.
Bước 3: GV gợi ý sản phẩm.
Bước 4: HS tiến hành nghiên cứu, thảo luận và trình bày sản phẩm.
Bước 5: GV nhận xét, giúp hs chuẩn kiến thức.
2. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.
a. Trong công nghiệp
- Dẫn đầu cả nước về cơ cấu giá trị sản lượng, đặc biệt là các ngành công nghệ cao
- Phát triển công nghiệp cần chú ý đến vấn đề môi trường.
b. Trong dịch vụ
Vùng ĐNB dẫn đầu cả nước về tăng nhanh và phát triển hiệu quả các ngành dịch vụ.
c. Trong nông, lâm nghiệp
- Công trình thủy lợi Dầu Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất nước.
- Dự án thủy lợi Phước Hòa cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất.
d. Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Sản lượng khai thác dầu tăng khá nhanh, phát triển các ngành công nghiệp lọc dầu, dịch vụ khai thác dầu khí...
- Đánh bắt nuôi trồng thủy sản phát triển.
- Cảng Sài Gòn lớn nhất nước ta, cảng Vũng Tàu.
- Vũng Tàu là nơi nghỉ mát nổi tiếng.
3. Luyện tập:
3.1. Mục tiêu:
Phân tích được vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp,dịch vụ, nông nghiệp, lâm nghiệp, phát trển tổng hợp kinh tế biển
3.2. Phương thức: cá nhân
- Thế nào là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu? theo chiều rộng?
- Trình bày những nét khác biệt của vấn đề khai thác lãnh thổ ở ĐNB so với các vùng đã học
4. Vận dụng, mở rộng:
- Chứng minh rằng việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của vùng
Duyệt của Tổ trưởng
Nguyễn Thị Ngọc Thưởng
Ngày: 10. 1.2019
Tuần: 25
Tiết: 43
BÀI 40. THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở
ĐÔNG NAM BỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Khắc sâu kiến thức bài 39
- Trình bày được thế mạnh, tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
2. Kĩ năng:
- Xử lí và phân tích số liệu theo yêu cầu đề bài và rút ra nhận xét cần thiết
- Biết cách viết và trình bày báo cáo
3. Thái độ: học tập và biết quản lí thời gian khi làm việc, góp phần xây dựng quê hương.
4. Định hướng phát triển năng lực:
Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng bản đồ, biểu đồ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ
- Các bảng số liệu liên quan đến nội dung bài học. Atlat địa lí VN.
2. Chuẩn bị của học sinh: Atlat Địa lý Việt Nam
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài củ: Thế nào là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu?Phân tích .
Tiến trình hoạt động.
3.1. Đặt vấn đề/xuất phát/khởi động
1.1. Mục tiêu: Học sinh thấy được thế mạnh về vấn đề phát triển các ngành kinh tế của Đông Nam Bộ, đặc biệt là khai thác dầu khí.
1.2. Phương thức: cá nhân
1.3. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV yêu cầu học sinh trình bày những hiểu biết của mình về Đông Nam Bộ.
Bước 2: HS tiếp nhận
Bước 3: GV gợi ý sản phẩm
Bước 4: HS trình bày
Bước 5: GV chuẩn kiến thức và cho học sinh xem một số hình ảnh như: khai thác dầu khí, các sản phẩm từ ngành khai thác dầu khí=> giới thiệu bài mới.
2.Triển khai bài học:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập 1
öMục tiêu:
Hiểu được tiềm năng phát triển ngành công nghiệp dầu khí của Đông Nam Bộ.
Viết báo cáo theo dàn ý SGK.
Nắm được yêu cầu bài thực hành từ đó đề ra cách giải quyết.
öPhương thức:
Đàm thoại gợi mở, phân tích bản đồ
Hoạt động: Cả lớp
öCác bước của hoạt động
- Bước 1: Gv yêu cầu HS đọc kĩ và xác định yêu cầu của đề bài.
- Bước 2: GV hướng dẫn HS viết báo cáo về tình hình phát triển ngành:
Giới thiệu khái quát về tiềm năng phát triển ngành công nghiệp dầu khí (các bể trầm tích, các mỏ dầu khí của vùng).
Tình hình phát triển của ngành công nghiệp dầu khí
Tác động của ngành công nghiệp dầu khí đến cơ cấu kinh tế chung của vùng.
- Bước 3: HS viết báo cáo
- Bước 4: GV nêu các gợi ý để HS viết báo cáo.
