Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP - DẤU CHẤM HỎI
I. Mục đích yêu cầu:
- Tìm được các từ ngữ có tiếng học, có tiếng tập (BT 1)
- Đặt câu được với 1 từ tìm được (BT2); biết sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới (BT3); Biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng nhóm
III. Các hoạt động trên lớp: .
1. Kiểm tra bài cũ: 5
Kiểm tra 2 học sinh làm bài tập 3, tiết luyện từ và câu tuần 1.
2 . Bài mới :
a- Giới thiệu bài 3
- GV nêu mục đích và yêu cầu của tiết, ghi tên bài - Học sinh ghi đầu bài vào vở.
17 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khối 2 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhắc lại
- HS quan sát, đọc thầm gợi ý
GV đặt một số câu hỏi gợi ý cho HS kể
- Cuối năm học, các bạn bàn tán về việc gì? Na làm gì?
- Trong tranh 2 các bạn của Na đang thì thầm chuyện gì?- Cô giáo khen các bạn như thế nào?
HS đọc yêu cầu bài tập
- Phần đầu buổi lễ phát phần thưởng diễn ra như thế nào?
- Có điều gì bất ngờ trong buổi lễ ấy?
- HS kể cả chuyện(nối tiếp đoạn)
- Gọi một số HS kể theo gợi ý của GV
2. HĐ2: Kể toàn bộ câu chuyện
* Gọi HS có năng lực kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV, cả lớp nhận xét tuyên dương
D.Củng cố, dặn dò:
* GV nhận xét tiết học - Dặn về nhà tập kể lại
Có công mài sắt, có ngày nên kim
Phần thưởng
1. Kể từng đoạn theo tranh
Bài1: Đại diện nhóm kể
- Na là một cô bé như thế nào? Trong tranh này Na đang làm gì?
- Kể việc làm tốt của Na với Lan, Mai.
Bài 2: Kể đoạn 2 theo gợi ý
Bài 3: Kể đoạn 3
2. Kể toàn bộ câu chuyện
Bài 4:
_________________
Chính tả
Tập chép: Phần thưởng
I. Mục đích yêu cầu:
Chép lại chính xác trình bày đúng đoạn tóm tắt trong bài “Phần thưởng"
Làm được BT 3, BT4; BT 2a
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: - Bảng lớp chép bài theo mẫu chữ quy định. Bảng phụ
III. Các hoạt động trên lớp:
1 . Kiểm tra bài cũ:(5') Kiểm tra 2 học sinh lên bảng, cả lớp viết vào bảng con:
- nàng tiên, làng xóm, làm lại, nhẫn nại.
- Viết các chữ cái theo TT đã học (từ a đến ơ)
2 . Bài mới (20')
Hoạt động của G V
Hoạt động của H S
a. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu MĐ, YC của tiết học.
b. Hướng dẫn chính tả.
- GV đọc đoạn chính tả trên bảng phụ đã viết
- Hướng dẫn HS nắm nội dung bài: Vì sao Na được phần thưởng?
- Hd nhận xét chính tả: Đoạn chép có mấy câu? Cuối mỗi câu có dấu gì? Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa?
- Hs nắm yêu cầu tiết học.
- 1, 2 học sinh đọc bài chép trên bảng.
- HS quan sát đoạn chính tả trong SGK rồi trả lời câu hỏi
- Viết chữ khó: GVđọc rõ từng từ: đề nghị, người, phần thưởng, đặc biệt.
c. Hd hs viết bài tập chép (20')
- Hướng dẫn cách chép và trình bày bài.
d. Chấm và chữa bài
- Chữa bài: GV đọc cho học sinh soát bài
- GV chấm 5 - 7 bài để nhận xét từng mặt.
e. Hướng dẫn làm bài tập chính tả (10')
Bài 2:- Điền s hay x vào chỗ trống
xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá.
Bài 3: Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng
- Học thuộc lòng bảng chữ cái
- Gv xoá dần để HS đọc.
- Đọc thuộc lòng bảng chữ cái: Giáo viên xoá các chữ cái đã viết ở cột 2, yêu cầu một số học sinh viết lại.
