a. Nguyên nhân Đông Nam Á bị xâm lược:
+ Các nước tư bản Âu- Mĩ hoàn thành cuộc cách mạng tư sản và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
+ Các nước Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng (GV chỉ trên bản đồ)
+ Là khu vực rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời.
+ Từ giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng triền miên về chính trị, xã hội, kinh tế kém phát triển.
Tạo điều kiện cho các nước tư bản phương tây xâm lược Đông Nam Á.
b. Quá trình xâm lược.
-Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á:
+ Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện.
+ Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Campuchia.
+ Tây Ban Nha, rồi Mĩ chiếm Philipin.
+ Hà Lan chiếm Inđônêxia
+ Xiêm (Thái Lan) nước duy nhất ở ĐNA vẫn giữ độc lập. Nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.
48 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 11 - Bài 1 đến 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i và Lương Khải Siêu trốn thoát sang Nhật. Phong trào thất bại.
* Nhóm 5, 6: : Trình bày thời gian, lực lượng, lãnh đạo, mục đích, kết quả, ý nghĩa lịch sử của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn?
Nhóm 5 trình bày nhóm 6 bổ sungGV chốt ý (dùng biểu bảng ghi sẵn có nội dung như bên)
GV minh họa thêm:
- Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn là một cuộc quật khởi của nông dân Trung Quốc chống đế quốc. Thái độ của nhà Thanh lúc đầu là để cho phong trào tự do phát triển, vì muốn lợi dụng Nghĩa Hòa Đoàn để tuyên chiến với đế quốc. Nếu thắng thì giữ được địa vị, nếu thua thì mượn tay đế quốc để đàn áp Nghĩa Hòa Đoàn. Cuối cùng, triều đình “ sợ dân hơn sợ giặc”,đã cấu kết với các nước đế quốc để đàn áp phong trào.
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Tên cuộc khởi nghĩa, phong trào
Thời gian:
Lãnh đạo:
Mục đích:
Lực lượng:
Kết quả-Ý nghĩa:
a. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc:
- Thời gian: 1851-1864
- Lực lượng: Nông dân.
- Lãnh đạo: Hồng Tú Toàn.
- Mục đích: Chống đế quốc - phong kiến.
- Kết quả: Lúc đầu giành được thắng lợi, xây dựng được chính quyền ở Thiên Kinh nhưng sau đó thất bại.
- Ý nghĩa lịch sử: Thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân Trung Quốc. Giáng cho đế quốc những đòn mạnh mẽ.
b. Phong trào Duy Tân:
- Thời gian: Năm 1898.
- Lực lượng: Các sĩ phu phong kiến tiến bộ.
- Lãnh đạo: Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu
- Mục đích: Cải cách kinh tế, chính trị, xã hội theo mô hình tư bản.
- Kết quả: Thất bại.
- Ý nghĩa lịch sử: Truyền bá tư tưởng tư sản vào Trung Quốc, tạo tiền đề cho cách mạng Tân Hợi, ảnh hưởng tới các nước Đông Nam Á.
c. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn:
- Thời gian: Năm 1900- 1901.
- Lực lượng: Nông dân.
- Lãnh đạo: Quách Du Nguyên.
- Mục đích: Chống đế quốc, “Phù Thanh diệt Dương”
- Kết quả: Thất bại. Năm 1901, triều đình ký với đế quốc Điều ước Tân Sửu.
- Ý nghĩa lịch sử: Giáng cho đế quốc những đòn mạnh mẽ. Thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường của nông dân Trung Quốc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của Tôn Trung Sơn đối với Cách mạng Tân Hợi?
(GV tổ chức HS làm việc cá nhân/cả lớp)
- GV: Tìm hiểu vài nét sơ lược về Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng minh hội ?
GV giới thiệu với HS chân dung Tôn Trung Sơn (h.7). Yêu cầu 1 HS khái quát vài nét về tiểu sử của Tôn Trung Sơn:
Tôn Trung Sơn sinh năm 1866 ở tỉnh Quảng Đông. Ông là người có học, được đi nhiều nước, nên chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng tư sản Âu- Mĩ. Nhận rõ sự thối nát của triều đình Mãn Thanh, ông chủ trương lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng xã hội mới tiến bộ.
