I/ Mục tiêu:
-Tạo không khí vui vẽ trong lớp, HStự giới thiệu về mình. Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán các hoạt động học tập trong giờ học toán.
II/ Đồ dùng dạy học:
-SGK, bộ đồ dùng học toán.
III/ Các hoạt động dạy học:
18 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 - Tuần 1 môn Toán + Học vần năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 27 tháng 8 năm 2018
Học vần
ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC ( 2 Tiết )
Ổn định lớp.
Kiểm tra ĐDHT , sách vở môn TV, VBT TV, Tập viết, vở ô li, bút chì,
Bước đầu hướng dẫn tập cho hs làm quen với các nề nếp lớp, đưa tay , đưa bảng, lau bảng, báo cáo,.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 28 tháng 8 năm 2018
Học vần
CÁC NÉT CƠ BẢN ( 2 Tiết )
I / Mục tiêu:
- HS bước đầu làm quen với các nét cơ bản để học và ghi nhớ các chữ và âm một cách dễ dàng.
II/ Đồ dùng dạy học:
Một sợi dây để minh họa các nét .
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra đồ dùng học môn Tiếng Việt:
GV kiểm tra và Nhận xét.
2/ Bài mới:
a/ GTB: Các nét cơ bản.
b/ Bài dạy:
Giới thiệu nét ngang ( - )
-GV vừa nói, vừa ghi lên bảng.
-Cho HS đọc ĐT - cá nhân đọc – từng dãy đọc.
-HD hs viết bảng.
-GV HD tương tự đối với các nét còn lại.
-HS qs.
-HS đọc: Nét ngang
-1 hs lên viết trên bảng lớp, cả lớp viết ở bảng con.
Tên các nét cơ bản:
STT
NÉT
TÊN NÉT
STT
NÉT
TÊN NÉT
1
_
Nét ngang
8
C
Nét cong hở phải
2
|
Nét sổ
9
Nét cong hở trái
3
\
Nét xiên trái
10
O
Nét cong kín
4
/
Nét xiên phải
11
Nét khuyết trên
5
Nét móc xuôi
12
Nét khuyết dưới
6
Nét móc ngược
13
Nét thắt
7
Nét móc hai đầu
14
Nét thắt
3/ Dặn dò:
-Về nhà tập viết bảng con lại các nét.
-Chuẩn bị tiết LT tập viết vào vở.
4/ Nhận xét tiết học
Toán
TIẾT 1: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I/ Mục tiêu:
-Tạo không khí vui vẽ trong lớp, HStự giới thiệu về mình. Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán các hoạt động học tập trong giờ học toán.
II/ Đồ dùng dạy học:
-SGK, bộ đồ dùng học toán.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ GTB: Tiết học đầu tiên.
2/ Bài dạy:
HD hs sử dụng sách toán 1:
-GV giới thiệu ngắn gọn về sách.
-Cho hs thực hành gấp, mở sách, hd hs giữ gìn sách.
b. HD hs làm quen với 1 số hoạt động học toán:
-Cho hs mở sgk trang 4.
-HD hs qs từng ảnh rồi thảo luận:
+ Học toán bằng cách nào?
+ Sử dụng các dụng cụ nào?
-GV chốt ý ( từ ảnh 1 đến ảnh 5)
Thư giãn
c .Giới thiệu với hs y/c cần đạt sau khi học toán:
Học toán các em sẽ biết:
Đếm 1, 2, 3,
Đọc số 1, 2, 3, 15, 50,
Viết số 1, 5, 8, 25,
So sánh số 1 0
Làm tính cộng, tính trừ.
Biết đo độ dài, biết xem lịch,
d. Giới thiệu bộ đồ dùng học toán của hs:
-GV giơ từng đồ dùng.
-GV nêu tên
-Gv giới thiệu công dụng đồ dùng
3. Củng cố, dặn dò:
-Cho hs nêu lại tên một số đồ dùng.
-Nhận xét tiết học.
-Hs thực hành cá nhân.
-Hs thảo luận nhóm 4.
+ cả lớp, nhóm
+ que tính, các hình , thước,
-Hs nghe
-Hs lấy theo Gv
-Hs nêu tên
-HS nghe.
Thứ tư, ngày 29 tháng 8 năm 2018
Học vần
BÀI 1: e
I/ Mục đích, yêu cầu:
-Nhận biết được chữ và âm e.
-Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
* HS HT luyện nói 4 – 5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK.
II/ Đồ dùng dạy học:
Sách TV, vở tập viết, Vở BT TV.