- 2 HS viết trên bảng lớp. Cả lớp viết bảng con
- HS tự nhìn bảng chép bài vào vở.
- HS quan sát tự chữa bằng bút chì .
- Học sinh đổi vở soát bài.
- HS đọc yêu cầu.
- 2 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở.
HS đọc yêu cầu của bài
1 HS làm mẫu
2 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập.
4- 5 hs đọc lại TT BCC.
Cả lớp viết vào vở 10 chữ cái theo đúng thứ tự: q y.
4. Củng cố, dặn dò: (2')
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS viết đẹp.
- Nhắc nhở HS viết sai về nhà viết lại, học thuộc lòng BCC
___________________________________
Toán (Tiết 7)
Số bị trừ - số trừ - Hiệu
I. Mục đích yêu cầu:
Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
Biết giải bài toán bằng một phép trừ.
II. Đồ dùng dạy học: GV: Bộ thiết bị dạy phép cộng, phép trừ
III. Các hoạt động dạy học :
hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1- Giới thiệu bài: 5'
Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Giới thiệu số bị trừ, số trừ, hiệu
- Giáo viên viết lên bảng phép trừ: 53 - 35 = 24, gọi một học sinh đọc.
- Giáo viên chỉ từng số và nêu tên ; 53 gọi là SBT, 35 gọi là ST, 24 gọi là H.
- Giáo viên viết lên bảng và kẻ như phần bài học trong SGK và chỉ từng số cho học sinh nêu lại tên gọi các số đó.
- Giáo viên viết phép trừ theo cột dọc rồi làm tương tự như trên.
- Giáo viên viết thêm một số phép trừ khác cho học sinh nêu tên gọi các số.
3 - Thực hành:
Giáo viên giao bài tập: Làm bài 1, 2a), 2b), 2c), Bài 3, nếu còn thời gian làm tiếp bài 2d) (HSNB)
Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu cách làm
- Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
Chốt: Muốn tìm hiệu phải lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
Bài 2a,b, c (2d dành cho HSNB): Gv hướng dẫn cách làm rồi chữa bài
- Hỏi tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ trong từng phép tính
- Củng cố về đặt tính trừ.
Bài 3: Chữa bài:
- Bài toán thuộc loại toán nào?
- Từ nào cũng có nghĩa là bớt?
- Em hãy đặt một đề toán có dạng bài toán "bớt".
Chốt: Nêu lại cách trình bày bài toán có lời văn ?
3. Củng cố dặn dò: - Dặn HS hoàn thành bài tập
- 1 HS nhắc lại đầu bài.
- 1 HS đọc phép trừ.
- 2 HS nêu tên gọi các số trong phép trừ.
- HS nối tiếp nhau nêu tên các số trong từng phép tính do gv đưa ra.
HS làm bài rồi chữa bài
- 2 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
- Học sinh nêu lại tên từng thành phần, kết quả của các số trong bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng chữa bài, cả lớp làm vào vở
HS trả lời.
HS đọc đề bài.
Cả lớp viết Vở.
1 HS lên bảng làm bài
vài học sinh chữa miệng
___________________________________
Tự nhiên và xã hội( Tiết 2)
Bài 2: Bộ xương
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể:
Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương: Xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân.
HSNB: biết tên các khớp xương của cơ thể; biết được nếu bị gãy xương sẽ rất đau và khó đi lại.
- Thông qua bài học GD các KNS và GD tích hợp các môn học
II. Đồ dùng dạy học: GV Bộ xương
III. Hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hs 1: Cơ quan vận động gồm có những gì? Nhờ đâu mà cơ thể cử động được?
- Hs 2: Muốn cơ quan vận động khoẻ mạnh em cần làm gì?
2 . Bài mới:
Nội dung
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
a, Mở bài:
Mục tiêu: Nhận biết một số xương trên cơ thể để dẫn vào bài học
b, Hoạt động 1:
– QS hình vẽ bộ xương
Mục tiêu: Nhận biết và nói được tên một số xương của cơ thể.
c, Hoạt động 2:
Thảo luận về cách giữ gìn, bảo vệ bộ xương.