- GV yêu cầu HS đọc SGK nêu đường lối đấu tranh và mục tiêu của Đồng minh hội.
- HS: trả lời.
- GV: Em có nhận xét gì về chủ nghĩa Tam Dân và mục tiêu Đồng minh hội?
+ Tích cực: Đáp ứng nguyện vọng tự do, dân chủ và ruộng đất của nhân dân.
+ Hạn chế: Chưa nêu cao ý thức dân tộc chống đế quốc – kẻ thù chính của Trung Quốc lúc giờ.
Song trong hoàn cảnh Châu Á đương thời, Chủ nghĩa Tam dân vẫn là tư tưởng tiến bộ vì thế nó có ảnh hưởng đến phong trào CMDCTS ở một số nước Châu Á (trong đó có Việt Nam)
-GV: Em nêu nguyên nhân dẫn đến cách mạng Tân Hợi?
- GV: Trình bày diễn biến bằng lược đồ SGK trang 16
- HS: Theo dõi và ghi tóm tắt diễn biến vào vở
- GV: Liên quân 8 nước: Anh, Nhật, Đức, Mĩ, Nga, Pháp, Áo – Hung, Italia can thiệp vào Trung Quốc.
- GV: Từ diễn biến, kết quả em hãy rút ra tính chất - ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi?
- HS trả lời, GV chốt:
- GV: Vì sao nói: đó là cuộc CMTS chưa triệt để? (Gợi ý HS căn cứ vào mục đích ban đầu của cách mạng và kết quả cách mạng đạt được)
- HS: +Không thủ tiêu chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến.
+ Không chia ruộng đất cho dân cày.
+ Không xóa bỏ tàn tích phong kiến và ách nô dịch của nước ngoài.
3. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911).
a.Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng Minh Hội
- Tháng 8-1905, Tôn Trung Sơn cùng các đồng chí của ông thành lập tổ chức Trung Quốc Đồng Minh hội. Đây là chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.
- Thành phần tham gia: trí thức tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, cùng một ít công nông.
- Cương lĩnh chính trị: Dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn: “Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc”.
- Mục tiêu : “Đánh đổ nhà Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày”.
b.Cách mạng Tân Hợi.
*Nguyên nhân
-Sâu xa: Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc, phong kiến.
-Trực tiếp: nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc " phong trào giữ đường bùng nổ " Châm ngòi cho cách mạng Tân Hợi.
*Diễn Biến:
+ 10 -10-1911: Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương và nhanh chóng lan rộng khắp miền Trung, Nam Trung Quốc.
+ 29 – 12 – 1911: Tôn Trung Sơn được bầu làm đại Tổng thống. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh thành lập Trung Hoa Dân quốc. Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản thương lượng với nhà Thanh (Viên Thế Khải) và đế quốc can thiệp.
+12-2-1912: Vua Thanh (Phổ Nghi) thoái vị àTôn Trung Sơn buộc phải từ chức.
+ 6.3.1912: Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc
=> Cách mạng chấm dứt.
*Tính chất, ý nghĩa:
-Tính chất: cách mạng mang tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.
-Ý nghĩa:
+ Chấm dứt chế độ phong kiến lỗi thời mở đường cho CNTB phát triển.
+ Cách mạng đã ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc các nước ở Châu Á.
4. Cũng cố:
- Vì sao Trung Quốc trở thành 1 nước nửa thuộc địa nửa phong kiến?
+ Trách nhiệm cuả triều đình Mãn Thanh: Đặt lợi ích dòng họ lên trên lợi ích đất nước, hèn nhát , bạc nhược..
+ Thế lực của các nước đế quốc mạnh
+ Giai cấp TS còn hạn chế, chưa đủ mạnh (Khi cách mạng thắng lợi thỏa hiệp phong kiến)
Những nét lớn của phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối XIX đầu XX?
+ Mục đích: Chống đế quốc - phong kiến.
+ Diễn ra quyết liệt, sôi nổi, chứng tỏ sức mạnh quần chúng nhân dân.
+ Đầu XX phong trào phát triển theo khuynh hướng DCTS (cách mạng Tân Hợi)
- Nguyên nhân của cuộc đấu tranh chống đế quốc phong kiến ở Trung Quốc, tính chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi 1911?