Bộ chữ TV.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KTBC:
-GV viết lên bảng các nét đã học và gọi hs đọc.
-GV xóa bảng, y/c hs viết bảng con một vài nét.
-Nhận xét.
2/ Bài mới:
TIẾT 1
a/ GTB:
- Cho hs thảo luận nhóm đôi: Y/c hs qs tranh và cho biết Tranh vẽ ai và vẽ gì?
-GVNX, bổ sung và kết luận: Bé, me, xe, ve là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có âm e.
-GV chỉ vào sgk và đọc e.
-GV viết e lên bảng và nói hôm nay ta học âm e. Chữ e gồm 1 nét thắt và có độ cao 1 đơn vị.
b/ Dạy chữ ghi âm:
-GV tô lại chữ e đã viết sẵn trên bảng và nói chữ e gồm 1 nét thắt.
-Gv phát âm e.
-Gợi ý hs tìm tiếng thực tế có âm e ( ghi bảng)
Thư giãn
- GV giới thiệu chữ mẫu và nêu:
+ Chữ e có độ cao 1 đơn vị bằng 2 hàng nhỏ ở trong tập.
+ GV chấm điểm chuẩn và viết mẫu.
+ GV xóa bảng, y/c hs nhớ và viết lại.
Tiết 2
Luyện đọc:
-Cho hs đứng tại chỗ đọc, Nx.
Luyện viết:
GV HD HS lấy vở Tập viết và nhắc hs ngồi đúng tư thế , cầm bút vừa tầm, hai chân để song song lên thành ghế.
Thư giãn
( GV kết hợp chấm 1 vài vở trong khi hs thư giãn)
-GVNX.
Luyện nói:
-Cho hs thảo luận nhóm 4.
-Y/c: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
+ Các bạn nhỏ đang làm gì?
+ Các bức tranh có gì là chung?
- GVKL: Học là cần thiết và còn rất vui. Ai ai cũng phải đi học và phải học hành chăm chỉ. Vậy lớp ta hãy cố gắng đi học đều và HT chăm chỉ nhé.
3. Củng cố ,dặn dò:
-GV chỉ bảng cho hs đọc.
-Dặn hs về nhà học lại bài và xem trước bài âm b.
-Nhận xét tiết học.
-3,4 hs đọc
-Hs viết b/c.
-Hs thảo luận nhóm 2. Sau đó phát biểu: HS1: vẽ bé; HS2: vẽ me
HS3: vẽ ve;HS4: vẽ bé và xe
-Hs đọc CN, ĐT
-HS qs và 2 hs lặp lại.
-HS đọc CN, dãy, ĐT
-HS tìm: VD: tre, ghe, đe,
-HS đọc lại.
-hs qs, sau đó luyện viết:
+ Lần 1:viết theo điểm chuẩn.
+Lần 2:viết không theo điểm chuẩn
+Lần 3:viết 3 chữ e.
+ Lần 4: hs nhớ viết lại.
-HS đọc CN, ĐT
-HS lấy vở tập viết
-Hs viết bài vào vở tập viết.
-Hs làm việc theo nhóm, trình bày:
+ Tranh 1: vẽ chim đang học bài.
+Tranh 2:vẽ ếch đang học bài.
+Tranh 3:vẽ dế đang học bài.
+Tranh 4:vẽ những chú ếch đang học bài âm e.
+Tranh 5:vẽ các bạn học bài âm e.
+Các bạn nhỏ đều học.
-2,3 hs đọc.
TOÁN
Tiết 2: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN
I/ Mục tiêu: Giúp hs biết:
- Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật, biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Sử dụng các tranh toán, nhóm đồ vật cụ thể.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KTBC:
-Cho hs lấy hộp đồ dùng học toán: y/c hs lấy hình vuông, que tính, bảng số,
-Nhận xét.
2/ Bài mới:
a/ GTB: Nhiều hơn, ít hơn.
b/ Bài dạy:
So sánh số lượng cốc và số lượng thìa:
-GV chuẩn bị 5 cái ly và 4 cái muỗng.
+ GV cầm 4 cái muỗng và gọi hs lên đặt mỗi cái ly 1 cái muỗng.
+Còn ly nào chưa có muỗng?
-Khi đặt vào mỗi cái ly 1 cái muỗng thì vẫn còn ly chưa có muỗng. Ta nói: “ Số ly nhiều hơn số muỗng”
-Khi ta đặt vào mỗi cái ly 1 cái muỗng thì không còn muỗng để đặt vào ly còn lại. Ta nói: “Số muỗng ít hơn số ly”
Thư giãn
HD hs qs từng hình vẽ trong bài học. Giới thiệu cách ss 2 số lượng:
-Cho hs làm việc theo nhóm 4.