MT: Hiểu được rằng cần đi đứng, ngồi đúng tư thế và không mang xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo.
3. Củng cố-dặn dò:
- Gv đưa ra yêu cầu : Ai biết trong cơ thể có những xương nào? Chỉ vị trí, nói tên và nêu vai trò của xương đó.
- Hs tự sờ nắn trên cơ thể mình để nhận ra phần cứng ở bên trong, chỉ vị trí và nói tên , vai trò của một số xương chính.
- Một vài hs phát biểu trước lớp.
- Gv giới thiệu bài
* Bước 1 : làm việc theo cặp
- Hs qs hình vẽ bộ xương, chỉ và nói tên một số xương, khớp xương.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cùng bạn. - Gv kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
* Bước 2 : Hoạt động cả lớp
- Gv treo tranh vẽ bộ xương phóng to lên bảng.
- 2 hs lên bảng, một hs vừa chỉ vào tranh vẽ vừa nói tên xương, hs kia gắn các phiếu rời ghi tên xương tương ứng và tranh vẽ.
- 2 HSNB làm tương tự đối với các thẻ ghi tên các khớp xương
- Thảo luận lớp: Theo em hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không? Nêu vai trò của hộp sọ, lòng ngực, cột sống và của các khớp xương bả vai, khuỷu tay, đầu gối.
* KL: Bộ xương của cơ thể gồm có rất nhiều xương, khoảng 200 chiếc với kích thước lớn nhỏ khác nhau, làm thành một bộ khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan trọng như bộ não, tim, phổi Nhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được.
* Bước 1: Hoạt động theo cặp
- qs hình 2, 3 trong SGK P.7, đọc và TLCH dưới mỗi hình - Giáo viên giúp đỡ, kiểm tra
* Bước 2 : Hoạt động cả lớp - Thảo luận các câu hỏi:
+ Tại sao hằng ngày chúng ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế?
+ Tại sao các em không nên mang, vác , xách các vật nặng?
Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt?
*Kết luận GV tóm tắt những ý đúng học sinh vừa thuận lợi
- Em nào đã bị gãy xương? Khi bị gãy xương em cảm thấy thế nào?
Dặn học sinh thực hiện những việc nên làm để xương PT tốt.
Thứ tư ngày 06 tháng 9 năm 2017
Tập đọc
Làm việc thật là vui
I. Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ .
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người, mọi vật, đều làm việc; làm việc mang lại niềm vui (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục học sinh BVMT
3. Thông qua bài học GD các KNS và GD tích hợp các môn học
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Tranh, bảng phụ viết sẵn một số câu văn hướng dẫn hs luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: (4') - Kiểm tra 3 HS đọc tiếp nối bài: Phần thưởng, TLCH 4
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài (2')
b. Luyện đọc (15')
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Đọc mẫu: GV đọc mẫu toàn bài, lưu ý giọng đọc chung toàn bài.
* Hd học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Nghe Giáo viên đọc, theo dõi nội dung bài.
+ Đọc từng câu
HD đọc đúng các từ khó: sắp sáng, bận rộn, tích tắc, sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng
- HS đọc nối tiếp câu trong từng câu.
+ Đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ
- GV chia thành hai đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đến ngày xuân thêm tưng bừng. Đoạn 2: Phần còn lại.
- Giáo viên HD ngắt nghỉ đúng chỗ
- HS đọc nối tiếp đoạn trong bài
Quanh ta,/ mọi vật,/ mọi người,/ đều làm việc.//
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
Con tu hú kêu/ tu hú,/ tu hú.// Thế là sắp đến mùa vải chín.//
- HS nêu nghĩa từ : Sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng.
Cành đào nở hoa/ cho sắc xuân thêm rực rỡ,/ ngày xuân thêm tưng bừng.//
+ Đọc từng đoạn trong nhóm
- Lần lượt từng HS trong nhóm đọc. HS khác nghe, góp ý.