5. Dặn dò:
- Học bài cũ, làm bài tập trong SGK và soạn bài : CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX.
- Tìm hiểu trước các nội dung: Quá trình xâm lược, thống trị của Thực dân Pháp đối với Cam – pu- chia và Lào và phong trào đấu tranh chống Thực dân Pháp của nhân dân Cam – pu - chia và Lào?
- Sưu tầm tranh ảnh về sự đoàn kết chiến đấu chống Thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, Lào và Cam – pu - chia.
6. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 4
Tiết PPCT: 4
Ngày soạn: .........../......../20.......... Ngày giảng:......../......./ 20.....
Bài 4 CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
(Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: :
- Nắm được về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở khu vực Đông Nam Á.
- Quá trình xâm lược và chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Cam - pu – chia. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử.
- Nắm được bối cảnh lịch sử, Nội dung cuộc cải cách của Vua Ra Ma IV, đặc biệt là Vua Ra Ma V. Kết quả, tính chất và ý nghĩa lịch sử của cuộc cải cách đó.
2. Về thái độ:
- Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
- Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.
3. Về kĩ năng:
- Biết sử dụng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để trình bày những sự kiện tiêu biểu.
4. Định hướng năng lực hình thành:
* Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
* Năng lực chuyên biệt:
- Tái hiện được kiến thức lịch sử về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á.
- Khai thác kiến thức lịch sử qua lược đồ về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á.
- Lập bảng thống kê về các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Cam – pu – chia , nhân dân Lào chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- So sánh về phương pháp đấu tranh (đối sách) của các nước Đông Nam Á trước họa ngoại xâm.
- Rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác đối ngoại hiện nay từ chính sách đối ngoại của Xiêm đối với chủ nghĩa thực dân phương Tây.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH.
1. Giáo viên:
- Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Tranh ảnh các nhân vật, sự kiện lịch sử liên quan đến bài học.
2. Học sinh:
- Soạn bài, sưu tầm các tư liệu liên quan phong trào đâu tranh của ND Camphuchia, nhân dân Lào.
III. CÁC PHƯƠNG, PHÁP KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
- Trao đổi đàm thoại và phát vấn, thảo luận.
- Kĩ thuật động não; kĩ thuật đọc tích cực; kĩ thuật hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC BÀI MỚI
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu nhận xét của em về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?
Câu 2: Diễn biến, kết quả của cách mạng Tân Hợi. Vì sao cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
2. Giới thiệu bài mới:
Trong khi Ấn Độ, Trung Quốc lần lượt trở thành những nước thuộc địa và nửa thuộc địa thì các quốc gia ở Đông Nam Á nằm giữa hai tiểu lục địa này cũng lần lượt rơi vào ách thông trị của chủ nghĩa thực dân - trừ Xiêm (Thái Lan). Để hiểu được quá trình chủ nghĩa thực dân xâm lược của nước Đông Nam Á và phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân các nước Đông Nam Á, chúng ta cùng tìm hiểu bài 4: Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX).
3. Tiến trình dạy – học bài mới:
Hoạt động thầy - trò
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á. (GV tổ chức HS làm việc cá nhân/cả lớp)
- GV: Treo lược đồ Đông Nam Á và đặt câu hỏi: Em biết gì về vị trí địa lí, lịch sử - văn hóa, vị trí chiến lược của Đông Nam Á.
- HS trả lời; GV chốt: Đông Nam Á diện tích 4 triệu km2. Gồm 11 nước, là một khu vực rộng lớn giàu tài nguyên có lịch sử văn hóa lâu đời Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng khu vực này từ xa xưa vẫn coi được là “ngã tư đường” là hành lang cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với khu vực Tây Á và Địa Trung Hải.Vì vậy, mối liên hệ giữa khu vực và thế giới được xác lập ngay từ thời cổ đại, nên khu vực chịu ảnh hưởng lớn từ bên ngoài nhất là Trung Quốc và Ấn Độ.
- GV: Tại sao các nước Đông Nam Á lại trở thành đối tượng xâm lược của các nước phương Tây ?
- GV: Trong khu vực Đông Nam Á nước nào là thuộc địa sớm nhất ? Đông Nam Á chủ yếu là thuộc địa của thực dân nào? Có nước nào thoát khỏi số phận thuộc địa không ?