-Y/c hs các nhóm: Hãy qs tranh và nối 1 đồ vật với 1 đồ vật.Nhóm nào có số lượng bị thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn và ngược lại.
-Gọi hs trình bày. NX, chốt lại.
Trò chơi: Nhiều hơn, ít hơn
-Chia lớp 2 nhóm, y/c mỗi nhóm cử 2 bạn lên thi đua” nêu nhanh xem nhóm nào có số lượng nhiều hơn, nhóm nào có số lượng ít hơn”. Ai nêu đúng và nhanh là thắng cuộc.
3/ Củng cố, dặn dò:
-Hỏi củng cố vài hs về nhiều hơn, ít hơn.
-Dặn hs về nhà tập ss các nhóm đồ vật ở nhà. VD: số quần và số áo. Số chén và đũa.
-Nhận xét tiết học.
-Cả lớp lấy theo y/c của GV
- hs CHT: lên thực hiện
- hs CHT lên chỉ và trả lời.
-hs nghe và 3 hs lặp lại: Số ly nhiều hơn số muỗng.
-hs nghe và 3 hs lặp lại: Số muỗng ít hơn số ly.
-Hs thảo luận nhóm 4. sau đó trình bày ( mỗi nhóm trình bày 1 tranh).Nhóm khác nghe, nx.
-Hs lên thi đua, nx
-2,3 hs trả lời.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm, ngày 30 tháng 8 năm 2018
Học vần
Bài 2: b
I/ Mục tiêu:
-Nhận biết được chữ và âm b.
-Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giãn về các bức tranh trong SGK.
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa trong sgk.
Bộ chữ trong bộ đồ dùng TV.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KTBC:
-Cho hs đọc viết b/c chữ e.
-Nhận xét.
2/ Bài mới:
TIẾT 1
a/ GTB:
-Y/c hs qs tranh và cho biết: Tranh vẽ gì và vẽ ai?
-GV: bé, bê, bà, bóng là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có âm b.
-Gv ghi bảng b và cho hs phát âm b.
b/ Dạy chữ ghi âm:
-GV viết lại chữ b và phát âm mẫu.
Nhận diện chữ:
-GV tô lại chữ b và nói: chữ b gồm 2 nét: nét khuyết trên và nét thắt.
-Y/c hs ss chữ b với chữ e đã học:
+ Giống nhau ở chỗ nào?
+ Khác nhau ở chỗ nào?
Ghép chữ và phát âm:
-Bài trước chúng ta học chữ và âm e. Bài này chúng ta học thêm chữ và âm b. Aâm và chữ b đi với âm e cho ta tiếng gì?
-GV viết lên bảng: be và cho hs cài tiếng be.
+ Vị trí của b và e trong tiếng be như thế nào?
-GV phát âm mẫu be.
-Y/c hs tìm tiếng khác có âm b?
Thư giãn.
HD viết chữ trên bảng con:
-GV viết mẫu lên bảng chữ b, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết.
-Y/c hs viết lên không trung chữ b.
-B/c: Y/c hs viết vào bảng con : b.
-GV hd và viết mẫu tiếng be.
-Y/c hs viết vào b/c tiếng be.
- Nhận xét.
TIẾT 2
Luyện đọc:
-Cho hs lần lượt phát âm b, be.
-GV chỉnh sửa.
Luyện viết:
-HD hs tô b, be vào vở tập viết.
-GV theo dõi, uốn nắn.
Thư giãn
( Thu 1 số vở chấm, nx.)
Luyện nói:
Cho hs luyện nói cá nhân:
-Ai đang học bài?
-Ai đang tập viết chữ e?
-Bạn voi làm gì?
-Ai đang kẻ vở?
-Hai bạn gái đang làm gì?
-Hai bức tranh này có gì giống và khác nhau?
3/ Củng cố, dặn dò:
-Gv chỉ bảng cho hs theo dõi và đọc theo.
-Dặn hs về học bài , viết b/c chữ b, be và xem trước bài 3.
-Nhận xét tiết học.
-HS đọc CN, cả lớp viết chữ e.
-Hs thảo luận nhóm đôi, sau đó trả lời:tranh vẽ bé, bê, bà, bóng.
-Hs đọc CN, ĐT.
-Hs nghe và phát âm: CN, D, ĐT
-HS qs.