+ Thi đọc giữa các nhóm
- Các nhóm thi đọc ( ĐT, CN,
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (12')
Hỏi (Câu1): Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì?
Giáo viên yêu cầu học sinh kể thêm những vật, con vật có ích mà em biết.
Hỏi (Câu2):
Em thấy cha mẹ và những người em biết làm những việc gì?
- Cả lớp đọc thầm , trả lời.
- 3,4 HS tổng hợp lại.
- Học sinh trao đổi ý kiến. Phát biểu ý kiến
Bé làm những việc gì?
Hằng ngày em làm những việc gì?
Em có đồng ý với Bé là làm việc rất vui không?
Hỏi (Câu 3): Đặt câu với mỗi từ rực rỡ, tưng bừng.
- 1 học sinh đọc câu hỏi.
- HS nối tiếp nhau Đặt câu với từ rực rỡ, sau đó đặt câu với từ tưng bừng
- Qua bài văn,em có nhận xét gì về cuộc sống quanh ta?
- GV chốt lại ND bài Mọi vật, mọi người đều làm việc thật nhộn nhịp và vui vẻ)
Từ đó liên hệ về ý thức BVMT: Đó là môi trường sống có ích với thiên nhiên và con người chúng ta
- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến của mình.
d. Luyện đọc lại: (5')
- GV tổ chức cho HS thi đọc.
- Nhận xét.
2 - 3 học sinh thi đọc toàn bài.
e. Củng cố, dặn dò: (3')
- 1, 2 học sinh đọc lại toàn bài.
- GV nhận xét giờ học.Yêu cầu học sinh tiếp tục luyện đọc; chuẩn bị bài LTVC
___________________________________
Toán ( Tiết 8)
Luyện tập
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS :
Biết trừ nhẩm số tròn chục có hai chữ số.
Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
Biết giải bài toán bằng một phép tính trừ.
II. Các hoạt động trên lớp
1- Kiểm tra bài cũ:
Nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép tính sau: 74 - 23 = 51
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
b- Luyện tập: GV giao BT cho HS: Bài 1, Bài 2 (cột 1, 2), bài 3, bài 4
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
*Gọi 1 HS đọc y/c bài tập
HS làm việc cá nhân trong vở
Một số HS làm trên bảng lớp
GV nhận xét, chữa bài
Củng cố về tên gọi các TP và KQ của phép trừ
Chốt: Số đứng trước dấu trừ gọi là số bị trừ, số đứng sau dấu trừ gọi là số trừ, kết quả của phép trừ gọi là hiệu.
*HS nêu y/c của bài
3 HS làm trên bảng, HS khác nhẩm và điền kết quả vào vở.
GV nhận xét, tuyên dương
*GV nêu y/c bài tập, HS nhắc lại y/c
3 HS lên bảng làm, HS khác làm vở.
HS , GV nhận xét, chữa bài.
*HS đọc, nêu tóm tắt rồi tự giải
Giáo viên cho học sinh nêu tóm tắt bài toán, cách trình bày một bài toán có lời văn.
1 HS giải trên bảng
Chữa bài : Bài toán thuộc loại toán nào?
D.Củng cố , dặn dò:
*Bài 5: (Dành cho HS NB)
Giáo viên giới thiệu cách làm bài:.
- Học sinh đọc kĩ bài toán.
- Học sinh tính nhẩm hoặc đặt tính rồi tính .
- Căn cứ vào kết quả tính rồi lựa chọn ý đúng.
* Củng cố dặn dò :
- Học sinh nhắc lại tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.
- Dặn học sinh hoàn thành bài tập.
* Bài 1. Tính:
88 49 64 96 57
- - - - -
36 15 44 12 57
* Bài 2. Tính nhẩm:
60 - 10 - 30 = 90 - 10 - 20 =
60 - 40 = 90 - 30 =
80 - 30 - 20 =
80 - 50 =
* Bài 3. Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lợt là:
a) 84 và 31 b)77 và 53 c) 59 và 19
* Bài 4.