- HS: theo dõi SGK và lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, yêu cầu HS lập bảng như sau:
Tên thực dân xâm lược Nước bị xâm lược
- Anh - Mã Lai, Miến Điện
- Pháp - Việt Nam, Lào, Campuchia
- Tây Ban Nha, Mĩ - Philipin
Bồ Đào Nha, Hà Lan - Inđônêxia
Anh, Pháp - Biến Xiêm thành “vùng đệm”
- GV: Em có nhận xét gì về Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX?
- HS: Hầu hết đều trở thành thuộc địa của phương Tây.
1.Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á
a. Nguyên nhân Đông Nam Á bị xâm lược:
+ Các nước tư bản Âu- Mĩ hoàn thành cuộc cách mạng tư sản và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
+ Các nước Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng (GV chỉ trên bản đồ)
+ Là khu vực rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời.
+ Từ giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng triền miên về chính trị, xã hội, kinh tế kém phát triển.
" Tạo điều kiện cho các nước tư bản phương tây xâm lược Đông Nam Á.
b. Quá trình xâm lược.
-Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á:
+ Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện.
+ Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Campuchia.
+ Tây Ban Nha, rồi Mĩ chiếm Philipin.
+ Hà Lan chiếm Inđônêxia
+ Xiêm (Thái Lan) nước duy nhất ở ĐNA vẫn giữ độc lập. Nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.
2. Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân In – đô –nê - xi –a (Không dạy)
3. Phong trào chống thực dân ở Phi – lip – pin (Không dạy)
Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Cam - pu – chia. (GV tổ chức HS làm việc cá nhân/cả lớp)
-GV: Sử dụng lược đồ giới thiệu vài nét sơ lược về Cam - pu – chia (hình thành năng lực thực hành bộ môn kết hợp với tích hợp kiến thức địa lí): “Cam - pu - chia là một quốc gia láng giềng của Việt Nam. So với các nước trong khu vực, Cam - pu - chia là một nước nghèo, kinh tế chậm phát triển, song Cam - pu - chia là một nước có lịch sử văn hóa lâu đời. Từ TKVI đã lập nước, là quốc gia Phật giáo với 95% dân số theo đạo Phật, đã từng có thời kì huy hoàng như thời kì Ăngco - thời kì Cam - pu - chia trở thành một đế quốc mạnh và hiếu chiến nhất ở khu vực Đông Nam Á, để lại nhiều công trình kiến trúc có giá trị - kỳ quan thế giới. Dân tộc đa số là người Khơ-me, mọi công dân Cam - pu - chia đều mang quốc tịch Khơ - me, dân số trên 13,4 triệu người.” (Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2011), Lịch sử thế giới cận đại (tập 2), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr. 115)
- GV: Tìm hiểu phong trào đấu tranh của nhân dân Cam - pu - chia chống chủ nghĩa thực dân.
- GV: Em hãy nêu những nét khái quát về tình hình Cam - pu - chia trước khi thực dân Pháp xâm lược?
- HS: dựa vào SGK trả lời.
- GV: Yêu cầu học sinh lập bảng thống kê về phong trào đấu tranh của nhân dân Cam - pu - chia
- Tên khởi nghĩa : KN Si-vô-tha
- Thời gian: 1861 - 1892
- Địa bàn hoạt động: Tấn công U-đông và Phnôm Pênh.
- Tên khởi nghĩa: KN A-cha Xoa
- Thời gian: 1863 - 1866
- Địa bàn hoạt động: Các tỉnh giáp biên giới Việt Nam nhân dân Châu đốc (Hà Tiên) ủng hộ A-cha-xoa chống Pháp
- Tên khởi nghĩa: Khởi nghĩa Pu-côm-bô
- Thời gian: 1866 - 1867
- Địa bàn hoạt động: Lập căn cứ ở Tây Ninh (Việt Nam) sau đó tấn công về Cam-pu-chia kiểm soát Pa-man tấn công U-đông.
- GV gọi HS trả lời, nhận xét và treo bảng thống kê do giáo viên đã làm sẵn cho học sinh tự chỉnh sửa.