Những gợi ý chính cho bài báo cáo:
1. Tiềm năng dầu khí của vùng:
- Dầu khí nước ta có trữ lượng dự báo khoảng 10 tỉ tấn, tập trung trên diện tích khoảng 500.000 km2, trải rộng khắp vùng biển bao gồm các bể trầm tích: Sông Hồng, Trung Bộ
Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu – Mã Lai
- Trong các bể trầm tích trên thì bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn ở ĐNB được coi là có trữ lượng lớn nhất và có ưu thế về dầu khí.
* Bồn trũng Cửu Long hiện có một số mỏ dầu khí đang được khai thác:
Hồng Ngọc, Rạng Đông,Bạch Hổ, Rồng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng
Hàng loạt các mỏ dầu khí khác lân cận
* Bồn trũng Nam Côn Sơn:
Mỏ Đại Hùng, Mỏ Lan Đỏ
Các mỏ khác như Hải Thạch, Mộc Tinh, Rồng Đôi, Cá Chò đang chuẩn bị khai thác
2. Sự phát triển của công nghiệp dầu khí:
Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tình hình khai thác dầu thô ở nước ta dựa vào bảng số liệu đã cho và một số tranh ảnh về khai thác dầu khí ở ĐNB, trên cơ sở đó trình bày tình hình khai thác dầu thô ở nước ta (hầu hết sản xuất thô tập trung ở ĐNB).
3. Tác động của công nghiệp dầu khí đến sự phát triển kinh tế của ĐNB:
- Ngoài việc khai thác dầu thô và khí đốt, còn có khí đồng hành. Từ năm 1995, khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ đã được đưa về phục vụ nhà máy nhiệt điện tuabin khí Bà Rịa. Sản xuất khí đốt hóa lỏng, phân bón, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất với công suất 6,5 triệu tấn/năm
- Kèm theo các dịch vụ dầu khí như vận chuyển
- Sự phát triển của công nghiệp dầu khí thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu kinh tế của vùng một cách nhanh chóng và sự phân hóa lãnh thổ của vùng ĐNB, góp phần nâng cao vị thế của vùng trong cả nước. Tuy nhiên cần chú ý đặc biệt giải quyết vấn đè ô nhiễm môi trường trong qúa trình vận chuyển, khai thác, chế biến dầu khí.
Hoạt động 2: Vẽ biểu đồ nhận xét cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ
öMục tiêu: Học sinh phân tích bảng số liệu và suy ra được dạng biểu đồ thích hợp, nêu nhận xét.
öPhương thức:
Đàm thoại gợi mở, vấn đáp, phân tích biểu đồ
Hoạt động Nhóm/ cá nhân.
öCác bước của hoạt động
- Bước 1: HS đọc SGK để xác định yêu cầu của đề bài.
- Bước 2: HS nhận nhiệm vụ và phân tích đề bài.
- Bước 3: GV hướng dẫn HS tiến hành các bước thực hiện.
- Bước 4: HS tiến hành thực hiện và hoàn thành yêu cầu, trình bày sản phẩm.
- Bước 5: GV nhận xét và kết luận.
Xử lí số liệu: GV chia lớp thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: tính cơ cấu công nghiệp năm 1995
+ Nhóm 2: tính cơ cấu công nghiệp năm 2005
Khu vực kinh tế
1995
2005
Tổng số
100
100
Khu vực Nhà nước
38.8
24.1
Khu vực ngoài Nhà nước
19.7
23.4
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
41.5
52.5
* Gợi ý nhận xét:
- Trong cơ cấu giá trị SXCN phâ theo khu vực kinh tế của ĐNB, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng về tỉ trọng: Năm 1995: 41,5% đến 2005: 52,5%. Đây là khu vực SX quan trọng nhất ở ĐNB.
- Khu vực nhà nước có tỉ trọng thấp nhất và tỉ trọng có xu hướng giảm 38,8% năm 1995 còn 24,1% năm 2005.
- Tỉ trọng của KV ngoài nhà nước đứng vị trí thứ 2 sau KV có vốn đầu tư nước ngoài và tỉ trọng có xu hướng tăng từ 19,7% tăng lên 23,4% năm 2005.
3. Luyện tập:
3.1. Mục tiêu:
- Viết báo cáo
- Trình bày được thế mạnh, tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
3.2. Phương thức: cá nhân
- Phân tích tác động của công nghiệp dầu khí đến sự phát triển kinh tế của ĐNB
- Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
4. Vận dụng mở rộng:
- Phân tích các thế mạnh và hạn chế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
- HS về nhà hoàn thiện bài thực hành
Duyệt của Tổ trưởng
Nguyễn Thị Ngọc Thưởng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 39 Van de khai thac lanh tho theo chieu sau o Dong Nam Bo_12537096.docx