Bài giải
Mảnh vải còn lại dài là:
9dm - 5dm = 4dm
Đáp số: 4 dm
___________________________________
Luyện từ và câu
Từ ngữ về học tập - Dấu chấm hỏi
I. Mục đích yêu cầu:
Tìm được các từ ngữ có tiếng học, có tiếng tập (BT 1)
Đặt câu được với 1 từ tìm được (BT2) ; biết sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới (BT3); Biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Bảng nhóm
III. Các hoạt động trên lớp: .
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
Kiểm tra 2 học sinh làm bài tập 3, tiết luyện từ và câu tuần 1.
2 . Bài mới :
a- Giới thiệu bài 3’
- GV nêu mục đích và yêu cầu của tiết, ghi tên bài - Học sinh ghi đầu bài vào vở.
Hoạt động của G V
Hoạt động của H S
b- Hướng dẫn làm bài
Bài 1: (miệng) 7’
- Xác định yêu cầu BT
- Gv giúp HS nắm vững yêu cầu của bài, Hd cách làm
Tìm các từ ngữ có tiếng học hoặc tiếng tập. Tìm được càng nhiều càng tốt.
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét bài làm trên bảng , bổ sung từ ngữ.
- Các từ có tiếng học: học hành, học tập, học hỏi, học lỏm, học mót, học phí, học kì, học đường, năm học...
- Các từ có tiếng tập: Tập đọc, tập viết, tập làm văn, tập thể dục, tập tành, học tập, bài tập...
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc mẫu
- 2 học sinh làm bài trên bảng - HS làm trong VBT
- học sinh chữa bài trên bảng.
- 2, 3 học sinh đọc lại các từ tìm được
Bài 2:(miệng) 10’
_Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài: Đặt câu với một từ trong những từ vừa tìm được trong bài tập 1.
Giáo viên cùng học sinh nhận xét bài làm trên bảng.
- Khi viết câu, đầu câu em viết thế nào? Cuối câu có dấu gì?
Bài 3 (miệng) 10’
- Gv giúp HS nắm vững yêu cầu của bài: Bài này cho sẵn 2 câu. Các em có nhiệm vụ sắp xếp lại các từ trong mỗi câu ấy để tạo thành câu mới .
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. đ Thiếu nhi rất yêu Bác hồ.
- Thu là bạn thân nhất của em. đ Bạn thân nhất của em là Thu. đ Em là bạn thân nhất của Thu. đ Bạn thân nhất của Thu là em.)
Chốt: Có thể thay đổi vị trí các từ trong một câu để tạo thành câu mới.
Bài 4: (viết) (10')
Gv giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
Hỏi: Khi nào ta dùng câu hỏi? Cuối câu hỏi có dầu gì? Khi đọc câu hỏi ta đọc thế nào?
Kết luận : Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài trong VBT
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài . - Cả lớp nhận xét.
- Một số học sinh khác đọc câu của mình.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào VBT . 2 học sinh làm bài trên bảng.
- Cả lớp NX bổ sung ý kiến
Học sinh làm bài tập vào vở, 3, 4 học sinh làm bài trên bảng.
Học sinh nhận xét
- Hs đọc lại các câu hỏi.
3. Củng cố, dặn dò: 2’
- Giáo viên giúp học sinh khắc sâu kiến thức:
Bài học hôm nay em được học những gì?
Khi viết câu em phải chú ý điều gì?
Cuối câu hỏi có dấu gì?
- Nhận xét giờ học, khen những học sinh học tốt có cố gắng
___________________________________
Đạo đức
Bài 1: Học tập, sinh hoạt đúng giờ (Tiết 2))
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Nêu được ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân.
- Thực hiện theo thời gian biểu.
* HS có năng lực: Lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân.
* GDKNS: GDHS biết:
- Quản lí thời gian để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập đúng giờ và chưa đúng giờ.
* GD học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mức độ: Bộ phận
- Chủ đề: Cần, kiệm, liêm, chính.
- GDHS biết học tập và sinh hoạt có kế hoạch.