- Cho HS đọc những phần chữ nhỏ trong SGK giới thiệu về Si-vô-tha, A-cha-xoa, Pu-côm-bô.
- GV: Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Cam - pu - chia cuối TKXIX?
- Cuối TKXIX phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra liên tục, có cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm. Các cuộc đấu tranh thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, bao gồm cả hoàng thân quốc thích bất bình với thái độ nhu nhược của nhà vua như Si-vô-tha đến nhà sư Pu-côm-bô, chứng tỏ nỗi bất bình cao độ của nhân dân Cam - pu - chia với thực dân Pháp. Trong cuộc đấu tranh của nhân dân Cam - pu - chia có sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là trong cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô được coi là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam – Cam - pu - chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.
2. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia:
a. Bối cảnh Campuchia giữa thế kỉ XIX:
- Trước khi bị Pháp xâm lược triều đình phong kiến Nô-rô-đôm suy yếu phải thần phục Thái Lan.
- Năm 1863, Cam - pu - chia chấp nhận sự bảo hộ của Pháp, đến 1884 Pháp gạt Xiêm, biến Cam - pu - chia thành thuộc địa của Pháp.
- Ách thống trị của thực dân Pháp làm cho nhân dân Cam - pu - chia bất bình vùng dậy đấu tranh
b. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Cam - pu - chia:
- 1884: Campuchia thành thuộc địa của Pháp.
+ Cuộc k/n do hoàng thân Si- vô tha lãnh đạo (1861- 1892).
+ Cuộc k/n A-cha Xoa (1863 – 1866) ở các tỉnh giáp Việt Nam.
+ Cuộc k/n Pu – côm bô (1866 – 1867) liên minh chiến đấu giữa nhân dân Việt Nam với Cam - pu - chia.
* Nhận xét:
- Phong trào đấu tranh của nhân Cam - pu - chia cuối TKXIX đầu TKXX diễn ra liên tục, sôi nổi, thu hút nhiều tầng lớp tham gia nhưng còn mang tính tự phát.
- Kết quả: thất bại do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức vững vàng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đâu thế kỉ XX. (GV tổ chức HS làm việc cá nhân/cả lớp)
-GV: Em biết gì về nước Lào?
Lào là nước duy nhất nằm trong khu vực Đông Nam Á không có đường biển. So với các nước trong khu vực, Lào còn là một nước nghèo, kinh tế phát triển chậm. Nhưng trong quá khứ Lào là một nước có lịch sử văn hóa lâu đời, có nền văn minh phát triển khá sớm. Nhiều dấu vết của thời kì nguyên thủy được tìm thấy trên đất nước Lào. Đặc biệt ở Lào còn có tồn tại nền văn hóa cự thạch (đá lớn), tiêu biểu là những chum đá rất lớn ở Xiêng Khoảng, nay còn khoảng 630 chum đá lớn có niên đại ở vào khoảng cuối thời kì đồ đá, mở đầu thời kì đồ đồng, minh chứng cho cội nguồn dân tộc và văn hóa bản địa của Lào. Cư dân Lào gồm 2 bộ phận chủ yếu là Lào Thơng và Lào Lùm. 1353 Pha Ngừm thống nhất các bộ lạc lập nên vương quốc Lan Xang, xây dựng kinh đô đầu tiên ở Mường Xoa (Luông Pha Băng ngày nay).
-GV: Bối cảnh lịch sử của Lào giữa TK XIX?
- HS nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý.
- GV: Phong trào đấu tranh của nhân dân Lào diễn ra như thế nào?
- GV: Yêu cầu HS lập bảng theo mẫu:
- GV: Sau đó treo lên bảng thống kê do GV tự làm để giúp HS chỉnh sửa:
-1901-1903: cuộc kn do Pha ca đuốc chỉ huy, giải phóng Xa va na khét ,đường 9 biên giới Việt - Lào " thất bại
- 1901-1907 : cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bô lô ven do Ong Kẹo,Com ma đam chỉ huy" thất bại
- GV: Ong Kẹo tên thường gọi là My hay là Nai My. Khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ, nhân dân tôn kính gọi Ông là Ong Kẹo (có nghĩa là Viên Ngọc), quê ở Cha - bản, huyện Tha teng, tỉnh Xaravẳn. Bạn chiến đấu của ông còn có nhiều người, nổi bậc nhất là Com-ma-đam. Ong Kẹo hy sinh ngày 13/10/1907, sau đó Com-ma-đam trở thành lãnh tụ thứ 2 của cuộc khởi nghĩa.