-nét thắt của e và nét khuyết trên của b.
-có thên nét thắt.
-tiếng be.
-hs cài tiếng be.
-b đứng trước, e đứng sau.
-hs đọc CN, D, ĐT
-bò, ba, bé,
-hs qs
-hs viết lên không trung b.
-Cả lớp viết vào b/c: b
-Hs viết : be
-Hs đọc CN, D, ĐT
-Hs tập tô b, be trong vở tập viết.
-Chim sẻ
-Gấu
-Voi đang học bài.
-Bạn
-Xem sách
-Giống nhau: ai cũng tập trung vào việc học tập.
-Khác nhau: Các loài khác nhau có công việc khác nhau: xem sách, tập đọc, tập viết, kẻ vở, vui chơi.
-hs đọc ĐT
Toán
Tiết 3: HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
I/ Mục tiêu:
Nhận biết được hình vuông, hình tròn nói đúng tên hình.
Làm được các bài tâp 1, 2, 3 .
II/ Đồ dùng dạy học:
-1 số hình vuông, hình tròn có kích thước ,màu sắc khác nhau.
-Một số vật có mặt là hv, ht.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KTBC:
-GV chuẩn bị tranh vẽ các nhóm đồ vật và gọi hs ss số lượng 2 nhóm đồ vật, nx.
2/ Bài mới
a/ GTB: Hình vuông, hình tròn.
b/ Bài dạy:
Giới thiệu hình vuông:
-GV giơ lần lượt từng tấm bìa hv cho hs xem, mỗi lần giơ 1 hv đều nói : Đây là hình vuông.
-Y/c hs lấy hộp đồ dùng.
+ Các con hãy lấy hình vuông.GV qs, nx.
-Liên hệ thực tế:
+ Cho hs thảo luận nhóm 4.
+ y/c: Hãy nêu tên những đồ vật có dạng hình vuông?
-GV nói: miếng gạch, chiếc khăn tay có dạng hình vuông.
-Cho hs qs sách trang 7 và y/c hs lặp lại các đồ vật có dạng hình vuông.
Giới thiệu hình tròn( TT như hình vuông)
Thư giãn
Thực hành:
-Thay BT 1,2, 3 thành trò chơi: Tìm ht, hv trong số hình mà Gv vẽ sẵn.
-Chia lớp 2 nhóm, y/c mỗi nhóm cử 1 đại diện lên chơi.
-Y/c: hãy gắn nam châm lên hình vuông, hình tròn. Ai tìm đúng sẽ thắng.
-NX, khen ngợi.
3/ Củng cố, dặn dò:
-GV chỉ bất kỳ 1 hình nào đó, y/c hs đọc tên hình đó?
-Dặn hs về tìm thêm những vật có HV, HT.
-Nhận xét tiết học.
-3,4 hs lên ss.
-Hs qs.
-hs lấy hộp đồ dùng và lấy hình vuông
-Các nhóm làm việc theo y/c của Gv. Sau đó trình bày, nx.
-1 số hs phát biểu.
-Hs cử đại diện lên chơi
-NX, khen ngợi.
-3 hs thực hiện.
Thứ sáu, ngày 31 tháng 8 năm 2018
Học vần
Bài 3: DẤU SẮC ( / )
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết được dáu sắc và thanh sắc
-Trả lời 2 – 3 đơn giãn về các bức tranh trong SGK.
ii/ Đồ dùng dạy học:
-Bộ chữ TV.
-Tranh minh họa ở sgk.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KTBC:
-Cho hs đọc và viết b/c : b, be
-Gọi 2 lên bảng chỉ chữ b trong các tiếng bé, bê, bóng, bà.
-Nhận xét
2/ Bài mới:
TIẾT 1
a/ GTB:
-Cho hs thảo luận nhóm 2, y/c hs hãy qs tranh và cho biết: Tranh vẽ ai và vẽ gì?
-Gv giải thích: bé, cá, lá, chó, khế, là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có dấu và thanh sắc . GV ghi bảng: ( /)
-Tên của dấu này là dấu sắc.
b/ Dạy chữ ghi âm:
Nhận diện dấu:
-GV tô lại dấu “ /” và nói: Dấu / là một nét sổ nghiêng phải.
-GV đưa vật mẫu.
+ Dấu / giống cái gì?
Ghép chữ và phát âm:
-Tiết trước ta học tiếng be. Tiếng be thêm dấu sắc ta được tiếng gì?
-Gv cài mẫu tiếng bé, sau đó y/c hs cài tiếng bé.