II. Tài liệu và phương tiện: Phiếu 3 màu dùng cho hoạt động 1 tiết 2.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
A. ổn định tổ chức: Hát tập thể
B. KT: HS nêu tên bài đã học, nêu ND bài.
C. Bài mới a) Giới thiệu bài
b) Tiến hành các hoạt động.
1. Hoạt động1: Thảo luận lớp
* Mục tiêu: Tạo cơ hội để HS được bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về lợi ích của việc sinh hoạt đúng giờ.
* Cách tiến hành: GV phát giấy màu và quy định HS:
- HS lần lượt đọc từng ý kiến
- HS trả lời và yêu cầu giải thích rõ lí do
2.Hoạt động 2: Hành động cần làm.
*Mục tiêu: Giúp HS tự nhận biết thêm về lợi ích của học tập và sinh hoạt đúng giờ, cách thức để thực hiện và sinh hoạt đúng giờ.
* GDKNS: Thảo luận nhóm.
- Vì sao cần học tập, sinh hoạt đúng giờ?
- Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi ntn?
*Cách tiến hành: Chia lớp 3 nhóm để HS thảo luận rồi trình bày.
Nhóm 1: Ghi lợi ích khi học tập đúng giờ.
Nhóm 2: Ghi lợi ích khi sinh hoạt đúng giờ.
Nhóm 3: Việc cần làm để học tập đúng giờ.
3.Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
* GD HTVLTTGĐ Đ Hồ Chí Minh
- Lúc sinh thời, Bác Hồ là người làm việc, sinh hoạt rất điều độ, có kế hoạch. Biết học tập, sinh hoạt đúng gờ chính là noi theo gương Bác.
D.Củng cố - dặn dò * GV nhận xét tiết học
Dặn HS:Thực hiện đúng như bài học.
Bài 1: Học tập, sinh hoạt đúng giờ(tiếp)
1. Thảo luận lớp
Màu đỏ: tán thành; Màu xanh: không tán thành; màu trắng: không biết.
KL: Chốt lại các ý kiến của HS
KLC: Học tập và sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ và việc học tập của bản thân.
2.Hành động cần làm.
KL:Việc học tập,sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả hơn,thoải mái hơn. Vì vậy học tập,sinh hoạt đúng giờlà việc làm cần thiết.
3. Thảo luận nhóm.
KL:Thời gian biểu nên phù hợp với điều kiện của từng em ....(SGV)
*KLC: Cần học tập, sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ học hành mau tiến bộ.
Thứ năm ngày 07 tháng 9 năm 2017
Tập viết
Chữ hoa Ă, Â
I. Mục tiêu :
- Viết đúng 2 chữ hoa Ă, Â ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ă hoặc â); chữ và câu ứng dụng Ăn( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); Ăn chậm nhai kĩ (3 lần) .
* HSNB viết đúng và đủ các dòng tập viết (tập viết ở lớp).
II.Đồ dùng dạy - học :
+ GV: - Bộ chữ dạy tập viết.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: Ăn (dòng 1), ăn chậm nhai kĩ
( dòng 2 ) .
+ HS: - Vở tập viết, bút, bảng, phấn .
III. Các hoạt động dạy - học :
Các hoạt động dạy và học
Nội dung
A. Bài cũ :
- GV kiểm tra vở HS viết bài ở nhà .
- HS cả lớp viết bảng con chữ : A
- 1HS nhắc lại thành ngữ Anh em thuận hoà ; 2 HS lên bảng viết chữ Anh. Cả lớp viết bảng con chữ Anh
B. Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn viết chữ hoa Ă, Â
*Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ Ă, Â :
- Chữ Ă, Â hoa cao mấy đơn vị chữ, rộng mấy đơn vị chữ ?(Cao 5 li, rộng hơn 5 li một chút)
- Chữ được viết bởi mấy nét ?( Được viết bởi 3 nét)
- Đó là những nét nào?(1nét lượn từ trái sang phải, nét móc dưới và một nét lượn ngang).