-GV: Nhận xét chung về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và Campuchia ?
3. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu TKXX.
a. Bối cảnh:
- Giữa TK XIX chế độ phong kiến suy yếu, Lào phải thuần phục Thái Lan.
- Năm 1893 bị thực dân Pháp xâm lược và trở thành thuộc địa của Pháp.
b. Phong trào đấu tranh:
- Tên phong trào
- Thời gian
- Địa bàn hoạt động
- Kết quả
* Nhận xét:
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Lào và Cam – pu - chia cuối TKXIX đầu TKXX diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng còn mang tính tự phát.
- Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
- Lãnh đạo là các sĩ phu yêu nước và nông dân.
- Kết quả: Đều thất bại do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức vững vàng.
- Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương.
Hoạt động 4: Tìm hiểu tình hình nước Xiêm giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. (GV tổ chức HS làm việc theo nhóm/cá nhân/cả lớp).
- GV: Giới thiệu vài nét về Xiêm: có diện tích: 514.000 km2 , dân số chủ yếu là người Thái . Hiện nay là một nước phát triển trong khu vực là vựa lúa đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, có ngành công nghiệp không khói (du lịch) rất phát triển có nhiều loài cây có giá trị: (gỗ tếch); khoáng sản quí: đá quí, vôn phơ ram, sắt
-Tên “Xiêm” được phát hiện đầu tiên đầu TK XI " giữa TK XII. Xiêm có nghĩa là nâu, hung hung màu sẫm, chỉ người Thái có nước da thẫm màu. Năm 1939, Xiêm được đổi thành “Vương quốc Thái Lan” (đất nước của người Thái).
- GV: Trước sự đe doạ xâm lược của phương Tây, Ra-ma IV Mông-kút lên ngôi từ năm 1851-1868 đã chủ trương mở cửa buôn bán với bên ngoài, dùng thế lực các nước tư bản kiềm chế lẫn nhau để bảo vệ độc lập của đất nước. Ông nghiên cứu và tiếp thu nền văn minh phương Tây, học tiếng Anh, tiếng Latinh, học khiêu vũ. Ông nhận thức rằng chính sách đóng cửa với người phương Tây không phải là biện pháp phòng thủ có hiệu quả nên đã chủ trương mở cửa giao lưu với thế giới, mặc dù trước mắt phải chịu nhiều thiệt thòi. Ông đã mời một cô giáo người Anh tên là Anna dạy học cho các hoàng tử tiếp cận với văn minh phương Tây, nhờ sự sáng suốt, thức tỉnh đó của ông mà hoàng tử Chu-la-long-con trở thành một con người tài ba, uyên bác có tư tưởng tiến bộ.
- GV: Phát phiếu học tập trên phiếu ghi rõ:
*Những chính sách cải cách của Ra-ma V ở Xiêm:
- Chính sách cải cách kinh tế:
- Chính sách cải cách chính trị:
- Chính sách xã hội:
- Chính sách đối ngoại:
- GV tiếp tục yêu cầu HS cứ 2 bàn một ghép thành một nhóm cùng nghiên cứu SGK và điền vào phiếu học tập.
- GV gọi đại diện một số nhóm trả lời, nhận xét bổ sung và kết luận
- GV: Chính trị ông cải cách hành chính theo khuôn mẫu phương Tây. Với chính sách cải cách hành chính vua vẫn là người có quyền lực tối cao, song cạnh có hội đồng nhà nước đóng vai trò là cơ quan tư vấn, khởi thảo pháp luật, hoạt động như một nghị viện. Bộ máy hành pháp của triều đình được thay bằng hội đồng chính phủ. Gồm 12 bộ trưởng, do các hoàng thân du học ở phương Tây về đảm nhiệm. Tư bản nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh ở Xiêm.