-Hãy pt tiếng bé?
-GV phát âm mẫu bé.
Thư giãn
GV hd hs viết trên b/c:
-Gv viết mẫu lên bảng /
-GV viết mẫu bé.
b/c: Y/c hs viết tiếng bé.
-NX, chỉnh sửa.
TIẾT 2
Luyện đọc:
-Cho hs phát âm tiếng bé.
Luyện viết:
-Cho hs tô tiếng be, bé trong VTV.
-Gv theo dõi, uốn nắn.
Thư giãn
Luyện nói: Bé.
-Hd hs qs tranh sgk, thảo luận nhóm đôi TLCH:
+ Tranh vẽ gì?
+Các bé đang làm gì?
-Gọi hs trình bày, nx.
-Hỏi cả lớp:
+ Các tranh này có gì giống nhau?
+ Có gì khác nhau?
-Em thích tranh nào nhất?
+ Em và các bạn em ngoài các hoạt động kể trên còn những hoạt động nào khác nữa?
+Ngoài giờ học tập, em thích làm gì nhất?
-GVKL: Ngoài giờ học ở trường,ở nhà các em hãy giúp đỡ cha mẹ những việc nhỏ.
3/ Củng cố, dặn dò:
-GV chỉ bảng cho hs đọc ( /, be, bé)
-Dặn hs tìm dấu thanh vừa học ( ở sgk, ở báo)
-Về học thuộc bài. Xem trước bài 4.
-Nhận xét tiết học.
-3,4 hs đọc, cả lớp viết b/c.
-2 hs lên chỉ.
-Hs thảo luận nhóm đôi, trình bày: Tranh vẽ: bé,cá, lá, chó, khế.
-hs phát âm ĐT các tiếng có dấu sắc.
-Hs qs.
-giống cái thước kẻ nằm nghiêng.
-bé
-hs cài bé.
-bé: b đứng trước,e đứng sau, dấu sắc trên e.
-Hs đọc CN, ĐT
-hs luyện viết dấu sắc, tiếng bé
-Hs đọc CN, D, ĐT
-Hs tập tô be, bé trong vở TV.
-hs làm việc nhóm đôi theo y/c. Sau đó trình bày, nx.
-Đều có các bạn.
-Các hoạt động học, nhảy dây, đi học, tưới rau.
-Ở nhà học bài,quét nhà , cho gà ăn,
-hs nghe.
-hs đọc ĐT
-hs nghe.
---------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 4:HÌNH TAM GIÁC
I/ Mục tiêu:
-Nhận biết được hình tam giác, nói đúng tên hình.
II/ Đồ dùng học tập:
-Một số hình tam giác có màu sắc, kích thước khác nhau.
-Một số vật thật có mặt là hình tam giác.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KTBC:
-GV vẽ lên bảng một số hình vuông, hình tròn , gọi hs lên chỉ và nêu tên hình vuông, hình tròn.
-Nhận xét.
2/ Bài mới:
a/ GTB: Hình tam giác.
b/ Bài dạy:
Giới thiệu hình tam giác:
-GV giơ lần lượt từng tấm bìa hình tam giác cho hs xem, mỗi lần giơ một hình tam giác đều nói: “ Đây là hình tam giác”
-Y/c hs lấy hộp đồ dùng: Tìm và lấy ra hình tam giác.
-Liên hệ thực tế: Cho hs thảo luận nhóm đôi, y/c các em tìm những đồ vật có dạng hình tam giác?
-Nhận xét, khen ngợi.
-Cho hs xem các hình tam giác trong phần bài học.
Thư giãn
Thực hành xếp hình:
-Gv HD hs dùng các hình tam giác , hình vuông ở bộ đồ dùng học Toán thực hành xếp 1 số hình như mẫu nêu trong sgk.
-GV theo dõi, gợi ý.
Trò chơi: Thi đua chọn nhanh hình ( cách HD như ở sgv trang 25)
3/ Củng cố, dặn dò:
-Dặn hs về tìm thêm các đồ vật có dạng hình tam giác.
-Nhận xét tiết học.
-2,3 hs lên bảng thực hiện.
-hs nhìn tấm bìa hình tam giác và nhắc lại: Hình tam giác.
-Hs lấy hình tam giác giơ lên và nói: “Hình tam giác”
-Hs thảo luận tìm và trình bày.
-hs qs hình tam giác ở sgk.
-hs thực hành xếp hình.
- 3 hs ở 3 dãy lên thi đua.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 1 Lop 1_12405776.doc