- Điểm đặt bút của nét 1 ở đâu ? dừng bút ở đâu ?( ĐB nằm ở giao điểm của ĐK 3 và đường dọc 2, dừng bút trên ĐK 2)
- Dấu phụ của chữ Ă, Â giống hình gì ?
( Giống hình bán nguyệt, hình chiếc nón úp )
- Dấu phụ được đặt ở vị trí nào ?( Dấu phụ được đặt ngay trên đầu chữ A, giữa ĐK6 và ĐK 7 )
* Cách viết :
- Điểm đặt bút nằm ở giao điểm của đường kẻ ngang 3 và đường dọc 2. Từ điểm này viết nét cong trái như chữ c sau đó lượn lên trên cho đến điểm giao nhau của đường ngang 6 và
đường dọc 5. Từ điểm này kéo thẳng xuống và viết nét móc dưới, điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang 2. ĐB trên ĐK5, viết nét cong trái rồi lượn ngang, DB trên ĐK6.
- Viết dấu phụ: điểm đặt bút nằm trên ĐK7 và ở giữa đờng dọc 4 và 5. Từ điểm này viết một nét cong xuống khoảng 1/3 li rồi đưa tiếp 1 nét cong lên trên ĐK7 lệch về phía đường dọc 5.
- Điểm ĐB nằm trên ĐK 6 một chút và lệch về phía bên phải của
đường dọc 4 một chút. Từ điểm này đa 1 nét xiên trái, đến khi chạm vào ĐK 7 thì kéo xuống tạo thành 1 nét xiên phải cân đối với nét xiên trái.
* Viết bảng con
- Yêu cầu HS viết chữ Ă, Â hoa vào bảng con
- Theo dõi chỉnh sửa cho HS .
c, Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng :
- HS đọc cụm từ ứng dụng : Ăn chậm nhai kĩ
- Ăn chậm nhai kĩ có tác dụng gì ?.
- Những chữ nào cao 2,5 li ?
- Những chữ nào cao 1 li ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng bao nhiêu ?
- Khi viết Ăn viết nét nối giữa Ă và n thế nào?
- Yêu cầu HS viết bảng con chữ Ăn
c) Hướng dẫn HS viết vào vở TV.
- Nêu yêu cầu viết :
+ 1 dòng có 2 chữ Ă, Â cỡ vừa
+ 1 dòng chữ Ă, Â cỡ nhỏ.
+ 1dòng chữ Ăn cỡ vừa
+ dòng chữ Ăn cỡ nhỏ
+ 3 dòng cụm từ ứng dụng cỡ nhỏ .
- HS viết bài GV theo dõi chỉnh sửa cho HS viết đúng .
- Thu và chấm một số bài .
D Củng cố, dặn dò
* Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS hoàn thành nốt phần luyện viết trong vở TV.
Viết chữ hoa
2.Viết từ ứng dụng
3.Viết câu ứng dụng
___________________________________
Toán (Tiết 9)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Biết đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100.
- Biết viết số liền trước , số liền sau của một số cho trớc.
- Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số (không nhớ) trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
- HS cả lớp thực hiện làm các BT: BT1; BT2(a, b, c, d); BT3(cột 1, 2); BT4
* HS có năng lực làm hết các BT.
II.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
A. Tổ chức: Hát tập thể
B. Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng giải lại bài 4
- GV nhận xét
C. Bài mới:
a) Giới thiệu bài.
b) Hớng dẫn HS làm bài tập
*GV viết nội dung bài 1 lên bảng , gọi 3 HS lên bảng mỗi em làm 1 ý - HS khác làm trong vở.
Gọi một số HS đọc lại bài.
*HS làm việc cá nhân. Đọc rồi viết vào vở
*HS nêu y/c bài tập
Chia nhóm cho HS làm bài . Mỗi nhóm 1 cột
3 HS làm trên bảng
GV nhận xét, chữa bài
*Gọi 2 HS đọc đầu bài - GV hỏi để tóm tắt
1 HS làm trên bảng, HS lớp làm trong vở
Cả lớp nhận xét chữa bài
D.Củng cố, dặn dò:
- GVnhận xét tiết học
- Dặn dò hs .