- GV: Xiêm nằm giữa các vùng thuộc địa của Anh và Pháp. Phía Đông là Đông Dương thuộc địa của Pháp, phía Tây là Mianma thuộc địa giữa 2 thế lực Anh và Pháp. Lợi dụng vị trí nước đệm và mâu thuẫn giữa 2 thế lực anh và Pháp, người Xiêm đã thực hiện được một chính sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo cho nên không lệ thuộc hẳn vào nước nào, mà vẫn tồn tại với tư cách một Vương quốc độc lập.
- GV: Tìm hiểu tính chất và ý nghĩa của cuộc cải cách ? Vì sao ?
- HS: Trả lời
- GV: Cho học sinh rút ra kết luận vì sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây ?
- HS: Trả lời
- GV: Vì sao những cải cách của Xiêm lại thành công mà những cải cách của Việt Nam cùng thời lại thất bại?
- HS: Việt Nam cùng thời có cải cách của Nguyễn Trường Tộ nhưng không được triều đình phong kiến chấp nhận. Phải chăng do trình độ nhận thức của giai cấp phong kiến Việt Nam còn hạn chế hay vì sợ mất quyền lợi của dòng họ.
3. Xiêm giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỉ XX.
a. Bối cảnh lịch sử
-Giữa TK XIX cũng như các nước Đông Nam Á khác, Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của phương Tây. Năm 1868, Chu-la-long-con lên ngôi (Ra-Ma V) tiến hành cải cách đất nước.
b. Nội dung cải cách:
-Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch Ò nâng cao năng suất lúa, tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu
+Công – Thương nghiệp: Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn và ngân hàng
-Chính trị: Cải cách theo khuôn mẫu Phương Tây: Đứng đầu nhà nước là vua, giúp việc cho vua có hội đồng nhà nước (nghị viện).
-1892: Ra-ma V tiến hành nhiều cải cách: hành chính, tài chính, quân đội, tòa án, trường học... theo khuôn mẫu phương Tây.
=> Xiêm phát triển theo hướng TBCN.
- Về XH: Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ giải phóng người lao động.
- Ngoại giao
+ Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo: “ngoại giao cây tre”, lợi dụng vị trí “nước đệm”
+ Sẵn sàng từ bỏ các vùng đất phụ cận (vốn là lãnh thổ cùa Cam - pu - chia, Lào, và Mianma) để giữ gìn chủ quyền đất nước.
* Tính chất: một cuộc cách mạng tư sản không triệt để
* Ý nghĩa: Mở đường CNTB phát triển, giữ được chủ quyền độc lập.
* Kết luận:
Trong bối cảnh chung của châu Á, Xiêm đã thực hiện đường lối cải cách, chính nhờ đó mà Xiêm thoát khỏi thân phận thuộc địa giữ được độc lập.
4. Củng cố:
- Nguyên nhân các nước Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược? Quá trình xâm lược cuả chủ nghĩa thực dân phương Tây?
- Nhận xét về phong trào đấu tranh chống CNTD của nhân dân Cam - pu - chia? Nguyên nhân thất bại ý nghĩa lịch sử ?
- Nguyên nhân dẫn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á? (là do ách thống trị, bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân)
+ Cuối thế kỉ XIX đến đầu TK XX phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại, song sẽ tạo điều kiện tiền đề để cho những giai đoạn sau.
- Tại sao trong hoàn cảnh lịch sử chung của khu vực Đông Nam Á, Xiêm vẫn giữ được nền độc lập dân tộc? Điểm giống và khác nhau giữa Xiêm và Nhật Bản?
5. Dặn dò:
- Lập bảng niên biểu về quá trình đấu tranh chống thực dân của nhân dân Đông Nam Á?
- HS học bài, trả lời câu hỏi bài tập trong SGK. Sưu tầm tư liệu về các nước Phi, Mĩ La-tinh cuối XIX đầu XX.
6. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 5
Tiết PPCT: 5
Ngày soạn: .........../......../20.......... Ngày giảng:......../......./ 20.....
BÀI 5: CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH
(Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được những nét khái quát về châu Phi và Mĩ Latinh trước khi bị xâm lược.
- Biết được quá trình xâm lược châu Phi và Mĩ Latinh của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
- Nắm được những nét chính về chính sách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở châu Phi và Mĩ Latinh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
- Hiểu rõ những phong trào đấu tranh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12378046.doc