Bài giải
Mảnh vải còn lại dài là:
9 - 5 = 4( dm)
Đáp số: 4dm
Luyện tập chung
* Bài 1.Viết các số:
a)Từ 40 đến 50: 40, 41, 42 ,... , 50
b)Từ 68 đến 74: 68, 69, 70, ... , 74
c)Tròn chục và bé hơn 50: 10, 20, 30, 40
* Bài 2.Viết:
a)Số liền sau của 59: (60)
b)Số liền sau của 99: (100)
c)Số liền trước của 89: (88)
d)Số liền trước của 1: (0)
e)Số lớn hơn 74 và bé hơn 76: (75)
g)Số lớn hơn 86 và bé hơn 89: (87)
* Bài 3. Đặt tính rồi tính:
a) 32 + 43 87 - 35 21 + 57
b) 96 - 42 44 + 34 53 - 10
* Bài 4.
Bài giải
Cả hai lớp có số HS đang tập hát là:
18 + 21 = 39 (học sinh)
Đáp số : 39 học sinh
Chính tả
Nghe viết: Làm việc thật là vui.
I. Mục đích yêu cầu:
Nghe, viết chính xác bài chính tả; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
Biết thực hiện đúng yêu cầu của BT 2; Bước đầu biết sắp xếp tên người theo đúng thứ tự bảng chữ cái. (BT3)
II. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Bảng phụ
III. Các hoạt động trên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 5’ - 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết ra bảng con.
- Viết các từ: xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá.
- Đọc thuộc bảng chữ cái. - 2 học sinh đọc thuộc sau đó viết lên bảng đúng thứ tự 10 chữ cái cuối trong bảng chữ cái.
Giáo viên nhận xét .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: 2' Gv nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động của G V
Hoạt động của H S
b. Hướng dẫn nghe, viết: 20’
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- GV đọc 1 lượt đoạn chính tả trên bảng phụ đã viết
GV nêu câu hỏi: Bài chính tả này trích từ bài tập đọc nào? Bài chính tả cho biết Bé làm những việc gì? Bé thấy làm việc như thế nào?
* Hướng dẫn HS nhận xét:
Bài chính tả có mấy câu? Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất?
* GV đọc rõ từng chữ khó: Quét nhà, nhặt rau, đỡ, bận rộn.
c. HD Viết bài vào vở
HD cách nghe viết và trình bày bài.
d. Chấm và chữa bài:
Chữa bài: GV đọc cho HS soát bài
- GV chấm 5 - 7 bài để nhận xét từng mặt.
e. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:10’
- Bài 2 : Thi tìm các chữ bắt đầu bằng g/ gh
Cả lớp và giáo viên nhận xét .
- Bài 3: Viết tên 5 HS theo đúng thứ tự bảng chữ cái Giáo viên và học sinh chốt lại lời giải đúng.
- 2 HS đọc lại
- HS trả lời
- HS quan sát đoạn chính tả trong SGK rồi trả lời câu hỏi
- Học sinh đọc câu thứ hai có nhiều dấu phẩy,(đọc cả các dấu phẩy.)
- 2 HS viết trên bảng lớp. Các HS khác viết bảng con
- HS nghe - viết bài vào vở.
- HS nghe quan sát tự chữa bằng bút chì theo quy định.
- HS đọc yêu cầu.
- 2 nhóm HS làm trên bảng lần lượt đố nhau.
- Nhắc lại quy tắc viết g/gh
HS đọc yêu cầu của bài
2 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở.
g. Củng cố, dặn dò: 2’
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS viết đẹp
- Nhắc nhở HS viết sai về nhà viết lại. Ghi nhớ quy tắc viết chính tả với g/ gh
___________________________________
Thứ sáu ngày 8 tháng 9 năm 2017
Toán (Tiết 10)
Luyện tập chung
I. Mục đích yêu cầu:
Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
Biết số hạng, tổng.
Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
Biết giải toán bằng một phép trừ.
II. Các hoạt động trên lớp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 2.doc